Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. . 1

1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 2

1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2

1.3.1. không gian . 2

1.3.2. Thời gian . 2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . 3

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 3

2.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp . 3

2.1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp . 3

2.1.3. Khái niệm hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp . 3

2.1.4. Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính . 4

2.1.5. Phân tích chung tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp . 5

2.1.6. Các tỷ suất chi phí . 7

2.1.6. Các chỉ số được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính . 8

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 16

2.2.2. Phương pháp phân tích . 17

CHƯƠNG 3 : KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE .. 18

3.1. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA CÔNG TY. . 18

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 18

3.1.2. Giới thiệu về công ty . 19

3.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC . 20

3.3. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ . 21

3.4. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY . 24

3.5. KHÁT QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

QUA 3 NĂM . 24

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE . . 28

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC

PHẨM BẾN TRE . 28

4.1.1. Tình hình tài sản . 28

4.1.2. Tình hình nguồn vốn . 30

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA B ẢNG CÂN ĐỐI

KẾ TOÁN . 30

4.2.1. Tình hình tài sản . 30

4.2.2. Tình hình nguồn vốn . 38

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO K ẾT

QUẢ KINH DOANH . 41

4.3.1. Tình hình doanh thu . 42

4.3.2. Tình hình chi phí . 44

4.3.3. Tình hình lợi nhuận trước thuế . 45

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI

CHÍNH . 45

4.4.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán . 45

4.4.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động . 49

4.4.3. Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ . 52

4.4.4. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận . 55

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI

CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE .. . . . 63

5.1 THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠIĐÓ . 63

5.1.1. Thành tựu . 63

5.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. 63

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY. . 64

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .. . . . 66

6.1. KẾT LUẬN . 66

6.2. KIẾN NGHỊ . 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 68

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5542 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng năm 2006” do người tiêu dùng bình chọn qua sự bình chọn trên mạng Doanh nghiệp Việt Nam. - Năm 2007 nhận được 2 giải thưởng của WTO : Cúp vàng chất lượng hội nhập WTO thương hiệu Việt và giải chất lượng WTO hàng đầu Top ten. 2.1.2. Giới thiệu về công ty  Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE  Tên tiếng Anh: BEN TRE PHARMACEUTICAL JOINT-STOCK COMPANY  Tên viết tắt: BEPHARCO  Logo:  Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ (Hai mươi tỷ đồng Việt Nam)  Trụ sở chính: Số 6 A3 - Quốc lộ 60 - Phường Phú Khương - Thị xã Bến Tre - Tỉnh Bến Tre.  Điện thoại: (84-075) 3 813 447 – 3 829 528  Fax: (84-075) 3 824 248  Email: bepharco@vnn.vn www.kinhtehoc.net 20  Website: www.bepharco.com  Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 5503000017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bến Tre cấp lần đầu ngày 05/07/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 10/04/2007. 3.2. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty đã được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty như sau: Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC Trụ sở Công ty: Địa chỉ: Số 6 A3-Quốc lộ 60 – P.Phú Khương - Thị xã Bến Tre - Tỉnh Bến Tre. Điện thoại: (84-075) 3 813 447 – 3 829 528 Fax: (84-075) 3 824 248.  Các đơn vị trực thuộc: Hiện nay Công ty có 04 chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Đà Nẵng, Chi nhánh Hồ Chí Minh và Chi nhánh Cần Thơ. Chi nhánh Tp.HCM o Địa chỉ: 436 B/76 đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh. o Hiện tại chi nhánh có tổng số nhân viên là: 31 người. o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng cho các đơn vị từ Ninh Thuận đến Tiền Giang. Chi nhánh phụ trách trực tiếp nhập khẩu và ký hợp đồng mua bán với các Công ty, Bệnh viện theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty. TRỤ SỞ CÔNG TY CN.HÀ NỘI CN. ĐÀ NẲNG CN. HỒ CHÍ MINH CN. CẦN THƠ www.kinhtehoc.net 21 Chi nhánh Hà Nội o Địa chỉ: Số 9 ngách 12/2 Nguyễn Phúc Lai, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, Hà Nội. o Tổng số nhân viên chi nhánh Hà Nội là : 18 người. o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng cho các đơn vị thuộc các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty, đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với Cục Quản lý Dược xin cấp số đăng ký nhập khẩu thuốc. Chi nhánh Đà Nẵng o Địa chỉ: 408 đường Lê Duẩn, P. Chính Gián, Quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng. o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng, với khách hàng từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên theo sự ủy quyền của Giám đốc Công ty. Chi nhánh Cần Thơ o Địa chỉ: 176 B Trần Quang Diệu, P. An Thới, Quận Bình Thuỷ, Tp. Cần Thơ. o Chi nhánh có chức năng quản lý và tiếp thị bán hàng, với khách hàng từ tỉnh Vĩnh Long đến Cà Mau theo sự ủy quyền của Giám đốc Công ty. o Ngoài hệ thống các Chi nhánh kể trên, Công ty còn có hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng như các Đại lý phân phối thuốc, Hiệu thuốc bán lẻ trên địa bàn tỉnh như: Ba Tri, Bình Đại, Ghồng Trôm, Mỏ Cày, Tân Phú … www.kinhtehoc.net 22 3.3. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre có bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần như sơ đồ sau: Hình 3: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ  Đại hội đồng cổ đông: Đại hội cổ đông cơ quan có quyền lực cao nhất của Công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông có các nhiệm vụ chính sau: - Thông qua sửa đổi bổ sung điều lệ. - Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và của các kiểm toán viên. - Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng Quản trị. - Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng Quản trị bổ nhiệm Giám đốc. P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KIỂM TOÁN P.ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHÒNG TIẾP THỊ BAN KIỂM SOÁT ĐẠI DIỆN LIÊN DOANH BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG www.kinhtehoc.net 23  Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị được cổ đông bầu. Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Số thành viên của Hội đồng quản trị hiện tại là 5 thành viên.  Ban Kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.  Ban Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành và ra các quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.  Đại diện Liên doanh: có chức năng tham gia quản lý tại Công ty liên doanh với nhiệm vụ cụ thể là quản lý phần vốn góp và tham gia xây dựng phương án kinh doanh của Công ty Liên doanh Meyer-BPC.  Phòng Tổ chức Hành chính: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về bộ máy sản xuất kinh doanh, và bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty, quản lý hồ sơ lý lịch của công nhân viên, quản lý lao động tiền lương, xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ, đồng thời thực hiện công tác hành chính như công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ cơ quan, môi trường, phòng cháy chữa cháy...  Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán giữa các khách hàng và Công ty, kiểm soát và quản lý quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được Ban Giám đốc phê duyệt, và xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. www.kinhtehoc.net 24  Phòng Kế toán: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổ chức bộ máy kế toán, thực hiện quản lý nguồn vốn và tài sản, thực hiện các nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, nghiệp vụ Ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán quý, năm và quyết toán đầu tư.  Phòng Kiểm toán: có nhiệm vụ kiểm tra tài chính của các đơn vị trực thuộc theo đề nghị của Ban Giám đốc.  Phòng Đảm bảo chất lượng: có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác quản lý mạng lưới của các đại lý với Công ty và kiểm tra việc thực hiện chính sách chất lượng theo quy chế dược chính, theo dõi kiểm tra các dược phẩm nhập kho theo đúng quy chế dược chính.  Phòng Tiếp thị: có chức năng xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện các mục tiêu chiến lược marketing, phân tích và xử lý thông tin thị trường đề xuất lên Ban Giám đốc nội dung các chiến lược phát triển, xây dựng chính sách bán hàng, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động marketing của toàn công ty và báo cáo kết quả định kỳ cho Ban Giám đốc 3.4. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY  Sản xuất thuốc trị bệnh cho người  Xuất nhập khẩu các mặt hàng: thuốc thành phẩm, bao bì, nguyên phụ liệu, hương liệu phục vụ sản xuất, hóa chất xét nghiệm, sản phẩm sinh học.  Kinh doanh thuốc trị bệnh cho người.  Kinh doanh các loại máy móc, trang thiết bị y tế. 3.5. KHÁT QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng thuốc trị bệnh cho người. Các sản phẩm rất đa dạng về mặt hàng bao gồm thuốc thông thường và thuốc đặc trị với nhiều chủng loại và cấp độ khác nhau. Các sản phẩm này được cung ứng từ hai nguồn chính là nhập khẩu trực tiếp các loại thuốc đặc trị từ nước ngoài và nguồn cung ứng thuốc trong nước. Trong những năm gần đầy, sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu chăm lo đến sức khỏe của người dân ngày càng cao đã tác động tốt đến sự phát triển của ngành công nghiệp dược cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre. Qua bảng 1 cho ta thấy khát quát về kết www.kinhtehoc.net 25 quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 tương đối ổn định, cụ thể như sau: Tổng doanh thu qua 3 năm liên tục tăng: năm 2007 tăng 15,39 % tương đương 41.358.210 ngàn đồng so với năm 2006. Tổng doanh thu năm 2008 tăng 19,45 % tương đương 60.317.508 ngàn đồng so với năm 2007. Trong tổng doanh thu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất , trong đó doanh thu bán hàng tăng là do ảnh hưởng của giá bán tăng, trong những năm gần đầy tình hình lạm phát ngày càng tăng làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng theo do đó đã làm cho giá bán sản phẩm tăng lên qua các năm. Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 tăng 56,11 % tương đương 3.228.448 ngàn đồng so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2008 tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế giảm xuống còn 4,32 % tương đương 387.802 ngàn đồng so với năm 2007. Là do tổng chi phí cũng liên tục tăng qua 3 năm, năm 2007 tăng 14% tương đương 36.677.477 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 20% tương đương 60.010.465 ngàn đồng so với năm 2007. Mặt khác là do ảnh hưởng bởi thuế thu nhập doanh nghiệp: theo công văn số 592/CT/TH- DT ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Tổng cục thuế - Cục thuế Tỉnh Bến tre đơn vị được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế do chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thanh Công ty cổ phần mang lại và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 3 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tính từ năm 2005 cho đến hết thời gian miễn giảm. Do vậy, năm 2006 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2007 thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải nộp là 1.452.285 ngàn đồng, năm 2008 là 1.371.526 ngàn đồng. Tóm lại, qua 3 năm sản xuất kinh doanh công ty hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước. www.kinhtehoc.net 26 0 50.000.000 100.000.000 150.000.000 200.000.000 250.000.000 300.000.000 350.000.000 400.000.000 1000 Đồng 2006 2007 2008 Năm1.Tổng doanh thu 2. Tổng chi phí 5. Lợi nhuận sau thuế HÌNH 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM www.kinhtehoc.net 27 Bảng 1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tổng doanh thu 268.744.781 310.102.991 370.420.499 41.358.210 15,39 60.317.508 19,45 2. Tổng chi phí 262.990.728 299.668.205 359.678.670 36.677.477 13,95 60.010.465 20,03 3.Lợi nhuận trước thuế 5.754.053 10.434.786 10.741.829 4.680.733 81,35 307.043 2,94 4.Thuế thu nhập doanh nghiệp - 1.452.285 1.371.526 1.452.285 - -80.759 -5,56 5. Lợi nhuận sau thuế 5.754.053 8.982.501 9.370.303 3.228.448 56,11 387.802 4,32 (Nguồn: phòng kế toán ) www.kinhtehoc.net 28 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY Khi phân tích tình hình tài chính trước hết phải đánh giá khát quát về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty, xem xét sự biến động của chúng. Trên cơ sở đó nhận xét về tình hình tài chính của công ty. Thông qua bảng 2 ta có những nhận định về sự biến động của tổng tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm như sau: 4.1.1. Tình hình tài sản Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm biến động theo chiều hướng tăng dần qua các năm. Tổng tài sản năm 2007 tăng 18,66 % tương đương 26.617.677 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 20,88 % tương đương 35.351.595 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân làm tăng giá trị tổng tài sản của công ty chủ yếu là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nên sự gia tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng kéo theo sự gia tăng của tổng tài sản. Cụ thể, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2007 tăng 23,04% tương đương 25.808.474 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 21,16 % tương đương 29.161.197 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân tài sản lưu động của công ty tăng là công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sản phẩm của công ty được cung cấp từ hai kênh chính là nhập khẩu từ nước ngoài và được cấp từ trực tiếp từ công ty Meyer-BPC. Nhưng do có một số sản phẩm mà công ty Meyer- BPC không thể trực tiếp sản xuất được nên công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Để giảm bớt chi phí trong quá trình nhập khẩu và rủi ro chênh lệch tỷ giá nên mỗi lần nhập khẩu khối lượng hàng hóa nhập kho rất lớn. Và nhu cầu cung cấp hàng hóa ngày càng tăng do tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người dân nên công ty phải luôn dự trữ hàng hóa để có thể cung cấp hàng hóa đầy đủ cho khách hàng. Như vậy, trong 3 năm qua tổng tài sản của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước chứng tỏ tài sản của công ty được mở rộng, do đó công ty có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. www.kinhtehoc.net 29 Bảng 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. TSLĐ & ĐTNH 112.004.519 137.812.993 166.974.190 25.808.474 23,04 29.161.197 21,16 B. TSCĐ & ĐTDH 30.647.446 31.456.649 37.647.047 809.203 2,64 6.190.398 19,68 TỔNG TÀI SẢN 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 18,66 35.351.595 20,88 A. NỢ PHẢI TRẢ 116.978.629 101.232.798 137.329.293 -15.745.831 -13,46 36.096.495 35,66 B. NGUỒN VỐN CSH 25.673.336 68.036.844 67.291.944 42.363.508 165,01 -744.900 -1,09 TỔNG NGUỒN VỐN 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 18,66 35.351.595 20,88 (Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 30 4.1.2. Tình hình nguồn vốn Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán nên sự gia tăng tổng tài sản của công ty qua 3 năm cũng kéo theo sự gia tăng tương ứng của tổng nguồn vốn. Nợ phải trả là khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và nó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự biến động của tổng nguồn vốn. Cụ thể, nợ phải trả năm 2007 giảm 13,46 % tương đương 15.745.831 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 35,66 % tương đương 36.096.495 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do lượng hàng mua chịu của công ty ngày càng tăng dẫn đến khoản phải trả người bán tăng và chiếm tỷ trọng cao trong khoản nợ phải trả. Qua đó cho thấy công ty chiếm dụng vốn của khách hàng khá cao. Tóm lại, qua 3 năm hoạt động mặc dù nền kinh tế không ngừng biến động nhưng vẫn không gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động của công ty mà ngược lại công ty còn ngày càng phát triển. Qua đó cho thấy được sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong công ty đã góp phần đưa công ty ngày càng phát triển và tình hình tài chính ngày càng được củng cố để có thể đối phó trước những biến động của nền kinh tế như hiện nay. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 4.2.1. Tình hình tài sản Thông qua bảng 3 ta thấy rằng, tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản trong khi đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, để hiểu được điều này ta cần đi vào xem xét từng khoản mục cấu thành nên tài sản của công ty như sau: 4.2.1.1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn gia tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2007 tăng 25.808.474 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 23 % so với năm 2006, năm 2008 tăng 29.161.197 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 21 % so với năm 2007. Để biết được nguyên nhân của sự gia tăng này ta lần lược đi vào từng khoản mục cấu thành nên chỉ tiêu này. www.kinhtehoc.net 31 Bảng 3: TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TSLĐ&ĐTNH 112.004.519 137.812.993 166.974.190 25.808.474 23,04 29.161.197 21,16 1. Tiền 1.966.770 2.995.714 7.272.817 1.028.944 52,32 4.277.103 142,77 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - 904.450 - - 904.450 - 3. Các khoản phải thu 53.553.304 62.315.360 46.281.166 8.762.056 16,36 -16.034.194 -25,73 4. Hàng tồn kho 53.461.264 69.409.958 103.765.778 15.948.694 29,83 34.355.820 49,50 5. Tài sản ngắn hạn khác 3.023.181 3.091.961 8.749.979 68.780 2,28 5.658.018 182,99 TSCĐ & ĐTDH 30.647.446 31.456.649 37.647.047 809.203 2,64 6.190.398 19,68 1. Tài sản cố định 16.971.737 17.788.203 18.969.281 816.466 4,81 1.181.078 6,64 3. Bất động sản đầu tư - 65.350 53.285 65.350 - -12.065 -18,46 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 9.721.903 9.734.113 14.493.863 12.210 0,13 4.759.750 48,90 5. Tài sản dài hạn khác 3.953.806 3.868.983 4.130.618 -84.823 -2,15 261.635 6,76 Tổng tài sản 142.651.965 169.269.642 204.621.237 26.617.677 18,66 35.351.595 20,88 (Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 32 a) Tiền Tiền được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt động của công ty, tiền bao gồm: tiền mặt và tiền gởi ngân hàng. Đây là loại tài sản có thể giúp công ty có thể thực hiện được các nhu cầu chi trả ngay lập tức. Do đó, phân tích cơ cấu và sự biến động của khoản mục này là rất quan trọng. Thông qua bảng 4 ta thấy vốn bằng tiền của công ty tập trung chủ yếu vào tiền gởi ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn bằng tiền và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 tiền gởi ngân hàng tăng 1.356.461 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 102,04 % so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 89,7 % trong tổng vốn bằng tiền. Năm 2008 lượng tiền gởi ngân hàng tăng lên 4.307.443 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 160,38 % so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 96,2% trong tổng vốn bằng tiền. Nguyên nhân lượng tiền gởi ngân hàng chiếm tỷ trọng cao và gia tăng qua các năm là do công ty thường xuyên nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài do đó cần ký quỹ để giao dịch với đối tác nước ngoài. Mặt khác, do công ty có các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác nên việc di chuyển vốn giữa các chi nhánh với công ty đều thông qua ngân hàng. Lượng tiền mặt tại quỹ của công ty thấp có thể tránh được những rủi ro do tiền là khoản mục nhạy cảm, tuy nhiên dự trữ tiền tại quỹ thấp sẽ dẫn đến rủi ro về việc thanh toán các khoản chi phí khi cần thiết. b) Các khoản phải thu Khoản phải thu là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng, tùy vào tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh mà công ty có chính sách thu tiền hợp lý cho mỗi giai đoạn khác nhau. Dựa vào bảng 05 ta thấy các khoản phải thu có sự biến động qua các năm mà nguyên nhân chủ yếu là do các khoản trả trước cho người bán biến động mạnh. Năm 2007 tổng các khoản phải thu tăng lên 8.762.056 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ là 16,36 % so với năm 2007 nguyên nhân là khoản trả trước cho người bán tăng lên quá cao, năm 2006 trả trước người bán chiếm tỷ trọng 0,67 % trên tổng các khoản phải thu đến năm 2007 trả trước người bán tăng lên 19.914.176 ngàn đồng chiếm tỷ trọng 32,5 % trên tổng các khoản phải thu là do trong năm 2007 công ty đã ký hợp đồng nhập khẩu hàng cho chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh là 19.916.109 ngàn đồng, theo hợp đồng đã ký trong năm 2007 công ty www.kinhtehoc.net 33 Bảng 4: CƠ CẤU VỐN BẰNG TIỀN QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền mặt 637.468 309.951 279.611 -327.517 -51,38 -30.340 -9,79 Tiền gởi ngân hàng 1.329.302 2.685.763 6.993.206 1.356.461 102,04 4.307.443 160,38 Tổng cộng 1.966.770 2.995.714 7.272.817 1.028.944 52,32 4.277.103 142,77 (Nguồn:phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 34 phải trả trước tiền hàng cho bên nhập khẩu nhưng hàng hóa chưa nhập về kho trong năm. Bên cạnh đó khoản mục phải thu khách hàng cũng có sự biến động. năm 2007 phải thu khách hàng giảm 11.655.857 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 22,09 % so với năm 2006, là do các hợp đồng bán chịu trong năm 2006 đến năm 2007 đã đến hạn khách hàng thanh toán, hầu hết các hợp đồng đến hạn khách hàng đều thanh toán đầy đủ. Năm 2008 tổng khoản phải thu giảm 16.034.194 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 25,73 % so với năm 2007 là do hợp đồng trả trước trong năm 2007 đến năm 2008 hàng hóa đã được nhập kho đầy đủ. Trong năm 2008 các khoản phải thu khách hàng có phần gia tăng so với năm 2007 là 3.936.313 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 9,57 % so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu khác tăng như phải thu nhân viên về việc làm mất hóa đơn, phải thu công ty Liên Doanh Meyer – BPC về việc xuất hộ hàng khuyến mãi và các khoản phải thu của nhà nước. Nhìn chung các khoản phải thu khách hàng trong năm 2008 tương đối ổn định, các khách hàng luôn thanh toán theo đúng thời hạn của hợp đồng. Tóm lại, tình hình thu nợ của công ty tương đối ổn định, tuy nhiên các khoản phải thu khách còn chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng các khoản phải thu, công ty cần đề ra các biện pháp thu tiền hiệu quả hơn thay vì để các hợp đồng đến hạn thanh toán thì công ty có thể khuyến khích khách hàng thanh toán trước hạn để hưởng chiết khấu thanh toán. c) Hàng tồn kho Hàng tồn kho phản ánh khả năng cung cấp cho thị trường cũng như tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty. Phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho có vai trò quan trọng cho việc điều chỉnh chiến lược bán hàng của công ty. Qua bảng 6 ta thấy chỉ tiêu hàng hóa tồn kho chiếm tỷ trong cao trong tổng hàng tồn kho và có sự gia tăng qua các năm. Năm 2007 hàng hóa tồn kho tăng 18.172.702 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 34,25 % so với năm 2006. Năm 2008 hàng hóa tồn kho tăng 28.301.402 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 39,73%. Nguyên nhân là do nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người dân do đó công ty thường xuyên nhập khẩu thuốc từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu www.kinhtehoc.net 35 Bảng 5: CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Phải thu khách hàng 52.768.745 41.112.888 45.049.201 -11.655.857 -22,09 3.936.313 9,57 2. Trả trước người bán 360.469 20.274.645 72.501 19.914.176 5524,52 -20.202.144 -99,64 3.Các khoản phải thu khác 424.090 927.827 1.159.464 503.737 118,78 231.637 24,97 Tổng cộng 53.553.304 62.315.360 46.281.166 8.762.056 16,36 -16.034.194 -25,73 (Nguồn: phòng kế toán) www.kinhtehoc.net 36 thụ của người tiêu dùng. Mặt khác là do công ty dùng chính sách tồn kho với trữ lượng lớn để luôn cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu của khách hàng. d) Tài sản ngắn hạn khác Tài sản ngắn hạn khác là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Thông qua bảng 3 ta thấy khoản mục này cũng tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 2,28 % tương ứng 68.780 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 182,99 % tương ứng 5.658.018 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân năm 2008 khoản mục này tăng cao như vậy là do khoản tạm ứng và ký quỹ, ký cược tăng cao. 4.2.1.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Đánh giá sự biến động của tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhằm phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực kinh doanh và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Qua bảng 3 ta thấy tình hình đầu tư tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có sự gia tăng cả về số tuyệt đối và tương đối qua 3 năm, trong đó chỉ tiêu tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng khoản mục tài sản cố định và đầu tư dài hạn cụ thể: Tài sản cố định năm 2007 tăng 4,81 % tương ứng 816.466 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 6,64 % tương ứng 1.181.078 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do từ năm 2008 công ty đã đề ra chính sách tập trung chế biến hàng hóa trong nước do đó đã mua sắm các máy móc thiết bị tiên tiến để phụ vụ cho việc sản xuất. Đầu tư tài chính dài hạn năm 2007 tăng 0,13 % tương ứng 12.210 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 48,9% tương ứng 4.759.750 ngàn đồng so với năm 2007. Trong tổng các khoản đầu tư tài chính dài hạn thì chỉ tiêu đầu tư vào công ty liên doanh Meyer BPC là chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể năm 2008 công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre.pdf
Tài liệu liên quan