Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ

Phân tích báo cáo thu nhập với mục đích báo cáo kết quảhoạt động sản

xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp thông qua việc đối chiếu các khoản

thu được từbán hàng và cung cấp dịch vụcũng nhưkhoản thu khác với các

khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Sau đây là bảng báo cáo kết quảhoạt động kinh

doanh của công ty từnăm 2004 đến năm 2006, dựa vào bảng báo cáo này chúng

ta sẽtiến hành phân tích, so sánh biến động giữa các khoản mục, tìm ra nguyên

nhân gây ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳcủa doanh nghiệp, chi phí nào

thường chiếm tỷtrọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, mức độkiểm

soát chi phí của đơn vị; sau đó dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp

trong những năm sắp tới thông qua lợi nhuận đạt được của đơn vịtrong ba năm.

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1788 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mục hàng tồn kho, cho thấy tốc độ thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm. Như đã phân tích ở trên công tác thu hồi nợ ngày càng tích cực hơn nhưng khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn. Vì vậy doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách thu tiền bán hàng để giảm thiểu rủi ro trong tín dụng. Khoản trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản lưu động, năm 2005 khoản mục này giảm xuống 0% và năm 2006 chỉ tăng 0,004% thể hiện doanh nghiệp dần chiếm được lòng tin của đối tác không cần đặt cọc tiền trước khi mua hàng. Lượng hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn chứng tỏ mức độ tồn trữ hàng tại doanh nghiệp rất lớn, luôn có sẵn vốn để đảm bảo cho việc thanh toán khi cần thiết. Thêm vào đó, tỷ trọng hàng tồn kho giảm qua các năm, năm 2005 giảm 8,32% so với năm 2004; năm 2006 giảm 0,36% so với năm 2005 thể hiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng dần nhưng năm 2006 xuất hiện khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 0,1%. Điều này chứng tỏ hệ thống bảo quản hàng tồn kho của công ty chưa tốt, cần chú ý kiểm soát chặt chẽ trong khâu này nhằm giảm bớt thiệt hại về mặt tài chính cho công ty. Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng tài sản lưu động trong đó thuế và các khoản phải thu của nhà nước tăng, năm 2005 chiếm 0,7% tăng 0,7% so với năm 2004; năm 2006 chiếm 0,81%, tăng 0,11% so với năm 2005 (xem phụ lục 2 bảng tỉ trọng) đem lại nguồn thu nhập mới cho doanh nghiệp do khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa sẽ được hoàn nhập. Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, đây là cách phân bổ vốn hợp lý đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Do công việc in ấn phụ thuộc rất lớn vào máy móc thiết bị nên việc đầu tư vào trang - 33 - thiết bị kỹ thuật là cách đầu tư an toàn nhất và đem lại lợi nhuận cao, chắc chắn cho doanh nghiệp. Nếu như năm 2004 tài sản cố định chiếm 73,02%; năm 2005 chiếm 76,18% thì năm 2006 tài sản cố định có tỉ trọng là 54,38%, giảm khá nhanh so với năm 2005, giảm 21,8 %. Động thái này là không tốt gây ảnh hưởng đến công suất hoạt động bình thường, doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn nhân lực sẵn có làm lãng phí nguồn nhân, tài lực. Vì vậy công ty cần nhanh chóng mua sắm máy móc thiết bị mới để tiến hành tăng gia sản xuất, tăng lợi nhuận. * Phân tích cơ cấu nguồn vốn Ngoài việc phân tích biến động của các khoản mục trong nguồn vốn chúng ta cần phân tích thêm cơ cấu nguồn vốn nhằm xem xét mức độ hợp lý của việc phân bổ nợ phải trả và nguồn vốn. Trên cơ sở đó có thể đưa ra kết luận doanh nghiệp có khả năng tự chủ về mặt tài chính hay không. Bảng 8: PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐVT:% CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 05/04 06/05 A. NỢ PHẢI TRẢ 73,50 71,63 64,41 -1,83 -7,22 I. Nợ ngắn hạn 38,73 46,44 44,52 7,71 -1,92 II. Nợ dài hạn 34,77 25,19 19,89 -9,58 -5,30 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 26,50 28,37 35,59 1,87 7,22 I. Vốn chủ sở hữu 26,45 28,46 35,63 2,01 7,17 II. Nguồn kinh phí và quĩ khác 0,05 -0,09 -0,04 -0,14 0,05 Tổng nguồn vốn - - 100,00 100,00 100,00 (Trích từ phụ lục phân tích tỉ trọng của các khoản mục trong nguồn vốn) Xét nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, năm 2004 nợ phải trả là 73,5%, năm 2005 là 71,63% và năm 2006 là 64,41%. Tỷ trọng nợ phải trả giảm dần qua các năm chủ yếu do tỷ trọng khoản vay dài hạn giảm; tỷ trọng khoản nợ ngắn hạn tăng giảm với mức độ khác nhau, ngoại trừ vay và nợ ngắn hạn có tỷ trọng giảm dần qua các năm thì các khoản mục khác trong nợ ngắn hạn tăng giảm không đều tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh ở các thời kỳ. Mặc dù qua 3 năm tỷ trọng các khoản nợ vay đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào các chủ nợ, phần lớn tài sản cố định được tài trợ từ khoản vay trung và dài hạn. Nợ người bán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ - 34 - ngắn hạn cụ thể năm 2004 phải trả người bán chiếm tỷ trọng 8,98%, năm 2005 15,64%, năm 2006 là 14,83% (xem phụ lục 2 bảng tỉ trọng) cho thấy doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với người bán nên được nợ phần lớn tiền hàng. Đây là khoản tiền tạm thời doanh nghiệp chiếm dụng của người bán để điều chuyển vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên doanh nghiệp cần có chính sách trả tiền mua hàng hợp lý, tránh tình trạng chiếm dụng vốn quá lâu ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu có tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2004 chiếm tỷ trọng 26,5%; năm 2005 tăng 1,87% so với năm 2004, năm 2006 tăng 7,22% so với năm 2005 làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên đạt 35,59% trong tổng nguồn vốn chủ yếu do tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng, năm 2004 vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng chiếm tỷ trọng 25,31%, năm 2005 là 27,42%, năm 2006 là 34,03% (xem phụ lục 2 bảng tỉ trọng). Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp tăng qua các năm nhưng khả năng tự chủ về tài chính vẫn còn thấp chưa đủ khả năng để tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn nên doanh nghiệp vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay bên ngoài. Hiện nay doanh nghiệp đã chính thức trở thành công ty cổ phần việc huy động vốn từ các nhà đầu tư tuy có thuận lợi hơn trước nhưng cũng không phải là chuyện đơn giản. Muốn huy động được vốn từ bên ngoài trước tiên doanh nghiệp phải thể hiện khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lời của đơn vị và mức độ an toàn khi nhà đầu tư bỏ vốn vào công ty. Nếu như năm 2005 tỷ trọng lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2004 thì lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng 1,08% so với năm 2005, chiếm 1,46% trên tổng nguồn vốn (xem phụ lục 2 bảng tỉ trọng). Con số này thể hiện tình hình kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển, đảm bảo khả năng sinh lời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho cổ đông. Tuy nhiên quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính có xu hướng giảm vào năm 2006, quỹ khen thưởng liên tục âm trong hai năm. Điều này là không tốt do 3 quỹ này cũng góp phần quan trọng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể quỹ đầu tư được sử dụng để đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất, quỹ dự phòng tài chính được trích lập để đề phòng rủi ro cho doanh nghiệp và quỹ khen thưởng để chi thưởng, khích lệ công nhân làm việc. Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm trích lập các quỹ này. - 35 - 4.1.1.4 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán ™ Cân đối 1 Chúng ta có phương trình: Chi phí chờ kết Tài sản cố định Nguồn vốn chuyển & đầu tư dài hạn chủ sở hữu + = + Hàng tồn kho + Tiền + Phương trình trên nói lên ý nghĩa nguồn vốn chủ sở hữu đủ trang trải cho các loại tài sản phục vụ cho hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có: Bảng 9: BẢNG CÂN ĐỐI 1 GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN ĐVT:1000đ TÀI SẢN NGUỒN VỐN CHÊNH LỆCH (1) (2) (1)-(2) NĂM 2004 69.735.671 19.693.091 50.042.580 2005 66.495.401 20.696.179 45.799.222 2006 65.199.311 26.536.521 38.662.790 Qua bảng phân tích trên ta thấy từ năm 2004 đến 2005 công ty luôn thiếu vốn để trang trải cho các tài sản đang sử dụng buộc phải vay mượn từ bên ngoài. Việc sử dụng vốn vay trong kinh doanh là chuyện bình thường nhưng số tiền doanh nghiệp vay từ bên ngoài thường lớn gấp đôi so với vốn tự có của doanh nghiệp. Điều này cho thấy mức độ an toàn trong kinh doanh vẫn chưa được đảm bảo, khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp vẫn còn yếu kém. Cụ thể về các khoản vốn vay như sau: + Vay ngắn hạn: 17.642.637 ngàn đồng + Vay dài hạn: 25.826.653 ngàn đồng + Vốn đi chiếm dụng: 11.126.004 ngàn đồng Năm 2004 doanh nghiệp cần một lượng tiền lớn để mua nguyên vật liệu tồn kho nhằm tránh tình trạng giá cả nguyên vật liệu tăng cao làm tăng chi phí sản - 36 - xuất trong kỳ, đồng thời công ty cũng cần một khoản vốn lớn để xây dựng hai phân xưởng sản xuất, đầu tư trang thiết bị nên số vốn vay mượn và đi chiếm dụng của đơn vị khác nhiều hơn năm 2005 và năm 2006. Năm 2005: + Vay ngắn hạn: 15.820.715 ngàn đồng + Vay dài hạn: 18.369.074 ngàn đồng + Vốn đi chiếm dụng: 18.053.467 ngàn đồng Nhìn vào bảng phân tích chúng ta thấy năm 2005 khoản vay mượn từ bên ngoài giảm xuống, nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên, tài sản giảm do qui mô vốn của công ty năm 2005 bị thu hẹp nhằm mục đích phát triển chậm nhưng vững chắc tránh việc vay mượn vượt quá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Năm 2006: + Vay ngắn hạn: 15.522.587 ngàn đồng + Vay dài hạn: 14.424.658 ngàn đồng + Vốn đi chiếm dụng: 18.083.446 ngàn đồng Vốn vay lại tiếp tục giảm so với năm 2004, 2005, trong năm 2006 doanh nghiệp cố gắng vươn lên hoạt động bằng nguồn vốn tự có của mình giảm vay mượn nhằm khẳng định tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp sẽ vững mạnh, trong tương lai doanh nghiệp sẽ phấn đấu hoạt động dựa trên vốn tự có của đơn vị. Nhìn chung doanh nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào vốn vay mặc dù tình hình tài chính có cải thiện hơn nhiều so với những năm trước đây. Tuy nhiên để xem vốn đi chiếm dụng và vốn vay có hợp lý hay không chúng ta sẽ xét mối quan hệ cân đối thứ hai. ™ Cân đối 2 Nguồn vốn chủ sở hữu + nợ vay ngắn, dài hạn = Vế trái của cân đối trên. Nếu vế trái > vế phải, công ty đã để chiếm dụng vốn Vế trái < vế phải do thiếu nguồn bù đắp cho tài sản đang sử dụng nên công ty đã đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Dựa vào phương trình trên ta có bảng: Bảng 10: BẢNG CÂN ĐỐI 2 GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN ĐVT:1000đ NGUỒN VỐN TÀI SẢN CHÊNH LỆCH (1) (2) (1)-(2) NĂM - 37 - 2004 63.162.381 69.735.671 -6.573.290 2005 54.885.968 66.495.401 -11.609.433 2006 56.483.766 65.199.311 -8.715.545 Qua 3 năm khoản chênh lệch giữa nguồn vốn và tổng giá trị các khoản tiền, hàng tồn kho, chi phí chờ kết chuyển và tài sản dài hạn luôn âm; chứng tỏ công ty đang đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Theo phân tích ở trên, năm 2004 doanh nghiệp thiếu lượng vốn là 50.042.580 ngàn đồng, nên phải vay một lượng là 43.469.290 ngàn đồng (17.642.637.000 + 25.826.653.000), số còn lại doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn của người khác. Cụ thể: + Số vốn đi chiếm dụng: 11.126.004 ngàn đồng + Số vốn còn thiếu: 6.573.290 ngàn đồng + Suy ra số vốn bị chiếm dụng là 4.552.714 ngàn đồng Năm 2005: + Số vốn đi chiếm dụng: 18.053.467 ngàn đồng + Số vốn cần bổ sung: 11.609.433 ngàn đồng + Suy ra số vốn bị chiếm dụng là 6.444.034 ngàn đồng Năm 2006: + Số vốn đi chiếm dụng: 18.083.446 ngàn đồng + Số vốn còn thiếu: 8.715.545 ngàn đồng + Suy ra số vốn bị chiếm dụng là 9.367.901 ngàn đồng Điều này cho thấy vốn đi chiếm dụng bị dư thừa không sử dụng vào hoạt động kinh doanh nên bị đơn vị khác chiếm dụng vốn. Do tồn tại mối quan hệ kinh tế với các đối tượng khác nên thường xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần lưu ý đó là tính hợp lý của các khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng. Xem xét khoản bị chiếm dụng trong 3 năm ta thấy từ năm 2004 đến năm 2006 số vốn bị chiếm dụng tăng. Xét về mặt kinh tế là không tốt, vốn lưu động bị ứ đọng trong khi đó doanh nghiệp đang cần vốn để tài trợ cho tài sản đang sử dụng tại doanh nghiệp nhưng xét về mối quan hệ với khách hàng, đây là cách tốt nhất để giữ chân khách do người mua chủ yếu là khách hàng giao dịch thường xuyên với công ty, chi phối rất lớn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cũng giống như chính sách mua hàng trả tiền, doanh nghiệp trả tiền cho người bán theo hình thức gối đầu, dùng tiền phải trả cho người bán để đầu tư vào hoạt - 38 - - 39 - động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cũng cho khách hàng của mình nợ lại một khoản tiền mua hàng đó cũng là chuyện hợp lý. Tuy nhiên doanh nghiệp cần chú ý đến chính sách tín dụng bán hàng tránh tình trạng số vốn khách hàng thiếu nợ ngày một tăng nhưng giá trị hợp đồng giao dịch với công ty không tăng so với các năm trước. 4.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích báo cáo thu nhập với mục đích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp thông qua việc đối chiếu các khoản thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như khoản thu khác với các khoản chi phí phát sinh trong kỳ. Sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2004 đến năm 2006, dựa vào bảng báo cáo này chúng ta sẽ tiến hành phân tích, so sánh biến động giữa các khoản mục, tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp, chi phí nào thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, mức độ kiểm soát chi phí của đơn vị; sau đó dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong những năm sắp tới thông qua lợi nhuận đạt được của đơn vị trong ba năm. Dựa vào bảng phân tích 11 ta thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua các năm đều dương và cao hơn so với năm trước. Năm 2005 tăng 95.387 ngàn đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng 38,94%; năm 2006 tăng 745.098 ngàn đồng, tăng 218,9% so với năm 2005, thể hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Để hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận kinh doanh tăng chúng ta sẽ đi phân tích từng khoản mục trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Phân tích biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2004-2006 đều tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu năm 2005 so với năm 2004 là 26,61% tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu của năm 2006 so với năm 2005 là 8,09%. Năm 2005 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 79.059.344 ngàn đồng tăng 16.615.874 ngàn đồng so với năm 2004. Kết hợp với mức giảm của hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán ta có thể kết luận trong năm 2005 doanh nghiệp đã cung cấp được số lượng lớn sản phẩm, hàng hóa. Điều này chứng tỏ sản phẩm in ấn của doanh nghiệp cung cấp ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 2006/2005 - 40 - Bảng 11: PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2004-2006 ĐVT:1000 đ 2004 2005 2006 2005/2004 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % -273,50 -25,40 -24,62 -94,60 8,09 71,15 8,04 8,92 0,62 7,83 12,83 5,21 28,36 216,40 209,90 218,90 -0,99 -974.042 -933.547 -168.333 -29.927 6.397.604 43.886 6.353.718 6.301.565 52.153 33.770 284.479 805.413 49.233 217.566 1.022.979 277.881 745.098 26,61 81,27 26,58 32,54 260,56 30,33 20,41 695,66 111,19 153,19 103,37 38,94 38,93 38,94 -8,25 -24,04 -24,49 -752.134 -257.500 16.615.874 27.654 16.588.220 17.340.354 311.798 516.033 514.380 497.641 107.660 389.981 132.481 37.094 95.387 -1.213.249 -1.229.682 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 62.443.470 34.028 62.409.442 53.296.963 9.112.479 119.665 5.047.721 5.021.056 1.701.298 2.520.140 (37.015) 447.552 70.277 377.275 340.260 95.273 244.987 79.059.344 61.682 78.997.662 70.637.317 8.360.345 431.463 3.834.472 3.791.374 2.217.331 3.034.520 (294.515) 945.193 177.937 767.256 472.741 132.367 340.374 85.456.948 105.568 85.351.380 76.938.882 8.412.498 465.233 2.860.430 2.857.827 2.501.810 3.004.593 510.898 994.426 9.604 984.822 1.495.720 410.248 1.085.472 (Nguồn: Số liệu được cung cấp từ phòng kế toán của doanh nghiệp) - 39 - Đến năm 2006 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 6.397.604 ngàn đồng, tăng không đáng kể so với năm 2005 do khách hàng của doanh nghiệp đa số là khách cũ của năm 2005 nên số lượng đơn đặt hàng không dao động nhiều. Mặc dù vậy chúng ta cũng thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp qua các năm là tốt, doanh nghiệp luôn nhận được số lượng đơn đặt hàng ngày một tăng từ khách hàng. + Phân tích biến động của các khoản giảm trừ Do các khoản giảm trừ tăng dần qua các năm làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với doanh thu ban đầu ghi nhận. Năm 2004 khoản giảm trừ là 34.028 ngàn đồng chủ yếu do doanh nghiệp giảm giá số sản phẩm in kém chất lượng (nét in hơi mờ, giấy in không tốt). Năm 2005 khoản giảm trừ tăng thêm 27.654 ngàn đồng, tăng 81,27% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 43.886 ngàn đồng, tăng 71,15% so với năm 2005. Nguyên nhân khoản giảm trừ liên tục tăng là do máy móc thiết bị tại doanh nghiệp đa phần là máy cũ nên dễ xảy ra tình trạng độ phân màu cho sản phẩm in không rõ nét và đẹp như đúng với yêu cầu của khách hàng. Thêm vào đó do sự bất cẩn trong công việc của công nhân trực tiếp sản xuất nên khó tránh khỏi hàng bán bị trả lại tăng qua các năm. Tuy khoản giảm trừ này vẫn nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp nhưng đơn vị cần chú ý đến khâu xử lý kỹ thuật trong in ấn để giảm rủi ro cho số sản phẩm sản xuất ra. + Phân tích biến động của giá vốn hàng bán Chi phí hàng bán thường chiếm tỷ trọng trên 80% tổng doanh thu bán hàng tại doanh nghiệp, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được công ty phải bỏ ra trên 80 đồng giá vốn hàng bán, chi phí này quá lớn không tốt. Tỷ lệ thuận với khoản mục doanh thu thuần, giá vốn hàng bán cũng liên tục tăng từ năm 2004 đến năm 2006. Năm 2005 chi phí hàng bán tăng nhanh nhất, tăng 17.340.354 ngàn đồng, tức tăng 32,54% so với năm 2004 vì vậy làm cho lợi nhuận gộp giảm nhanh, giảm 752.134 ngàn đồng, tức giảm 8,25% so với năm 2004. Năm 2006 giá vốn hàng bán tăng 6.301.565 ngàn đồng, tức tăng 8,92% so với năm 2005 do tốc độ tăng không đáng kể nên lãi gộp năm 2006 tăng thêm 52.153 ngàn đồng. - 41 - Nhìn chung tốc độ tăng của chi phí hàng bán trong 3 năm tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ không cao. Nguyên nhân chi phí hàng bán tăng là do chi phí đầu vào như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để cấu thành sản phẩm tăng đẩy giá thành sản xuất của doanh nghiệp tăng cao. Thêm vào đó, số lượng thành phẩm, hàng hóa bán ra tăng dần qua các năm nên làm cho giá vốn hàng bán cũng tăng theo. + Phân tích chi phí tài chính Ngược với chi phí hàng bán, chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay giảm dần qua ba năm. Năm 2005 chi phí lãi vay giảm 1.229.682 ngàn đồng, tức giảm 24,49% so với năm 2004, năm 2006 lãi vay phải trả giảm 933.547 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 24,62% so với năm 2005. Đây là điều đáng mừng cho công ty, chi phí lãi vay giảm tương đối lớn chứng tỏ nợ vay ngân hàng đã được doanh nghiệp chi trả khá nhiều, giảm bớt gánh nặng nợ gốc và lãi vay. + Phân tích chi phí bán hàng Trong ba năm chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng do giá xăng dầu tăng làm cho chi phí vận chuyển hàng đến nơi tiêu thụ tăng đồng thời do khách hàng trả tiền mua hàng trước thời hạn qui định nên doanh nghiệp cho hưởng phần trăm hoa hồng trên tổng số tiền thanh toán. Tuy chi phí bán hàng đều tăng trong ba năm nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng năm 2006 tăng chậm hơn so với tốc độ tăng năm 2005, cho thấy doanh nghiệp đã chú ý đến việc kiểm soát chi phí. Mặc dù vậy doanh nghiệp cần tính toán quãng đường vận chuyển sao cho ngắn nhất, bố trí xe giao hàng hợp lý nhất để giảm tối đa khoản mục chi phí này trong kỳ, còn tiền hoa hồng trích cho khách hàng là chính sách hợp lý không thể cắt giảm nhằm khuyến khích người mua trả tiền đúng thời hạn, đảm bảo vốn lưu động hoạt động trong kỳ. + Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 là 3.034.520 ngàn đồng, tăng 514.380 ngàn đồng so với năm 2004 tức tăng 20,41% chủ yếu do chi phí tiếp khách, chi phí mua sắm máy tính, máy lạnh, chi phí lập dự phòng phải thu khó đòi… trong năm tăng cao. Sang năm 2006 doanh nghiệp tiết kiệm được 29.927 ngàn đồng so với năm 2005. Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 giảm - 42 - không đáng kể so với năm 2005 nhưng doanh nghiệp đã thực hiện được chính sách tiết kiệm, cắt giảm những khoản chi phí bất hợp lý. + Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Do những khoản chi ra trong năm lớn hơn những khoản thu vào từ bán hàng và doanh thu tài chính nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2004 và năm 2005 đều âm. Năm 2005 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đáng kể, giảm 257.500 ngàn đồng, giảm 695,66% so với năm 2004. Bước sang năm 2006 khoản mục này đột ngột tăng cao, tăng 805.413 ngàn đồng, tức tăng 273,5% so với năm 2005. Điều này thể hiện doanh nghiệp đã kiểm soát được chi phí phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên tổng chi phí vẫn còn khá cao trong tổng doanh thu đạt được. Vì vậy doanh nghiệp cần đề ra biện pháp giảm chi phí đến mức thấp nhất để đạt được lợi nhuận như mong muốn. + Phân tích lợi nhuận khác Nếu như lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh liên tục âm trong hai năm thì lợi nhuận khác lại liên tục tăng trong 3 năm chủ yếu do khoản thu nhập từ bán phế liệu, thu do khách hàng bồi thường tiền vi phạm hợp đồng và một số khoản thu khác. Thu nhập khác tăng cao, chi phí khác phát sinh không nhiều là nguyên nhân làm cho lợi nhuận dương và tăng cao qua các năm. + Phân tích lợi nhuận trước thuế Tổng lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + lợi nhuận khác. Qua ba năm ta thấy lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đều dương và tăng qua các năm. Mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005 đều âm nhưng do lợi nhuận từ thu nhập khác luôn dương và bù đắp được số lỗ từ hoạt động kinh doanh nên vẫn đảm bảo lợi nhuận trước thuế dương. Điều này chứng tỏ, mặc dù tình hình tài chính tại doanh nghiệp còn khó khăn do hoạt động sản xuất trong kỳ vẫn phụ thuộc phần lớn vào các chủ nợ cộng thêm các khoản chi tương đối lớn nhưng doanh nghiệp vẫn luôn phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra là kinh doanh có lãi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và ngày càng phát triển. Vì vậy năm 2006 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đạt 1.495.720 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 216,4% đánh dấu bước phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn cổ phần hóa tạo được niềm tin cho đội - 43 - - 44 - ngũ công nhân viên tại doanh nghiệp và người bên ngoài doanh nghiệp khi tham gia đầu tư góp vốn tại đơn vị. + Phân tích chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Do tổng lợi nhuận trước thuế tăng qua các năm nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng là điều hiển nhiên. Việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước là việc nên làm nhằm góp phần tăng ngân sách nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. 4.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ Tiền dùng để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các đối tượng trong và ngoài công ty như các nhà đầu tư, nhà cho vay, người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, nhà quản lý… luôn quan tâm đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp. Các đối tượng này thường đưa ra những quyết định kinh tế thông qua các thông tin được cung cấp trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dựa vào báo cáo lưu kim, mọi người sẽ biết được đơn vị đã tạo tiền bằng cách nào, hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo tiền và doanh nghiệp đã sử dụng tiền vào các mục đích gì, có hợp lý hay không. Để hiểu rõ hơn về tình hình tiền tệ của doanh nghiệp chúng ta sẽ phân tích bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong ba năm. • Phân tích lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đều tăng qua ba năm, năm 2005 lượng tiền này tăng 6.206.473 ngàn đồng, tức tăng 38,38%. Đáng chú ý nhất là năm 2006 lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên đến 43.541.657 ngàn đồng, tăng 94,58% so với năm 2005 do khoản tăng từ tiền thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt. Tốc độ tăng của tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 so với năm 2005 là 6,11% chậm hơn tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 2004 là 25,15%. Nguyên nhân là do năm 2005 doanh nghiệp có chính sách thu tiền bán hàng thoáng nên thu hút được số lượng lớn khách hàng đến đặt hàng tại đơn vị cộng thêm khoản tiền người mua còn thiếu ở kỳ trước nên lượng tiền thu được tăng nhanh. Sang năm 2006 khoản tiền này tăng chậm hơn do khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là khách quen. Bảng 12: PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA DOANH NGHIỆP TỪ 2004-2006 ĐVT:1000 đ NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 2005/2004 2006/2005 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in Cần Thơ.pdf