Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình

MỤC LỤC

 

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm lược luận văn iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục sơ đồ v

Danh mục các bảng v

Mục lục vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 3

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 3

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH 4

1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4

1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp 4

1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 5

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6

1.2.1. Khái niệm 6

1.2.2. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 6

1.2.3. Chức năng của phân tích tài chính doanh nghiệp 6

1.2.4. Ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 8

1.2.5. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 11

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 11

1.3.1. Khái quát về nội dung phân tích 11

1.3.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính 14

1.3.3. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn 17

1.3.4. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh 19

1.3.5. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 21

1.3.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh 24

1.3.7. Hệ số lãi ròng 26

1.3.8. Phân tích khả năng suất sinh lời của tài sản (ROA) 26

1.3.9. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) 26

1.3.10. Đòn bẩy tài chính 27

1.3.11. Dự báo nhu cầu tài chính 27

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 29

1.4.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 29

1.4.1.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 29

1.4.1.2. Trình độ về công nghệ - kỹ thuật của doanh nghiệp 29

1.4.1.3. Hệ thống thông tin 29

1.4.1.4. Đặc điểm của ngành sản xuất vật liệu 30

1.4.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 33

1.4.2.1. Nhân tố môi trường kinh tế 33

1.4.2.2. Môi trường chính trị, luật pháp 33

1.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh 34

1.4.2.4. Thị trường 34

1.4.2.5. Môi trường khu vực và quốc tế 35

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 35

1.5.2. Phương pháp phân tích 36

1.5.2.1. Phương pháp chi tiết 36

1.5.2.2. Phương pháp so sánh 36

1.5.2.3. Phương pháp liên hệ 37

1.5.2.4. Phương pháp kết hợp 37

1.5.2.5. Phương pháp loại trừ 37

1.6. YÊU CẦU THÔNG TIN 38

1.6.1. Thông tin bên ngoài 38

1.6.2. Thông tin bên trong 38

1.7. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 40

 

Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH 42

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH 42

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 42

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 43

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 44

2.1.3.1. Nguyên tắc đối với cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 44

2.1.3.2. Bộ máy quản lý của Công ty 44

2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ 47

2.1.5. Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính 48

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 49

SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH 49

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty 49

2.2.2. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 54

2.2.2.1. Cơ cấu tài sản 54

2.2.2.2. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 56

2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 58

2.2.4. Khả năng thanh toán 61

2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh 65

2.2.5.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm 65

2.2.5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 69

2.2.5.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 69

2.2.6. Phân tích hệ số lãi ròng (ROS) 72

2.2.7. Suất sinh lời của tài sản (ROA) 72

2.2.8. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) 73

2.2.9. Đòn bẩy tài chính 73

2.2.10. Dự báo nhu cầu tài chính 76

2.2.10.1. Mục tiêu dự báo tài chính doanh nghiệp 76

2.2.10.2. Phương pháp lập dự báo nhu cầu tài chính 76

2.2.11. Đánh giá chung thực trạng tài chính 77

2.2.11.1. Những kết quả đạt được 77

2.2.11.2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu 81

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU

VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH 83

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 83

3.1.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt nam đến năm 2020 83

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế của Công ty 83

3.1.3. Mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty 84

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH 85

3.2.1. Những yêu cầu cơ bản khi xây dựng giải pháp nâng cao khả năng tài chính 85

3.2.2. Giải pháp cụ thể 85

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 85

3.2.2.2. Tăng cường công tác lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động 89

3.2.2.3. Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn 90

3.2.2.4. Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực 92

3.2.2.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty phù hợp với môi trường kinh doanh trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

A. KẾT LUẬN 97

B. KIẾN NGHỊ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

 

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 33017 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác phân tích tài chính mới mang lại hiệu quả cao. Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng Cosevco I Quảng Bình được thành lập theo quyết định số: 692/QD-BXD, ngày 26/4/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Trên cơ sở sáp nhập hai Công ty trực thuộc Tổng công ty Miền trung là Công ty xi măng Cosevco I và Công ty sản xuất vật liệu xây dựng 74. Là một doanh nghiệp lớn nằm trên quê hương Quảng Bình hai giỏi. Công ty nằm phía Bắc Tỉnh Quảng Bình, khu phố III, Thị trấn Ba Đồn - Quảng Trạch - Quảng Bình. Từ lâu, Công ty Cosevco I đã nổi tiếng với việc cung ứng vật liệu xây dựng, phát triển nhiều dự án lớn có hiệu quả kinh tế. Chất lượng sản phẩm của công ty đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín. Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I luôn coi sự tín nhiệm của khách hàng là niềm tin để đảm bảo cho phát triển bền vững. Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I đã phát đi những thông tin phát triển bền vững của đơn vị trong nhiều năm qua và định hướng phát triển trong thời gian tới. Sau khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I liên tục đạt bước tăng trưởng cao và bền vững. Nếu tính từ ngày được thành lập năm 2002 cho đến nay. Công ty cổ phần SXVL&XD Cosevco I đã có chặng đường 8 năm. Thời gian chưa phải là dài, song trên cơ sở lực lượng cũ và ngay khi bước vào hoạt động, Công ty tăng cường quản lý, cũng cố lại đơn vị. Qua 8 năm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã đạt được những kết quả thật ấn tượng; Tổng trị giá sản lượng trên 2.157.014 tỷ đồng, doanh thu 1.879.720 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 77,60 tỷ đồng, lợi nhuận 53,70 tỷ đồng, thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 2.000 lao động địa phương. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình và các tỉnh lân cận. Tổ chức quản lý sản xuất và phát triển sản xuất theo nghị quyết Đại Hội cổ đông, đúng với ngành nghề đăng ký kinh doanh, từng bước tạo được mặt hàng nội địa đa dạng phong phú, đắp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Công ty là một trong những đơn vị chủ lực được Tổng công ty xây dựng miền trung giao nhiệm vụ: - Sản xuất các loại vật liệu mũi nhọn như: Xi măng, gạch, đá các loại, bêtông thương phẩm, tấm lợp Fibrocement, thi công xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện. - Xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất trên cơ sở đánh giá nhu cầu thị trường và nâng cao năng lực sản xuất của công ty, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng vốn hợp lý đúng chế độ có hiệu quả và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và các chỉ tiêu mà Đại Hội cổ đông đưa ra. - Tăng cường công tác quản lý và tập trung chỉ đạo hoạt động của các dây chuyền sản xuất để phát huy tối đa công suất thiết bị, các dây chuyền sản xuất tấm lợp, gạch tuynel, dây chuyền khai thác đá, đạt 150 - 200% công suất. Cải tiến, lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống lọc bụi khói qua nước, thay toàn bộ lọc bụi tĩnh điện giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Mở rộng công tác xây lắp trên nhiều lĩnh vực, chú trọng trình độ chuyên về xây lắp. Công ty hiện có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ giỏi và công nhân xây lắp lành nghề đa dạng phục vụ những công trình lớn kỹ thuật phức tạp. Mục tiêu quan trọng hàng đầu để phấn đấu của công ty trong xây lắp là: Chất lượng - hiệu quả - an toàn lao động, kỹ - mỹ thuật của sản phẩm và công trình. - Quan tâm thường xuyên và đẩy mạnh phong trào thi đua qua các năm như: Phong trào phát huy cải tiến kỹ thuật. Triển khai và tổ chức tham gia các hoạt động của Bộ xây dựng, Công Đoàn ngành xây dựng, của Tổng công ty và Công ty; tham gia cuộc vận động "tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc của cán bộ công nhân viên chức lao động trong ngành xây dựng" do công đoàn ngành phát động. Tham gia chỉ đạo các đơn vị trực thuộc gắn với nâng cao chất lượng công trình để rèn luyện thợ giỏi, thực hiện tốt tổ chức thi nâng bậc, nâng lương cho công nhân hàng năm. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 2.1.3.1. Nguyên tắc đối với cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty - Cơ cấu tổ chức quản lý phải gắn với phương hướng, mục đích hoạt động của Công ty. - Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hoá và cân đối: Đòi hỏi sự phân công, phân nhiệm đối với các bộ phận trong Công ty theo các nhóm chuyên ngành, với những con người được đào tạo tương ứng và có đủ quyền hạn. - Nguyên tắc linh hoạt và thích nghi với môi trường: Việc hình thành cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho mỗi bộ phận có một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để mọi cấp quản lý phát triển được tài năng, có cơ hội phát triển. - Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phải đảm bảo nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả. 2.1.3.2. Bộ máy quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận cấu thành nên bộ máy quản trị và mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận đó. Mọi quá trình lãnh đạo, mọi quyết định, các kế hoạch và vấn đề kiểm soát sẽ không thành hiện thực hoặc sẽ không hiệu quả nếu không biết cách tổ chức khoa học, có sự cộng tác và phát huy được hết năng lực sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong đơn vị. Có thể thấy rằng, bộ máy quản lý của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevo I Quảng Bình được xây dựng dựa trên các yêu cầu, nguyên tắc và điều kiện cụ thể của Công ty, nên sự hoạt động của nó đã đạt được kết quả nhất định. Cơ cấu tổ chức bộ máy được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng và được thể hiện cụ thể qua sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát kÕ ho¹ch thÞ tr­êng Hội đồng quản trị kÕ ho¹ch thÞ tr­êng Ban giám đốcêng Phòng Dự án đầu tư Văn Phòng Công ty Phòng Tài chính - Kế toán Phòng đầu tư Tài chính & C.khoán Phòng kế hoạch thị trường Phòng Tổ chức lao động Phòng Kỹ thuật thi công Phòng QLTB xe máy và công nghệ Văn phòng Đảng uỷ Ban quản lý dự án Văn phòng công đoàn Xưởng sửa chữa thiết bị COSEVCO Ban An toàn lao động Ban dự án thuỷ điện Văn phòng đoàn thanh niên Các đơn vị trực thuộc Các đơn vị liên kết Quan hệ trực tuyến: Quan hệ giám sát: Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các phòng ban trong Công ty - Đại hội cổ đông: Mỗi năm họp một lần vào cuối năm để biểu quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh, đề ra phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của những năm sắp tới và bầu ra Hội đồng quản trị khi hết nhiệm kỳ (5 năm). - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan thường trực của đại hội cổ đông, do đại hội cổ đông bầu ra và được đại hội cổ đông ủy quyền quản lý toàn bộ tài sản và hoạt động kinh doanh của Công ty trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình. Chức năng của Hội đồng quản trị là chuẩn bị dự thảo và xem xét tất cả các văn bản, nghị quyết thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội cổ đông. Duyệt kế hoạch, báo cáo của ban Giám đốc, đưa ra những quyết định có tính chiến lược, điều chỉnh phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty... - Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nội quy, điều lệ, quyết định của Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị. Cùng Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước cổ đông. - Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. - Phòng dự án đầu tư: Tham mưu cho ban giám đốc, lập kế hoạch đầu tư, đấu thầu các dự án, công trình giao thông, thuỷ lợi, theo dõi triển khai tiến độ thực hiện dự án. - Phòng đầu tư Tài chính - Chứng khoán: Lập kế hoach đầu tư kinh doanh chứng khoán, phối hợp với các công ty chứng khoán để tiến tới đưa chứng khoán Công ty lên sàn giao dịch. - Phòng kỹ thuật thi công: Quản lý, giám sát các công trình thi công xây dựng do công ty triển khai, hoặc bên đối tác thuê. - Ban quản lý dự án xi măng: Quản lý dự án, đầu tư chuyển đổi công nghệ nhà máy xi măng lò đứng Thanh Trường sang lò quay công suất 1.200 tấn Cilenke/ngày. Tham gia quản lý các gói thầu liên quan đến quá trình thực thi dự án. Lập kế hoạch đấu thầu, phân tích lựa chọn nhà thầu. - Ban dự án thuỷ điện: Tham gia dự thầu và quản lý thi công các dự án thuỷ điện của Công ty. - Văn phòng Công ty: Triển khai các công việc liên quan đến toàn bộ công ty như hội họp, học tập, đại hội cổ đông. - Phòng kế hoạch thị trường: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm. - Phòng quản lý thiết bị xe máy: Quản lý tình hình sử dụng và lập kế hoach sữa chữa thiết bị xe máy của toàn Công ty. - Xưởng sửa chữa: Tiến hành sữa chữa, bảo hành, bảo trì các máy móc thiết bị của công ty và các đối tác liên quan. - Ban an toàn lao động: Chăm lo đến công tác vệ sinh - an toàn lao động của toàn thể người lao động trong Công ty. - Phòng Tài chính - Kế toán: Tập hợp, phân tích và lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị phục vụ cho công tác quản lý của Công ty. - Phòng tổ chức lao động: Tham mưu nhân sự cho ban lãnh đạo Công ty, tham gia tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ và năng lực công tác. - Văn phòng Đảng uỷ: Chăm lo công tác Đảng uỷ Công ty, theo dõi bồi dưỡng cán bộ có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tiêu thụ Đặc điểm sản phẩm: do lĩnh vực kinh doanh rộng nên, sản phẩm hàng hoá của Công ty là rất đa dạng và phức tạp. Công ty sản xuất, kinh doanh xi măng, các loại vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng (vỏ bao xi măng, tấm lợp Fibrocement, gạch tuynel, đá xây dựng); Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản; Thi công xây dựng các công trình: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi..Với đặc điểm này việc tổ chức SXKD của Công ty được chia thành các đơn vị hoạt động tương đối độc lập. Sản phẩm được sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa điểm. Do đó, trong quá trình SXKD cơ sở VCKT, lao động của Công ty phải có sự điều chuyển giữa các đơn vị. Với đặc điểm sản phẩm của Công ty mang tính chất đa dạng hoá, Công ty phải sử dụng nhiều loại dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, vật tư và lao động đòi hỏi phải được đào tạo theo yêu cầu tương ứng. Đây là một vấn đề cần được quan tâm và quản lý chặt chẽ, góp phần hạ thấp chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho Công ty. Các đặc điểm này chi phối rất lớn đến hiệu quả SXKD của Công ty thể hiện ở một số điểm sau: - Các đơn vị nằm trên địa bàn rộng phi tập trung hoá, điều kiện giao thông đi lại khó khăn do vậy nếu quản lý về tài sản cũng như về nhân lực không chặt chẽ sẽ mang lại năng suất lao động thấp, dễ thất thoát tài sản, vật tư và tiền vốn dẫn đến thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả. - Sản phẩm của Công ty đa dạng hoá, do đó Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, nhất là các chiến lược kinh doanh dài hạn, mở rộng thị phần. Để khắc phục khó khăn này Công ty phải không ngừng hoàn thiện mình, tạo ra uy tín trên thương trường, nâng cao vị thế của Công ty. 2.1.5. Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và xây dựng Cosevco I Quảng Bình là doanh nghiệp cổ phần hoá, hạch toán độc lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ một công ty cổ phần, có trách nhiệm hoạt động SXKD có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm và từ đặc thù về tổ chức sản xuất- kinh doanh, Công ty đã xây dựng cơ chế quản lý theo hướng tập trung - linh hoạt - công khai, nhằm lành mạnh hoá và tăng năng lực tài chính cho đơn vị. - Tính tập trung được biểu hiện: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý, sử dụng và điều tiết nguồn vốn của toàn bộ công ty; cân đối các nguồn để lập kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn và điều chuyển vốn cho các đơn vị theo kế hoạch sản xuất kinh doanh đã xác định; kiểm nợ, thanh quyết toán công nợ. Kịp thời phát hiện các đơn vị SXKD kém hiệu quả để đề xuất lãnh đạo có biện pháp xử lý. - Tính linh hoạt được thể hiện: Công ty giao trực tiếp cho các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch nhu cầu vốn trên cơ sở kế hoạch tài chính của toàn Công ty. Các đơn vị này lập kế hoạch vốn, đề nghị và được Công ty điều chuyển vốn theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh đúng tiến độ mục tiêu kế hoạch đề ra. Các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán nội bộ bằng hình thức báo sổ, tự mua vật tư và trả lương cho người lao động và tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD của mình: lãi hưởng, lỗ chịu. Với cơ chế này thực sự phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị trực thuộc, tiết kiệm được chi phí sản xuất, đồng vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn. - Tính công khai tài chính thể hiện qua việc công khai minh bạch về tình hình tài chính của các đơn vị trực thuộc và của Công ty trong các dịp Đại hội cổ đông thường niên. Đặc điểm về cơ chế quản lý tài chính nội bộ của Công ty sẽ có những ảnh hưởng tích cực trong việc quản lý điều hành nói chung và quản lý chi phí SXKD nói riêng. Nếu các đơn vị thực hiện đúng theo định mức kinh tế kỹ thuật và theo phương hướng hạ thấp giá thành của Công ty thì nhất định sẽ tăng được năng lực cạnh tranh và tăng lợi nhuận, ngược lại sẽ gây ra các tổn thất, mất mát và lãng phí vốn làm tăng giá thành bất hợp lý. 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU VÀ XÂY DỰNG COSEVCO I QUẢNG BÌNH 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty Hoạt động tài chính là những hoạt động gắn liền với sự vận động và chuyển hoá các nguồn lực tài chính, tạo ra sự chuyển dịch giá trị trong quá trình kinh doanh và làm biến động vốn cũng như thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với việc xác định nhu cầu, tạo lập, tìm kiếm, tổ chức, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả. Qua bảng 2.1: Cho thấy tổng nguồn vốn của Công ty năm 2007 so với năm 2006 giảm 56.320 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 14,55%, điều này thể hiện quy mô vốn của Công ty có xu hướng giảm so với năm 2006. Tuy nhiên cơ cấu vốn đã có sự thay đổi đáng kể, năm 2006 vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 36,24% trong tổng nguồn vốn, thì cuối năm 2007 là 40,08%, chứng tỏ năm 2007 quy mô của công ty giảm nhưng Công ty đã có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả thể hiện ở việc vốn chủ sở hữu tăng lên. Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm TT TÀI SẢN Msố Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 - 2006 Năm 2008 - 2007 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng ( %) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng ( %) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng ( %) ( + / - ) (triệu đồng) Tốc độ tăng giảm (%) ( + / - ) (triệu đồng) Tốc độ tăng giảm (%) A NỢ PHẢI TRẢ 100 246.804 63,76 198.204 59,92 136.396 47,02 -48.600 -19,69 -61.808 -31,18 1 Nợ ngắn hạn 110 156.914 40,53 147.878 44,71 95.594 32,95 -9.036 -5,76 -52.284 -35,35 2 Nợ dài hạn 120 89.890 23,23 50.326 15,21 40.802 14,06 -39.564 -44,01 -9.524 -18,92 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 200 140.270 36,24 132.550 40,08 153.677 52,98 -7.720 8,75 21.127 15,94 1 Nguồn vốn kinh doanh 210 117.916 30,47 130.000 39,31 150.387 51,85 12.083 10,25 20.378 15,68 2 Nguồn kinh phí và quỹ 220 22.354 5,77 2.550 0,77 3.289 1,13 -19.803 -88,59 739 29.00 Tổng cộng nguồn vốn 270 387.074. 100 330.754 100 290.073 100 -56.320 -14,55 -40.681 -12,30 Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty 50 Nguồn vốn năm 2008 so với năm 2007 giảm 40.681 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 12,3%, do Công ty điều chuyển vốn cho các đơn vị trực thuộc, mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên cơ cấu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn năm 2007 là 40,08% và năm 2008 là 52,98%. Qua số liệu phân tích ta thấy cơ cấu nguồn vốn có những biến đổi theo chiều hướng thuận lợi, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên qua các năm thể hiện Công ty có nhiều cố gắng huy động vốn để phát triển sản xuất và mặc dù vậy vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ cho việc gia tăng tài sản, Công ty phải đi huy động vốn từ bên ngoài, có thể là nguồn nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn, điều đó thể hiện năm 2006 nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn là 246.804 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 63,76%, năm 2007 là 198.204 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 59,92% và con số này năm 2008 là 136.396 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 47,02%. Việc Công ty đi huy động các nguồn vốn từ bên ngoài là bình thường thể hiện Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, Công ty giảm được các khoản nợ cả ngắn hạn và dài hạn. Năm 2007 nợ ngắn hạn giảm so với năm 2006 là 9.036 triệu đồng với tỷ lệ giảm 5,76%, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 52.284 triệu đồng với tỷ lệ giảm 35,35%. Nợ dài hạn năm 2007 giảm so với năm 2006 là 39.564 triệu đồng với tỷ lệ giảm 44,01%, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 9.524 triệu đồng với tỷ lệ giảm 18,92%. Như vậy, nếu không có khoản nợ phải trả nào quá hạn thanh toán thì điều đó cho thấy Công ty đã chấp hành tốt kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng, quan tâm đến việc gìn giữ uy tín. Qua phân tích cho thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng và tỷ trọng các khoản nợ có chiều hướng giảm thể hiện mức độ tự chủ của Công ty trong kinh doanh ngày càng tăng. Bảng 2.2: Ta thấy hệ số tài trợ của Công ty năm 2008 tăng lên so với năm 2007 một lượng là 0,13 và năm 2006 là 0,17. Điều này chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính của Công ty tăng lên. Tuy nhiên hệ số này chưa phải là cao do vậy công ty vẫn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay từ bên ngoài. Bên cạnh đó hệ số tự tài trợ của Công ty năm 2008 đạt 1,59 lần tăng so với năm 2007 là 0,5 lần và năm 2006 là 0,61 lần điều này chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp có chiều hướng tốt, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Mặc dù hệ số này còn thấp nhưng đã thể hiện được sự cố gắng của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả, góp phần tăng vốn chủ sở hữu của Công ty. Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty qua các năm STT CHỈ TIÊU ĐVT CUỐI NĂM 2006 CUỐI NĂM 2007 CUỐI NĂM 2008 1 Tổng nguồn vốn tr.đ 387.074 330.754 290.073 2 Hệ số tài trợ lần 0,36 0,40 0,53 3 Hệ số tự tài trợ lần 0,98 1,09 1,59 4 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành lần 1,57 1,67 2,13 5 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1,56 1,41 2,03 6 Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0,89 0,91 1,20 7 Hệ số khả năng thanh toán của TSNH lần 0,57 0,64 0,59 8 Tỷ suất đầu tư % 0,36 0,37 0,33 Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty 52 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty cũng tăng, năm 2008 đạt 2,13 lần tăng 0,46 lần so với năm 2007 và 0,56 lần so với năm 2006. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty năm 2007 đạt 1,41 lần giảm so với năm 2006 là 0,15 lần, chứng tỏ năm 2007 này khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty không được tốt nhưng năm 2008 hệ số này đạt 2,03 lần tăng so với năm 2007 là 0,62 lần và năm 2006 là 0,47 lần. Như vậy năm 2008 Công ty đã chủ động được các khoản nợ ngắn hạn, không bi sức ép từ các chủ nợ đảm bảo được tình hình tài chính, theo số liệu thống kê thì hệ số này bằng 1 thì tổng giá trị tài sản thuần của Công ty vừa đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2006 đạt 0,89 lần và năm 2007 đạt 0,91lần, điều này có nghĩa là doanh ghiệp đang gặp khó khăn trong thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này thấp một mặt thể hiện Công ty đã huy động tất cả các khoản vốn vào hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,29 và so với năm 2006 là 0,3, tức khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng, cụ thể năm 2006 cứ 1 đồng nợ ngắn hặn thì có 0,89 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hặn thì có 0,91 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hặn thì có 1,2 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Như vậy so với năm 2007 thì năm 2008 với lượng tiền và tương đương tiền hiện có của Công ty sẽ đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của mình đến cuối năm 2008. Hệ số khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng so với năm 2006 là 0,02 lần và giảm so với năm 2007 là 0,05 lần, dễ dàng nhận định được các khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm trong tổng tài sản ngắn hạn năm 2008 tăng lên so với năm 2007. Do vậy trong thời gian tới Công ty nên có biện pháp trong công tác thu hồi nợ, và đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm. Tỷ suất đầu tư năm 2007 là 0,36% tăng so với năm 2006 là 0,01%, năm 2008 là 0,33% giảm so với năm 2007 là 0,04%. Chứng tỏ tài sản cố định chiếm trong tổng giá trị tài sản của Công ty có chiều hướng giảm là do năm 2008 Công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản cố định đã khấu hao hết, một mặt thể hiện Công ty chưa chú trọng đầu tư vào tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định. 2.2.2. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 2.2.2.1. Cơ cấu tài sản Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt đông kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả. Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy động vốn mà quan trọng hơn còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được số vốn đã huy động. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng lượng vốn huy động vào kinh doanh. Với cùng một lượng vốn đã huy động, nếu biết sử dụng hợp lý, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu cho kinh doanh. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả số vốn đã huy động được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hay bộ phận tài sản nào. Vì thế, phân tích tình hình sử dụng vốn bao giờ cũng được thể hiện trước hết bằng cách phân tích cơ cấu tài sản. Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản trị sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Qua bảng 2.3: Ta thấy tài sản của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 là 56.320 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 14,55%. Chứng tỏ quy mô của Công ty giảm một cách đáng kể, điều này thể hiện trong bảng cân đối tài sản của Công ty năm 2007 là 330.754 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 209.140 triệu đồng, tương ứng với tỷ trọng 63,23% và tài sản dài hạn là 121.614 triệu đồng, tương ứng với tỷ trọng là 36,77% trong tổng giá trị tài sản của Công ty. Năm 2008 là 290.073 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 193.963 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66,87%, giảm so với năm 2007 là 15.176 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 7,25%; trong đó tiền mặt giảm 6.132 triệu đồng, tương ứng tốc độ giảm 61,26%, các khoản phải thu giảm 12.913 triệu đồng với tốc độ giảm 10,42%, hàng tồn kho tăng 3.032 triệu đồng với tốc độ tăng 4,2 % chứng tỏ một phần vốn của Công ty đang bị ứ động trong hàng tồn kho và Công ty chưa tích cực trong việc quay vòng đồng vốn trong khâu sản xuất và tiêu thụ. Tài sản dài hạn là 96.109 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,13% trong tổng giá trị Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của Công ty qua các năm TT TÀI SẢN Msố Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007 - 2006 Năm 2008 - 2007 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng ( %) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng ( %) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng ( %) ( + / - ) (triệu đồng) Tốc độ tăng giảm (%) ( + / - ) (triệu đồng) Tốc độ tăng giảm (%) A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 245.025 63,30 209.140 63,23 193.963 66,87 -35.885 -14,65 -15.177 -7,25 1 Tiền 110 19.261 4,97 10.010 3,03 3.877 1,34 -9.251 -48,03 -6.132 -61,26 2 Các khoản đầu tư TCNH 120 - - - 3. Các khoản phải thu 121.204 31,31 123.917 37,46 111.003 38,27 2.713 2,24 -12.914 -10,42 4 Hàng tồn kho 95.207 24,59 72.189 21,83 75.221 25,93 -23.017 -24,17 3.032 4,20 5 Tài sản ngắn hạn khác 9.351 2,42 2.662 0,81 3.860 1,33 -6.689 -71,53 1.198 45,01 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 142.049 36.70 121.614 36,77 96.110 33,13 -20.435 -14,38 -25.504 -20,97 1 Tài sản cố định Trong đó chi phí XDCB 210 133.571 45.985 34,50 11,88 120.707 20.371 36,49 6,15 94.293 7.328 32,50 2,52 -12,863 -9,63 -26,413 -21,88 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 230 0,06 630 0,19 1.817 0,63 400 173,76 1.187 188,20 3 Chi phí trả trước dài hạn 8.247 2,13 267 0,08 - - -7,971 -96,65 -100 Tổng cộng tài sản 270 387.074 100 330.754 100 290.073 100 -56,320 -14,55 -40,681 -12,30 Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính của Công ty 55 tài sản của Công ty. Trong đó tài sản cố đị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc08 Phn tch tnh hnh ti chnh t7841i Cng ty c7893 p.doc
Tài liệu liên quan