Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

Nợ ngắn hạn

Đây là nguồn tài trợ nhanh nhất cho công ty khi nguồn vốn không đủ để

đáp ứng nhu cầu tức thời, tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến

tình trạng làm mất an toàn trong hoạt động của công ty khi các khoản nợ này đến

hạn mà vẫn không thanh toán được.

Nhìn chung ta thấy nợ ngắn hạn chiếm gần như toàn bộ số nợ phải trả và có

xu hướng tăng dần qua 3 năm. Năm 2007 khoản mục này đạt 107.406 triệu đồng

tăng 6.914 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng gần 7% so với năm 2006, đến

năm 2008 con số này là 172.623 triệu đồng và tăng 65.217 triệu đồng so với năm

2007.

Nợ ngắn hạn thì chịu tác động của nhiều mục khác nhau như vay và nợ

ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước Để biết được nguyên

nhân làm cho nợ ngắn hạn tăng nhanh như vậy ta sẽ tiếp tục phần phân tích các

khoản mục cấu thành nên yếu tố nợ ngắn hạn.

pdf81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước để giảm được khoản chi phí nhất định do sự tăng giá. Chính vì thế đã làm cho khoản người mua trả tiền trước của công ty tăng cao trong năm 2008 đạt 7.664 triệu đồng tăng 4.562 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 147% so với năm 2007, đồng thời chiếm 4,44% so với nợ ngắn hạn. + Thuế và khoản phải nộp nhà nước: Đây là khoản mục mang tính chất bất buộc, nhìn chung thì thuế và các khoản phải nộp nhà nước có xu hướng tăng, trong đó cao nhất là năm 2008 đạt 2.029 triệu đồng và tăng 1.258 triệu đồng so với năm 2007, nguyên nhân là do các khoản thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty đều tăng. + Phải trả người lao động: Khoản mục này có sự tăng giảm qua 3 năm như sau: Năm 2006 với số tiền là 4.654 triệu đồng chiếm 4,63% so với tổng nợ ngắn hạn. Năm 2007 giảm xuống còn 2.735 triệu đồng giảm 1.919 triệu đồng tương ứng 41% so với năm 2006. Đến năm 2008 thi khoản mục này tăng trở lại đạt 7.699 triệu đồng tăng 4.964 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 181% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho phải trả người lao động tăng cao trong năm 2008 là do chính sách tăng lương của nhà nước, đồng thời công ty đã tăng số lượng công nhân viên ở các đại lý chi nhánh để phục vụ cho việc bán hàng có hiệu quả hơn. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 36 SVTH: Nguyễn Văn Thành + Phải trả nội bộ: Ta thấy khoản phải trả nội bộ cũng tăng giảm trong 3 năm gần đây, năm 2007 khoản mục này giảm xuống nhưng vợi mức biến động là không lớn, đến năm 2008 thì lại tăng lên rất nhanh chóng và đạt 8.711 triệu đồng tăng 6.707 triệu đồng ứng với 335% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty đã xây dựng thêm nhiều nhà kho mới ở các chi nhánh nên làm lượng hàng hóa gửi tại các chi nhánh tăng vì thế khoản phải trả nội bộ cũng tăng theo. + Phải trả ngắn hạn khác: Cũng như những khoản mục trên phải trả ngắn hạn khác có xu hướng biến động tăng dần trong 3 năm qua. Năm 2006 là 7.631 triệu đồng chiếm 7,59% so với tổng nợ ngắn hạn. Năm 2007 khoản mục này tăng lên 15.826 triệu đồng tăng 8.195 triệu đồng tương ứng 107% so với năm 2006. Và đến năm 2008 con số này là 18.070 triệu đồng tăng 2.244 triệu đồng ứng với 14% so với năm 2007, đồng thời chiếm tỷ trọng 10,47% so với tổng nợ ngắn hạn. Nguyên nhân làm cho khoản mục này tăng trong năm 2007 và 2008 chủ yếu là do các khoản phải đóng bảo hiểm điều tăng. b) Nợ dài hạn Đây là nguồn tài trợ cho công ty khi thiếu hụt vốn và có tính an toàn cao hơn khoản nợ ngắn hạn, công ty có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định. Nợ dài hạn của công ty tăng dần qua 3 năm như sau: Năm 2006 là 45 triệu đồng, đến năm 2007 nợ dài hạn tăng lên 85 triệu đồng tăng 40 triệu đồng ứng với 89% so với năm 2006, sang năm 2008 khoản mục này lại tiếp tục tăng và đạt 136 triệu đồng tăng 51 triệu đồng ứng với 60% so với năm 2007. Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động gần đây, ta thấy nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ chủ yếu của công ty khi thiếu vốn, nhưng trong khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản phải trả người bán đây là phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh hơn nữa nó còn tạo mối quan hệ hợp tác một cách lâu bền. Bên cạnh đó khoản vay và nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, đây là khoản tài trợ làm tăng khả năng phát sinh thêm chi phí nên công ty cần phải hạn chế bớt vay nợ để đảm bảo khả năng thanh toán và giảm rủi ro cho mình. Còn nợ dài hạn cũng có xu hướng tăng qua từng năm nhưng chỉ chiếm với tỷ lệ rất thấp và không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng nợ phải trả. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 37 SVTH: Nguyễn Văn Thành 4.2.2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu Đây là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ của đơn vị trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại thì việc có được một nguồn tài trợ an toàn và vững chắc sẽ đảm bảo được tính canh tranh, khi phải đối mặt với cơ chế thị trường ngày nay. Do đó, qua số liệu ở bảng 6 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được bổ sung ngày càng tăng, cụ thể: Năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu là 23.452 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19% trên tổng nguồn vốn. Năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 29.255 triệu đồng, tăng 5.803 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 25% so với năm 2006. Bên cạnh đó tỷ trọng cũng tăng theo và chiếm 21% trên tổng nguồn vốn. Năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng lên về mặt giá trị đạt 41.865 triệu đồng, tăng 12.610 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng là 43%. Tuy nhiên, do chiếm tỷ trọng và với tốc độ tăng thấp hơn so với khoản mục nợ phải trả, nên tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu có phần giảm xuống chỉ chiếm 20% trong tổng nguồn vốn. Tóm lại: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm về mặt giá trị là biểu hiện tốt, giúp cho công ty ngày một chủ động hơn trong nguồn vốn của mình. Về nguyên nhân làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu là do các yếu tố sau: + Vốn chủ sở hữu: Đây là yếu tố rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu. Về mặt giá trị thì khoản mục này có sự biến đổi tăng dần qua các. Năm 2006 đạt 22.695 triệu đồng chiếm 18% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2007 vốn chủ sở hữu là 28.753 triệu đồng, tăng lên 6.058 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 27% so với năm 2006. Bên cạnh việc tăng về mặt giá trị đã nâng tỷ trọng vốn chủ sở hữu lên 21% trên tổng nguồn vốn. Năm 2008 vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng và đạt 41.050 triệu đồng, tăng 12.297 triệu đồng tương ứng 43% so với năm 2007. Điều này cho thấy việc mở rộng quy mô kinh doanh của công ty là rất hợp lý và phù hợp với thực trạng hiện có do công ty đạt được trong những năm gần đây. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 38 SVTH: Nguyễn Văn Thành + Nguồn vốn kinh phí và qũy khác: Qua bảng 4 ta thấy khoản mục này có sự biến đổi tăng giảm trong 3 năm gần đây và có sự ảnh hưởng không đáng kể do chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2006 khoản mục này đạt 757 triệu đồng chiếm 1% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 thì lại giảm xuống chỉ còn 502 triệu đồng, giảm 255 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 34% so với năm 2006. Đến năm 2008 khoản mục này tăng trở lại và đạt 815 triệu đồng, tăng 313 triệu đồng ứng với 62% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu góp phần tạo nên sư biến đổi của khoản mục này là do sự thay đổi của yếu tố quỹ khen thưởng, phúc lợi. 4.2.2.4. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn của công ty Qua phân tích trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng dần qua 3 năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu điều tăng về giá trị. Năm 2008 do tốc độ nhu cầu vốn tăng quá cao đã làm cho nợ phải trả tăng theo mà chủ yếu là do sự tác động của khoản mục nợ ngắn hạn, khi khoản mục này tăng quá cao đồng nghĩa với việc công ty sẽ vay nợ càng nhiều điều này là không tốt vì sẽ dẫn đến chi phí tài chính cũng tăng, do đó công ty cần phải có chính sách hợp lý nhằm hạn chế việc vay nợ để tăng hiệu quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng đó thì nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm cũng tăng tương đối cao về mặt giá trị và có xu hướng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, điều này cho thấy công ty vẫn kiểm soát được tính tự chủ về tình hình tài chính của mình. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy vấn đề sử dụng nguồn vốn và quá trình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua là có hiệu quả. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc làm có vai trò rất quan trọng, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, để từ đó phát hiện những mặt còn hạn chế và kịp thời điều chỉnh, góp phần giúp đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 39 SVTH: Nguyễn Văn Thành C hê nh lệ ch 20 08 /2 00 7 % 31 ,8 3 31 ,1 4 53 ,8 0 -6 1, 16 52 ,4 2 -1 5, 51 50 ,8 2 42 ,6 3 -1 3, 67 76 ,7 6 76 ,8 1 76 ,7 5 Số t iề n 31 8. 35 0 30 1. 79 5 16 .5 55 -8 30 4. 11 1 -5 48 9. 55 1 2. 94 0 -5 4 7. 94 7 1. 11 3 6. 83 4 C hê nh lệ ch 20 07 /2 00 6 % 23 ,2 0 23 ,9 4 3, 88 19 3, 09 -1 3, 58 -0 ,3 4 -0 ,1 7 12 ,5 1 -9 1, 03 65 ,5 2 13 1, 84 58 ,1 5 Số t iề n 18 8. 33 9 18 7. 18 9 1. 15 0 89 4 -1 .2 32 -1 2 -3 2 76 7 -4 .0 09 4. 09 8 82 4 3. 27 4 N ăm 2 00 8 Số t iề n 1. 31 8. 36 0 1. 27 1. 03 4 47 .3 26 52 7 11 .9 54 2. 98 5 28 .3 45 9. 83 6 34 1 18 .3 00 2. 56 2 15 .7 38 N ăm 2 00 7 Số t iề n 1. 00 0. 01 0 96 9. 23 9 30 .7 71 1. 35 7 7. 84 3 3. 53 3 18 .7 94 6. 89 6 39 5 10 .3 53 1. 44 9 8. 90 4 N ăm 2 00 6 Số t iề n 81 1. 67 1 78 2. 05 0 29 .6 21 46 3 9. 07 5 3. 54 5 18 .8 26 6. 12 9 4. 40 4 6. 25 5 62 5 5. 63 0 C H Ỉ T IÊ U 1. D oa nh th u th uầ n 2. G iá v ốn h àn g bá n 3. L ợi n hu ận g ộp 4. D oa nh th u ho ạt đ ộn g tà i c hí nh 5. D oa nh th u kh ác 6. C hi p hí tà i c hí nh 7. C hi p hí b án h àn g 8. C hi p hí q uả n lý d oa nh n gh iệ p 9. C hi p hí k há c 10 . L ợi n hu ận tr ướ c th uế 11 . T hu ế th u nh ập d oa nh n gh iệ p 12 . L ợi n hu ận s au t hu ế ( N gu ồn : B ản g kế t q uả h oạ t đ ộn g ki nh d oa nh ) B ản g 8: B Á O C Á O K Ế T Q U Ả H O Ạ T Đ Ộ N G K IN H D O A N H Q U A 3 N Ă M 2 00 6 - 20 08 Đ V T : T ri ệu đ ồn g www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 40 SVTH: Nguyễn Văn Thành 4.3.1. Tình hình doanh thu Bảng 9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh Thu thuần 811.671 98,84 1.000.010 99,09 1.318.360 99,06 Doanh thu HĐTC 463 0,06 1.357 0,13 527 0,04 Doanh thu khác 9.075 1,10 7.843 0,78 11.954 0,90 Tổng doanh thu 821.209 100 1.009.210 100 1.330.841 100 ( Nguồn: Trích từ bảng 8) Nhìn chung thì tổng doanh thu tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là do các khoản mục cấu thành nên tổng doanh thu luôn biến động, cụ thể: + Doanh thu thuần: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn và chiếm hơn 99% trong tổng doanh thu. Năm 2006 là 811.671 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 98,84%. Năm 2007 doanh thu thuần tăng lên 1.000.010 triệu đồng, tăng 188.399 triệu đồng với tốc độ tăng là 23,20% so với năm 2007. Đến năm 2008, với chính sách giảm giá đồng thời kết hợp với chính sách thu tiền bán hàng mềm dẻo, điều này đã kích thích người tiêu dùng ngày càng tăng dẫn đến doanh thu thuần trong năm 2008 tăng lên đáng kể đạt 1.318.360 triệu đồng, tăng 318.350 triệu đồng tương ứng 31,83% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 99,06% trong tổng doanh thu. + Doanh thu hoạt động tài chính: Khoản mục này chiếm tỷ lệ rất thấp và không ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính lại có xu hướng tăng giảm qua các năm. Đặc biệt năm 2007 đạt 1.357 triệu đồng, tăng 894 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 193,09% so với năm 2006, chiếm 0,13% trong tổng doanh thu, nhưng đến năm 2008 thì doanh thu hoạt động tài chính giảm xuống còn 527 triệu đồng, giảm 830 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 61,16% so với năm 2007. Điều này cho thấy khả năng đầu tư vào lĩnh www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 41 SVTH: Nguyễn Văn Thành vực hoạt động tài chính của công ty là không cao, do đó công ty cần có chủ trương và biện pháp tích cực hơn nữa để đầu tư vào lĩnh vực hoạt động này. + Doanh thu khác: Đây là khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp được hưởng do thanh toán tiền hàng sớm và một số khoản thu khác. Khoản mục này chiếm tỷ trọng cũng tương đối thấp chỉ gần 1% so với tổng doanh thu, về mặt giá trị nó có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2006 là 9.075 triệu đồng, chiếm 1,10% trong tổng doanh thu. Năm 2007 doanh thu khác giảm xuống còn 7.843 triệu đồng, giảm 1.232 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 13,58% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 con số này là 11.954 triệu đồng, tăng 4.111 triệu đồng tương ứng 52,42 % so với năm 2007. Tóm lại: Qua phân tích trên, ta thấy tình hình doanh thu có xu hướng tăng nhanh trong 2 năm 2007 và 2008. Trong đó, đặt biệt là năm 2008 làm doanh thu tăng cao ngoài yếu tố công ty đã đẩy mạnh việc tăng sản lượng tiêu thụ thì yếu tố tác động không nhỏ đến tình hình doanh thu, đó là do việc thực hiện chính sách thu tiền bán hàng của công ty. 4.3.2. Tình hình chi phí Bảng 10: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 782.050 95,96 969.239 97,03 1.271.034 96,84 Chi phí tài chính 3.545 0,43 3.533 0,36 2.985 0,22 Chí phí bán hàng 18.826 2,31 18.794 1,88 28.345 2,16 Chi phí quản lý DN 6.129 0,75 6.896 0,69 9.836 0,75 Chi phí khác 4.404 0,55 395 0,04 341 0,03 Tổng chi phí 814.954 100 998.857 100 1.312.541 100 ( Nguồn: Trích từ bảng 8) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 42 SVTH: Nguyễn Văn Thành Chi phí có vai trò rất quan trọng vì muốn tạo ra doanh thu thì cần phải bỏ vốn đầu tư vào để mua sản phẩm dịch, đồng thời tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đó. Vì thế, chi phí được xem là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh và nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, ta cần xem xét những yếu tố tác động đến chi phí để có biện pháp đúng đắn trong việc tiết kiệm chi phí mà nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua bảng 10 ta thấy tổng chi phí cũng như doanh thu tăng dần qua 3 năm, để hiểu rỏ nguyên nhân của sự biến động này ta đi xem xét cụ thể từng yếu tố của chi phí: + Giá vốn hàng bán: Bao gồm tất cả các chi phí đầu vào để mua hàng hóa dịch vụ. Năm 2007, giá vốn tăng 187.189 triệu đồng tương ứng 23,94% so với năm 2006, đồng thời chiếm tỷ trọng 97,03% trên tổng chi phí. Đến năm 2008 con số này tăng lên đáng kể là 1.271.034 triệu đồng, tăng 301.795 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 31,14% so với năm 2007 nhưng xét về mặt tỷ trọng thì lại giảm xuống và chiếm 96,84% trên tổng chi phí. Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vốn hàng bán tăng cao về mặt giá trị trong năm 2008 là do công ty đã tăng lượng hàng hóa bán ra và chi phí mua vào cũng tăng. + Chi phí tài chính: Ta thấy chi phí tài chính có sự giảm dần qua 3 năm nhưng với mức biến động tương đối thấp. Trong năm 2006 chi phí tài chính là 3.545 triệu đồng chiếm 0,43% trên tổng chi phí. Năm 2007 chi phí tài chính giảm xuống còn 3.533 triệu đồng giảm 12 triệu đồng tương ứng 0,34% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 0,36% so với tổng chi phí. Đến năm 2008 chi phí tài chính lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 2.985 triệu đồng ứng với mức giảm 548 triệu đồng tương ứng 15,51% so với năm 2007. Nguyên nhân chính làm cho chi phí tài chính giảm mạnh trong năm 2008 là do khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và khả năng góp vốn liên doanh vào công ty con giảm xuống, bên cạnh đó công ty cũng được bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu và chính sách ưu đãi về lãi suất của ngân hàng cũng góp phần làm giảm chi phí tài chính. + Chi phí bán hàng: Đây là loại chi phí thời kỳ và không kém phần quan trọng vì nó có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm dích vụ. Từ năm 2006 đến năm 2007 chi phí này giảm 32 triệu đồng tương ứng 0,17%, còn từ năm 2007 đến năm 2008 chi phí bán hàng tăng trở lại đạt 28.345 triệu đồng trong www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 43 SVTH: Nguyễn Văn Thành năm 2008, tăng 9.551 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 50,82%. Nguyên nhân làm chi phí bán hàng tăng nhanh trong năm 2008 là do chi phí hoa hồng cho đại lý, chi phí quảng bá sản phẩm, khuyến mãi cho khách hàng … nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản mục chi phí có ảnh hưởng đến chất lượng của việc điều hành và quản lý công việc. Khoản mục này có sự tăng dần qua các năm như sau: Năm 2006 chi phí quản lý doanh nghiệp là 6.129 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,75% so với tổng chi phí. Năm 2007 là 6.896 triệu đồng, tăng 767 triệu đồng tương ứng 12,51% so với năm 2006, xét về tỷ trọng thì khoản mục này giảm xuống còn 0,69% trong tổng chhi phí. Nhưng đến năm 2008 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên rất nhanh đạt 9.836 triệu đồng tăng 2.940 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 42,63% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2008 biến động theo xu hướng tăng nhanh là do tiền lương phải trả cho người lao động và chi phí đạo tạo tăng theo chính sách quản lý của đơn vị nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên. + Chi phí khác: Đây là khoản mục có tính chất bất thường, chiếm tỷ trọng và có ảnh hưởng tương đối thấp trong tổng cơ cấu chi phí. Khoản mục này giảm dần qua 3 năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2008 là do chi phí từ hoạt động thu hồi, thanh lý tài sản và các khoản chi phí bất thường khác điều giảm. Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy tình hình tổng chi phí có xu hướng tăng nhanh trong năm 2008, nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề này là do sự tác động chủ yếu của 2 yếu tố giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng đã biến động mạnh và có xu hướng tăng dần do tính chất hoat động kinh doanh của đơn vị ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, nhìn chung thì tổng chi phí vẫn còn ở mức khá cao, do đó cần có biện pháp thích hợp để kiểm soát các khoản mục chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 4.3.3. Tình hình lợi nhuận Lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà công ty muốn đạt được. Vì thế để hiểu rỏ hơn tình hình lợi nhuận như thế nào. Ta tiến hành xem xét sự biến động của tổng lợi nhuận trước thuế, vì đây là khoản mục có tính chất quyết định sự lãi, lỗ www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 44 SVTH: Nguyễn Văn Thành của doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 là 10.353 triệu đồng tăng 4.089 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 65,52% so với năm 2006. Đến năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể đạt 18.300 triệu đồng, tăng 7.947 triệu đồng ứng với 76,76% so với năm 2007. Tóm lại: Qua các phân tích trên ta thấy mặc dù 2 khoản mục doanh thu và chi phí điều tăng trong năm 2008, nhưng với tốc độ tăng nhanh hơn của tổng doanh thu, do chính sách quản lý và tiết kiệm các khoản mục chi phí của công ty rất tốt nên đã làm cho lợi nhuận tăng nhanh, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty rất thuận lợi. Trong các năm qua công ty không chỉ quan tâm đến sự tăng trưởng lợi nhuận về số lượng mà còn quan tâm đến sự tăng trưởng về chất lượng. Với biện pháp tích cực và hợp lý, bên cạnh đó công ty đã thực hiện các chủ trương giao hàng đúng hợp đồng, chất lượng được bảo đảm và giá cả ngày càng cạnh tranh nên chiếm được lòng tin của khách hàng, do đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới với hợp đồng có giá trị lớn hơn. 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC CHI TIÊU TÀI CHÍNH Tình hình tài chính trong công ty được đánh giá dựa trên khả năng huy động và sử dụng vốn, bên cạnh đó các nhà phân tích còn xem xét các tỷ số tài chính để đo lường khả năng sinh lời cũng như những rủi ro đang tồn đọng tại công ty. Qua đó sẽ đưa ra được những nhận xét chính xác về tình hình tài chính tốt hay xấu. Do đó, ta sẽ đi vào phân tích các tỷ số sau: 4.4.1. Nhóm chi tiêu về khả năng thanh toán Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty luôn tồn tại những khoản phải thu, phải trả. Tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức áp dụng, sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế…tình hình thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Đây cũng là thể hiện trình độ nghệ thuật kinh doanh của đơn vị và tính chấp hành kỷ luật tài chính, tín dụng của nhà nước. Vì vậy, cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rỏ hơn về hoạt động của đơn vị để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự trì truệ trong thanh toán, nhằm giúp cho đơn vị chủ động về vốn, từ đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 45 SVTH: Nguyễn Văn Thành C hê nh lệ ch 20 08 /2 00 7 6. 96 1 31 .0 91 33 .6 01 65 .2 17 66 .5 93 1. 37 6 0, 01 -0 ,0 4 -0 ,1 2 0, 01 20 07 /2 00 6 - 65 4 - 5. 21 5 12 .8 75 6. 91 4 12 .1 24 5. 21 0 - 0, 01 0, 05 - 0, 06 - 0, 01 N ăm 20 08 15 .2 19 10 4. 55 5 67 .0 10 17 2. 62 3 18 7. 69 2 15 .0 69 0, 08 1, 09 0, 70 0, 09 20 07 8. 25 8 73 .4 64 33 .4 09 10 7. 40 6 12 1. 09 9 13 .6 93 0, 07 1, 13 0, 82 0, 08 20 06 8. 91 2 78 .6 79 20 .5 34 10 0. 49 2 10 8. 97 5 8. 48 3 0, 08 1, 08 0, 88 0, 09 Đ V T T ri ệu đ ồn g T ri ệu đ ồn g T ri ệu đ ồn g T ri ệu đ ồn g T ri ệu đ ồn g T ri ệu đ ồn g L ần L ần L ần L ần C H Ỉ T IÊ U 1. T iề n và c ác k ho ản tư ơn g đư ơn g ti ền 2. C ác k ho ản p hả i t hu 3. H àn g tồ n kh o 4. N ợ ng ắn h ạn 5. T ài s ản n gắ n hạ n V ốn lu ân c hu yể n K hả n ăn g th an h to án v ốn lư u độ ng K hả n ăn g th an h to án h iệ n hà nh K hả n ăn g th an h to án n ha nh K hả n ăn g th an h to án v ốn b ằn g ti ền B ản g 11 : C Á C C H Ỉ T IÊ U V Ề K H Ả N Ă N G T H A N H T O Á N ( N gu ồn : B ản g câ n đố i k ế to án ) www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 46 SVTH: Nguyễn Văn Thành 4.4.1.1. Vốn luân chuyển Cho ta biết được chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tức là số tiền còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn, ta có tình hình vốn luân chuyển qua các năm như sau: Năm 2006 = 8.483 triệu đồng Năm 2007 = 13.693 triệu đồng Năm 2008 = 15.069 triệu đồng Ta thấy vốn luân chuyển của công ty trong 3 năm gần đây là một số dương và có xu hướng biến đổi tăng dần, đây là một biểu hiện tốt cho thấy khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty ngày một tốt hơn. 4.4.1.2. Khả năng thanh toán vốn lưu động Khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2006 là 0,08 lần đến năm 2007 thì giảm xuống còn 0,07 lần, nhưng đến năm 2008 thì khả năng thanh toán vốn lưu động tăng trở lại 0,08 lần. Mặc dù chỉ tiêu này có xu hướng tăng trong năm 2008, nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức tương đối thấp, vì kinh nghiệm thực tế đã chứng minh nếu khả năng thanh toán vốn lưu động < 0,1 khi đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán vì những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền thấp. Điều này cho thấy phần lớn tài sản ngắn hạn của công ty đang tồn tại dưới dạng hàng hóa và các khoản phải thu, vì thế công ty cần phải thực sự sáng suốt trong việc xử lý các khoản nợ khi đến hạn của mình. 4.4.1.3. Khả năng thanh toán hiện hành Nếu như hệ số khả năng thanh toán vốn lưu động cho ta thấy được khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh hay chậm của tài sản ngắn hạn thì hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết mức đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả của tài sản ngắn hạn, ta có tình hình khả năng thanh toán hiện hành qua các năm như sau: Năm 2006 = 1,08 lần, cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 1,08 đồng tài sản ngắn hạn. www.kinhtehoc.net Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang GVHD: Nguyễn Thúy Hằng 47 SVTH: Nguyễn Văn Thành Năm 2007 = 1,13 lần, tăng 0,05 lần so với năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Năm 2008 = 1,09 lần, giảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.pdf
Tài liệu liên quan