MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiện cứu . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể . 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu . 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.4.1.Không gian nghiên cứu . 3
1.4.2.Thời gian nghiên cứu . 3
1.4.3.Đối tượng nghiên cứu . 3
1.5.Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu . 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
2.1 Phương pháp luận . 4
2.1.1. Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính . 4
2.1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính . 4
2.1.1.2. Mục tiêu phân tích tài chính . 4
2.1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính . 4
2.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính . 5
2.1.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán . 5
2.1.2.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . 5
2.1.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ . 6
2.1.2.4. Tỷ suất đầu tư . 6
2.1.2.5. Tỷ suất tự tài trợ . 7
2.1.3. Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính . 7
2.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán . 7
2.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn . 9
2.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận . 10
2.1.3.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính . 11
2.1.3.5. Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont. 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 13
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 13
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 13
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG . 14
3.1. Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang . 14
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 14
3.1.2. Giới thiệu sơ lược về công ty . 14
3.1.3. Tổ chức bộ máy quả lý tại công ty . 15
3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty . 15
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban . 17
3.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008 . 21
3.2.1. Thuận lợi . 21
3.2.2. Khó khăn . 21
3.2.3. Định hướng phát triển. 22
3.2.4. Kế họach sản xuất kinh doanh năm 2009 . 22
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN AN GIANG QUA 3 NĂM (2006 - 2008) . 23
4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính . 23
4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán của
công ty qua 3 năm (2006 - 2008) . 23
4.1.1.1 Phân tích tình hình tài sản . 23
4.1.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn . 31
4.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty qua 3 năm (2006 - 2008) . 35
4.1.2.1. Phân tích theo chiều ngang . 37
4.1.2.2. Phân tích theo chiều dọc . 40
4.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ . 42
4.1.3.1. Lưu chuyển tiền thuần vào từ hoạt động kinh doanh . 44
4.1.3.2. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư . 44
4.1.3.3. Lưu chuyển tiền thuần t ừ hoạt động tài chính . 44
4.1.3.4. Lưu chuyển tiền thuần trong năm . 45
4.1.4. Tỷ suất đầu tư . 45
4.1.4.1. Tỷ suất đầu tư tổng quát . 46
4.1.4.2. Tỷ suất đầu tư tài sản cố định . 46
4.1.4.3. Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn . 47
4.1.5. Tỷ suất tự tài trợ . 47
4.1.5.1. Tỷ suất vốn chủ sở hữu . 47
4.1.5.2. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ . 47
4.2. Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính . 48
4.2.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán . 48
4.2.1.1. Hệ số khái quát tình hình công nợ . 48
4.2.1.2. Vòng quay khoản phải thu . 49
4.2.1.3. Các khoản phải trả . 49
4.2.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn . 50
4.2.2.1. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản . 51
4.2.2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định . 51
4.2.2.3. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu . 52
4.2.2.4. Vòng quay hàng tồn kho . 52
4.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận . 52
4.2.3.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu . 53
4.2.3.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản . 53
4.2.3.3. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu . 53
4.2.3.4. Nhóm tỷ số đánh giá cổ phiếu . 54
4.2.4. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính . 55
4.2.4.1. Tỷ số nợ trên tài sản . 56
4.2.4.2. Tỷ số nợ vốn chủ sở hữu. 56
4.2.4.3. Khả năng thanh toán lãi vay . 56
4.2.5. Phân tích tài chính theo sơ đồ DuPont . 57
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY . 60
5.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty . 60
5.1.1. Những kết quả đạt được . 60
5.1.2. Những mặt còn hạn chế về tình hình tài chính . 60
5.1.3. Giải pháp . 61
5.1.3.1. Hạn chế ứ đọng vốn . 61
5.1.3.2. Hạn chế hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán . 61
5.1.3.3. Tiết kiệm chi phí sản xuất . 61
5.1.3.4. Tăng lợi nhuận . 62
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 63
6.1 Kết luận . 63
6.2 Kiến nghị . 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6537 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hình 3: Biểu đồ tình hình tài sản của công ty qua 3 năm ( 2006 – 2008)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy quy mô tài sản của công ty không ngừng được
mở rộng trong 3 năm qua. Năm 2007, tổng tài sản của công ty tăng mạnh so với
năm 2006 chủ yếu là do công ty đầu tư vào tài sản cố định. Năm 2008, tài sản dài
hạn tăng chậm hơn năm 2007 nhưng tài sản ngắn hạn tăng cao nên tổng tài sản
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 24
tiếp tục tăng. Để thấy rõ hơn sự biến động này ta phân tích cụ thể sự thay đổi của
các khoản mục trong tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Bảng 1: TÀI SẢN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Số tiền % Số tiền %
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 274.879 360.337 614.015 85.458 31,09 253.678 70,40
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
12.961 13.706 13.832 745 5,75 126 0,92
1. Tiền 12.961 13.706 3.832 745 5,75 (9.874) (72,04)
2. Các khoản tương
đương tiền
- - 10.000 - - 10.000 -
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
24.522 22.830 22.473 (1.692) (6,90) (357) (1,56)
1. Đầu tư ngắn hạn 24.522 24.216 26.901 (306) (1,25) 2.685 11,09
2. Dự phòng giảm giá
đầu tư ngắn hạn
- (1.386) (4.428) (1.386) - (3.042) 219,48
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
135.820 139.534 393.603 3.714 2,73 254.069 182,08
1. Phải thu khách hàng 100.697 112.782 348.806 12.085 12,00 236.024 209,27
2. Trả trước cho người bán 34.255 26.525 43.373 (7.730) (22,57) 16.848 63,52
3. Các khoản phải thu khác 1.044 227 1.424 (817) (78,26) 1.197 527,31
4. Dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi
(176) - - 176 (100,00) - -
IV. Hàng tồn kho 96.599 176.313 176.872 79.714 82,52 559 0,32
1. Hàng tồn kho 102.500 176.313 176.872 73.813 72,01 559 0,32
2. Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
(5.901) - - 5.901 (100,00) - -
V. Tài sản ngắn hạn khác 4.977 7.954 7.235 2.977 59,82 (719) (9,04)
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1.065 2.889 2.828 1.824 171,27 (61) (2,11)
2. Thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ
2.293 920 3.520 (1.373) (59,88) 2.600 282,61
3. Thuế và các khoản
phải thu Nhà nước
48 555 362 507 1,056.25 (193) (34,77)
4. Tài sản ngắn hạn khác 1.571 3.590 525 2.019 128,52 (3.065) (85,38)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 25
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Số tiền % Số tiền %
B - TÀI SẢN DÀI
HẠN
193.390 483.870 550.245 290.480 150,20 66.375 13,72
I. Tài sản cố định 187.100 321.084 406.844 133.984 71,61 85.760 26,71
1. Tài sản cố định
hữu hình
87.697 194.666 367.112 106.969 121,98 172.446 88,59
Nguyên giá 151.402 274.098 475.015 122.696 81,04 200.917 73,30
Giá trị hao mòn
lũy kế
(63.705) (79.432) (107.903) (15.727) 24,69 (28.471) 35,84
3. Tài sản cố định vô
hình
2.796 35.184 35.229 32.388 1.158,37 45 0,13
Nguyên giá 3.106 35.529 35.627 32.423 1.043,88 98 0,28
Giá trị hao mòn
lũy kế
(310) (345) (398) (35) 11,29 (53) 15,36
4. Chi phí xây dựng
cơ bản dở dang
96.607 91.234 4.503 (5.373) (5,56) (86.731) (95,06)
II. Các khoản đầu
tư tài chính dài hạn
100 150.575 130.540 150.475 150.475 (20.035) (13,31)
1. Đầu tư vào công
ty con
- 20.400 20.400 20.400 - - 0,00
3. Đầu tư dài hạn
khác
100 130.175 130.075 130.075 130.075 (100) (0,08)
4. Dự phòng giảm
giá đầu tư tài chính
dài hạn
- - (19.935) - - (19.935) -
III. Tài sản dài hạn
khác
6.190 12.211 12.861 6.021 97,27 650 5,32
1. Chi phí trả trước
dài hạn
1.915 7.936 12.336 6.021 314,41 4.400 55,44
3. Tài sản dài hạn
khác
4.275 4.275 525 - - (3.750) (87,72)
TỔNG CỘNG
TÀI SẢN
468.269 844.207 1.164.260 375.938 80,28 320.053 37,91
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2006 – 2008)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 26
a. Tài sản ngắn hạn
Năm 2006
49,41
%
8,92%4,72%
1,81%
35,14
%
Năm 2007
38,72
%
6,34%3,80%
48,93
%
2,21%
Năm 2008
2,25%
3,66%
1,18%
28,81%
64,10%
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
Hình 4: Biểu đồ tỷ trọng từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn
TSNH là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh
của công ty, nhìn chung TSNH trong 3 năm vừa qua không ngừng được tăng lên.
Đặc biệt là năm 2008, TSNH của công ty là 614.015 triệu đồng, tăng hơn 70 %
so với năm 2007 (bảng 1).
Nhìn vào hình 4 ta thấy tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền
giảm qua 3 năm. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2006 chiếm 4,72 %
trong tổng tài sản, năm 2007 giảm còn 3,80 % và năm 2008 chỉ chiếm 2,25 %
trong tổng tài sản. Tương tự, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong
tổng tài sản cũng giảm.
Khoản phải thu và hàng tồn kho là 2 khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng tài sản. Sự tăng lên của 2 khoản mục này làm cho tỷ trọng của tiền và
các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn giảm. Các khoản phải thu
ngắn hạn năm 2006 chiếm 49,41 % trong tổng tài sản, năm 2007 giảm còn
38,72% nhưng tăng cao trong năm 2008 chiếm 64,10 %. Hàng tồn kho năm 2006
chiếm 35,14 %, năm 2007 tăng lên chiếm 48,93 %, năm 2008 giảm còn 28,81 %.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 27
- Tiền và các khoản tương tiền
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền qua 3 năm tăng nhẹ.
Năm 2007 khoản mục này tăng 745 triệu đồng, tương đương 5,75 % so với năm
2006. Năm 2008, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 126 triệu đồng tương
ứng tỷ lệ tăng 0,92 %. Nguyên nhân do các khoản tương đương tiền tăng đột ngột
lên 10.000 triệu trong năm 2008, đây là các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới một
tháng tại ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh An Giang, và lượng tiền mặt tiền
gửi ngân hàng năm 2008 giảm 9.874 triệu đồng so với năm 2007
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty bao gồm đầu tư chứng
khoán ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn khác, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. Quan
sát bảng bên dưới ta sẽ dễ dàng nhận ra sự biến động của khoản mục nào ảnh
hưởng đến đầu tư tài chính ngắn hạn.
Bảng 2: ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
(2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Số tiền % Số tiền %
II. Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
24.522 22.830 22.473 (1.692) (6,90) (357) (1,56)
- Đầu tư chứng khoán
ngắn hạn
5.150 5.663 5.663 513 9,96 0 0,00
- Đầu tư ngắn hạn khác 19.372 18.553 21.238 (819) (4,23) 2.685 14,47
- Dự phòng giảm giá
đầu tư ngắn hạn
- (1.386) (4.428) (1.386) - (3.042) 219,48
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính 2006 – 2008)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy đầu tư chứng khoán ngắn hạn giữ mức ổn định trong
hai năm 2007 và 2008. Đầu tư ngắn hạn khác tăng lên trong 3 năm vừa qua,
nguyên nhân là do công ty tăng đầu tư thức ăn nuôi cá cho các thành viên trong
liên hợp cá sạch Agifish. Mặc dù đầu tư chứng khoán ngắn hạn không giảm, đầu
tư ngắn hạn khác tăng nhưng các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty trong 3 năm
qua giảm do công ty phải trích dự phòng đầu tư tài chính theo quy định.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 28
- Các khoản phải thu ngắn hạn
Khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến tình trạng giảm phát, khách
hàng yêu cầu thanh toán chậm. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải
thu của công ty tăng vọt trong năm 2008, tăng 254.069 triệu đồng, tương đương
182,08 % so với năm 2007.
Bên cạnh đó khi nhìn vào biểu đồ tỷ trọng từng khoản mục trong tài sản
ngắn hạn (hình 4) ta thấy trong năm 2008 khoản phải thu chiếm 64,1 % trong tài
sản ngắn hạn, còn nếu so với tổng tài sản thì khoản phải thu chiếm 33,81% [phụ
lục], đây là tỷ trọng cao nhất trong 3 năm qua. Khoản phải thu cao ảnh hưởng
đến khả năng huy động vốn kinh doanh và tốc độ chu chuyển vốn chậm lại.
- Hàng tồn kho
Nhìn vào bảng 1 ta thấy hàng tồn kho của công ty trong năm 2007 tăng
79.714 triệu đồng, tương đương 82,52 % so với năm 2006, hàng tồn kho năm
2008 tiếp tục tăng 559 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 0,32 % so với năm 2007.
Để thấy rõ hơn ta phân tích các khoản mục cụ thể của hàng tồn kho.
Bảng 3: HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Số tiền % Số tiền %
Hàng tồn kho 102.500 176.313 176.872 73.813 72,01 559 0,32
- Nguyên vật liệu 8.675 10.818 13.271 2.143 24,70 2.453 22,68
- Công cụ, dụng cụ 3.561 2.080 1.200 (1.481) (41,59) (880) (42,31)
- Chi phí sx kinh
doanh dở dang
5.809 537 258 (5.272) (90,76) (279) (51,96)
- Thành phẩm 82.820 160.456 160.602 77.636 93,74 146 0,09
- Hàng hóa 1.635 2.422 1.541 787 48,13 (881) (36,37)
(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính 2006 – 2008)
Qua bảng trên ta thấy hàng tồn kho tăng chủ yếu là do nguyên vật liệu và
thành phẩm tăng. Năm 2007 nguyên vật liệu tăng 2.143 triệu đồng tương đương
24,70 % so với năm 2006, thành phẩm năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm
2006. Năm 2008, mặc dù thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhưng nguyên vật liệu
vẫn tăng 22,68 % so với năm 2007; thành phẩm cũng tăng nhẹ. Hàng tồn kho của
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 29
doanh nghiệp cao do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và do cuộc khủng hoảng thừa
cá tra nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nên công ty phải giải quyết
lượng cá tồn đọng cho ngư dân theo chủ trương của Chính phủ. Hàng tồn kho
tăng cao làm cho doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, gây khó khăn trong việc kinh
doanh, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tài sản ngắn hạn khác
Nhìn chung trong 3 năm qua, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tài sản lưu động, trung bình chiếm chưa tới 1 % [phụ lục]. Qua bảng 1 ta
thấy năm 2007 tài sản ngắn hạn khác tăng 2.977 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng
59,82% so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản thiếu chờ xử lý năm
2007 tăng 2.704 triệu đồng so với năm 2006, bên cạnh đó chi phí trả trước ngắn
hạn tăng do công ty mua thêm công cụ dụng cụ. Năm 2008, tài sản ngắn hạn
khác giảm 719 triệu đồng, tương ứng 9,04 % so với năm 2007 do công ty đã rút
kinh nghiệm trong việc kiểm tra hàng hóa nên không có tài sản thiếu chờ xử lý.
b.Tài sản dài hạn
Như đã nói ở phần khái quát tình hình tài sản, tài sản dài hạn của công ty
liên tục tăng trong 3 năm qua. Tài sản dài hạn năm 2007 tăng so với năm 2006 là
290.480 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 150,2 %, năm 2008 TSDH tăng so với
năm 2007 là 66.375 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 13,72 %. Xét về mặt tỷ trọng
thì tài sản dài hạn năm 2007 tăng 16,02 % so với năm 2006 và năm 2008 giảm
10,06 % so với năm 2007 [phụ lục]. Để hiểu rõ hơn về TSDH ta sẽ phân tích cụ
thể các khoản mục tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
- Tài sản cố định
Nhìn vào bảng 1 ta thấy tài sản cố định liên tục tăng trong 3 năm, nhất
là trong năm 2007 tài sản cố định tăng vọt lên 321.084 triệu đồng, vượt năm
2006 133.984 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 71,61 %, tốc độ tăng rất cao. Năm 2008
tài sản cố định tiếp tục tăng 85.760 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 26,71 % so
với năm 2007. Nguyên nhân do tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
tăng và chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm.
Tài sản cố định hữu hình năm 2007 tăng 106.969 triệu đồng tương
ứng tỷ lệ tăng 121,97 % so với năm 2006 do công ty mua nhà làm trụ sở chính tại
thành phố Hồ Chí Minh, mua máy móc thíết bị, công cụ dụng cụ cho nhà máy
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 30
đông lạnh AGF9, hệ thống kho lạnh 3000 tấn, phương tiện vận tải… trị giá
109.759 triệu đồng và đưa tài sản cố định đã hoàn thành vào sử dụng trị giá
31.633 triệu đồng. Bên cạnh đó trong năm 2007, công ty còn đầu tư góp vốn vào
công ty con trị giá 8.603 triệu đồng, thanh lý nhượng bán tài sản cố định trị giá
10.093 triệu đồng, giá trị hao mòn lũy kế năm 2007 tăng 15.727 triệu đồng so với
năm 2006 nên làm giảm tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình năm
2008 tiếp tục tăng 172.446 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 88,59 % so với năm
2007 do công ty tiếp tục mua sắm mới nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện
truyền dẫn… trị giá 208.436 triệu đồng. Mặt khác công ty thanh lý nhượng bán
tài sản cố định trị giá 7.519 triệu đồng và giá trị hao mòn lũy kế năm 2008 tăng
28.471 triệu đồng so với năm 2007 làm giảm tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định vô hình năm 2007 tăng 32.388 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ 1.158,37 % so với năm 2006 chủ yếu là do quyền sử dụng đất của công ty
tăng 32.402 triệu đồng. Tài sản cố định vô hình năm 2008 tăng 45 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ tăng 0,13 % so với năm 2007 do tăng quyền sử dụng đất 11 triệu
đồng, tăng phần mềm vi tính 87 triệu và giá trị hao mòn tăng 53 triệu làm giảm
tài sản cố định vô hình.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2007 giảm 5.373 triệu đồng
tương ứng tỷ lệ giảm 5,56 % so với năm 2006. Năm 2008, chi phí xây dựng cơ
bản dở dang giảm mạnh còn 4.503 triệu đồng, giảm 86.731 triệu đồng tương ứng
tỷ lệ giảm 95,06 % so với năm 2007, do cuối năm 2008 các khoản đầu tư vào tài
sản cố định đã tương đối hoàn thành.
- Đầu tư tài chính dài hạn
Năm 2006, đầu tư tài chính dài hạn của công ty chỉ có công trái xây
dựng tổ quốc trị giá 100 triệu đồng. Đến năm 2007 khoản mục đầu tư tài chính
dài hạn của công ty tăng 150.475 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 150.475 % so
với năm 2006. Nguyên nhân do công ty góp vốn (tiền và tài sản) thành lập công
ty cổ phần đầu tư xây dựng Delta trị giá 20.400 triệu đồng. Bên cạnh đó, công ty
còn đầu tư vào cổ phiếu. Công ty đã mua cổ phiếu của công ty cổ phần thủy sản
Hùng Vương trị giá 30.075 triệu đồng và chứng chỉ quỹ của Quỹ tầm nhìn SSI
trị giá 100 tỷ đồng, đây là quỹ đầu tư tài chính có quy mô lớn trên thị trường
chứng khoán với vốn điều lệ là 1.700 tỷ đồng. Năm 2008, đầu tư tài chính dài
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 31
hạn giảm 20.035 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 13,31 % so với năm 2007, nguyên
nhân chủ yếu là do công ty phải trích dự phòng rủi ro tài chính theo quy định,
bên cạnh đó công trái xây dựng tổ quốc đã đáo hạn vào tháng 5 năm 2008.
- Tài sản dài hạn khác
Tài sản dài hạn khác năm 2007 tăng 6.021 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
tăng 97,27 % so với năm 2006 do tăng chi phí trả trước dài hạn 6.021 triệu đồng.
Tài sản dài hạn khác năm 2008 tăng 650 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,32 %
so với năm 2007 do tăng chi phí trả trước dài hạn 4.400 triệu đồng và giảm tài
sản dài hạn khác 3.750 triệu đồng.
Kết luận: Nhìn chung quy mô tài sản của công ty trong 3 năm qua được mở
rộng. Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của tài sản cố định và đây cũng là khoản
mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tỷ trọng trung bình trên 37% [phụ
lục]. Sự thay đổi này là phù hợp với mục tiêu của công ty trong 2 năm 2007,
2008 là tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, chủ yếu là đầu tư cải tạo, nâng
cấp các nhà máy AGF8, AGF7, nhằm hướng đến sự phát triền bền vững trong
tương lai. Bên cạnh đó công ty cũng đang dần tăng đầu tư vào tài chính dài hạn
để tìm thêm lợi nhuận. Tuy nhiên, khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao, đây
là vấn đề cần được quan tâm tìm ra giải pháp khắc phục nhằm hạn chế ảnh hưởng
xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh.
4.1.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán phản ảnh các nguồn
hình thành nên phần tài sản của doanh nghiệp, gồm nguồn vốn vay và nguồn vốn
chủ sở hữu. Dựa vào các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn, doanh nghiệp có thể biết
được cơ cấu của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có. Đồng thời
quan hệ kết cấu này cũng giúp đánh giá tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 32
468.269
844.207
1.164.260
-
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu đồng
Hình 5: Biểu đồ tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2006 – 2008)
Nhìn vào hình 5 ta thấy nguồn vốn của công ty trong 3 năm qua tăng trung
bình mỗi năm 340 tỷ đồng. Điều đó cho thấy khả năng huy động vốn để mở rộng
sản xuất kinh doanh của công ty là tốt.
Năm 2006
35,87
%
64,13
%
Năm 2007
73,65
%
6,35%
Năm 2008
46,62%
53,38%
A - NỢ PHẢI TRẢ
B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Hình 6: Biểu đồ kết cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2006 – 2008)
Về mặt kết cấu, qua biểu đồ trên ta thấy trong 3 năm vốn chủ sở hữu đều
chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả. Năm 2006, vốn chủ sở hữu chiếm 64,13 %
trong tổng nguồn vốn; tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2007 và năm 2008 giảm
còn 53,38 %. Nợ phải trả năm 2006 chiếm 35,87 % trong tổng nguồn vốn, đến
năm 2007 nợ phải trả chỉ chiếm 26,35 % do trong năm này vốn chủ sở hữu tăng
mạnh. Và trong năm 2008 nợ phải trả tăng lên chiếm 46,66 %. Nợ phải trả của
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 33
công ty phần lớn là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn rất ít. Sự thay đổi của nợ ngắn hạn là
nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giảm của nợ phải trả.
Tóm lại, nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả
trong 3 năm qua. Tuy nhiên khoảng cách giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở
hữu giảm dần qua 3 năm. Để thấy rõ hơn tình hình nguồn vốn của công ty trong
3 năm qua ta phân tích cụ thể hơn sự thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả.
Bảng 4: NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Số tiền % Số tiền %
A - NỢ PHẢI TRẢ 167.953 222.466 542.756 54.513 32,46 320.290 143,97
I. Nợ ngắn hạn 166.537 221.752 542.888 55.215 33,15 321.136 144,82
1. Vay và nợ ngắn hạn 113.244 162.997 433.731 49.753 43,93 270.734 166,10
2. Phải trả người bán 25.267 43.700 73.630 18.433 72,95 29.930 68,49
3. Người mua trả tiền trước 104 2.952 1.916 2.848 2.738,46 (1.036) (35,09)
4. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
2.708 372 2.445 (2.336) (86,26) 2.073 557,26
5. Phải trả người lao động 17.894 4.751 8.721 (13.143) (73,45) 3.970 83,56
6. Chi phí phải trả 5.262 3.141 13.669 (2.121) (40,31) 10.528 335,18
9. Các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác
2.058 3.839 8.776 1.781 86,54 4.937 128,60
II. Nợ dài hạn 1.416 714 730 (702) (49,58) 16 2,24
4. Vay và nợ dài hạn 993 - - (993) (100,00) 0
6. Dự phòng trợ cấp
mất việc làm
423 714 730 291 68,79 16 2,24
B - NGUỒN VỐN
CHỦ SỞ HỮU
300.316 621.741 621.504 321.425 107,03 (237) (0,04)
I. Vốn chủ sở hữu 298.960 620.612 618.206 321.652 107,59 (2.406) (0,39)
1. Vốn đầu tư của chủ
sở hữu
78.876 128.593 128.593 49.717 63,03 0 0,00
2. Thặng dư vốn cổ phần 124.712 385.506 385.506 260.794 209,12 0 0,00
7. Quỹ đầu tư phát triển 53.477 76.753 77.750 23.276 43,53 997 1,30
8. Quỹ dự phòng tài chính 3.802 6.114 8.009 2.312 60,81 1.895 30,99
10. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
36.584 22.137 16.839 (14.447) (39,49) (5.298) (23,93)
11. Nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản
1.509 1.509 1.509 - - 0 0,00
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.356 1.129 3.298 (227) (16,74) 2.169 192,12
1. Quỹ khen thưởng,
phúc lợi
1.245 1.038 3.287 (207) (16,63) 2.249 216,67
2. Nguồn kinh phí 111 91 11 (20) (18,02) (80) (87,91)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 468.269 844.207 1.164.260 375.938 80,28 320.053 37,91
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2006 – 2008)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 34
a. Nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong 3 năm qua tăng rất cao. Cụ thể
khoản mục này năm 2007 tăng về mức là 55.215 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng
33,15 % so với năm 2006 và trong năm 2008 nợ ngắn hạn tăng rất cao so với
năm 2007 (tăng 321.136 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 144,82 %). Nguyên
nhân chủ yếu là do vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán tăng.
Vay và nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 49.753 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
tăng 43,93 % so với năm 2006. Năm 2008, vay và nợ ngắn hạn tăng đột ngột,
tăng cao hơn năm 2007 270.733 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 166,10 %.
Nguyên nhân do khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao gây ứ đọng vốn nên
công ty phải tăng nợ vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động và mua nguyên vật
liệu chế biến hàng xuất khẩu.
Phải trả người bán năm 2007 tăng 18.433 triệu đồng tương ứng tỷ lệ
tăng 72,95 % so với năm 2006. Phải trả người bán năm 2008 tiếp tục tăng 29.930
triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 68,49 % so với năm 2007.
Các khoản mục còn lại cũng có sự thay đổi qua 3 năm nhưng do tỷ
trọng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến nợ ngắn hạn.
- Nợ dài hạn
Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ
dài hạn trong tổng nguồn vốn năm 2006 là 0,3 %, năm 2007 là 0,08 %, năm 2008
chỉ còn 0,06 % [phụ lục]. Nợ dài hạn của công ty trong năm 2006 là 1.416 triệu
đồng bao gồm 993 triệu đồng vay dài hạn để đầu tư tài sản cố định và nhập thiết
bị lạnh và dự phòng trợ cấp mất việc là 423 triệu đồng. Hai năm tiếp theo nợ dài
hạn giảm mạnh do công ty không vay nợ dài hạn mà chỉ có dự phòng trợ cấp mất
việc làm.
b. Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh về vốn về tài chính và sức
mạnh chung của doanh nghiệp.
Nhìn vào bảng 4 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm
qua có biến động. Trong năm 2007, khoản mục này tăng rất cao, tăng 321.425
triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 107,03 % so với năm 2006. Đến năm 2008 nguồn
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang
GVHD: Th.S La Nguyễn Thùy Dung SVTH: Cao Thị Ngọc Vân 35
vốn chủ sở hữu giảm 0,04 % so với năm 2007. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao
trong năm 2007 sau đó đứng lại ở năm 2008 do năm 2007 là năm công ty huy
động vốn để đầu tư tài sản cố định. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn chủ sở
hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác trong đó vốn chủ sở hữu ảnh hưởng nhiều nhất
đến nguồn vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng 321.652 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng
107,59 % so với năm 2006 do tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu 49.717 triệu đồng,
tăng thặng dư vốn cổ phần 260.794 triệu đồng, tăng quỹ đầu tư phát triển 23.276
triệu đồng, tăng quỹ dự phòng tài chính 2.312 triệu đồng và giảm lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối 14.447 triệu đồng. Năm 2008 vốn chủ sở hữu giảm 2.406
triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 0,39 % so với năm 2007 do giảm lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối 5.298 triệu đồng và tăng quỹ đầu tư phát triển 997 triệu
đồng, tăng quỹ dự phòng tài chính 1.895 triệu đồng.
Qua phân tích ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn chủ sở
hữu, các khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn. Điều này giúp công ty
giảm bớt chi phí lãi vay để tăng thêm lợi nhuận và cho thấy công ty đầu tư tài sản
cố định chủ yếu bằng vốn tự có. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu không ngừng tăng
lên thể hiện công ty có tiềm năng phát triển cao nên đã thu hút được sự đầu tư
của các tổ chức và các cá nhân khác.
4.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
qua 3 năm (2006 - 2008)
Do những bất ổn của thị trường như khủng hoảng thừa cá nguyên liệu ở
đồng bằng sông Cửu Long, giá cả không ổn định, khách hàng yêu cầu thanh toán
chậm… đã ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp nhất là doanh nghiệp trong ngành thủy sản có liên quan đến xuất khẩu.
Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang cũng không tránh khỏi những ảnh
hưởng đó. Phân tích báo cáo kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.pdf