MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài: 3
2. Mục tiêu nghiên cứu: 4
3. Phương pháp nghiên cứu: 4
4. Phạm vi nghiên cứu: 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5
1. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp: 5
1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp: 5
1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp: 6
2. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp: 7
2.1. Khái niệm: 7
2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp: 7
2.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp: 8
3. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính: 8
3.1. Mục tiêu: 8
3.2. Nội dung phân tích: 10
4. Dự báo tài chính: 10
5. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp: 10
5.1. Bảng cân đối kế toán: 11
5.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 11
6. Phương pháp phân tích: 12
6.1. Phân tích theo chiều ngang: 12
6.2. Phân tích xu hướng: 12
6.3. Phân tích theo chiều dọc (phân tích theo qui mô chung): 13
6.4. Phân tích các chỉ số chủ yếu: 13
6.5. Phương pháp liên hệ - cânđối: 13
7. Phương pháp dự báo: 13
7.1. Phân tích dựa vào mô hình hồi qui theo phương pháp bình phương bé nhất: 13
7.2. Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu: 14
7.3. Phương pháp cảm tính: 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BÀN TAY VIỆT 15
I. Đặc điểm chung của công ty TNHH Bàn Tay Việt. 15
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 15
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty: 16
3. Đặc điểm tổ chức hệ thống công tác kế toán: 19
II. Thực trạng về tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bàn Tay Việt: 23
1. Lý luận chung về phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của Công ty TNHH Bàn Tay Việt. 23
1.1 Khái niệm về tình hình tài chính doanh nghiệp: 23
1.2. Vai trò, ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 23
2. Các báo cáo tài chính tại đơn vị: 24
2.1. Bảng cân đối kế toán: Mẫu B-01/ DNN. 24
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu B- 02/DNN 25
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu B-03/DNN: 26
2.4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: 27
3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại đơn vị: 28
3.1. Phương pháp so sánh: 28
3.2. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích: 29
3.3. Phương pháp kết hợp: 29
4. Nội dung phân tích thông qua bảng CĐKT và BCKQHĐKD tại công ty TNHH Bàn Tay Việt: 29
4.1. Tài liệu phân tích: 29
4.1.1. Bảng cân đối kế toán: 30
4.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 32
4.2. Đánh giá khái quát nội dung phân tích tình hình tài chính tại đơn vị: 33
4.3. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty. 33
4.3.1. Cơ cấu tài sản. 33
4.3.2. Cơ cấu nguồn vốn: 34
4.4.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty: 37
4.4.1. Tình hình công nợ: 37
4.4.2. Phân tích hiệu quả chung: 42
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN,BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BÀN TAY VIỆT 51
I. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty: 51
II. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại đơn vị: 52
1. Phương hướng: 52
2. Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và tăng hiệu quả kinh doanh: 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
60 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8026 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Bàn Tay Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm về tình hình tài chính doanh nghiệp:
Trước tiên, để có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp chúng ta cần biết như thế nào gọi là doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được pháp luật thừa nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ một chủ sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình, có tên gọi riêng, có trụ sở giao dịch ổn định.
Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các tổ chức có tư cách pháp nhân, tại đây sẽ diễn ra quá trình tạo lập và chu chuyển vốn gắn liền với các hoạt động đầu tư và phân phối.
Bản chất của tài chính doanh nghiệp, hệ thống các quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thức giá trị, nảy sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các qũy tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và các yêu cầu chung của xã hội.
Vậy phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc dựa vào các báo cáo tài chính do bộ phận kế toán cung cấp để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó.
1.2. Vai trò, ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tại vì từ việc phân tích sẽ tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tận dụng các lợi thế, khắc phục những yếu điểm và phát huy tối đa các tiềm năng của doanh nghiệp.
Đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện nay là cạnh tranh gay gắt, nghĩa là không còn sự bảo hộ tuyệt đối của nhà nước đối với các ngành, các thành phần kinh tế. Có chăng, cũng rất ít. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển đòi hỏi phải đảm bảo được tình hình tài chính vững chắc và ổn định. Muốn làm được điều này doanh nghiệp phải phân tích tình hình tài chính. Có thể nói việc phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt, trong kinh tế thị trường, các báo cáo tài chính của các công ty phải được thông tin rộng rãi cho công chúng, đó cũng chính là điều kiện để các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua hoạt động của thị trường chứng khoán.-> Vì vậy phân tích tình hình tài chính hết sức quan trọng.
2. Các báo cáo tài chính tại đơn vị:
2.1. Bảng cân đối kế toán: Mẫu B-01/ DNN.
Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối ngày, cuối tháng, cuối quý, cuối năm).
Ý nghĩa: Bảng CĐKT là tài liệu quan trọng để phân tích, đánh giá một cách tổng quát tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Cơ sở và nguyên tắc lập:
- Cơ sở: Bảng CĐKT được lập căn cứ vào các số liệu của các sổ cái và chi tiết của các tài khoản có số dư cuối kỳ phản ảnh tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và bảng CĐKT của kỳ trước.
Nguyên tắc: Bảng CĐKT là một trong các báo cáo quan trọng nhất trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nó cung cấp các thông tin về thực trạng tài chính và tình hình biến động của cơ cấu tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy Bảng CĐKT luôn tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc phương trình kế toán: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn;
Hay Tổng tài sản = tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn
Hay Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn chủ sỡ hữu
- Nguyên tắc số dư: Nghĩa là những tài khoản có số dư mới được trình bày trên bảng CĐKT.
- Nguyên tắc trình bày các khoản mục theo tính thanh khoản giảm dần: Nghĩa là các khoản mục tài sản được phản ánh trước rồi đến nguồn hình thành nên tài sản, hay tài sản lưu động rồi mới đến tài sản cố định…
- Nguyên tắc nợ phải trả theo thời hạn: thì nợ phải trả ngắn hạn được trình bày trước và nợ dài hạn được trình bày sau.
Nội dung: gồm 2 phần là tài sản và nguồn vốn:
*. Tài sản bao gồm: Tài sản lưu động và tài sản cố định.
- Tài sản lưu động: gồm vốn bằng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho... Đó là tài sản có thể chuyển thành tiền trong khoảng thời gian ngắn.
- Tài sản cố định, có thể phân thành tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định hữu hình là các tài sản có hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.... Còn tài sản cố định vô hình là các tài sản không có hình thái vật chất như thương hiệu, giá trị của các bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất….
*. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
- Nợ phải trả: là nghĩa vụ thể hiện bằng tiền mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán. Theo thời gian sử dụng vốn, có thể chia nợ thành khoản nợ ngắn hạn (thời hạn thanh toán trong vòng 1 năm) và nợ dài hạn là khoản nợ phải thanh toán trong thời hạn lớn hơn 1 năm.
- Vốn chủ sở hữu: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hình thành từ các nguồn: tiền góp vốn của các thành viên, các cổ đông, lợi nhuận giữ lại, chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định…
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mẫu B- 02/DNN
Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, phân biệt theo hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Các thông tin được cung cấp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là thông tin về tình hình doanh thu, chi phí tạo ra doanh thu và kết quả kinh doanh do các hoạt động khác nhau tạo ra trong kỳ kế toán.
Ý nghĩa: Là tài liệu quan trọng cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để có thể đưa ra quyết định cho mình.
Cơ sở và nguyên tắc lập:
- Cơ sở: căn cứ vào số liệu của sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của doanh nghiệp và sổ chi tiết của các khoản thuế phải trả, phải nộp.
Nguyên tắc:
Nguyên tắc phân loại hoạt động: Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp để phân chia thu nhập, chi phí cho phù hợp. Hoạt động nào là hoạt động sản xuất kinh doanh, hay hoạt động nào là hoạt động tài chính, hoạt động nào thường xuyên hay không thường xuyên….
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí:
Nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp
Nội dung: Báo cáo KQKD gồm 2 phần
Phần 1: Phần lỗ, lãi. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ về thuế và các khoản phải trả khác của doanh nghiệp đối với nhà nước.
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu B-03/DNN:
Khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là loại báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Căn cứ vào báo cáo này có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền và sự biến động của tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán cũng như sự hình thành và lưu chuyển tiền của kỳ kế đến, trên cơ sở đó dự đoán được nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Ý nghĩa: Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin bổ sung về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng CĐKT và bảng báo cáo KQHĐKD chưa phản ánh. Cụ thể, báo cáo LCTT cung cấp luồng vào và ra của tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn có tính chất lưu động cao giúp người sử dụng phân tích và đánh giá khả năng tạo ra luồng tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ…
Cơ sở lập: căn cứ vào bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD và một số tài khoản liên quan.
Nguyên tắc: Báo cáo LCTT được lập dựa theo các nguyên tắc:
- Phân chia hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: như hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính hay hoạt động khác
- Nguyên tắc trình bày luồng tiền trực tiếp hay gián tiếp của doanh nghiệp
- Nguyên tắc phương trình luồng tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền lưu chuyển trong kỳ
= tiền tồn cuối kỳ - tiền tồn đầu kỳ + (-) các khoản chênh lệch tỷ giá
phát sinh trong kỳ
- Nguyên tắc quy ước luồng tiền: theo nguyên tắc này thì luồng tiền vào của doanh nghiệp được thể hiện bằng (+) và luồng tiền ra thể hiện bằng (-). Đối với các khoản mục dựa trên số đầu kỳ và cuối kỳ luồng tiền ra vào được xác định như sau:
Đối với khoản mục phải thu, hàng tồn kho và tài sản khác nếu có số dư cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ thì số chênh lệch của doàng tiền mang dấu (-) và ngược lại.
Đối với khoản mục nợ phải trả và vốn chủ sở hữu nếu có số dư cuối kỳ lớn hơn đầu kỳ thì số chênh lệch của dòng tiền mang dấu (+) và ngược lại.
Nội dung: Báo cáo LCTT gồm 3 phần
Phần 1: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ các khoản thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Phần 2: Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính của đơn vị.
Phần 3: Lưu chuyển từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền liên quan đến hoạt động tài chính của đơn vị.
2.4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính:
Khái niệm: Bên ba bảng báo cáo trên, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu (B-09/DNN) cũng được Công ty lập vào cuối kỳ kế toán: Là một bộ phận của báo cáo tài chính được lập để giải thích một số hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Với ý nghĩa trình bày và khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung chế độc kế toán mà doanh nghiệp đã áp dụng, trình bày lý do sự biến động của một số tài sản, phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp, đồng thời thuyết minh báo cáo tài chính có thể trình bày thông tin riêng tùy theo yêu cầu quản lý của nhà nước và doanh nghiệp.
Ý nghĩa: Nhằm cho biết trong kỳ các khoản phát sinh nhờ đâu ( Lý do của nó là tại sao nó tăng và nó giảm…) mà trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể hiện.
Cơ sở lập: Căn cứ vào các sổ kế toán kỳ báo cáo, bảng CĐKT và KQHĐKD kỳ báo cáo, bảng thuyết minh báo cáo kỳ trước.
Nguyên tắc: Được tổng hợp thông qua các sổ chi tiết, bảng tổng hợp.
Nội dung: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Bao gồm các thông tin về niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng, nguyên tắc và phương pháp kế toán được dùng trong kỳ báo cáo.
- Chi tiết gồm có các chỉ tiêu sau:
Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
Tình hình tăng giảm theo từng nhóm, từng loại TSCĐ.
Tình hình thu nhập của công nhân viên.
Tình hình tăng giảm của vốn chủ sỡ hữu.
Tình hình tăng giảm của các khoản dầu tư vào các đơn vị.
Các khoản phải thu và nợ phải trả.
Giải thích và thuyết minh số liệu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp như chỉ tiêu bố trí cơ cấu vốn, tỷ suất lợi nhuận …
Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới và các kiến nghị.
3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại đơn vị:
3.1. Phương pháp so sánh:
Là phương pháp dùng số liệu từ các báo cáo tài chính trong một vài năm gần nhất rồi tính các nhóm hệ số của từng năm. Sau đó đem kết quả tính được so sánh giữa các năm với nhau. Từ đó có thể thấy được công ty đang trên đà phát triển hay suy thoái. Công ty có những ưu điểm gì cần phát huy và hạn chế gì cần khắc phục. Ngoài ra người ta còn đem lại kết quả tính được từ các hệ số so sánh với giá trị trung bình của ngành để biết vị trí của doanh nghiệp trong ngành sản xuất đó.
3.2. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích:
Phương pháp này được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả kinh doanh thành những bộ phận theo các hướng khác nhau. Từ đó phân tích và đánh giá tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Việc chia nhỏ các chỉ tiêu sẽ cho ta biết nguyên nhân thực tế dẫn đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là gì.
3.3. Phương pháp kết hợp:
Là phương pháp kết hợp hai hay nhiều phương pháp khác nhau cùng một lúc trong khi phân tích để có được những nhận xét chính xác nhất. Vì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng do đó khi kết hợp chúng với nhau thì ưu điểm của phương pháp này sẽ khắc phục được hạn chế của phương pháp khác.
4. Nội dung phân tích thông qua bảng CĐKT và BCKQHĐKD tại công ty TNHH Bàn Tay Việt:
Bảng CĐKT và BC KQKD tại Công ty TNHH Bàn Tay Việt (2007-2009)
4.1. Tài liệu phân tích:
4.1.1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Bàn Tay Việt năm 2007-2009
Đơn vị: VNĐ
Tài sản
2009
2008
2007
A. Tài sản ngắn hạn
11.447.779.788
11.532.524.924
11.087.986.265
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
225.658.002
168.005.066
125.589.014
Tiền
209.658.002
151.005.066
115.589.014
Các khoản tương đương tiền
16.000.000
17.000.000
10.000.000
II. Các khoản đầu tư ngắn hạn
693.060.158
356.025.083
235.057.025
Đầu tư ngắn hạn
693.060.158
356.025.083
235.057.025
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*)
0.00
0.00
0.00
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
2.591.030.589
2.616.001.456
2.358.062.936
Phải thu khách hàng
1.677.005.000
1.925.000.356
1.700.851.423
Trả trước cho người bán
446.025.000
356.000.540
212.039.827
Các khoản phải thu khác
468.000.589
335.000.560
445.171.686
Dự phòng phải thu khó đòi(*)
0.00
0.00
0.00
IV. Hàng tồn kho
7.659.250.245
7.986.898.005
7.998.258.258
Hàng tồn kho
7.659.250.245
7.986.898.005
7.998.258.258
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*)
0.00
0.00
0.00
V. Tài sản ngắn hạn khác
278.780.794
405.325.314
371.019.032
Thuế GTGT được khấu trừ
33.245.200
58.568.244
35.898.000
Thuế và các khoản phải thu nhà nước
22.245.589
29.588.459
20.077.486
Tài sản ngắn hạn khác
223.290.005
317.168.611
315.043.546
B. Tài sản dài hạn
1.752.273.960
2.133.169.520
2.054.649.969
I. Tài sản cố định
1.458.440.960
1.669.581.960
1.824.222.090
Nguyên giá
2.356.129.960
2.231.124.760
2.088.129.960
3Giá trị hao mòn lũy kế(*)
897.689.000
686.548.000
548.689.000
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
0.00
125.005.200
268.000.000
II. Bất động sản đầu tư
Nguyên giá
0.00
0.00
0.00
Giá trị hao mòn lũy kế(*)
0.00
0.00
0.00
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
72.265.000
128.000.000
0.00
Đầu tư dài hạn khác
72.265.000
128.000.000
0
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
0.00
0.00
0.00
IV. Tài sản dài hạn khác
221.568.000
335.587.560
230.427.879
Phải thu dài hạn
204.700.000
270.025.560
204.427.879
Tài sản dài hạn khác
16.868.000
65.562.000
26.000.000
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi(*)
0.00
0.00
0.00
Tổng cộng tài sản
13.200.053.748
13.665.424.444
13.142.636.234
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
2.254.798.302
2.723.498.328
2.168.615.799
I. Nợ ngắn hạn
1.641.593.302
2.079.421.660
1.909.749.775
Vay ngắn hạn
168.158.052
102.000.550
136.002.000
Phải trả người bán
546.182.000
1.147.250.000
957.025.000
Người mua trả tiền trước
60.250.000
49.356.000
36.000.500
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
67.898.000
158.125.000
69.255.000
Phải trả người lao động
165.455.000
68.689.000
198.787.025
Chi phí phải trả
265.650.000
258.000.560
458.025.250
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
368.000.250
296.000.550
54.655.000
Dự phòng phải trả ngắn hạn
0.00
0.00
0.00
II. Nợ dài hạn
613.205.000
644.076.668
258.866.024
Vay và nợ dài hạn
0.00
268.005.000
68.990.000
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
0.00
0.00
0.00
Phải trả dài hạn khác
613.205.000
376.071.668
189.876.024
Dự phòng phải trả dài hạn
0.00
0.00
0.00
B. Vốn chủ sở hữu
10.945.255.446
10.941.926.116
10.974.020.435
I. Vốn chủ sở hữu
10.856.254.896
10.855.921.091
10.928.472.435
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
10.011.097.476
10.248.837.491
10.523.545.635
Thặng dư vốn cổ phần
0.00
0.00
0.00
Vốn chủ sở hữu khác
0.00
0.00
0.00
Cổ phiếu quỹ(*)
0.00
0.00
0.00
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
0.00
0.00
0.00
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
65.544.000
165.000.000
69.000.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
779.613.420
442.083.600
335.926.800
II. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
89.000.550
86.005.025
45.548.000
Tổng nguồn vốn
13.200.053.748
13.665.424.444
13.142.636.234
4.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Bàn Tay Việt năm 2007-2009
Đơn vị: VNĐ
Tài sản
Năm 2009
năm 2008
năm 2007
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
10.002.005.898
8.982.000.580
7.586.000.000
Các khoản giảm trừ
0.00
0.00
0.00
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10.002.005.898
8.982.000.580
7.586.000.000
Giá vốn hàng bán
7.113.988.321
6.302.054.960
5.641.087.932
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.888.017.577
2.679.945.620
1.944.912.068
Doanh thu hoạt động tài chính
556.055.000
396.002.000
265.356.255
Chi phí tài chính
36.002.025
32.025.450
32.025.548
Trong đó: chi phí lãi vay
36.002.025
32.025.450
32.025.548
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.597.087.556
2.505.273.338
1.800.302.496
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
810.982.996
538.648.832
377.940.279
Thu nhập khác
264.999.820
123.904.168
114.624.976
Chi phí khác
36.498.256
48.548.000
26.000.255
Lợi nhuận khác
228.501.564
75.356.168
88.624.721
Tổng Lợi nhuận trước thuế
1.039.484.560
614.005.000
466.565.000
Chi phí thuế TNDN
259.871.140
171.921.400
130.638.200
Lợi nhuận sau thuế TNDN
779.613.420
442.083.600
335.926.800
4.2. Đánh giá khái quát nội dung phân tích tình hình tài chính tại đơn vị:
Qua các báo cáo tài chính của công ty ta thấy tuy là một công ty TNHH nhưng công ty có quy mô vốn tương đối lớn trên 10 tỷ. Kết quả kinh doanh cho thấy công ty đang làm ăn có lãi. Tuy số lãi chưa được lớn nhưng đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang trên đà phát triển. Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta đi vào phân tích cụ thể.
4.3. Phân tích cấu trúc tài chính của công ty.
4.3.1. Cơ cấu tài sản.
Tài sản của công ty được chia thành hai phần là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Năm 2007 tài sản ngắn hạn của công ty là 11.087.986.265 đồng chiếm 84,37% trong tổng tài sản của đơn vị. Năm 2008, 11.532.524.924 tỷ đồng chiếm 84,39% trong tổng tài sản và năm 2009, 11.447.779.788 tỷ đồng chiếm 86,73% trong tổng tài sản. Ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng dần qua các năm tuy nhiên lượng tăng không nhiều.
Trong tài sản ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Năm 2007 là 125.589.014 đồng chiếm 1,13% trong tổng tài sản ngắn hạn, năm 2008 là 168.005.066 đồng chiếm 1,46% và đến năm 2009 là 225.658.002 đồng chiếm 1,97%. Ta thấy lượng tiền mặt của công ty là vừa phải phù hợp với loại hình doanh nghiệp sản xuất. Ngược lại với tiền thì hàng tồn kho lại là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản ngắn hạn trong cả ba năm hàng tồn kho đều chiếm trên 50% cụ thể năm 2007 là 7.998.258.258 chiếm 72% của tổng tài sản ngắn hạn và chiếm 60,86% trong tổng tài sản của công ty. Đến năm 2008 là 7.986.898.005 chiếm 58,45% trong tổng tài sản và 69,26% trong tổng tài sản ngắn hạn. Nhưng đến năm 2009 là 7.659.250.245 chiếm 66,90% trong tổng tài sản ngắn hạn và chiếm 58,02% trong tổng tài sản của công ty. Tuy là doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công song với tỷ trọng như vậy vẫn khá cao.
Bên cạnh đó, các khoản phải thu cũng là chỉ tiêu rất quan trọng trong tài sản ngắn hạn. Năm 2007 khoản phải thu chiếm 21,27% tổng tài sản ngắn hạn nhưng đến năm 2008 chiếm 22,68% còn năm 2009 là 22,63% tổng tài sản ngắn hạn và chiếm trên dưới 20% trong tổng tài sản của cả 3 năm. Với tỷ lệ như vậy thể hiện công ty bán hàng theo phương thức bán buôn và sử dụng phương thức thanh toán tín dụng dài hạn vì các khoản phải thu này chủ yếu là từ các đơn đặt hàng của khách nước ngoài và của khách hàng có uy tín trong nước.
Còn đối với tài sản dài hạn thì công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định chứng tỏ công ty chưa chú trọng đầu tư theo chiều sâu mà chỉ áp dụng các biện pháp tạm thời trong phát triển nhân lực.
Nhìn chung trong cơ cấu tài sản của công ty thì vẫn có những chỉ tiêu chưa được hợp lý cần có sự điều chỉnh.
4.3.2. Cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu tài sản thể hiện sự phân bổ nguồn lực, triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu nguồn lực hình thành trên các khoản đi chiếm dụng vốn là chủ yếu thì sự phát triển đó thật sự không bền vững. Do đó phân tích tình hình tài chính cần thiết phải phân tích cơ cấu nguồn vốn. Từ đó, ta có thể đánh giá được khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Nguồn vốn của công ty gồm hai phần: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó tỷ trọng của các chỉ tiêu như sau:
Bảng 3: Tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu năm 2007-2009
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Năm 2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
A. Nợ phải trả
2.254.798.302
17,08
2.723.498.328
19,93
2.168.615.799
16,5
I. Nợ ngắn hạn
1.641.593.302
12,44
2.079.421.660
15,22
1.909.749.775
14,53
Vay ngắn hạn
168.158.052
1,27
102.000.550
0,75
136.002.000
1,03
Phải trả người bán
546.182.000
4,14
1.147.250.000
8,40
957.025.000
7,28
Người mua trả tiền trước
60.250.000
0,46
49.356.000
0,35
36.000.500
0,27
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
67.898.000
0,52
158.125.000
1,16
69.255.000
0,53
Phải trả người lao động
165.455.000
1,25
68.689.000
0,50
198.787.025
1,51
Chi phí phải trả
265.650.000
2,01
258.000.560
1,89
458.025.250
3,49
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
368.000.250
2,79
296.000.550
2,17
54.655.000
0,42
II. Nợ dài hạn
613.205.000
4,64
644.076.668
4,71
258.866.024
1,97
Vay và nợ dài hạn
0.00
268.005.000
1,96
68.990.000
0,52
Phải trả dài hạn khác
613.205.000
4,64
376.071.668
2,75
189.876.024
1,45
B. Vốn chủ sở hữu
10.945.255.446
82,92
10.941.926.116
80,07
10.974.020.435
83,5
I. Vốn chủ sở hữu
10.856.254.896
82,24
10.855.921.091
79,44
10.928.472.435
83,15
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
10.011.097.476
75,84
10.248.837.491
75
10.523.545.635
80,07
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
65.544.000
0,50
165.000.000
1,21
69.000.000
0,53
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
779.613.420
5,90
442.083.600
3,24
335.926.800
2,55
II. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
89.000.550
0,68
86.005.025
0,63
45.548.000
0,35
Tổng nguồn vốn = A+B
13.200.053.748
100
13.665.424.444
100
13.142.636.234
100
Qua bảng trên ta thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cả 3 năm đều trên 80%. Cụ thể năm 2007 là 10.974.020.435 đồng tuy tổng nguồn vốn thấp nhưng vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng cao 83,5%, Với năm 2008 vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 80,07% trong tổng nguồn vốn, và năm 2009 chiếm 82,92%. Như vậy trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính tương đối cao và hầu hết các tài sản mà công ty có được đầu tư bằng số vốn của mình.
Trong vốn chủ sở hữu của công ty thì quỹ khen thưởng và phúc lợi không đáng kể: trong năm 2007 là 45.548.000 đồng chiếm 0,35% trong tổng nguồn vốn và đến năm 2008 và 2009 có tăng nhưng với mức tăng không đáng kể.
Trong nợ phải trả của công ty thì nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể trong năm 2007 là nợ phải trả ngắn hạn chiếm 14,53%, trong tổng nguồn vốn, song đến năm 2008 tăng lên thành 2.079.421.660 đồng, chiếm 15,22% nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 1.641.593.302 đồng chiếm 12,44% trong tổng nguồn vốn. Điều đó ta thấy mức biến động của nợ ngắn hạn qua các năm tương đối lớn.
Bên cạnh đó, nợ dài hạn của công ty cũng có sự thay đổi. Cụ thể như sau: Năm 2007 là 258.866.024 đồng, chiếm 1,97% trong tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2008 tăng lên đến 644.076.668 đồng, chiếm 4,71% và đến năm 2009 giảm xuống còn 613.205.000 đồng, chiếm 6,46% trong tổng nguồn vốn. Tuy có sự biến động về nợ dài hạn, song mức biến động cũng không đáng kể.
Nhìn chung qua cơ cấu nguồn vốn ta thấy công ty có nguồn vốn chủ sở hữu khá cao, tỷ lệ nợ thấp vì thế mức độ an toàn và sức mạnh về tài chính của công ty là tương đối lớn.
Kết luận: Trong quá trình hoạt động công ty hầu như hoạt động với nguồn vốn chủ sở hữu, ít đi chiếm dụng vốn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp như vậy khá ổn định, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Son, để đạt hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Công ty cần có phương pháp sử dụng vốn thích hợp.
4.4.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty:
4.4.1. Tình hình công nợ:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn coi trong quan hệ tín dụng bởi nó có thể giúp doanh nghiệp phát huy được thế mạnh, mở rộng quy mô và đẩy nhanh quá trình sản xuất của mình. Muốn vậy, các doanh nghiệp đòi hỏi có đủ năng lực để đáp ứng nghĩa vụ đối với các loại tín dụng đó. Mà trước tiên, khả năng hoàn trả đúng hạn các khoản vay tín dụng.
Cũng như các do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp năm 2011- Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Bàn Tay Việt.doc