MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 4
1.1 Khái niệm về phân tích tài chính 4
1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính 5
1.3 Vai trò, mục đích của phân tích tài chính 5
1.4 Tài liệu phân tích 6
1.5 Nội dung phân tích tài chính 9
1.5.1 Phân tích tình hình biến động, kết cấu của tài sản và nguồn vốn 9
1.5.2 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 12
1.5.3 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh 14
1.5.4 Phân tích các tỷ số tài chính 14
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 19
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 19
2.1.1 Lịch sử hình thành 19
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 20
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 20
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tài chính 22
2.1.5 Quá trình phát triển 26
2.2 Tình hình kết quả kinh doanh từ 200-2009 28
2.3 Thực trạng tình hình tài chính tại công ty 30
2.3.1 Phân tích tình hình biến động, kết cấu tài sản và nguồn vốn 30
2.3.1.1 Phân tích tình hình biến động, kết cấu tài sản 30
2.3.1.2 Phân tích tình hình biến động, kết cấu nguồn vốn 38
2.3.2 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 43
2.3.2.1 Khả năng thanh toán tổng quát 43
2.3.2.2 Khả năng thanh toán bằng tiến 44
2.3.2.3 Khả năng thanh toán hiện hành 45
2.3.3 Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh 46
2.3.4 Phân tích các tỷ số tài chính 51
2.3.4.1 Các tỷ số về đòn cân nợ 51
2.3.4.2 Các tỷ số về hoạt động 54
2.3.4.3 Các tỷ số về doanh thu, tỷ suất lợi nhuận 56
2.3.4.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 58
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 61
3.1Nhận xét và đánh giá chung tình hình tài chính tại công ty TNHH TM-CN Hồng Quang 61
3.1.1 Ưu điểm 61
3.1.2 Nhược điểm 62
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại công ty Hồng
Quang 63
Các kiến nghị 65
KẾT LUẬN 66
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương mại – Công nghệ Hồng Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp và BCTC.
c. Hình thức kế toán
Hình thức kế toán của công ty là: hình thức nhật ký chung và sử dụng đúng quy định do Bộ Tài Chính ban hành. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung trước khi ghi vào sổ kế toán.
FLý do công ty chọn hình thức nhật ký chung là do hình thức nhật ký chung là hình thức ghi sổ đơn giản, dễ làm, dễ học.Trong điều kiện hầu hết các doanh nghiệp vừa và lớn trong nền kinh tế đều có điều kiện vận dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại đơn vị mình, thì hình thức nhật ký chung hoàn toàn thích hợp với các doanh nghiệp còn lại (doanh nghiệp nhỏ) chưa có đủ điều kiện để vi tính hóa công tác kế toán.Ngoài ra, hình thức nhật ký chung rất dễ ứng dụng để xây dựng các phần mềm kế toán.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kinh tế các nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái.
Sơ đồ hình thức kế toán:
Sơ đồ 2.3- Hình thức kế toán
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ cái các tài khoản
Sổ chi
tiết các
tài
khoản
Sổ nhật ký đặt biệt
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi cuối tháng
Trình tự ghi chép:
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lệ, kế toán ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ “nhật ký chung” theo trình tự thời gian và các sổ có liên quan. Sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi sổ cái. Các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng và bán hàng trước, định kỳ hoặc cuối tháng, mới tổng hợp để ghi một dòng trên nhật ký chung.
Cuối tháng :
Lập bảng tổng hợp chi tiết căn cứ vào các sổ chi tiết của các tài khoản.
Căn cứ số liệu trên sổ cái lập bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản.
Đối chiếu kiểm tra số liệu và lập báo cáo kế toán.
Một số chính sách kế toán tại công ty:
Kế toán áp dụng:
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: thực tế phát sinh
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hang tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Nộp thuế gia trị gia tăng: Khấu trừ.
Hệ thống tài khoản sử dụng:
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành và đã sửa đổi kịp thời những thay đổi của Bộ Tài Chính.
Sổ kế toán trong hình thức kế toán nhật ký chung gồm:
Sổ thẻ chi tiết
Nhật ký chung
Nhật ký đặt biệt
Sổ cái…
2.1.5 Quá trình phát triển:
2.1.5.1 Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
Có nhiều khách hàng quen thuộc.
Đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, năng động, ham học hỏi, sáng tạo và đoàn kết.
Thường xuyên có nhiều chương trình thu hút khách hàng, dịch vụ hậu mãi tốt.
Với phương châm uy tín, chất lượng, khách hàng là thượng đế đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng.
Việc cung cấp thêm linh kiện, vật tư thay thế và các dịch vụ đi kèm ( cho thuê màn chiếu, máy chiếu, sửa chữa thiết bị theo yêu cầu…) đã làm tăng doanh thu 1 cách đáng kể, đồng thời mở rộng thêm thị trường, tìm kiếm khách hàng.
Khó khăn:
Chính sách tìm kiếm khách hàng mới của công ty còn nhiều hạn chế, chưa có đội ngũ nhân viên nghiên cứu và phát triển thị trường.
Sự cạnh tranh của các công ty trong ngành.
Rủi ro trong việc nhập hàng: trước khi nhập hàng về công ty phải thanh toán trước 50% - 100% giá trị lô hàng. Việc trả tiền trước có thể gặp một số rủi ro như: sau khi nhận tiền nhà cung cấp không giao hàng, giao hàng chậm trễ không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng; nguồn hàng không đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng…
2.1.5.2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới:
Sau hơn 4 năm hoạt động công ty đã có được một chỗ đứng nhất định trên thị trường với một thị phần tương đối lớn. Chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của công ty là tiếp tục mở rộng thị trường, củng cố và nâng cao uy tín đối với khách hàng, đáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng khách hàng về sản phẩm và dịch vụ phân phối, để công ty sẽ là sự lựa chọn của khách hàng khi có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ công ty kinh doanh. Để thực hiện chiến lược này, công ty đề ra những biện pháp cụ thể sau:
Tìm kiếm thêm nhiều nhà phân phối mới, tiêu thụ mới bằng cách tuyển dụng một số nhân viên kinh doanh, họ sẽ được hưởng một mức lương cơ bản cộng với hoa hồng khi tìm được đối tác mới.
Tìm thêm nhiều nhà cung cấp, đa dạng hóa sản phẩm để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu.
Phát triển trang web có nhân viên quản lý chặt chẽ để thực hiện chiến lược bán hàng qua mạng.
Khai thác thị trường tiềm năng chuyên như: trường học, bệnh viện, ngân hàng… có sử dụng thiết bị văn phòng.
Áp dụng thêm nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng như: mua số lượng lớn ngoài việc được chiết khấu theo đơn đặt hàng còn có thêm tặng phẩm ( mua máy in sẽ được tặng kèm mực in, máy đóng sách tặng lò xo đóng sách…); miễn phí giao hàng; tham gia hội chợ triễn lãm về thiết bị văn phòng để quãng bá công ty; các khách hàng mới sẽ được tặng sản phẩm khuyến mãi như áo thun, bút, áo mưa… có in logo và địa chỉ website của công ty.
2.2 Tình hình kết quả kinh doanh từ năm 2007- 2009
Năm 2007, sau 1 năm đi vào hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều tiến triển. Doanh thu đạt 11.151.485.732 đ, trong đó tổng chi phí là 9.996.989.499 đ, và lợi nhuận là 1.154.496.233 đ.
Năm 2008, lợi nhuận tăng từ 1.154.496.233 đ năm 2007 lên 1.217.401.677 đ năm 2008. Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy tổng chi phí tăng lên rất nhiều , điều này là do thị trường có nhiều biến động như lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước … làm cho công ty tốn nhiều chi phí cho công tác bán hàng, đồng thời cũng do DN vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, phải trả chi phí phí lãi vay 47.500.000 đ nên làm tăng tổng chi phí. Tuy nhiên, do chính sách kinh doanh của công ty nên doanh thu tăng thêm 2.175.318.980 đ, lợi nhuận tăng rất ít 62.905.444 đ.
Năm 2009, có nhiều khách hàng quen và thị trường được mở rộng làm cho doanh thu, chi phí tăng rõ rệt. Doanh thu từ 13.326.804.712 đ năm 2008 tăng lên 14.848.737.369 đ; trong khi đó chi phí tăng từ 12.109.403.035 đ lên 12.899.944.058 đ; cho thấy mức tăng doanh thu cao hơn mức tăng chi phí rất nhiều, do đó lợi nhuận năm 2009 là 1.948.793.311 đ tăng thêm 731.391.634 đ, cao hơn mức tăng 08-07 rất nhiều. Điều này cho thấytình hình kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều tiến triển, việc sử dụng vốn củ công ty ngày càng hiệu quả.
Bảng 2.1- Tình hình kết quả kinh doanh từ 2007-2009
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
2008-2007
2009-2008
Doanh thu
11.151.485.732
13.326.804.712
14.848.737.369
2.175.318.980
1.521.932.657
Chi phí
9.996.989.499
12.109.403.035
12.899.944.058
2.112.413.536
790.541.023
Lợi nhuận
1.154.496.233
1.217.401.677
1.948.793.311
62.905.444
731.391.634
Biểu đồ 2.1- Tình hình kết quả kinh doanh 2007-2009
2.3 Thực trạng tình hình tài chính tại công ty:
2.3.1 Phân tích tình hình biến động, kết cấu tài sản, nguồn vốn
2.3.1.1 Phân tích tình hình biến động và kết cấu tài sản
Phân tích biến động tài sản
Bảng 2.2- Biến động tài sản
ĐVT: đồng
Tài sản
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối %
A. Tài sản ngắn hạn
4.606.773.314
5.062.941.472
456.168.158
9,90
I. Vốn bằng tiền
666.319.272
426.988.923
-239.330.349
-35,92
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
575.427.012
683.819.200
108.392.188
18,84
IV. Hàng tồn kho
3.363.609.209
3.930.420.647
566.811.438
16,85
V. Tài sản ngắn hạn khác
1.417.821
21.712.702
20.294.881
1431,41
B. Tài sản dài hạn
I. Tài sản cố định
416.650.000
347.190.000
-69.460.000
-16,67
Tổng cộng tài sản
5.023.423.314
5.710.131.472
686.708.158
13,67
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng tài sản đầu kỳ là 5.023.423.314, cuối kỳ là 5.710.131.472 đ, tăng thêm 686.708.158 đ, tương ứng với 13,67%,cho thấy tài sản doanh nghiệp được mở rộng, có điêu kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong đó
Giá trị hàng tồn kho ở doanh nghiệp có xu hướng tăng lên đáng kể, từ 3.363.609.209 đ lên 3.930.420.647 đ, tăng thêm 566.811.438 đ, tương ứng 16,85%.
Vốn bằng tiền có xu hướng giảm vào cuối kỳ. Đầu kỳ là 666.319.272 đ, cuối năm tăng đến 426.988.923 đ, giảm 239.330.349 đ tương ứng với giảm 35,92%.
Các khoản phải thu của doanh nghiệp đầu kỳ là 575.427.012 đ, cuối kỳ là 683.819.200 đ, tăng lên 108.392.188 đ tương ứng tăng 18,84%. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của DN.
TSCĐ của DN đầu kỳ là 416.650.000 đ, trong quá trình sử dụng, DN khấu hao TSCĐ làm nguyên giá TSCĐ giảm xuống 69.460.000 đ tương ứng giảm 16,67%, cuối kỳ còn 347.190.000 đ.
TS ngắn hạn khác của DN tăng 20.294.881 đ, với đầu kỳ là 1.417.821 đ và cuối kỳ là 21.712.702
b. Phân tích kết cấu tài sản
Bảng 2.3- Kết cấu tài sản
ĐVT: đồng
Tài sản
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
A. Tài sản ngắn hạn
4.606.773.314
91,71
5.362.941.472
93,92
I. Vốn bằng tiền
666.319.272
13,26
526.988.923
9,23
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
575.427.012
11,46
683.819.200
11,98
IV. Hàng tồn kho
3.363.609.209
66,96
3.930.420.647
68,83
V. Tài sản ngắn hạn khác
1.417.821
0,03
21.712.702
0,38
B. Tài sản dài hạn
416.650.000
8,29
347.190.000
6,08
I. Tài sản cố định
416.650.000
8,29
347.190.000
6,08
Tổng cộng tài sản
5.023.423.314
100
5.710.131.472
100
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Biểu đồ 2.2- Kết cấu tài sản đầu kỳ
Biểu đồ 2.3- Kết cấu tài sản cuối kỳ
Dựa vào bảng phân tích kết cấu TS và biếu đồ, đầu kỳ TS ngắn hạn chiếm 91,71% tổng TS và TS dài hạn chiếm 8,29% tổng TS; cuối kỳ TS ngắn hạn chiếm 93,9% tổng TS và TS dài hạn chiếm 6,08% tổng TS, ta thấy:
TS ngắn hạn
Vốn bằng tiền: với đặc điểm của công ty là thường xuyên nhập hàng về (nhập khẩu hàng hóa) mà hình thức thanh toán là trả tiền trước cho nhà cung cấp 40%, nên công ty luôn dự trữ 1 khoản tiền khá lớn để phục vụ cho việc nhập hàng thường xuyên của mình. Vì vậy vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng TS. Cụ thể, đầu kỳ chiếm 13,26% tổng TS, cuối kỳ chiếm 9,23%. Nguyên nhân là do cuối kỳ DN nhập hàng về để dự trữ và bán hàng kỳ sau nên giá trị vốn bằng tiến giảm mạnh vào cuối kỳ.
Bảng 2.4- Kết cấu vốn bằng tiền
ĐVT:đồng
Vốn bằng tiền
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Tiền mặt
151,854,162
22.79
83,348,238
19.52
Tiền gửi ngân hàng
514,465,110
77.21
343,640,685
80.48
Tổng cộng
666,319,272
100
426,988,923
100
Nguồn: Bảng cân đối phát sinh của công ty Hồng Quang năm 2009
Trong vốn bằng tiền, đầu kỳ tiền mặt chiếm 22,79%, tiền gửi ngân hàng chiếm 77,21%; cuối kỳ do nhập hàng hóa về nên lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều giảm, tiền mặt từ 151.854.162 đ đầu kỳ- cuối kỳ xuống cón 83.348.238 đ chiếm 19,52%vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng ( gửi ở ngân hàng ACB và ngân hàng phát triển nhà) từ 514.465.110 đ xuống còn 343.640.685 đ chiếm 81,48% vốn bằng tiền.
Các khoản phải thu:
Chính sách bán hàng của công ty:
Loại khách hàng
Thời gian thu hồi nợ
Khách hàng mới
Thanh toán 100% trước khi nhận hàng
Khách hàng mua hàng từ 4-5 lần trở lên
1 đến 2 tuần kể từ khi nhận hàng
Khách hàng quen ( thời gian giao dịch hơn 1 năm)
2 tuần đến 1 tháng
Các công ty, của hàng lấy hàng để bán
Từ 1 đến 2 tháng, có thể chia ra nhiều lần để trả.
Các khoản phải thu khách hàng của công ty thường có thời gian ngắn, việc này giúp công ty tránh được tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn, tăng khả năng thanh toán. Do đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng TS, cụ thể đầu kỳ 7,47% , cuối kỳ 8,5% tổng TS.
Bảng 2.5- Kết cấu các khoản phải thu
ĐVT: đồng
Các khoản phải thu
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Phải thu khách hàng
269.875.269
46,9
434.909.011
63,6
165.033.743
Trả trước người bán
305,551,743
53,1
248,910,189
36,4
-56.641.555
Tổng cộng
575.427.012
100
683.819.200
100
Nguồn: Bảng cân đối phát sinh của công ty Hồng Quang năm 2009
Các khoản phải thu của DN gồm phải thu khách hàng và trả trước người bán. Phải thu khách hàng có xu hướng tăng từ 269.875.269 đ lên 434.909.011 đ, tăng thêm 165.033.743 đ nguyên nhân là do DN muốn mở rộng thị trường, tăng thời gian thu hồi công nợ nên các khoản phải thu có xu hường tăng, đầu kỳ chiếm 46,9%, cuối kỳ chiếm 73,6% tổng các khoản phải thu. Trả trước người bán có xu hướng giảm từ 305.551.743 đ giảm xuống 248.910.189 đ, DN thành lập và đi vào hoạt động đã hơn 4 năm, có được nhà cung cấp ổn định nên khoản trả trước cho người bán có xu hướng giảm mặc dù số lượng hàng hóa nhập về nhiều, nhằm giảm bớt rủi ro cho DN, do đó cuối kỳ khoản trả trước cho người bán chiếm 26,4% tổng các khoản phải thu trong khi đầu kỳ chiếm 53,1%.
Hàng tồn kho: vì đây là DN thương mại nên hàng tồn kho của DN là hàng hóa. Đặc trưng chung của các DN kinh doanh là hàng tồn kho luôn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng TS. Thêm vào đó Cty nhập khẩu hàng về để bán nên giá hàng nhập vào không ổn định, thay đổi theo từng thời điểm mua ( tỷ giá USD/ VND) nên DN luôn có 1 lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo việc kinh doanh diễn ra liên tục và giá cả ổn định hơn. Đặc thù của DN là nhập hàng nhiều vào cuối năm để dự trữ bán vào đầu năm sau, vì vậy lượng hàng tồn kho qua các năm đều cao và luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TS, cụ thể đầu kỳ 66,96%, cuối kỳ 68,83%.
Chi tiết hàng tồn kho
Bảng 2.6- Chi tiết hàng tồn kho
ĐVT: đồng
Số thứ tự
Hàng tồn kho
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
1
Máy chiếu
605449657
668171510
62721853
2
Máy hủy giấy
168180460
137564722
-30615738
3
Máy chấm công
403633105
393042064
-10591041
4
Máy đóng sách
67272184
78608412
11336228
5
Máy đánh chữ
84090230
98260516
14170286
6
Máy đếm tiền
50454138
62886730
12432592
7
Máy fax
403633105
648519406
244886301
8
Máy in
470905289
589563097
118657808
9
Máy photocopy
672721841
707475716
34753875
10
Máy ép nhựa
235452644
255477342
20024698
11
Mực
134544368
137564722
3020354
12
Phụ tùng thay thế
67,272,188
153,286,410
86014222
13
Tổng cộng
3,363,609,209
3,930,420,647
566811438
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Do đặc thù của doanh nghiệp là nhập hàng về cuối kỳ nên lượng hàng tồn kho không thể đánh giá chính xác tình hình của công ty. Dựa vào bảng trên ta thấy cuối kỳ giá trị của máy hủy giấy và máy chấm công giảm, giá trị các máy còn lại đều tăng chứng tỏ tình hình tiêu thụ của các loại máy này tốt nên công ty mới trữ hàng để bán vào năm sau. Giá trị máy chấm công và máy hủy giấy giảm cho thấy tình hình tiêu thụ cùa 2 loại máy này không tốt nên công ty không nhập thêm hàng về.
TSCĐ: TSCĐ của DN là xe chở hàng, gồm nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng TS, đầu kỳ chiếm 8,29%, cuối kỳ 6,08%. DN khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao nhanh.
Bảng 2.7- TSCĐ hữu hình
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Nguyên giá
500.000.000
500.000.000
Già trị hao mòn lũy kế
-83.350.000
-152.810.000
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
TS ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, 0,03% đầu kỳ, 0,38% cuối kỳ, chủ yếu là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
2.3.1.2 Phân tích tình hình biến động và kết cấu nguồn vốn
Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Bảng 2.8- Biến động nguồn vốn
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
Tuyệt đối
Tương đối %
A. Nợ phải trả
1.566.744.172
1.923.345.597
356.601.425
22,76
I. Nợ ngắn hạn
1.064.584.172
1.421.185.597
356.601.425
33,50
II. Nợ dài hạn
502.160.000
502.160.000
0
0,00
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
3.456.679.142
3.786.785.875
330.106.733
9,55
I. Vốn chủ sở hữu
3.339.694.421
3.654.081.786
314.387.365
9,41
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
116.984.721
132.704.089
15.719.368
13,44
Tổng cộng nguồn vốn
5.023.423.314
5.710.131.472
686.708.158
13,67
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Tương ứng với tổng TS, tổng NV tăng từ 5.023.423.314 đ lên 5.710.131.472 đ, tăng thêm 686.708.158 đ, tương ứng tăng 13,67%, chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của DN tăng đáng kể, do đó DN có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trong đó
Nợ phải trả có xu hướng tăng, từ 1.566.744.172 đ lên 1.923.345.597 đ tăng thêm 356.601.425 đ tương ứng với tăng 22,76%. Trong đó: nợ ngắn hạn có xu hướng tăng từ 1.064.584.172 đ lên 1.421.185.597 đ tương ứng với mức tăng 33,5%, nợ dài hạn không thay đổi vẫn là 502.160.000 đ.
Nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng từ 3.456.679.142 đ lên 3.786.785.875 đ, tăng thêm 330.106.733 đ tương ứng tăng 9,55%. Trong đó vốn chủ sở hữu tăng thêm 314.387.365 đ, tương ứng tăng 9,41% từ 3.339.694.421 đ lên 3.654.081.786 đ, nguồn kinh phí và quỹ khác từ 116.984.721 đ tăng lên 132.704.089 đ, tương ứng tăng 13,44%.
Phân tích kết cấu nguồn vốn
Bảng 2.9- Kết cấu của nguồn vốn
ĐVT: đồng
Nguồn vốn
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Tuyệt đối
Tương đối%
A. Nợ phải trả
1.566.744.172
31,19
1.923.345.597
33,68
356.601.425
2,49
I. Nợ ngắn hạn
1.064.584.172
21,19
1.421.185.597
24,89
356.601.425
3,70
II. Nợ dài hạn
502.160.000
10,00
5.002.160.000
87,60
4500.000.000
77,61
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
3.456.679.142
68,81
3.786.785.875
66,32
330.106.733
-2,49
I. Vốn chủ sở hữu
3.339.694.421
66,48
3.654.081.786
63,99
314.387.365
-2,49
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
116.984.721
2,33
132.704.089
2,32
15.719.368
0,00
Tổng cộng nguồn vốn
5.023.423.314
100
5.710.131.472
100
686.708.158
0,00
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Nợ phải trả đầu chiếm 31,19%, cuối kỳ chiếm 33,68% tổng NV. Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, còn lại là nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn đầu kỳ chiếm 21,19%, cuối kỳ chiếm 24,89% tổng NV. Thông qua bảng CĐKT của DN, ta thấy nợ ngắn hạn bao gồm vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Vay và nợ ngắn hạn có xu hướng giảm từ 500.000.000 đ xuống 322.176.420 đ, giảm 177.823.580 đ nên chỉ chiếm 22,81% nợ phải trả cuối kỳ. Phải trả người bán tăng mạnh từ 193.275.125 đ lên 536.690.130 đ, tăng 343.415.005 đ, chiếm 37,76% nợ phải trả do cuối kỳ DN nhập hàng về dự trữ. Do chính sách bán hàng của công ty là thu tiền hàng trước 100% trước khi giao hàng cho khách hàng, nên người mua trả tiền trước tăng thêm 37.167.565 đ, nên cuối chiếm 25,83% nợ phải trả. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng thêm 153.842.435 đ từ 41.444.035 đ lên 195.286.470 đ, chiếm 13,74%.
Bảng 2.10- Kết cấu của nợ ngắn hạn
ĐVT: đồng
Nợ ngắn hạn
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Vay và nợ ngắn hạn
500.000.000
46,97
322.176.420
22,67
-177.823.580
Phải trả người bán
193.275.125
18,15
536.690.130
37,76
343.415.005
Người mua trả tiền trước
329.865.012
30,99
367.032.577
25,83
37.167.565
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
41.444.035
3,89
195.286.470
13,74
153.842.435
Tổng cộng
1.064.584.172
100
1.421.185.597
100
356.601.425
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Nợ dài hạn của DN đầu kỳ chiếm 10%, cuối kỳ chiếm 8,7% tổng NV. Nợ dài hạn chủ yếu là vay dài hạn, còn lại là dự phòng trợ cấp mất việc làm. Thông qua bảng CĐKT, ta thấy nợ dài hạn không đổi vẫn là 500.000.000 đ, dự phòng trợ cấp mất việc làm là 2.160.000 đ.
Nguồn vốn chủ sở hữu của DN đầu kỳ chiếm 68,81%, cuối kỳ 66,32% tổng NV, chủ yếu là vốn chủ sở hữu, còn lại nguồn kinh phí và quỹ khác cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của DN rất ổn định, có thể sử dụng lâu dài ở DN. Vốn chủ sở hữu của DN đầu kỳ chiếm 66,48%, cuối kỳ chiếm 64% tổng NV, gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.000.000.000 đ và lợi nhuận là 2.339.694.421 đ đầu kỳ, cuối kỳ là 2.654.081.786 đ. Nguồn kinh phí và quỹ khác là quỹ khen thưởng phúc lợi chiếm 2,33%-2,32% tổng NV.
Bảng 2.11- Kết cấu của nguồn vốn chủ sở hữu
ĐVT: đồng
Vốn chủ sở hữu
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
1.000.000.000
29,9
1.000.000.000
27,4
Lợi nhuận chưa phân phối
2.339.694.421
70,1
2.654.081.786
72,6
Tổng cộng
3.339.694.421
100
3.654.081.786
100
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Phân tích qua tỷ suất tự tài trợ:
Bảng 2.12- Tỷ suất tự tài trợ của các loại TS
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
Đầu kỳ
Cuối kỳ
TSLĐ (TS ngắn hạn)
Đồng
4.606.773.314
5.362.941.472
Vốn chủ sở hữu
Đồng
3.456.679.142
3.786.785.875
TSCĐ
Đồng
416.650.000
347.190.000
Tổng nguồn vốn
Đồng
5.023.423.314
5.710.131.472
Tỷ suất tự tài trợ
%
68,81
66,32
Tỷ suất tự tài trợ TS lưu động
%
75,03
70,61
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
%
829,64
1090,70
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Qua bảng phân tích trên, tỷ suất tự tài trợ chung của DN có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn so với mức phổ biến ở Việt Nam (40-50%), đầu kỳ là 68,81%, cuối kỳ 66,32% nghĩa là trong 100 đ vốn có 66,32 đ thực sự là thuộc sở hữu của DN, còn lại là của DN đi vay, cho thấy DN đủ vốn, mức độ chủ động về tài chính cao. Tỷ suất tự tài trợ TSLĐ của DN cao nhưng có xu hướng giảm từ 75,03% xuống 70,61% vào cuối kỳ do tổng TSLĐ tăng cao( từ 4.606.773.314 đ đầu kỳ tăng lên 5.362.941.472 đ vào vuối kỳ) cho thấy DN hoàn toàn chủ động về vốn đối với TSLĐ, do đó khả năng thanh toán sẽ rất cao. TSCĐ của DN thấp, đầu kỳ là 416.650.000 đ do khấu hao nên cuối kỳ giảm còn 347.190.000 đ, nên tỷ suất tự tài trợ cho TSCĐ cao cho thấy khả năng đảm bảo TSCĐ lớn.
2.3.2 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Cần phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp để biết được công nợ phải thu và công nợ phải trả ra sao. Để phân tích khả năng thanh toán phải xác định được công nợ phải trả và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu khả năng thanh toán cao hơn công nợ phải trả cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán và ngược lại.
Khả năng thanh toán tổng quát
Bảng 2.13- Khả năng thanh toán tổng quát
ĐVT: lần
Chỉ tiêu
Đơn vị
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Tổng TS
đồng
5.023.423.314
5.710.131.472
Tổng nợ phải trả
đồng
1.566.744.172
1.923.345.597
Khả năng thanh toán tổng quát
lần
3,21
2,97
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Đầu kỳ, khi đến hạn nợ phải trả thì DN có 3,21 đồng TS thanh lý để trả nợ. Cuối kỳ có 2,97 đồng TS thanh lý để trả nợ. Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy khả năng thanh toán tổng quát của DN cao và giảm từ 3,21 lần xuống 2,97 lần, điều này cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của DN vẫn ở mức tốt nhưng có chiều hướng giảm do tỷ suất tự tài trợ TSLĐ cuối kỳ của DN giảm.
Khả năng thanh toán bằng tiền mặt
Bảng 2.14- Khả năng thanh toán bằng tiền mặt
ĐVT: lần
Chỉ tiêu
Đơn vị
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Vốn bằng tiền
đồng
666.319.272
526.988.923
Nợ ngắn hạn
đồng
1.064.584.172
1.421.185.597
Khả năng thanh toán bằng tiền mặt
lần
0,63
0,37
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Nếu các khoản phải thu không thể thu hồi ngay được thì DN chỉ có thể sử dụng tiền mặt tại quỹ để trả nợ. Doanh nghiệp nhập hàng về từ nước ngoài, phải trả trước 40% nên doanh nghiệp luôn dự trữ 1 khoản tiền khá lớn để phục vụ cho việc nhập hàng và thanh toán các khoản chi phí phát sinh. Tiền mặt đầu kỳ là 666.319.273 đ, cuối kỳ giảm còn 526.988.923 đ, do đó khả năng thanh toán bằng tiền mặt cuối kỳ là 0,37 lần thấp hơn đầu kỳ 0,26 lần, nhìn chung vẫn ở mức chấp nhận được. Do đặc thù của DN là nhập hàng, dự trữ để bán đầu kỳ sau nên lượng hàng tồn kho tăng nhiều; đồng thời, áp dụng chính sách bán chịu làm cho các khoản phải thu tăng, do đó làm cho lượng tiền mặt giảm dẫn đến khả năng thanh toán bằng tiền mặt giảm.
Khả năng thanh toán hiện hành:
Bảng 2.15- Khả năng thanh toán hiện hành
ĐVT: lần
Chỉ tiêu
Đơn vị
Đầu kỳ
Cuối kỳ
TSLĐ
đồng
4.606.773.314
5.362.941.472
Nợ ngắn hạn
đồng
1.064.584.172
1.421.185.597
Khả năng thanh toán hiện hành
lần
4,33
3,77
Nguồn: BCTC của công ty Hồng Quang năm 2009
Doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp thương mại nên tài sản lưu động của doanh nghiệp chiếm phần lớn tổng tài sản của doanh n