MỤC LỤC
Chương 1 GIỚI THIỆU . . . 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2
1.2.1 Mục tiêu chung . 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
1.3.1 Phạm vi về không gian . 3
1.3.2 Phạm vi về thời gian . 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu . 3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU . 3
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU . . . 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5
2.1.1 Khái niệm, mục tiêu và ý nghĩa của việc phân tích tài chính . 5
2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính . 7
2.1.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính . 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 22
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 22
Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU
TÂY NAM BỘ . . . 23
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY . 23
3.2.2 Nhiệm vụ . 25
3.3 HÌNH THỨC KINH DOANH VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH . 25
3.3.1 Hình thức kinh doanh . 25
3.3.2 Địa bàn kinh doanh . 26
3.4 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU
TÂY NAM BỘ . 30
3.4.1 Các lĩnh vực hoạt động của công ty . 30
3.4.2 Các sản phẩm kinh doanh . 30
3.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY . 31
3.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức . 31
3.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban . 32
3.6 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY . 34
3.7 HIỆN TRẠNG CỦA CÔNG TY . 36
3.7.2 Những khó khăn và thuận lợi của công ty . 36
3.7.3 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 03 năm (2006-2008) . 37
3.8 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO NHỮNG
NĂM SAU . 41
Chương 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ . 42
4.1 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ . 42
4.1.1 Phân tích tình hình chung . 42
4.1.2 Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục
trong bảng cân đối kế toán . 48
4.1.3 Phân tích mối quan hệ của các chỉ tiêu trong bảng Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh . 53
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG
QUA PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH . 57
4.2.1 Phân tích các tỷ số thanh toán. 57
4.2.2 Phân tích các tỷ số hiệu quả hoạt động . 66
4.2.3 Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính (Tỷ số quản trị nợ) . 72
4.2.4 Phân tích các tỷ suất sinh lợi . 74
4.3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO SƠ ĐỒ DUPONT . 7
Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY . 80
5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY . 80
5.1.1 Về tình hình quy động vốn . 80
5.1.2 Về tình hình sử dụng vốn . 80
5.1.3 Về tình hình sử dụng tài sản cố định . 81
5.1.4 Về tình hình khả năng thanh toán . 81
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH CHO CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ . 82
5.2.1 Về vốn bằng tiền của công ty . 82
5.2.2 Về các khoản phải thu của công ty . 83
5.2.3 Giải pháp giảm chi phí kinh doanh . 85
5.2.4 Về quản lý và sử dụng tài sản cố định . 85
5.2.5 Về chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên . 86
5.2.6 Về chính sách động viên người lao động . 86
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 87
6.1 KẾT LUẬN . 87
6.2 KIẾN NGHỊ . 88
6.2.1 Đối với công ty . 88
6.2.2 Đối với Nhà nước . 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 90
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2007, tức
tăng 1.232.168 triệu đồng về giá trị, về tốc độ tăng 67,04%. Sang năm 2008,
tổng doanh thu tăng 3.995.383 triệu đồng về giá trị, vượt hơn năm 2007 là
30,13% về tốc độ. Từ năm 2006 đến năm 2008, tổng doanh thu đều tăng là do
trong những năm qua, công ty vẫn giữ uy tín về chất lượng của mình trên thương
trường. Thêm vào đó, công ty luôn chú trọng vào việc mở rộng mạng lưới tiêu
thụ trên toàn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tuy doanh thu tăng rất cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có
chiều hướng tăng cao theo. Năm 2007, giá vốn hàng bán là 2.994.016 triệu đồng
tăng 67,7% về tốc độ và 1.208.718 triệu đồng về giá trị so với năm 2006. Do
tình hình xăng dầu thế giới có nhiều biến động nên đến năm 2008 giá vốn hàng
bán tiếp tục tăng cao hơn nữa và tăng xấp xỉ 32% so với cùng kỳ năm 2007.
Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí hoạt động (hay chi phi bán
hàng và quản lý doanh nghiệp) của công ty qua ba năm cũng có chuyển biến
tăng, năm 2006 là 46.482 triệu đồng, năm 2007 và năm 2008 lần lượt là 64.824
triệu đồng, 53.262 triệu đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hóa
của công ty được tiêu thụ mạnh nên đòi hỏi chi phí hoạt động cũng phải tăng
theo.
Nhìn chung, chi phí qua các năm có tăng nhưng tốc độ tăng không bằng
tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Vì vậy đã góp phần chủ
yếu làm tăng lãi gộp của công ty, năm 2006 là 52.737 triệu đồng, năm 2007 là
76.187 triệu đồng và năm 2008 là 58.503 triệu đồng. Nhưng với sự gia tăng của
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 39 SVTH: Dương Thị Nhạn
các lợi nhuận thành phần như lợi nhuận tài chính, lợi nhuận khác và lợi nhuận
bán hàng vẫn chưa đủ để có thể bù đắp phần tăng lên của các chi phí tài chính,
chi phí khác nên dẫn đến tổng lợi nhuận trước thuế năm 2007 đã giảm đi đáng
kể. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2008 chỉ đạt có 6.059 triệu đồng,
trong khi năm 2007 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 11.151 triệu đồng,
điều này có nghĩa là công ty đã mất đi một phần lợi nhuận đáng kể, tức là đã
giảm 5.092 triệu đồng về giá trị và giảm 45,66% về tốc độ.
Tổng doanh thu tăng, kéo theo tổng số thuế phải nộp ngân sách Nhà nước
cũng tăng lên theo từng năm, tạo nguồn cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
Năm 2006 tổng số thuế phải nộp Nhà nước là 1.433 triệu đồng, năm 2007 tăng
lên 1.690 triệu đồng đó là về giá trị, về tốc độ tăng 117,92% so với năm 2006.
Sang năm 2008 do tổng lợi nhuận trước thuế giảm 5.092 triệu đồng về giá trị, về
tốc độ giảm 45,66%. Cho nên tổng số thuế phải nộp cũng đã giảm đi một lượng
tương đương là 1.426 triêu đồng về giá trị, về tốc độ giảm 45,66%.
Tổng tài sản vì thế cũng tăng tương ứng, đánh giá qui mô hoạt động cụ
thể là qui mô vốn của công ty đã tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng
được nâng cấp. Qua ba năm từ năm 2006 đến năm 2008 tổng tài sản bình quân
liên tục tăng lần lượt là 252.302 triệu đồng, 394.068 triệu đồng, 418.739 triệu
đồng.
Tổng số lao động trong công ty hầu như không thay đổi, mỗi năm đều có
620 người lao động. Trong ba năm qua có một số cán bộ công nhân viên nghỉ
hưu hoặc nghỉ việc, thì lực lượng lao động được bù đắp lại bằng số nhân viên
mới. Cơ cấu giới tính và trình độ của lực lượng lao động tương đối ổn định.
Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm qua
đều đạt kết quả tương đối khá tốt. Tuy nhiên, công ty cần có những biện pháp
tích cực hơn để tăng doanh thu. Trong tương lai, công ty cần cố gắng hơn nữa để
giữ vững kết quả đạt được, phát huy tích cực những thế mạnh của mình để có thể
đứng vững trên thị trường và phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu người tiêu
dùng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 40 SVTH: Dương Thị Nhạn
Bảng 3.5: Đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2007/2008
Chênh lệch
2008/2007
+(-) % +(-) %
1. Tổng doanh thu Trđ 1.838.035 3.070.203 3.995.383 1.232.168 67,04 925.180 30,13
2. Giá vốn hàng bán Trđ 1.785.298 2.994.016 3.936.880 1.208.718 67,7 942.864 31,49
3. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Trđ 46.482 64.824 53.262 18.342 39,46 (11.562) (17,84)
4. Tổng lợi nhuận trước thuế Trđ 5.117 11.151 6.059 6.034 117,92 (5.092) (45,66)
5. Tổng số thuế phải nộp ngân sách Nhà nước Trđ 1.433 3.122 1.697 1.690 117,92 (1.426) (45,66)
6. Tổng lợi nhuận sau thuế Trđ 3.684 8.029 4.362 4.344 117,92 (3.666) (45,66)
7. Tổng tài sản bình quân Trđ 252.302 394.068 418.739 141.766 56,19 24.671 6,26
8. Tổng số lao động Người 620 620 620 - - - -
(Nguồn: Phòng kế toán công ty xăng dầu Tây Nam Bộ)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 41 SVTH: Dương Thị Nhạn
3.8 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO NHỮNG NĂM
SAU
Tình hình hiện nay quan hệ cung cầu mất cân đối, cung vượt xa cầu áp lực
cạnh tranh gay gắt: về số lượng, chất lượng, thị trường tiêu thụ nên công ty cần
khắc phục những hạn chế vẫn còn mắc phải. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao
hơn nữa những ưu điểm để tạo thuận lợi cho việc thâu tóm thị trường khu vực
nhằm đạt được mục đích lợi nhuận cao hơn cho công ty. Tiếp tục xây dựng phát
triển hệ thống cửa hàng xăng dầu, đầu tư hiện đại hóa các cửa hàng tạo sự thuận
lợi nhất cho khách hàng có nhu cầu bán lẻ.
Để đảm bảo nguồn doanh thu ổn định tròn công ty, phải mở rộng thị
trường thì mới đứng vững trong thị trường hiện nay.
Nhà nước chủ trương điều tiết lợi nhuận của ngành ở mức thấp hơn rất
nhiều so với các năm trước để phù hợp với mặt bằng chung của ngành sản xuất,
kinh doanh dịch vụ khác trong nền kinh tế quốc dân. Để doanh thu có hiệu quả
đòi hỏi công ty phải biết cách tiết kiệm giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp, đầu tư xây dựng thật sự có hiệu quả, không ngừng phát triển thị trường
và đảm bảo an toàn tài chính.
Công ty phải phân tích đánh giá để có biện pháp đầu tư khẩn trương nhanh
chóng giành vị thế cạnh tranh…, trước mắt và lâu dài trên cơ sở tận dụng những
thế mạnh vốn có của mình. Mở rộng và nâng cấp kho bãi, thích ứng với thị
trường cạnh tranh như chính sách công nợ, chính sách khách hàng xử lý đơn giản
linh hoạt, giảm thiểu tiết kiệm mọi chi phí để có giá bán thị trường chấp nhận.
Tập trung phát triển nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu kinh doanh của đơn vị, tuyển dung nhân viên, đề bạt
cán bộ trẻ. Khai thác tốt nguồn nội lực của đơn vị, đảm bảo việc làm và ổn định
đời sống công nhân viên.
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng các khoa học
công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh để phát triển mạng lưới trên cơ sở
tính toán hiệu quả đầu tư. Tăng cường có hiệu quả khai thác Tổng kho xăng dầu
miền Tây, thức hiện tốt chương trình hành động chống tham nhũng, chương trình
thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 42 SVTH: Dương Thị Nhạn
Chương 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ
4.1 PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY XĂNG
DẦU TÂY NAM BỘ
4.1.1 Phân tích tình hình chung
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát
tình hình tài chính của công ty. Nó còn là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài
chính của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là một tài liệu
quan trọng đối với việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, trình
độ quản lý và sử dụng vốn cũng như triển vọng kinh tế, tài chính của công ty để
định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo.
4.1.1.1 Đánh giá khái quát tổng tài sản
Qua bảng số liệu trên (bảng 4.3) ta thấy tổng tài sản luôn biến động bất
thường. Cụ thể, tổng tài sản của công ty năm 2007 tăng 210.184 triệu đồng,
tương đương 72,73% so với năm 2006. Tốc độ tăng này khá cao, nguyên nhân
chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2007 so
với năm 2006 lên 97,21%, tương đương 187.777 triệu đồng; bên cạnh đó tài sản
cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ gia tăng
của tài sản ngắn hạn. Lượng gia tăng đó tương đương 22.407 triệu đồng (tỷ lệ
ứng với số tiền đó là 23,39%). Tóm lại, Tổng tài sản năm 2007 cao hơn năm
2006 là do chủ yếu phần gia tăng của Tài sản ngắn hạn.
Còn đến năm 2008 thì ngược lại hoàn toàn, Tổng tài sản năm 2008 đã
giảm đi 32,22%, tương đương với số tiền đã giảm đi là 160.843 triệu đồng. Trong
đó, nguyên nhân chủ yếu là do Tài sản ngắn hạn năm 2008 đã giảm 160.235 triệu
đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 42,06% so với năm 2007; bên cạnh đó Tài
sản dài hạn cũng giảm đi nhưng với số lượng nhỏ là 608 triệu đồng, tương đương
tỷ lệ là 0,51%. Rõ ràng tốc độ gia tăng của Tài sản dài hạn không nhanh bằng tốc
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 43 SVTH: Dương Thị Nhạn
độ gia tăng của Tài sản ngắn hạn. Vì vậy, Tổng tài sản năm 2008 giảm xuống hay
Tổng tài sản năm 2007 tăng lên, chủ yếu do sự tăng (giảm) của Tài sản ngắn hạn.
Mặt khác, tỷ trọng của từng loại tài sản cũng biến động qua từng năm. Tỷ
trong Tài sản ngắn hạn của công ty tăng từ 66,85% năm 2006 lên 76,32% năm
2007, và tỷ trọng của Tài sản dài hạn giảm từ 33,15% năm 2006 xuống còn
23,68% năm 2007. Điều này thể hiện năm 2007 công ty đầu tư cho hoạt động
mua sắm các loại Tài sản cố định và đầu tư dài hạn ít hơn so với năm 2006. Như
vậy, có nghĩa là năm 2006 công ty đã trang bị máy móc thiết bị khá chu đáo cho
hoạt động kinh doanh nên đến năm 2007, công ty có đầu tư nhưng ít hơn so với
cùng kỳ năm trước.
Và đến năm tiếp theo của kỳ phân tích, tỷ trọng của Tài sản ngắn hạn đã
giảm từ 76,32% xuống còn 65,24% năm 2008; và tỷ trọng của Tài sản dài hạn
tăng lên từ 23,68% năm 2007 đến 34,76% năm 2008. Điều này có nghĩa là sang
năm 2008, công ty có xu hướng ưu tiên đầu tư cho Tài sản cố định và các khoản
đầu tư dài hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hơn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 44 SVTH: Dương Thị Nhạn
Bảng 4.1: Đánh giá khái quát tổng tài sản qua ba năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
+(-) % +(-) %
A. TSLĐ và ĐTNH 193.171 66,85 380.948 76,32 220.713 65,24 187.777 97,21 (160.235) (42,06)
B. TSCĐ và ĐTDH 95.805 33,15 118.212 23,68 117.604 34,76 22.407 23,39 (608) (0,51)
TỔNG TÀI SẢN 288.976 100 499.160 100 338.317 100 210.184 72,73 (160.843) (32,22)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty xăng dầu Tây Nam Bộ)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 45 SVTH: Dương Thị Nhạn
4.1.1.2 Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn
Qua bảng số liệu dưới đây (bảng 4.4) ta thấy song song với sự biến động
của tổng tài sản thì tổng nguồn vốn cũng biến động liên tục qua ba năm. Năm
2007 tổng nguồn vốn tăng so với năm 2006 là 210.184 triệu đồng về giá trị, về
tốc độ tăng 72,73% so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản mục nợ
phải trả tăng 190.342 triệu đồng về giá trị, về tốc độ tăng 94,63% so với năm
2006; trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 cũng tăng lên một lượng
19.842 triệu đồng về giá trị, về tốc độ tăng chậm hơn so với nợ phải trả là
22,59%. Chính vì sự tăng lên của khoản phải trả nhiều hơn sự tăng lên của nguồn
vốn chủ sở hữu nên tổng nguồn vốn tăng lên.
Sang năm 2008 thì tổng nguồn vốn của công ty đã giảm đi 160.843 triệu
đồng về giá trị, về tốc độ giảm 32,22% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân
chủ yếu làm cho tổng nguồn vốn giảm một phần là do năm 2008 quỹ dự trữ quốc
gia không có, một phần nữa là có thể do công ty sử dụng lợi nhuận có được trả
bớt nợ ngắn hạn, nợ dài hạn nên làm lợi nhuận chưa phân phối năm 2008 giảm
đi; đồng thời công ty thực hiện chính sách tăng quỹ đầu tư phát triển nên tổng
nguồn vốn năm 2008 giảm so với năm 2007 là điều tất nhiên.
Về tỷ trọng các khoản mục trong tổng nguồn vốn cũng luôn biến động.
Năm 2006 thì tỷ trọng khoản phải trả trong tổng nguồn vốn là 69,6%, sang năm
2007 tăng lên 78,43%. Từ đó ta thấy các khoản nợ mà công ty còn thiếu trong
năm 2007 tăng hơn so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tỷ trọng này chiếm
73,62%. Điều này cho thấy khoản phải trả của công ty tuy có giảm đi nhưng
giảm rất chậm, chứng tỏ công ty vẫn giữ một mức nợ có thể kiểm soát được. Vì
trong kinh doanh, ta có thể huy động vốn từ bên ngoài nếu công ty của chúng ta
có uy tín thì tăng khoản nợ ở một mức có thể chấp nhận được trong tổng nguồn
vốn cũng là một trong những cách tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công
ty; theo số liệu trên chứng tỏ công ty có uy tín rất cao trong giới kinh doanh.
Đồng thời, công ty còn được Tổng công ty “bảo hộ” nên khoản phải trả giữ ở
mức khá cao cũng là điều dễ hiểu. Còn về nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng
30,4% năm 2006 sang năm 2007 giảm còn 21,57% trong tổng nguồn vốn. Điều
này cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty đang giảm và
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 46 SVTH: Dương Thị Nhạn
mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với chủ nợ là cao. Và bước sang năm
2008 chỉ tiêu này lại tăng lên là 26,38%. Đây là biểu hiện tốt cho hoạt động kinh
doanh của công ty trong thời gian tới.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 47 SVTH: Dương Thị Nhạn
Bảng 4.2: Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn qua ba năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
+(-) % +(-) %
I. Nợ phải trả 201.138 69,60 391.480 78,43 249.067 73,62 190.342 94,63 (142.413) (36,38)
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 87.838 30,40 107.680 21,57 89.250 26,38 19.842 22,59 (18.430) (17,12)
TỔNG NGUỒN VỐN 288.976 100 499.160 100 338.317 100 210.184 72,73 (160.843) (32,22)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty xăng dầu Tây Nam Bộ)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 48 SVTH: Dương Thị Nhạn
4.1.2 Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong
bảng cân đối kế toán
4.1.2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản
Tài sản của công ty là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty, việc phân
tích sự biến động về vốn cũng nhằm để biết được sự thay đổi về vốn qua các thời
kỳ của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó rút ra nhận xét bằng cách
so sánh với kỳ gốc để xem tính hiệu quả của việc sử dụng vốn như thế nào, gắn
liền với lợi ích kinh tế hay không để có định hướng cho kỳ tiếp theo.
TSLĐ và ĐTNH là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung qua bảng phân tích dưới đây
(bảng 4.3), ta thấy TSLĐ và ĐTNH của công ty luôn biến động liên tục qua ba
năm.
Trong tổng TSLĐ và ĐTNH năm 2006 có 193.171 triệu đồng, chiếm
66,85 %, tương ứng với nó là TSCĐ và ĐTDH có 95.805 triệu đồng, chiếm
33,15% so với tổng tài sản trong kỳ. Trong khi đó vào năm 2007 thì có 380.948
triệu đồng TSLĐ và ĐTNH chiếm 76,32%, còn TSCĐ và ĐTDH là 118.212 triệu
đồng, chiếm 23,68% so với tổng tài sản. Đến năm 2008 thì TSLĐ và ĐTNH đã
giảm đi so với năm 2007 với giá trị tương ứng là 220.713 triệu đồng, về mặt tỷ
trọng chiếm 65,24%, bên cạnh đó TSCĐ và ĐTDH là 117.604 triệu đồng, chiếm
34,76% so với tổng tài sản trong kỳ.
Theo số liệu trong bảng đánh giá (bảng 4.3), ta thấy giá trị của tổng tài sản
năm 2007 so với năm 2006 tăng 210.184 triệu đồng, tương đương 72,73%. Năm
2008 so với năm 2007, tổng tài sản giảm 160.843 triệu đồng, tương ứng giảm
32,22%, trong đó:
TSLĐ và ĐTNH năm 2007 so với năm 2006 tăng về giá trị là 187.777
triệu đồng, tương đương 97,21%. Trong đó, tiền là một loại tài sản có tính thanh
khoản cao nhất, có thể sử dụng để chi cho các mục đích khác nhau cũng đã tăng
từ 114.043 triệu đồng năm 2006 lên 291.513 triệu đồng năm 2007. Về mặt giá trị
tài sản tiền tăng lên 177.470 triệu đồng, về tốc độ tăng 155,62% so với năm
2006. Điều này có hai điểm cần lưu ý, thứ nhất -với tốc độ này thì có thể nói là
rất cao, cho thấy khả năng tự đảm bảo tài chính của công ty là khá vững chắc; thứ
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 49 SVTH: Dương Thị Nhạn
hai –vì công ty giữ tiền mặt tại quỹ quá nhiều nên mất đi những cơ hội đầu tư có
thể. Nhìn chung, nguyên nhân làm cho vốn bằng tiền tăng nhanh như thế là do
tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của công ty trong năm 2007 đều tăng. Bên
cạnh đó, do công ty sử dụng chính sách thu tiền khá hợp lý và chặt chẽ nên thu
được một khoản nợ khá cao. Vì vậy, năm 2007 khoản phải thu đã giảm đi 12.549
triệu đồng về giá trị, về tốc độ thì giảm 20,65%. Đối với hàng tồn kho của công
ty thì tăng lên từ 114.043 triệu đồng năm 2006 về giá trị và năm 2007 là 291.513
triệu đồng. Điều này cho thấy sự ứ đọng nhiên liệu tại kho cao là dấu hiệu không
tốt, nhưng do đặc điểm chủ yếu của công ty là hàng dự trữ quốc gia, và để đảm
bảo giá cả xăng dầu trên thị trường ổn định, vì hiện nay giá cả luôn biến động
nên công ty có chiến lược dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý.
TSCĐ và ĐTDH là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng hữu
ích lâu dài phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là những tài
sản mà doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng chứ không phải để bán, và được coi
như những tài sản dài hạn dùng trong một số năm. Giá trị TSCĐ và ĐTDH năm
2007 so với năm 2006 tăng là 22.407 triệu đồng, hay tăng 23,39%. Năm 2008 so
với năm 2007 giảm 608 triệu đồng về giá trị và về tốc độ giảm 0,51%. Nguyên
nhân có thể là do công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị để phục vụ tốt cho công
việc nên TSCĐ và ĐTDH năm 2007 tăng lên. Sang năm 2008 có thể là do công
ty nhận thấy máy móc, trang thiết bị còn rất hiện đại, phục vụ rất tốt cho hoạt
động sản xuất, nên không cần mua sắm, đầu tư gì thêm cho máy móc mới, mà
chủ yếu đầu tư thêm một số linh kiện, nâng cấp cho các máy cũ để đạt năng suất
cao hơn.
Như vậy, qua việc phân tích tình hình biến động kết cấu tài sản trong ba
năm qua của công ty là tương đối hợp lý. Điều này thể hiện qua tỷ trọng của từng
khoản mục trong tổng tài sản. Điều đó có thể đánh giá rằng qui mô về vốn đã
tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ngày càng được nâng cấp, hoạt động
sản xuất kinh doanh càng được mở rộng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 50 SVTH: Dương Thị Nhạn
Bảng 4.3: Phân tích sự biến động tài sản trong ba năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
+(-) % +(-) %
I. TSLĐ và ĐTNH 193.171 66,85 380.948 76,32 220,713 65,24 187.777 97,21 (160.235) (42,06)
1. Tiền và các khoản tương đương
tiền
3.259 1,13 11.102 2,22 9.224 2,73 7.843 240,66 (1.878) (16,92)
2. Các khoản phải thu 60.783 21,03 48.234 9,66 186.448 55,11 (12.549) (20,65) 138.214 286,55
3. Hàng tồn kho 114.043 39,46 291.513 58,40 24.093 7,12 177.470 155,62 (267.420) (91,74)
4. Tài sản ngắn hạn khác 3.786 1,31 5.231 1,05 948 0,28 1.445 38,17 (4.283) (81,88)
5. Hàng dự trữ quốc gia 11.300 3,91 24.868 4,98 - - 13.568 120,07 (24.868) (100,00)
II. TSCĐ và ĐTDH 95.805 33,15 118.212 23,68 117.604 34,76 22.407 23,39 (608) (0,51)
1. Các khoản phải thu dài hạn - - 958 0,19 - - 958 100,00 (958) (100,00)
2. Tài sản cố định 94.855 32,82 116.923 23,42 116.318 34,38 22.068 23,26 (605) (0,52)
3. Các khoản đầu tư dài hạn 109 0,04 226 0,05 297 0,09 117 107,34 71 31,42
4. Tài sản dài hạn khác 841 0,29 105 0,02 989 0,29 (736) (87,51) 884 841,90
III. Tổng tài sản 288.976 100 499.160 100 338.317 100 210.184 72,73 (160.843) (32,22)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty xăng dầu Tây Nam Bộ)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 51 SVTH: Dương Thị Nhạn
4.1.2.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Để thực hiện tốt chức năng kinh doanh và phục vụ, các doanh nghiệp cần
có TSLĐ và ĐTNH, TSCĐ và ĐTDH. Để hình thành hai loại tài sản trên phải có
các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài
hạn.
Vốn và nguồn vốn là hai mặt của một tổng thể thống nhất, đó là lượng tài
sản của công ty. Do đó, ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, cần phân tích
kết cấu nguồn vốn. Việc phân tích này giúp cho công ty nắm được khả năng tự
tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó
khăn mà công ty gặp phải trong khai thác các nguồn vốn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 52 SVTH: Dương Thị Nhạn
Bảng 4.4: Phân tích sự biến động nguồn vốn qua ba năm (2006-2008)
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
+(-) % +(-) %
I. NỢ PHẢI TRẢ 201.138 69,60 391.480 78,43 249.067 73,62 190.342 94,63 (142.413) (36,38)
1. Nợ ngắn hạn 163.138 56,45 361.392 72,40 217.321 64,24 198.254 121,53 (144.071) (39,87)
2. Nợ dài hạn 38.000 13,15 30.088 6,03 31.746 9,38 (7.912) (20,82) 1.658 5,51
II. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU
87.838 30,40 107.680 21,57 89.250 26,38 19.842 22,59 (18.430) (17,12)
1. Vốn chủ sở hữu 76.237 26,38 81.683 16,36 88.113 26,04 5.446 100,00 6.430 7,87
Quỹ đầu tư phát triển 44 0,02 35 0,01 572 0,17 (9) (20,45) 537 1.534,29
Quỹ dự phòng tài chính 1.984 0,69 2.195 0,44 2.939 0,87 211 10,64 744 33,90
Lợi nhuận chưa phân phối 3.677 1,27 7.441 1,49 5.639 1,67 3.764 102,37 (1.802) (24,22)
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 301 0,10 1.129 0,23 1.137 0,34 828 275,08 8 0,71
Quỹ khen thưởng và phúc lợi 301 0,10 1.129 0,23 1.137 0,34 828 275,08 8 0,71
3. Quỹ dự trữ quốc gia 11.300 3,91 24.868 4,98 0 - 13.568 120,07 (24.868) (100,00)
Tổng nguồn vốn 288.976 100 499.160 100 338.317 100 210.184 72,73 (160.843) (32,22)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty xăng dầu Tây Nam Bộ)
www.kinhtehoc.net
Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
GVHD: Th.S Võ Thị Lang Trang 53 SVTH: Dương Thị Nhạn
Qua bảng số liệu trên (bảng 4.4) ta thấy, nguồn vốn của công ty có xu
hướng tăng lên vào năm 2007 và lại có xu hướng giảm xuống trong năm 2008.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng là do khoản nợ phải trả tăng và nguồn vốn
chủ sở hữu cũng tăng, cho thấy được qui mô của công ty được mở rộng. Trong
đó:
Nợ phải trả là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ phải
trả, có thời hạn trả dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, tại thời
điểm báo cáo. Giá trị khoản nợ phải trả năm 2006 là 201.138 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 69,6%; năm 2007 là 391.480 triệu đồng về giá trị, chiếm 78,43% , và đến
năm 2008 khoản nợ phải trả giảm xuống còn 249.067 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
xấp xỉ 74%. Điều này cho thấy, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là rất
cao và sẽ có xu hướng giảm trong năm tới.
Còn nguồn vốn chủ sở hữu, đó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ
nguồn vốn thuộc chủ sở hữu của công ty, các quỹ công ty và phần kinh phí sự
nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc
nộp lên. Theo kết quả phân tích của bảng trên (bảng 4.6) ta thấy, nguồn vốn chủ
sỏ hữu thì vẫn có tăng nhưng không đều và không đáng kể. Năm 2007 tăng nhiều
hơn năm 2006 về giá trị là 19.842 triệu đồng, về tốc độ tăng 22,59%. Năm 2008
lại giảm xuống so với cùng kỳ năm trước về giá trị là 18.430 triệu đồng, hay
tường ứng tốc độ giảm là 12,12%. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì chủ yếu cấu
thành do nguồn vốn quỹ. Với sự gia tăng của nguồn vốn chủ sở hữu so với nợ
phải trả thì tốc độ tăng chậm hơn dẫn đến tỷ trọng của nguồn vốn vẫn nhỏ hơn nợ
phải trả. Điều này đã khẳng định mức độ tự chủ động về mặt tài chính của công
ty ngày càng có hướng giảm sút.
4.1.3 Phân tích mối quan hệ của các chỉ tiêu trong bảng Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán nhất định của
công ty. Số liệu trên báo cáo này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tài chính tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.pdf