Luận văn Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng quốc tế - Cần thơ

MỤC LỤC

Chương 1: Giới thiệu

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . . 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.2.1. Mục tiêu chung . . 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . . 2

1.3.Phạm vi nghiên cứu . . 2

1.3.1. Không gian . . . 2

1.3.2. Thời gian . 2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 2

Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp luận . 3

2.1.1. Khái niệm về tính thanh khoản, cung –cầu thanh khoản và khả năng

thanh toán. . 3

2.1.2. Rủi ro thanh khoản . . 4

2.1.3. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản . 5

2.1.4. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản . 7

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 10

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 10

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 10

Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng VIBANK Cần Thơ

3.1. Quá trình hình thành và phát triển. 11

3.2. Mạng lưới hoạt động . 11

3.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu và thị trường mục tiêu . 12

3.3.1. Hoạt động kinh doanh chủ yếu. 12

3.3.2. Thị trường mục tiêu . . 12

3.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban . 13

3.5. Định hướng phát triển của VIB Cần Thơ trong thời gian tới . 16

3.6. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008. 16

3.7. Thu ận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VIB -Cần Thơ trong

năm 2008 . 20

3.7.1. Một số điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng . 20

Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank –Cần Thơ

GVHD: Lê Long Hậu - 9 - SVTH: Trương Vĩnh Phát

3.7.2. Cơ hội, thách thức đối với VIB Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay . 21

Chương 4: Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân

hàng

4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại VIB Cần Thơ. 23

4.1.1. Tình hình nguồn vốn . 23

4.1.2. Tình hình tài sản . 25

4.2. Phân tích cung –cầu thanh khoản tại VIB Cần Thơ . 27

4.2.1. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ

số tài chính . . 27

4.2.2. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích cung –

cầu thanhh khoản. 31

4.3. Dự báo nhu cầu thanh khoản trong năm 2009 . 34

4.3.1. Sơ lược về tình hình thị trường tiền tệ và một sốgiải pháp của ngân

hàng nhà nước thực hiện trong năm 2008. . 34

4.3.2. Dự báo cung – cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản tại VIB

Cần Thơ trong năm 2009 . 39

Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại VIBank –

Cần Thơ trong thời gian tới

5.1. Định hướng chung về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng . 42

5.2. Các chiến lược và giải pháp về thanh khoản . . 42

5.2.1. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản . 42

5.2.2. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào nguồn vốn. 43

5.2.3. Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng . 44

Chương 6: Kết luận và kiến nghị

6.1. Kết luận . 46

6.2. Kiến nghị. 47

Phụ lục . . . 50

Tài liệu tham khảo. 55

pdf66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4873 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng quốc tế - Cần thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng lực tài chính, đổi mới hệ thống thông tin, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thay đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, từ đó nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng. - Nghiên cứu đánh giá thị trường theo ngành, theo quy mô sản xuất kinh doanh, đặc thù của từng địa phương. Trên cơ sở đó, VIB Cần Thơ xây dựng các đề án đề xuất Hội sở đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm phát triển các hoạt động cho vay và hỗ trợ các ngành có tiềm năng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Thành lập thêm các đơn vị trực thuộc tại các quận, huyện của Thành phố Cần Thơ nhằm đưa các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng đến tay người tiêu dùng; duy trì củng cố và mở rộng thị phần đối với sản phẩm dịch vụ mới – sản phẩm dịch vụ công nghệ cao với nhiều tiện ích nhằm đa dạng hóa hoạt động của Ngân hàng. - Tiếp tục coi trọng công tác cơ cấu lại hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm soát tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đến mức tốt nhất. 3.6. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi, lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích bảng này cũng giúp chúng ta thấy được những khoản chi phí bất hợp lý hoặc phát hiện ra được những lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao hoặc tiềm năng phát triển trong tương lai. Trong năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay liên tục thay đổi, thêm vào đó là tình hình kinh tế có nhiều bất ổn. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động tín dụng của VIBank nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Nhưng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng; đặc biệt là nhân viên phòng tín dụng cá nhân và phòng tín dụng doanh nghiệp đã giúp cho tình hình Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 28 - SVTH: Trương Vĩnh Phát kinh doanh tiền tệ của ngân hàng vẫn đạt được hiệu quả, cụ thể số liệu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VIBank – Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 ĐVT: Triệu đồng 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 16.853 53.910 81.135 37.057 219,9 27.225 50,5 - Thu từ lãi 15.340 47.838 72.644 32.498 211,8 24.806 51,9 - Thu từ hoạt động dịch vụ 791 2.752 4.468 1.961 248,0 1.716 62,3 - Thu nhập khác 722 3.320 4.023 2.598 359,8 703 21,2 2. Chi phí 13.868 44.360 64.932 30.492 219,9 20.572 46,4 - Chi trả lãi 10.283 32.616 45.452 22.333 217,2 12.836 39,4 - Chi hoạt động dịch vụ 182 1.022 3.786 840 461,5 2.764 270,4 - Chi khác 3.403 10.722 15.694 7.391 215,1 4.972 46,4 3. Lợi nhuận 2.985 9.550 16.203 6.565 219,9 6.653 69,7 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB Cần Thơ) - Về mặt thu nhập: VIBank có mặt tại Cần Thơ trễ hơn so với các ngân hàng nhưng qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008, với sự nổ lực của toàn thể cán bộ và nhân viên cũng như những chỉ đạo đúng đắn của các vị lãnh đạo, ngân hàng đã khẳng định được vị thế của mình trên lĩnh vực làm cầu nối tiền tệ tại khu vực Cần Thơ. Thu nhập của VIBank – Cần Thơ liên tục tăng. Chỉ sau 1 năm chính thức đi vào hoạt động, ngân hàng thu về 16.853 triệu đồng và đến năm 2008 thì thu nhập của ngân hàng tăng lên đáng kể là 81.135 triệu đồng. Điều này là do ngân hàng đã xác định được hướng đi đúng đắn, xác định được khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Việc ngân hàng ưu tiên cho vay tiêu dùng với các sản phẩm như vay mua nhà, xe, bất động sản …với lãi xuất cao; đồng thời mở rộng thêm các đối tượng cho Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 29 - SVTH: Trương Vĩnh Phát vay, cho vay đa ngành nghề, phát triển thêm các dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Điều này giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn cho mục đích kinh doanh, tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Bảng 2: Cơ cấu thu nhập và chi phí hoạt động của VIBank – Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2008 ĐVT: Triệu Đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Khoản mục Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 16.853 100,0 53.910 100,0 81.135 100,0 - Thu từ lãi 15.340 91,0 47.838 88,7 72.644 89,5 - Thu từ hoạt động dịch vụ 791 4,7 2.752 5,1 4.468 5,5 - Thu nhập khác 722 4,3 3.320 6,2 4.023 5,0 2. Chi phí 13.868 100,0 44.360 100,0 64.932 100,0 - Chi trả lãi 10.283 74,2 32.616 73,5 45.452 70,0 - Chi hoạt động dịch vụ 182 1,3 1.022 2,3 3.786 5,8 - Chi khác 3.403 24,5 10.722 24,2 15.694 24,2 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB Cần Thơ) Nhìn vào cơ cấu thu nhập, ta thấy thu nhập từ lãi chiếm tỉ trọng lớn nhất trong 3 khoản thu nhập của ngân hàng, trong khoảng từ 88% đến 91% . Xét về qui mô thì thu nhập từ lãi liên tục tăng qua 3 năm, năm 2006 là 15.340 triệu đồng; đến năm 2008 là 72.644 triệu đồng. Tiếp theo đó là thu nhập từ các hoạt động dịch vụ tăng nhưng không đáng kể. Thu nhập từ hoạt động khác cũng có sự tăng, giảm nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng là một hoạt động chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng. Trong khi đó, do mới mở chi nhánh tại Cần Thơ nên VIB không có điều kiện cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh vàng, ngoại tệ cũng như tài trợ xuất nhập khẩu so với Vietcombank và Eximbank…Điều này đã làm cho thu nhập từ hoạt động dịch vụ luôn có sự thay đổi, không ổn định. Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 30 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Thu nhập từ lãi tăng đã chứng tỏ trong các năm qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Xét về cơ cấu thu nhập thì ta thấy thu nhập từ lãi là một khoản mục quan trọng và chiếm tỷ trọng cao. Qua 3 năm, tỷ trọng thu nhập từ lãi có xu hướng giảm nhưng không nhiều, vẫn chiếm tỷ trọng gần 90%, năm 2008 tỷ trọng thu nhập lãi chiếm 89,5% trong tổng thu nhập. Ngoài ra, thu nhập từ dịch vụ tăng là do trong các năm qua, ngân hàng đã chú trọng vào việc phát triển dịch vụ thẻ, thanh toán và bao thanh toán. Thêm vào đó, ngân hàng VIBank – Cần Thơ rất coi trong việc phát triển các dịch vụ và đầu tư chứng khoán nhằm hạn chế rủi ro và cân đối nguồn thu, hạn chế phát triển tín dụng nóng vì đây là nghiệp vụ tồn tại rủi ro lớn nhất và bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế biến động theo chiều hướng phức tạp như hiện nay. - Về mặt chi phí Thu nhập tăng sẽ đi kèm với chi phí tăng, đây là xu hướng tất yếu. Do là những năm đầu tiên tiếp cận thị trường tiền tệ tại Cần Thơ, VIBank phải chi nhiều chi phí cho việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng cũng như các dịch vụ, sản phẩm tiền gửi …Đồng thời VIBank cũng chi nhiều cho việc thu hút nguồn nhân lực tại địa bàn Cần Thơ để giúp ngân hàng có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Xét về qui mô, chi phí hoạt động của ngân hàng tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng có giảm dần. Năm 2008 chi phí hoạt động của ngân hàng là 64.932 triệu đồng, trong khi đó năm 2007 là 44.360 triệu đồng, tăng 46,4%. Việc chi phí tăng trong năm 2008 là do các nguyên nhân sau: thứ nhất, là do lãi suất cơ bản của nhà nước tăng nên ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động, có lúc lên đến trên 18% để cạnh tranh trong việc huy động vốn. Thứ hai, ngân hàng phải chi một khoản lớn để chuẩn bị mở phòng giao dịch. Cuối cùng là do trong năm 2008, ngân hàng phải tốn chi phí cho việc mở phòng giao dịch Ninh Kiều. Nhìn vào cơ cấu chi phí, ta thấy chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã quản lý được chi phí. Việc giảm chi phí trả lãi chứng tỏ ngân hàng từng bước tìm kiếm được nguồn vốn rẻ hơn, giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn. Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 31 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Bên cạnh việc chi trả lãi, ngân hàng còn chịu khoản chi phí khá lớn cho việc xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc cung ứng các dịch vụ. Ngân hàng tiến hành lắp đặt thêm nhiều máy ATM, tăng cường quảng cáo hình ảnh của ngân hàng. Ngoài ra, VIBank rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực nên thường xuyên chi nhiều khoản lớn cho cán bộ đi học thêm nghiệp vụ để ứng biến với các tình hình kinh tế đang diễn biến phức tạp như hiện nay. - Về mặt lợi nhuận: Qua 3 năm, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng khá tốt. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Năm đầu tiên khi bước vào hoạt động trên thị trường tại Cần Thơ, lợi nhuận của ngân hàng khá khiêm tốn, chỉ vào khoảng 2.985 triệu đồng. Nhưng sau 3 năm hoạt động, đến cuối năm 2008 thì lợi nhuận của ngân hàng là 16.203 triệu đồng. Điều đó là do ngân hàng có chiến lược mở rộng và xâm nhập thị trường tín dụng khá tốt, đồng thời có những biện pháp quản lý chi phí hợp lý và có hiệu quả. Trong 3 năm qua, với sự nổ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên cùng với việc đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả đã giúp ngân hàng ngày càng xây dựng được uy tín và thương hiệu của mình. VIB Cần Thơ đã từng bước chiếm được lòng tin của khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng tìm đến VIB Cần Thơ nhiều hơn, đồng nghĩa với việc thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng được tăng lên. 3.7. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VIBank – Cần Thơ trong năm 2008 3.7.1. Một số điểm mạnh và yếu điểm của ngân hàng - Điểm mạnh VIB – Cần Thơ thành lập muộn hơn so với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn nhưng sau 3 năm hoạt động đã từng bước tạo lòng tin với khách hàng. Lượng khách đến giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh về mảng nuôi trồng và chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu. Với thế mạnh cho vay tiêu dùng với các sản phẩm đa dạng và phong phú như: cho vay mua nhà, mua xe, bổ sung vốn kinh doanh, bảo lãnh bao thanh toán trong nước và ngoài nước và nhiều dịch vụ khác; VIB – Cần Thơ từng bước phát triển về mọi mặt. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, chi nhánh đã mở thêm Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 32 - SVTH: Trương Vĩnh Phát phòng giao dịch Ninh Kiều để khách hàng có thể thuận tiện hơn khi giao dịch với ngân hàng. Cơ sở hạ tầng đẹp, lớn đã tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền. Từ đó, ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn huy động để cho vay, đầu tư vào các công trình kinh tế của chính phủ, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng ở ở địa phương. Song song đó, sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh đạo ngân hàng đã giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác. Đồng thời, điều này cũng giúp ngân hàng có những ứng phó kịp thời với sự diễn biến phức tạp của lãi suất trong năm 2008, có những hướng kinh doanh đúng đắn, phù hợp với những biến động của nền kinh tế trong năm 2008. Điều này được thể hiện qua lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm sau vẫn cao hơn năm trước. - Điểm yếu Hiện nay, VIBank – Cần Thơ đang từng bước hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên mọi lĩnh vực. Điều này thật sự khó khăn khi VIBank phải đối đầu với các đối thủ như VCBank, ACBank, EXIMBank, AGRIBank,… vốn đã hình thành lâu đời tại Cần Thơ. Thêm vào đó là sự cạnh tranh quyết liệt của một số ngân hàng mới thành lập trong năm 2008 như ngân hàng Liên Việt, Bắc Á, …Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2008. So với các ngân hàng khác như VCB, ACB… thì số lượng phòng giao dịch tại Cần Thơ thì VIB chỉ mới có 1 phòng giao dịch. Thêm vào đó, do mới thành lập nên quy mô tài sản chưa lớn gây nhiều hạn chế cho ngân hàng trong việc tiếp cận các mảng kinh doanh mới như kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng, ngoại tệ … và nhiều lĩnh vực khác. 3.7.2. Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng VIB – Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay. *** Cơ hội đối với ngân hàng Khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế; đồng thời với cam kết là trong năm 2009 Việt nam sẽ mở cửa tự do ở lĩnh vực tài chính; các ngân hàng ở Việt Nam nói chung và ngân hàng VIB nói riêng sẽ có cơ hội trao đổi và hợp tác về Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 33 - SVTH: Trương Vĩnh Phát tài chính, về công nghệ và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Từ đó, VIB có thể hoàn thiện hơn về cơ cấu hoạt động và các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng. Mở cửa thương mại giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh, từ đó mà nhu cầu mở rộng kinh doanh cũng mở rộng hơn. Do đó, nhu cầu vốn vay cũng tăng, vì thế mà ngân hàng có nhiều cơ hội hơn trong việc cho vay. *** Thách thức Năng lực tài chính của các TCTD ở Việt Nam còn quá nhỏ bé. Hiện nay, vốn điều lệ của mỗi TCTD lớn như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là hơn 6000 tỷ đồng, tương đương gần 350 triệu USD. Con số này so với các ngân hàng nước ngoài thì khá là khiêm tốn. Vậy thì chúng ta cạnh tranh ra sao và phải cạnh tranh nhu thế nào là vấn đề thật sự khó đối với các ngân hàng ở Việt Nam. Công nghệ ngân hàng ở Việt Nam còn lạc hậu và yếu kém so với nhiều nước trên thế giới. Điều này gây nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Năng lực quản trị, điều hành của các TCTD ở Việt Nam còn hạn chế bởi đa phần họ chưa có một tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển lâu dài, bền vững. Họ thiếu những giải pháp nhạy bén, thiếu linh động trong khi xử lý các tình hình huống phức tạp và bất ngờ. Các TCTD ở Việt Nam còn thiếu những cán bộ tác nghiệp giỏi, những nhà chuyên môn thực sự trong lĩnh vực ngân hàng. Trong quá trình hội nhập, hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng chịu nhiều tác động từ thị trường tiền tệ thế giới, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ trong năm 2008. Đồng thời, các TCTD Việt Nam luôn chịu nhiều tác động từ sự thay đổi tỷ giá, lãi suất, cũng như các biến động kinh tế toàn cầu. Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 34 - SVTH: Trương Vĩnh Phát CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI VIBANK – CẦN THƠ 4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại VIBank- Cần Thơ. 4.1.1. Tình hình nguồn vốn. Bảng tổng kết tài sản hay gọi là bảng cân đối tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định; hay nói cách khác bảng tổng kết tài sản là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Thông qua bảng báo cáo tình hình tài sản, người quản trị ngân hàng biết được cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Trong 3 năm qua, tình hình nguồn vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng VIBank – Cần Thơ có nhiều sự thay đổi, cụ thể được trình bày qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của VIBank – Cần Thơ qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Tổng VHĐ 118.235 188.755 261.143 70.520 59,6 72.388 38,4 - TG tiết kiệm 72.563 110.335 154.469 37.772 52,1 44.114 40,0 - TG của TCKT 37.108 64.398 82.719 27.290 42,4 18.321 28,4 - TG của TCTD 8.564 14.022 23.955 5.458 63,7 9.933 70,8 2. Vốn điều chuyển 43.053 104.293 124.773 61.240 142,2 20.480 19,6 3. Nguồn vốn khác 17.691 35.265 53.071 17.574 99,3 17.806 50,4 Tổng cộng 178.979 328.313 438.987 149.334 83,4 110.674 33,7 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB - Cần Thơ) Sau 3 năm, kể từ khi chính thức khai trưong chi nhánh VIBank tại Cần Thơ, nguồn vốn của ngân hàng VIB – Cần Thơ không ngừng tăng lên. Vào năm Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 35 - SVTH: Trương Vĩnh Phát 2006 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 178.979 triệu đồng và đến năm 2008 là 438.987 triệu đồng. Để có đươc kết quả như vậy, ngân hàng đã có sự nổ lực không ngừng trong việc tìm kiếm nguồn vốn tại địa phương cũng như việc cạnh tranh với các ngân hàng khác để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Điều này được thể hiện qua số vốn huy động không ngừng tăng qua 3 năm. Năm đầu tiên khi mới khai trương chi nhánh, số vốn huy động của ngân hàng là 118.235 triệu đồng, và tăng hơn 2 lần sau hai năm, cụ thể là năm 2008 đạt 261.143 triệu đồng. Con số này càng có ít nghĩa hơn vì năm 2008 là năm mà ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy độn vốn cũng như cho vay. Năm 2008, hoạt động của ngân hàng VIBank nói riêng và của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có Mỹ là nước có sự khủng hoảng nghiêm trọng về mặt tài chính. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều nước, nhiều khu vực, trong đó có Việt Nam. Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn tại VIBank – Cần Thơ ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Khoản mục Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Tổng VHĐ 118.235 66,0 188.755 57,5 261.143 59,5 - Tiền gửi tiết kiệm 72.563 40,5 110.335 33,6 154.469 35,2 - Tiền gửi của TCKT 37.108 20,7 64.398 19,6 82.719 18,8 - Tiền gửi của TCTD 8.564 4,8 14.022 4,3 23.955 5,5 2. Vốn điều chuyển 43.053 24,1 104.293 31,8 124.773 28,5 3. Nguồn vốn khác 17.691 9,9 35.265 10,7 53.071 12,0 Tổng cộng 178.979 100,0 328.313 100,0 438.987 100,0 (Nguồn: báo cáo thường niên của VIB Cần Thơ) Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, ta có thể thấy VIBank – Cần Thơ có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay tại địa bàn tỉnh Cần Thơ trong 3 năm qua. Việc tăng tỷ trọng vốn huy động và giảm tỷ trọng vốn điều chuyển đã chứng tỏ tính chủ độc lập và không phụ thuộc vào nguồn vốn của Hội sở đối với VIB – Cần Thơ . Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 36 - SVTH: Trương Vĩnh Phát Qua 3 năm, tỷ trọng vốn huy động có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Nguồn vốn huy động vẫn đóng vai trò chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Vốn điều chuyển có sự biến động không ổn định. Năm 2006, vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ 24,1% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2007 thì tỷ lệ này tăng lên là 31,8% nhưng năm 2008 lại giảm còn 28,5%. Nguyên nhân có sự biến động này là do nhu cầu vay vốn của khách hàng có nhiều biến động và nguồn cung tín dụng cũng thay đổi. Nhưng nhìn chung, xu hướng duy trì tỷ lệ vốn điều chuyển khoảng 30% vẫn là dấu hiệu tốt đối với chi nhánh. 4.1.2. Tình hình tài sản. Tài sản của ngân hàng là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng đó. Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản, nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu tại ngân hàng của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau có mức sinh lời khác nhau cũng như có mức rủi ro khác nhau. Ngoài ra, phân tích tình hình tài sản của ngân hàng giúp các nhà quản trị có được những quyết định chính xác những chiến lược đầu tư trong từng thời kỳ nhất định. Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng. Bảng 5: Tình hình tài sản của VIB – Cần Thơ qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền mặt và số dư tại NHNN 14.516 22.577 42.713 8.061 55,5 20.136 89,2 2. Cho vay 152.286 289.070 364.585 136.784 89,8 75.714 26,2 3. Tài sản cố định 2.197 3.546 7.071 1.349 61,4 3.525 99,4 4. Tài sản khác 9.980 13.120 24.618 3.140 31,5 11.498 87,6 Tổng cộng 178.979 328.313 438.987 149.334 83,4 110.674 33,7 (Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB - Cần Thơ) Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 37 - SVTH: Trương Vĩnh Phát - Tiền mặt và số dư tại ngân hàng nhà nước: đây là phần tài sản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán hằng ngày. Số lượng tiền dự trữ này thay đổi theo từng thời kỳ và theo chiến lược đầu tư của mỗi ngân hàng. Tiền mặt và số dư tại ngân hàng nhà nước là khoản mục tốn nhiều chi phí nhưng khả năng sinh lợi gần bằng không. Nhưng ngược lại, nếu dự trữ khoản mục này nhỏ thì không đảm bảo nhu cầu thanh toán hằng ngày thì vấn đề về rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra khi có nhu cầu rút tiền hằng loạt hay những sự cố bất thường. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi ngân hàng là nên duy trì số tiền hay tỷ trọng khoản mục này lớn hay nhỏ? Qua 3 năm số dư này liên tục tăng, đặc biệt trong năm 2008, số tiền này tăng lên 20.136 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng là 89,2%. Nguyên nhân là do nhu cầu dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước đã tăng từ 10% lên 11% trong năm 2008. Đồng thời năm 2008 có những biến động về lãi suất, lãi suất huy động vốn được điều chỉnh liên tục. Do vậy nhu cầu rút tiền cũng thay đổi liên tục nên VIB – Cần Thơ cần dự trữ lượng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng. - Tài sản cố định và tài sản khác: đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, bao gồm thiết bị, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hoạt động thường xuyên của ngân hàng. Trong năm 2008, tài sản cố định và tài sản khác tăng đột biến so với năm 2007 là do trong năm này ngoài nhu cầu nâng cao công nghệ, thiết bị, VIB – Cần Thơ còn mở thêm phòng giao dịch Ninh Kiều, lắp đặt thêm nhiều máy ATM ở khu công nghiệp Trà Nóc và các siêu thị. - Cho vay trong nước: đây là khoản mục biểu hiện kết quả của việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. Có thể nói là khoản mục tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là khoản mục rủi ro lớn nhất vì đây là nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ nhạy cảm với những thay đổi của môi trường kinh tế xã hội và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ... Xét về qui mô, qua 3 năm khoản mục cho vay trong nước liên tục tăng, chứng tỏ VIB – Cần Thơ đã đưa nguồn vốn nhàn rỗi đến tay người có nhu cầu sử dụng vốn tốt hơn. Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 38 - SVTH: Trương Vĩnh Phát VIB – Cần Thơ đã phát huy được thế mạnh trong việc cho vay tiêu dùng với các sản phẩm và hình thức vay phong phú: cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần theo món; đối tượng vay cũng được mở rộng: cho vay mua nhà, đất, mua xe, vay bổ sung vốn kinh doanh, vay tín chấp đối với cán bộ, công nhân viên. Từ đó, VIB – Cần Thơ có thể cạnh tranh được với các ngân hàng trên cùng địa bàn. Trong năm 2007 và 2008, với cơ chế lãi suất thỏa thuận, ban lãnh đạo của ngân hàng đã đề ra nhiều chính sách khuyến khích việc vay vốn và cơ cấu lại thủ tục hành chính khi vay. Điều này đã giúp người có nhu cầu vay vốn có thể tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng hơn. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, VIB – Cần Thơ đã mở thêm phòng giao dịch Ninh Kiều. Điều này đã góp phần tăng doanh số cho vay của ngân hàng. 4.2. Phân tích cung – cầu thanh khoản tại VIBank - Cần Thơ. 4.2.1. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính. Bảng 6: Các chỉ số đánh giá tình hình thanh khoản tại VIB – Cần Thơ ĐVT: Triệu Đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tiền mặt + tiền gửi tại tổ chức tín dụng 14.516 22.577 42.713 Dư nợ cho vay 152.286 289.070 364.585 Chứng khoán có tính thanh khoản 7.363 9.125 25.689 Tổng tài sản 178.979 328.313 438.987 Tiền gửi thanh toán 45.672 70.420 92.674 Tổng số tiền gửi 118.235 188.755 261.143 1. Chỉ số trạng thái tiền mặt (%) 8,1 6,9 9,7 2. Tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản (%) 85,1 88,0 83,1 3. Chỉ số cấu trúc tiền gửi (%) 38,6 37,3 35,5 4. Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản (%) 6,2 4,8 9,8 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của VIB Cần Thơ) Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu - 39 - SVTH: Trương Vĩnh Phát a. Chỉ số trạng thái tiền mặt Đây là chỉ số đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này càng cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nhưng trái lại, chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Qua 3 năm, tình hình huy động vốn của ngân hàng tốt hơn, lượng tiền gửi tăng mạnh. Điều này đã giúp ngân hàng gia tăng tính thanh khoản, đáp ứng nhu cầu thanh khoản tốt hơn. Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của VIB – Cần Thơ tăng đều từ năm 2006 đến năm 2008. Song chỉ số trạng thái tiền mặt lại có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng quốc tế - cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan