MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU .4
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU .4
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .5
1.2.1. Mục tiêu chung .5
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.6
1.3.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu) .6
1.3.2. Thời gian (thời điểm thực hiện nghiên cứu) .6
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .6
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI .6
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.8
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .8
2.1.1. Bản chất và vai trò của ngân sách Nhà nước .8
2.1.1.1. Khái niệm vềngân sách Nhà nước .8
2.1.1.2. Bản chất của ngân sách Nhà nước .8
2.1.1.3. Vai trò của ngân sách Nhà nước. .8
2.1.2. Thu ngân sách Nhà nước .9
2.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa vềthu ngân sách Nhà nước .9
2.1.2.2. Phân loại .10
2.1.2.3. Cơcấu thu ngân sách Nhà nước ởViệt Nam hiện nay.10
2.1.3. Chi ngân sách Nhà nước .11
2.1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa vềchi ngân sách Nhà nước .11
2.1.3.2. Phân loại .12
2.1.3.3. Cơcấu chi ngân sách Nhà nước ởViệt Nam hiện nay .13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14
2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu .14
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu.14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀSỞTÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
THU - CHI NGÂN SÁCH TẠI SỞTÀI CHÍNH TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN
2004 - 2006. .15
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀSỞTÀI CHÍNH TỈNH BẾN TRE.15
3.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Bến Tre .15
3.1.1.1. Đặc điểm tựnhiên.15
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội.16
3.1.2. Giới thiệu chung vềSởTài chính Bến Tre .17
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .17
3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụvà quyền hạn.17
3.1.2.3. Cơcấu tổchức của Sởtài chính Bến Tre .19
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢVỀTÌNH
HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN
TRE GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 .21
3.2.1. Khái quát tình hìnhthu chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn
2004 - 2006 .21
3.2.2. Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn
2004 - 2006 .23
3.2.2.1. Đánh giá chung vềtình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 - 2006 .23
3.2.2.2. Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn
2004-2006 .24
3.2.2.3. Đánh giá hiệu quảthực hiện thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 – 2006.54
3.2.3. Phân tích tình hình chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn
2004 - 2006 .55
3.2.3.1. Đánh giá chung vềtình hình chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 - 2006 .55
3.2.3.2. Phân tích tình hình chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn
2004 - 2006 .56
3.2.3.3. Đánh giá hiệu quảthực hiện chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 - 2006. .77
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn, hạn chếtrong công tác thu chi ngân
sách tại Sởtài chính Bến Tre trong giai đoạn 2004 - 2006 .78
3.2.4.1. Thuận lợi.78
3.2.4.2. Khó khăn và hạn chế.80
CHƯƠNG 4: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢTHU CHI
NGÂN SÁCH TẠI SỞTÀI CHÍNH TỈNH BẾN TRE.82
4.1. TỒN TẠI.82
4.2. GIẢI PHÁP.82
4.2.1. Hoàn thiện chính sách, chế độ.82
4.2.2. Hoàn thiện công tác quản lí ngân sách Nhà nước.83
4.2.3. Kiện toàn đội ngũcán bộthu chi ngân sách Nhà nước .84
4.2.4. Các giải pháp khác.84
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.86
5.1 KẾT LUẬN.86
5.2 KIẾN NGHỊ.86
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình thu chi ngân sách tại Sở Tài chính tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triệu đồng đạt 104,88% dự
toán, năm 2005 là 35.229 triệu đồng đạt 121,7% dự toán tăng 15.468 triệu đồng
so với năm 2004, đến năm 2006 tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện
gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, nước mặn xâm nhập
sớm và sâu,… làm giảm nguồn thu ngân sách trong năm so với các năm trước
nhưng vẫn đảm bảo dự toán được giao. Năm 2006 thực hiện là 31.216 triệu đồng
đạt 101,95% dự toán giảm 1.013 triệu đồng so với năm 2005. Nguồn tăng thu
chủ yếu là thu từ lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản,
thu phạt an toàn giao thông, phạt vi phạm tài nguyên nước, thu từ lĩnh vực viễn
thông vô tuyến,….
Huyện Bình Đại
Nhân dân Bình Đại ngoài nghề làm vườn, làm ruộng còn có nghề trồng
giồng và nghề đánh cá biển, chế biến sản phẩm,… Vì thế trong kế hoạch phát
triển kinh tế huyện, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu. Nhiều công trình
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 46
thủy lợi đê bao ngăn mặn, đào kênh xả phèn,… đã mang lại hiệu quả cao. Nền
kinh tế huyện đã có những bước phát triển đáng kể, ruộng đất được nước ngọt
hóa, mở ra khả năng thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, cải thiện
đời sống người dân, từ đó nguồn thu ngân sách của huyện cũng được đảm bảo tốt
và có chiều hướng tăng lên. Năm 2004 là 34.736 triệu đồng đạt 104,9% dự toán,
năm 2005 là 34.568 triệu đồng đạt 108,09% dự toán giảm 168 triệu đồng so với
năm 2004, năm 2006 là 39.047 triệu đồng đạt 106,74% dự toán tăng 4.479 triệu
đồng so với năm 2005.
Tuy nhiên việc thu ngân sách cũng gặp không ít khó khăn như nước mặn
xân nhập sớm và sâu, bệnh đốm trắng trên tôm sú, giá của một số mặt hàng nông
sản giảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh,… đã làm ảnh hưởng đến
nguồn thu ngân sách trong năm. Nhưng do biết khai thác tốt một số nguồn thu
hiện có đồng thời kết hợp với những cố gắng nổ lực trong công tác thu ngân sách
của huyện đã đảm bảo cân đối được nguồn thu trong năm ngân sách.
Huyện Ba Tri
Vốn là một huyện ven biển, nước mặn đồng chua chỉ thích hợp với cây chà
là gai, thiếu nước ngọt nghiêm trọng nên nền kinh tế huyện gặp không ít khó
khăn. Nhưng do hệ thống thủy lợi được đầu tư đúng mức đến nay các công trình
thủy lợi không chỉ phục vụ cho việc tưới tiêu mà còn cung cấp nước ngọt cho
sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi đất giồng thành vườn, thay đổi
môi trường sống, mức sống cho người dân trong huyện. Cây ăn trái, cây mía và
hoa màu tăng nhanh và ngành chăn nuôi gia súc phát triển đáng kể. Từ những
thành tựu đã đạt được đã góp phần đáng kể vào việc tăng thu ngân sách huyện
nhà. Năm 2004 là 24.380 triệu đồng đạt 110,08% dự toán, năm 2005 là 25.523
triệu đồng đạt 147,82% dự toán tăng 1.143 triệu đồng so với năm 2004, năm
2006 là 28.076 triệu đồng đạt 115,52% dự toán tăng 2.553 triệu đồng so với năm
2005. Hầu hết các khoản thu đều đạt và vượt dự toán. Nguyên nhân tăng thu chủ
yếu là do thu từ nông thuỷ sản, thu từ việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, thu
tiền thuê mặt đất, mặt nước, thu tiền sử dụng đất và giao đất trồng rừng,… Tuy
nhiên nguồn thu ngân sách trong năm cũng chịu ảnh hưởng từ hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của huyện do dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trên tôm sú, cây
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 47
lúa,… Nhưng với sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo huyện nên nguồn thu ngân
sách trong năm luôn được đảm bảo thực hiện tốt và có phần vượt dự toán đề ra.
Huyện Giồng Trôm
Công nghiệp nhất là tiểu thủ công nghiệp huyện Giồng Trôm phát triển khá,
một số ngành nghề truyền thống như làm bánh tráng, bánh phồng,… nay đã phát
triển thêm một số ngành nghề mới như làm chỉ xơ dừa, than thiêu kết từ gáo dừa,
đan giỏ,… hàng năm đã giải quyết hơn 2.000 lao động có thêm công ăn việc làm.
Tình hình sản xuất kinh doanh trong huyện được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả
đáng khích lệ. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập được nâng cao. Những
thành tựu về kinh tế đã đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho huyện nhà. Cụ
thể: Năm 2004 là 31.784 triệu đồng đạt 155,02% dự toán, năm 2005 là 36.018
triệu đồng đạt 124,79% dự toán tăng 4.234 triệu đồng so với năm 2004. năm
2006 là 40.441 triệu đồng đạt 127,2% dự toán tăng 4.423 triệu đồng so với năm
2005. Nguồn tăng thu chủ yếu là từ lĩnh vực thủ công nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ, thu từ cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, thu tài trợ xây
dựng nhà văn hóa thông tin của công ty Phú Mỹ, tiền hợp đồng thuê kho xã
Lương Quới, thu tài trợ xây dựng cầu Bầu Dơi và cầu Ong Nhiễu của Hội Cầu
đường Bến Tre,… Trong thời gian qua, do giá của một số mặt hàng nông sản
giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhanh cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến
kinh tế huyện làm giảm nguồn thu ngân sách trong năm. Nhưng dưới sự lãnh đạo
của các cấp chính quyền huyện đã khắc phục được khó khăn đem lại hiệu quả
cho công tác thu ngân sách huyện.
Huyện Châu Thành
Thời gian qua Châu Thành đã thực hiện có kết quả đề án chuyển đổi giống
cây trồng, cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh, chuyển giao thành tựu khoa
học vào sản xuất đã mang lại thu nhập cao cho người dân trong huyện. Bên cạnh
đó huyện cũng đã tập trung xây dựng hệ thông thủy lợi hoàn chỉnh đã góp phần
tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà. Tiềm năng phát triển
du lịch xanh ở các xã ven sông Tiền, các cù lao trên sông như Tân Thạch, Phú
Túc, Tiên Thủy,… cũng được huyện quan tâm và đầu tư. Do tình hình kinh tế xã
hội huyện có những bước phát triển tích cực nên đã góp phần tăng thu ngân sách
cho huyện. Tuy nhiên do dịch cúm gia cầm phát triển trên diện rộng, giá của một
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 48
số mặt hàng tăng cao trong khi giá một số nông sản lại giảm xuống,… đã làm
ảnh hưởng đến các ngành kinh tế của huyện, từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn thu
ngân sách trong năm. Cụ thể: Năm 2004 là 33.016 triệu đồng đạt 158,45% dự
toán, năm 2005 là 31.249 triệu đồng đạt 127,99% dự toán giảm 1.767 triệu đồng
so với năm 2004, đến năm 2006 thực hiện là 29.030 triệu đồng đạt 165,89% dự
toán giảm 2.219 triệu đồng so với năm 2005. Tuy xét về mặt giá trị thì nguồn thu
ngân sách huyện Châu Thành trong thời gian qua giảm dần nhưng luôn đạt và
vượt dự toán chứng tỏ trong năm ngân sách huyện đã có nhiều cố gắng trong
công tác thu ngân sách, khai thác kịp thời và triệt để các nguồn thu vì thế mà thu
ngân sách trong năm luôn hoàn thành tốt theo chỉ tiêu.
Thị xã Bến Tre
Do cơ cấu kinh tế của Thị xã là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
mại dịch vụ và nông nghiệp nên nguồn thu ngân sách của Thị xã chủ yếu là thu
từ các lĩnh vực này. Những năm gần đây, kinh tế xã hội chuyển dịch theo hướng
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của Thị xã. Nhiều đợn vị
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, quy mô về sản lượng, vốn và trình độ kĩ thuật ở
một số ngành kinh tế có bước phát triển khá. Những kết quả đạt được đã góp
phần tăng thu ngân sách trên địa bàn. Năm 2004 là 35.869 triệu đồng đạt 113,5%
dự toán, năm 2005 là 44.610 triệu đồng đạt 111,18% dự toán tăng 8.741 triệu
đồng so với năm 2004, năm 2006 là 58.570 triệu đồng đạt 113,47% tăng 13.960
triệu đồng so với năm 2005. Hầu hết các khoản thu đều đạt và vượt dự toán được
giao. Nguyên nhân tăng thu chủ yếu là do thu từ tiền thuê mặt đất, mặt nước, thu
phí, lệ phí xã phường, chợ, thu từ việc cho thuê mặt bằng nhà hàng Hoa Tiên và
xí nghiệp nước mắm Nhỉ Hương, thu nộp ngân sách theo kiến nghị kiểm toán nhà
nước, thu huy động đóng góp xây dựng chợ Bến Tre (năm 2004),… Tuy nhiên,
việc sản xuất kẹo dừa trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu
đầu vào tăng cao, các hộ kinh doanh cơm dừa gặp khó khăn do không cạnh tranh
nổi với các tàu thu mua dừa trái của Thái Lan, Trung Quốc và do ảnh hưởng của
dịch cúm gia cầm,… nên công tác thu ngân sách gặp nhiều khó khăn. Nhưng với
sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Thị xã đã từng bước khắc phục khó khăn, đảm
bảo tốt nguồn thu cho ngân sách.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 49
Văn phòng tỉnh
Nguồn thu cân đối ngân sách từ Văn phòng tỉnh luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng thu cân đối ngân sách toàn tỉnh vì Văn phòng tỉnh là nơi tập trung của
tất cả các nguồn thu thuộc mọi thành phần kinh tế sau khi đã trừ đi các khoản thu
của ngân sách huyện. Cụ thể: Năm 2004 là 543.059 triệu đồng đạt 159,13% dự
toán, năm 2005 là 536.178 triệu đồng đạt 118,24% dự toán giảm 6.881 triệu đồng
so với năm 2004, năm 2006 là 609.471 triệu đồng đạt 127,12% dự toán tăng
73.293 triệu đồng so với năm 2005. Nguồn thu của Văn phòng tỉnh chủ yếu là
thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, các khoản thu từ thuế: thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng, các khoản phí, lệ phí, thu về nhà đất,… Đặc biệt các
khoản thu không nằm trong dự toán cũng đã góp phần đáng kể trong việc tăng
thu ngân sách của Văn phòng tỉnh. Tuy nhiên nguồn thu cân đối ngân sách của
Văn phòng tỉnh cũng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, sự biến động của
thị trường,… làm cho công tác thu gặp không ít khó khăn. Nhưng với sự lãnh đạo
của các cấp chính quyền thu ngân sách trong năm luôn thực hiện tốt, đáp ứng
được các nhu cầu chi tiêu trên địa bàn.
b) Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lí qua ngân sách nhà nước
Bảng 7: THU ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÍ QUA NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC GIAI ĐOẠN 2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
1 Học phí 29.393 23.912 21.155
2 Viện phí 51.070 61.323 84.286
3 Lệ phí thi 3.065 - -
4 Các khoản huy động góp vốn
xây dựng CSHT - 37.052 33.545
5 Các khoản huy động góp vốn khác - 9.257 5.204
6 Phí sát hạch đủ điều kiện cấp văn bằng, chứng chỉ, … - 1.905 11.942
Các khoản thu để lại đơn vị
chi quản lí qua NSNN 83.528 133.449 156.132
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 50
Chú giải:
- NSNN: Ngân sách nhà nước. - DT: Dự toán.
- CSHT: Cơ sở hạ tầng. - QT: Quyết toán.
Đây là những khoản thu không có phản ánh trong dự toán được giao mà chỉ
phản ánh trong báo cáo quyết toán của năm.
Nguồn thu này đã góp phần tăng thu ngân sách trong năm. Bao gồm các
khoản thu về học phí, viện phí, lệ phí, các khoản huy động đóng góp xây dựng
cơ sở hạ tầng và huy động đóng góp khác. Cụ thể: năm 2004 nguồn thu này đạt
83.528 triệu đồng, và tăng đến 133.449 triệu đồng trong năm 2005. Đến năm
2006 thực hiện được 156.132 triệu đồng tăng 22.683 triệu đồng so với năm 2005.
c) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Những năm gần đây, không chỉ riêng Bến Tre mà còn nhiều tỉnh thành khác
trong cả nước phải đối đầu với những khó khăn, dịch bệnh: hạn hán kéo dài,
nước mặn xâm nhập sâu, dịch bệnh cúm H5N1 ở người, dịch bệnh cúm gia cầm
xâm nhập sâu và rộng,… làm ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế của tỉnh nhà cũng
như là của cả nước. Vì thế trung ương đã có nhiều hỗ trợ cho địa phương nhằm
khắc phục các khó khăn do thiên tai dịch bệnh mang lại. Đồng thời đẩy mạnh
việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần cải thiện đời sống nhân dân, phát
triển kinh tế nước nhà.
Nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên trong giai đoạn 2004 – 2006 được
thể hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 51
Bảng 8: THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN GIAI ĐOẠN 2004 –2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải:
- DT: Dự toán
- QT: Quyết toán
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
ST
T Nội dung Dự toán Quyết toán QT/DT(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
1 Bổ sung cân đối 235.657 235.657 100,00 235.657 235.657 100,00 235.657 235.657 100,00
2 Bổ sung có mục tiêu 84.573 246.650 291,64 117.718 412.165 350,13 254.167 921.863 362,70
trong đó:
+ Bằng nguồn vốn trong
nước 69.923 246.650 291,64 412.165 921.863
+ Bằng nguồn vốn ngoài
nước 14.650 - 24.540 6.236
Thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên 320.230 482.307 150,61 353.375 647.822 183,32 489.824 1.157.520 236,31
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 52
Qua ba năm 2004, 2005 và 2006, nguồn vốn bổ sung này vào ngân sách
Bến Tre ngày càng tăng lên. Cụ thể: năm 2004 là 482.307 triệu đồng, năm 2005
là 647.822 triệu đồng, năm 2006 là 1.157.520 triệu đồng. Trong đó:
+ Bổ sung cân đối: Vì giai đoạn 2004 – 2006 là thời kỳ ổn định ngân sách
nên nguồn bổ sung cân đối trong giai đoạn này không thay đổi.
+ Bổ sung có mục tiêu: Trong giai đoạn 2004 – 2006 có tăng lên.
Năm 2004 là 246.650 triệu đồng đạt 291,64% dự toán địa phương giao.
Năm này nguồn bổ sung có mục tiêu tăng nhiều so với kế hoạch là 162.077 triệu
đồng, trong đó ngoài 3.000 triệu đồng trng ương cấp qua Ngân hàng chính sách
xã hội để thực hiện cho vay còn có những nội dung trung ương hỗ trợ không theo
dự toán như: đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nước ngoài là 14.650 triệu
đồng, chi sự nghiệp về phủ sóng phát thanh truyền hình và chương trình hành
động quốc gia về du lịch là 600 triệu đồng, dự án sản xuất thuốc hỗ trợ cắt cơn
nghiện ma túy Bông Sen là 2.000 triệu đồng,…
Năm 2005 thực hiện là 412.165 triệu đồng đạt 350,13% dự toán địa phương
giao. Năm 2006 thực hiện là 921.863 triệu đồng đạt 362,7% dự toán địa phương
giao. Hầu hết các khoản thu bổ sung có mục tiêu đều tăng và vượt dự toán được
giao vì ngoài số trung ương bổ sung cho địa phương theo kế hoạch hàng năm,
trung ương còn bổ sung thêm cho ngân sách địa phương để thực hiện các nội
dung chi đột xuất khác như: kinh phí tinh giảm biên chế, kinh phí kiên cố hóa
trường lớp theo Quyết định 1188/QĐ - TTg, kinh phí khắc phục hạn hán, xâm
nhập mặn, kinh phí phòng chống dịch cúm H5N1 ở người và dịch cúm gia cầm,
kinh phí đầu tư các tuyến đường 882, 883, 888, hỗ trợ kinh phí xử lí sạt lở, bảo
vệ đê điều, phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai theo quyết định số1216/QĐ -
TTg ngày 16/11/2004 và quyết định số 878/QĐ - TTg ngày 26/08/2004 của Thủ
tướng chính phủ, kinh phí hoạt động sáng tạo các sản phẩm báo chí,…
c) Thu tín phiếu, trái phiếu của ngân sách trung ương
Đây là những khoản thu không có trong dự toán đã góp phần đáng kể vào
việc tăng thu ngân sách hàng năm. Nguồn thu này trong giai đoạn 2004 – 2006
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 53
Bảng 9: THU TỪ TÍN PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN SÁCH TRUNG
ƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2004 -2006
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
Dự
toán
Quyết
toán
Thu tín phiếu, trái phiếu
của NSTW 5.099 11.478 9.568
Tổng số 5.099 11.478 9.568
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải:
NSTW: Ngân sách trung ương
Năm 2004 nguồn thu từ tín phiếu, trái phiếu của ngân sách trung ương là
5.099 triệu đồng, năm 2005 là 11.478 triệu đồng tăng 6.379 triệu đồng so với
năm 2004 và năm 2006 nguồn thu này là 9.568 triệu đồng.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 54
3.2.2.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện thu ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
1,334,188
840,320
1,571,956
1,006,973
2,199,067
1,191,824
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Quyết toán
Dự toán
Hình 4: TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN
2004 - 2006
Qua biểu đồ cho ta thấy, tổng thu ngân sách của địa phương (cả phần tín
phiếu và trái phiếu của ngân sách trung ương) không ngừng tăng lên qua các
năm: năm 2004 là 1.334.188 triệu đồng, năm 2005 là 1.571.956 triệu đồng, năm
2006 là 2.199.067 triệu đồng.
Các khoản thu ngân sách các năm tăng cao hơn so với dự toán là chủ yếu
tập trung ở các khoản thu từ thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí xăng dầu, phí và lệ phí, lệ phí trước bạ, các khoản
thu về nhà đất và các khoản thu khác. Đặc biệt là các khoản thu không có trong
dự toàn đầu năm đã góp phần không nhỏ trong việc tăng thu ngân sách trên địa
bàn. Những nội dung thu vượt này chủ yếu phải bố trí lại cho những nhiệm vụ
phát sinh ngoài dự toán đầu năm, trong đó chủ yếu ngân sách cấp lại cho các đơn
vị có liên quan theo quy định như phạt an toàn giao thông, số còn lại hòa vào
ngân sách để chi cho một số nội dung phát sinh đột xuất khác.
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 55
Tuy nhiên, bên cạnh các khoản thu đạt và vượt dự toán, trong thời gian qua
vẫn còn có nhiều khoản thu không đạt so với dự toán ban đầu như: đối với năm
2004 có các khoản thu về thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất kinh doanh trong
nước, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp,… Đối với năm 2005 có các
khoản thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương, thuế thu nhập cá nhân, các
khoản thu tại xã,… Đối với năm 2006 có các khoản thu về phí xăng dầu, thuế tài
nguyên, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…
Nhìn chung, các khoản thu này không đạt dự toán là do trong năm ngân
sách phát sinh không ít khó khăn như: hạn hán kéo dài, nước mặn đến sớm và
xâm nhập sâu, chỉ số giá tiêu dùng và giá một số nguyên liệu đầu vào tăng giá đã
tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế. Bên
cạnh đó tuy có nhiều doanh nghiệp đã và đang hoạt động, nhiều doanh nghiệp
mới thành lập nhưng do một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đã làm
ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách trên địa bàn tỉnh và cũng từ đó làm ảnh
hưởng đến khả năng cân đối ngân sách của tỉnh nhà.
3.2.3. Phân tích tình hình chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn
2004 - 2006
3.2.3.1. Đánh giá chung về tình hình chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2004 - 2006
Bến Tre là một Tỉnh có ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền
kinh tế. Mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế Bến Tre có nhiều chuyển
biến rõ nét thế nhưng những khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất nông
nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế chung của toàn Tỉnh. Trong
bất kỳ hoàn cảnh nào ngân sách nhà nước luôn là nguồn hỗ trợ quan trọng nhất
để góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của một quốc gia nói chung và
cũng như trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nhưng nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh
chỉ đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên, còn nguồn chi cho đầu tư phát triển
chủ yếu dựa vào sự trợ cấp từ ngân sách trung ương.
Trong những năm qua nhu cầu chi thường xuyên trên địa bàn không
ngừng tăng lên. Nếu như khoản chi thường xuyên là một khoản chi rất cần thiết
nhất là về con người và mọi hoạt động của công tác quản lí ngân sách trên địa
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 56
bàn thì khoản chi đầu tư phát triển cũng giữ vai trò không kém phần quan trọng
nhằm thực hiện mục đích đô thị hóa, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa tỉnh nhà.
Vì những nhu cầu trên mà nguồn chi ngân sách của tỉnh Bến Tre không ngừng
tăng, trong khi đó nguồn thu ngân sách thì có hạn.
Nhưng dưới sự lãnh đạo và điều hành của các cấp lãnh đạo Tỉnh đã đảm
bảo thực hiện tốt nhu cầu chi trong năm ngân sách. Các khoản chi đều tập trung
cao, và chú trọng nhiều vào mạng lưới giao thông, thủy lợi mở rộng vùng kinh tế
tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế xã hội.
3.2.3.2. Phân tích tình hình chi ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai
đoạn 2004 - 2006
Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2004 – 2006 không
ngừng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên địa bàn, đảm bảo thực hiện
tốt các chính sách chủ trương của tỉnh nhà theo dự toán đề ra. Tình hình chi ngân
sách tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2004 - 2006 được thể hiện qua bảng số liệu
sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 57
Bảng 10: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân Sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải : - QDTTC: Quỹ dự trữ tài chính. - QT: Quyết toán.
- NSNN: Ngân sách nhà nước. - DT: Dự toán
- NS: Ngân sách.
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
I Chi cân đối ngân sách 851.231 1.056.223 124,08 1.004.373 1.219.454 121,41 1.188.224 1.554.703 130,84
1 Chi đầu tư phát triển 251.028 359.721 143,30 290.551 326.333 112,32 338.710 346.745 102,37
2 Chi thường xuyên 574.412 641.299 111,64 640.673 804.913 125,64 791.164 1.041.780 131,68
3 Chi bổ sung QDTTC 1.100 1.100 100,00 1.100 1.100 100,00 1.100 1.100 100,00
4 Dự phòng 24.637 - 26.600 - 27.500 -
5 Phần dành để tăng lương - 45.449 - 29.750 -
6 Chi chuyển nguồn 54.103 87.108 165.077
II Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lí qua NSNN 83.528 133.449 156.132
III Chi bổ sung cho NS cấp dưới 140.543 176.262 413.034
IV Chi nộp NS cấp trên
TỔNG SỒ CHI (I -IV) 851.231 1.280.294 150,41 1.004.373 1.529.165 152,25 1.188.224 2.123.869 178,74
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 58
Qua bảng báo cáo quyết toán chi ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2004-2006 ta thấy rằng:
- Tổng chi ngân sách địa phương năm 2004 là 1.280.294 triệu đồng đạt
150,41% dự toán địa phương giao.
- Tổng chi ngân sách địa phương năm 2005 là 1.529.165 triệu đồng đạt
152,25% dự toán địa phương giao.
- Tổng chi ngân sách địa phương năm 2006 là 2.123.869 triệu đồng đạt
178,74% dự toán địa phương giao.
Như vậy qua các năm chi ngân sách địa bàn tỉnh luôn tăng, các khoản chi
đều đạt và vượt dự toán địa phương giao. Nếu xét về mặt tổng chi trong năm thì
năm 2005 chi ngân sách cao hơn so với năm 2004 là 248.871 triệu đồng chiếm
19,44%. Chi ngân sách năm 2006 tăng 594.704 triệu đồng, chiếm 38,89% tổng
thu ngân sách 2005. Nếu xét về mặt chấp hành dự toán thì năm 2006 chi ngân
sách địa phương đạt nhưng vượt ít hơn năm 2004 và cao nhất là năm 2005.
Như vậy trong năm tài chính Sở tài chính Bến Tre đã cố gắng thực hiện
đầy đủ các khoản chi như dự toán, bên cạnh đó còn đáp ứng các khoản chi không
có trong dự toán. Cụ thể một số nội dung chi như sau:
a) Chi cân đối ngân sách
Qua các năm chi cân đối ngân sách luôn đạt và vượt chỉ tiêu. Xét về mặt giá
trị thì chúng không ngừng tăng lên. Năm 2004 thực hiện là 1.056.223 triệu đồng
đạt 124,08% dự toán địa phương giao. Sang năm 2005 thực hiện là 1.219.454
triệu đồng đạt 124,14% dự toán địa phương giao, tăng 163.231 triệu đồng so với
năm 2004. Năm 2006 thực hiện 1.554.703 triệu đồng đạt 130,84% dự toán tăng
335.249 triệu đồng so với năm 2005. Chi cân đối ngân sách giai đoạn 2004 -2006
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 59
Bảng 11: CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Ngân sách Sở Tài chính Bến Tre)
Chú giải:
- DTTC: Dự trữ tài chính.
- DT: Dự toán
- QT: Quyết toán.
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
STT Nội dung Dự
toán
Quyết
toán
QT/DT
(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%) Dự toán
Quyết
toán
QT/DT
(%)
1 Chi đầu tư phát triển 251.028 359.721 143,30 290.551 326.333 112,32 338.710 346.745 102,37
2 Chi thường xuyên 574.412 641.299 111,64 640.673 804.913 125,64 791.164 1.041.780 131.68
3 Chi bổ sung quỹ DTTC 1.100 1.100 100,00 1.100 1.100 100,00 1.100 1.100 100,00
4 Dự phòng 24.637 - 26.600 - 27.500 -
5 Phần dành để tăng lương - 45.449 - 29.750 -
6 Chi chuyển nguồn 54.103 87.108 165.078
Chi cân đối ngân sách 851.231 1.056.223 124,08 1.004.373 1.219.454 121,41 1.188.224 1.554.703 130,84
Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Lê Duy Hiếu Trang GVHD: Đàm Thị Phong Ba 60
Nếu không kể phần chi chuyển nguồn sang năm sau thì tổng chi ngân sách
của mỗi năm như sau: năm 2004 là 1.002.120 triệu đồng tăng 150.889 triệu đồng
so với dự toán địa phương giao. Năm 2005 là 1.132.346 triệu đồng tăng 127.973
triệu đồng so với dự toán địa phương giao. Năm 2006 là 1.554.703 triệu đồng
tăng 336.479 triệu đồng so với dự toán địa phương giao. Nguồn để giải quyết số
tăng chi như trên chủ yếu là số tăng thu ngân sách, số ngân sách trung ương hỗ
trợ thêm để thực hiện các mục tiêu chỉ định, số kết dư và số thu chuyển nguồn từ
năm trước đưa sang. Cụ thể:
* Chi đầu tư phát triển
Đây là khoản chi chiếm vị trí rất quan trọng. Nó là các khoản chi có tính
chất đầu tư lâu dài nhằm mục đích thực hiện đô thị hóa đáp ứng nhu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Vì thế tiến độ thực hiện việc đầu tư phát
triển ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh nhà,
phấn đấu vươn lê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình thu chi ngân sách tại Sở Tài chính tỉnh Bến Tre.pdf