Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex

MỤC LỤC



Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1

1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu . 1

1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn . 2

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3

1.2.1. Mục tiêu chung . 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3

1.3.1. Phạm vi về không gian . 3

1.3.2. Phạm vi về thời gian . 3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 5

2.1.1. Khái quát về tiêu thụ sản phẩm . 5

2.1.2. Khái quát về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu . 6

2.1.3. Khái niệm về chi phí và cơ cấu của chi phí . 7

2.1.4. Khái niệm về lợi nhuận và các bộ phận cấu thành lợi nhuận . 8

2.1.5. Phân tích tỷ suất lợi nhuận . 10

2.1.6. Một số định nghĩa về thuật ngữ đề cập trong đề tài . 10

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 11

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 11

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT

NHẬP KHẨU THỦY SẢN CADOVIMEX . 12

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI ỂN CỦA CÔNG TY, CÁC

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG . 12

3.2. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY . 13

3.2.1. Lĩnh vực kinh doanh . 13

3.2.2. Sản phẩm của công ty . 14

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC . 14

3.3.1. Mạng lưới tổ chức của Công ty . 14

3.3.2. Chức năng của các phòng ban . 16

3.3.3. Cơ cấu nhân sự của công ty . 19

3.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC

TRONG BA NĂM VỪA QUA (2006 - 2008) . 20

3.5. THUẬN LỢI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. . 24

3.5.1. Thuận lợi của công ty . 24

3.5.2. Định hướng phát triển của công ty . 27

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ LỢI

NHUẬN CỦA CÔNG TY . 28

4.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU VÀ THỊ TRƯỜNG

XUẤT KHẨU THỦY SẢN . 28

4.1.1. Thị trường nguyên liệu . 28

4.1.2. Tổng quan về thị trường xuất khẩu . 30

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

TRONG BA NĂM QUA (2006 - 2008) . 34

4.2.1. Thị trường tiêu thụ . 34

4.2.2. Doanh số tiêu thụ theo mặt hàng ở từng thị trường . 40

4.3. PHÂN TÍCH DOANH THU - CHI PHÍ - LỢI NHUẬN . 69

4.3.1. Phân tích doanh thu . 69

4.3.2. Phân tích chi phí . 71

4.3.3. Phân tích lợi nhuận . 75

4.4. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY . 77

4.4.1. Lợi nhuận ròng trên doanh thu . 78

4.4.2. Chỉ tiêu ROA và ROE . 79

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TỪ TIÊU THỤ SẢN PHẨM . 81

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY . 81

5.2. GIẢI PHÁP . 82

5.2.1. Giải pháp theo thị trường. 82

5.2.2. Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . 83

5.2.3. Giải pháp Marketing . 84

5.2.4. Các giải pháp khác. 85

CHƯƠNG 6: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 86

6.1. KẾT LUẬN . 86

6.2. KIẾN NGHỊ . 86

6.2.1. Đối với Nhà nước . 86

6.2.2. Đối với Công ty . 88

pdf103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua. Mỹ, Nhật Bản, EU là những thị trường tiêu thụ hàng đầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có những thị trường khác như: Châu Á gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Đông với sản lượng tiêu thụ khá ổn định. Nhật Bản 41.80% Hàn Quốc 2.01%Mỹ 26.65% Hồng Kông - Trung Quốc 2.73% Thị Trường khác 2.48% EU 9.91% Australia 5.10% Canada 2.99% Đài Loan 4.32% Asean 2.01% Biểu đồ 2: Các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam (Nguồn: Hiệp hội Chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP) 4.1.2.1. Thị trường Mỹ Mỹ là nước lớn thứ tư thế giới với diện tích 930.000 km2, với dân số khoảng 290 triệu người. Mỹ cũng là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, người Mỹ rất thích ăn thủy sản đặc biệt là tôm sú tươi hoặc luộc chín, cá da trơn fillet. Do có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân thuộc loại cao nhất thế giới nên họ có nhu cầu quan tâm sức khỏe. Vì thế, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Mỹ phải được kiểm tra chất lượng chặt chẽ về vệ sinh an tòan thực phẩm. Từ năm 1994, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Từ đó thủy sản Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng rất nhanh. Sau khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết và có hiệu lực từ tháng 12/2001, kim ngạch thương mại giữa hai nước phát triển nhảy vọt, và Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 31 - SVTH: Lý Thanh Điền Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày một đa dạng. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tôm sang Mỹ đứng thứ 4 về mặt giá trị và đứng thứ 7 về mặt sản lượng. Tuy nhiên, tôm Việt Nam chỉ chiếm thị phần nhỏ (5,3%) trong tổng sản lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ so với Thái Lan (44,2%) hay Mêhicô (10.2%) Năm 2004, sau vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán phá giá tôm, thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam bị thu hẹp và vị trí dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là Nhật Bản. Tuy vậy, trong tương lai tiêu thụ thủy sản của Mỹ sẽ tăng trưởng trong khi sản lượng thủy sản trong nước của Mỹ chỉ đáp có thể ứng 15% - 20% nhu cầu tiêu dùng nước này. Vì vậy, sản lượng nhập khẩu của Mỹ cũng tăng không chỉ đối với riêng Việt Nam. Nhiều mặt hàng thủy sản khác nhau sẽ được nhập khẩu vào thị trường này để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Mỹ. Tôm đông lạnh, tôm nguyên liệu, cá ngừ đóng hộp, cá ngừ, cá rô phi… là những mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn. Mặt dù các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam sẽ còn gặp phải nhiều khó khăn, sóng gió ở thị trường này, nhưng Mỹ vẫn là thị trường đầy tiềm năng và nhu cầu nhập khẩu thủy sản là rất lớn (khoảng 10 tỷ USD/năm) và giá thường cao hơn các thị trường khác. 4.1.2.2. Thị trường Nhật Bản Nhật là một đất nước với 4 quần đảo, diện tích tổng cộng khoảng 377.800 km2, dân số trên 225 triệu người. Người Nhật rất nhạy cảm khi mùi vị độ mặn không phù hợp. Đối với thủy sản nhập khẩu, người Nhật thường chế biến sản phẩm trước khi dùng. Giai đoạn thập kỷ 1960 - 1970, Nhật Bản là thị trường gần như duy nhất ở những nước không phải Xã Hội Chủ Nghĩa đối với thủy sản của Việt Nam với 70% - 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu nên thị phần xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản bị thu hẹp dần. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu giảm nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam tương ứng 30,24% giá trị. Đặc biệt, Nhật Bản là chiếm đến 41,80% tổng sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam, cho thấy Nhật Bản là thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 32 - SVTH: Lý Thanh Điền Các sản phẩm tôm, nhuyễn thể chân đầu, cá và cá ngừ của Việt Nam đều có doanh số tương đối lớn trên thị trường này. Trong đó, Mặt hàng tôm Nobashi của Việt Nam. Năm 2002, Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu tôm sang Nhật Bản lớn nhất, tuy nhiên giá tôm của Việt Nam chào bán trên thị trường này tương đối thấp. Với vị thế quan trọng như vậy, việc duy trì và từng bước mở rộng thị phần ở thị trường này là việc làm cần thiết đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Những phát hiện vào cuối năm 2007 của các nhà chức trách Nhật Bản sau khi nước này thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm mới, về chất lượng và vệ sinh an toàn đối với sản phẩm mực và tôm của Việt Nam, từ đó đi đến quyết định kiểm tra 100% các lô hàng mực và tôm nhập khẩu từ Việt Nam là một mối nguy lớn, đe dọa cả ngành thủy sản nói chung. Đó cũng là dấu hiệu rõ ràng của sự thiếu đồng bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thủy sản của Việt Nam hiện nay. 4.1.2.3. Thị trường EU EU với dân số khoảng 492,9 triệu người. Từ năm 2006 - 2008, lượng thủy sản xuất khẩu từ các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh sang các thị trường của EU. Nguyên nhân, là thị trường EU ít có rào cản thương mại hơn so với thị trường như Mỹ, nhưng yêu cầu dư lượng kháng sinh trong thủy sản đang trở thành vấn đề đối với các nhà xuất khẩu. Đặc biệt, hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải được kiểm tra vệ sinh chặt chẽ và phải có giấy chứng nhận kiểm tra yêu cầu dư lượng kháng sinh Chloramphelicol, Nitrofural. Tuy nhiên, do chủ động thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh đáp ứng yêu cầu của thị trường này và EU kết nạp các thành viên mới nên thời gian qua sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày một phát triển. Đây là một tín hiệu tốt lành, đánh dấu kết quả của sự phấn đấu không ngừng của ngành thủy sản nước ta trong hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, EU Chiếm 22% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cho dù còn nhiều e ngại đối với những rào cản về kiểm soát dư lượng kháng sinh do thị trường EU đặt ra, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhận định EU là thị trường đối trọng mỗi khi có biến động ở thị trường Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 33 - SVTH: Lý Thanh Điền Mỹ hoặc Nhật Bản. Đồng thời việc xuất khẩu sản phẩm sang EU sẽ góp phần nâng cao uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, để đứng vững và đảm bảo tăng trưởng bền vững trên thị trường EU, đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý. 4.1.2.4.Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường nhập khẩu thủy sản trung bình trên thế giới, nhưng là láng giềng gần gũi có nhiều nét tương đồng về văn hóa với Việt Nam. Đây là thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc và Hồng Kông chủ yếu là dùng để tái chế biến phục vụ xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc và Hồng Kông tăng rất nhanh trong những năm gần đây là do sự phát triển ồ ạt của công nghiệp chế biến và tái chế các mặt hàng cao cấp như fillet, cá hộp và các mặt hàng chín ăn liền phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, do nền kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục nên nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thị trường này đang tăng nhanh và chủng loại đa dạng, từ các sản phẩm có giá trị rất cao như các loại cá sống đến các loại sản phẩm có giá trị thấp, không đòi hỏi cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như hàng cá khô và mực nút nguyên con. Tuy vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chủ yếu là mua bán qua biên giới, quy mô của các đơn vị nhập khẩu rất nhỏ nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ trước đến nay thị trường Trung Quốc và Hồng Kông vẫn là thị trường dể tính về chất lượng, an toàn vệ sinh, nhưng sau khi trở thành thành viên của WTO, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các rào cản kỹ thuật, an toàn vệ sinh đối với hàng hóa nhập khẩu. Từ ngày 30/06/2003, các lô hàng xuất khẩu vào Trung Quốc phải được kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh theo các tiêu chuẩn do nước này quy định, đồng thời phải đăng ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc kèm theo mã số. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh từ năm 2003 đến nay. Tuy nhiên trong tương lai gần, Trung Quốc và cả Hồng Kông sẽ là thị trường tiêu thụ thủy sản hàng đầu của khu vực Châu Á, với đặc điểm vừa tiêu thụ cho dân cư bản địa vừa là thị trường tái chế và tái xuất. Tôm hùm, tôm sú, cá ngừ, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 34 - SVTH: Lý Thanh Điền mực… đang có xu hướng tiêu thụ ngày càng tăng ở thị trường hơn 1,3 tỷ dân này. Đây là thị trường lớn, có tiềm năng song mức độ cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc ngày càng khốc liệt, giá sản phẩm có xu hướng giảm cùng với các điều kiện đòi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắc khe nên đã và đang làm cho khả năng tăng hiệu quả xuất khẩu vào thị trường này là không khả quan. 4.1.2.5. Các thị trường khác Các thị trường khác thuộc Châu Á đã được ngành thủy sản Việt Nam ngày càng quan tâm hơn, nhất là khi thuế nhập khẩu vào khu vực này giảm xuống 0 - 5% và khi các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản hay EU bị biến động. Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các thị trường này tăng đáng kể. Trong đó phải kể đến hai thị trường quan trọng là Hàn Quốc và Đài Loan. Các thị trường này chủ yếu khẩu cá biển, mực, bạch tuộc. Do Hàn Quốc có công nghiệp chế biến phát triển nên yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm khá cao. Ngoài ra còn các thị trường Châu Úc, Trung Đông, Canada… 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG BA NĂM QUA (2006 - 2008) 4.2.1. Thị trường tiêu thụ Bảng 3: GIÁ TRỊ TIÊU THỤ THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006 - 2008) ĐVT: 1.000 USD Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Nội địa 407 0,7 431 0,8 386 0,7 23 5,7 -45 -10,4 2. Nước ngoài 61.508 99,3 54.441 99,2 51.645 99,3 -7.067 -11,5 -2.796 -5,1 Tổng 61.915 100,0 54.872 100,0 52.031 100,0 -7.044 -11,4 -2.841 -5,2 (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 35 - SVTH: Lý Thanh Điền Tình hình tiêu thụ thủy sản của Công ty tại thị trường nội địa tương đối thấp, vì thị trường xuất khẩu thủy sản đem đến cho Công ty nhiều doanh thu lẫn lợi nhuận hơn thị trường nội địa rất nhiều lần, nên Công ty quan tâm nhiều đến thị trường xuất khẩu từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản đồng thời mở rộng ra các thị trường khác như EU, và Trung Đông… Nhưng Công ty vẫn chưa tập trung nhiều đến thị trường trong nước. Giá trị thu về từ tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị hàng hóa được tiêu thụ của Cadovimex; doanh thu có được chủ yếu là từ xuất khẩu sản phẩm thủy sản của Công ty ra nước ngoài. Nhìn chung giá trị mang lại từ tiêu thụ sản phẩm của Cadovimex bị suy giảm. Năm 2007 doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm giảm so với năm 2006 là 11,4%, giá trị năm 2007 là 54.872 ngàn USD. Nguyên nhân là do năm 2007 nguyên liệu đầu vào là tôm cá bị mất mùa, đồng thời do những khó khăn chung của ngành Thủy sản Việt Nam nên giá trị từ tiêu thụ sản phẩm giảm. Và đến năm 2008 thì giá trị mang lại từ tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm so với năm 2007 chỉ còn 52.032 ngàn USD, giảm 5,2% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 giá nhiên liệu tăng cao đột biến làm ảnh hưởng xấu đến đánh bắt cá xa bờ và mưa bão lại nhiều làm cho tàu thuyền không thể ra khơi đánh bắt hải sản đồng thời cũng làm cho nước mặn bị lợ đi ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng tôm.Chi tiết hơn sẽ được thể hiện ở từng thị trường: 4.2.1.1. Tiêu thụ nội địa ĐVT: 1.000 USD Biểu đồ 3: Giá trị tiêu thụ nội địa của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008) 407 431 386 360 370 380 390 400 410 420 430 440 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 36 - SVTH: Lý Thanh Điền Thị trường nội địa chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng giá trị hàng hóa của Công ty. Và các trung tâm đô thị lớn như là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,… là những thành phố tiêu thụ lượng thủy sản tương đối cao chủ yếu là tại các hệ thống nhà hàng, siêu thị. Với qui mô đô thị hóa hiện tại thì hệ thống nhà hàng siêu thị sẽ ngày càng tăng thêm. Vì vậy, trong tương lai thì sản lượng cung cấp cho khu vực này có thể vượt ngưỡng 1% giá trị chế biến của Cadovimex. Bên cạnh đó cùng với sự giàu lên, hiện đại lên của đời sống kinh tế, dẫn đến xu hướng ở mỗi người dân bắt đầu đề cao cái ngon và cái sang trong bữa ăn của mỗi gia đình nên mức tiêu dùng thực phẩm sẽ ngày một tăng cao, đặc biệt là ngày nay nhân dân đã có xu thế thiên về sử dụng thực phẩm ít béo nên sản phẩm tôm, mực và sản phẩm gốc là thủy sản trở thành loại thực phẩm chiếm phần quan trọng.Tuy vậy, thời gian qua Công ty chưa quan tâm nhiều đến thị trường nội địa. Thời gian gần đây thì Công ty đã chú trong hơn đến thị trường nội địa. Năm 2006 đạt 407 ngàn USD. Và đến năm 2007 thì tiêu thụ nội địa tăng, đạt 431 ngàn USD, tăng 5,7% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, tình hình kinh tế của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng đã cắt giảm chi tiêu nên giá trị tiêu thụ nội địa của Cadovimex vì thế cũng suy giảm so với năm trước đó và chỉ còn 386 ngàn USD. Hiện nay, Công ty đã và đang triển khai các kế hoạch nhằm quảng bá, giới thiệu để đưa sản phẩm thủy sản của Công ty đến tay người tiêu dùng Việt một cách nhanh nhất. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên, Công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị chất lượng cao, bao bì mẫu mã đẹp, cung cấp nguyên liệu tươi đóng gói nhỏ hoặc hộp cho các bếp ăn nhà hàng, siêu thị nhằm cung cấp cho hộ gia đình ở nước ta 4.2.1.2. Xuất khẩu Đây là thị trường chủ lực của Cadovimex mang lại hầu hết doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Kể từ khi thành lập và trong suốt quá trình phát triển thì tình hình xuất khẩu hàng hóa thủy sản của Công ty ngày càng phát triển. Công ty đã giữ vững thị trường củ đồng thời xâm nhập thêm thị trường mới. Ngoài các tiêu chuẩn chất lượng như: ISO 9001:2000, BRC Công ty đã được cấp HALAL Chứng nhận Thực phẩm phù hợp với Hồi Giáo để xâm nhập vào thị trường Trung Đông… Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 37 - SVTH: Lý Thanh Điền Hiện nay, Cadovimex xuất khẩu hơn 99% giá trị thủy sản của Công ty do thị trường xuất khẩu khả quan. Nhìn chung, qua 3 năm (2007 - 2008) thì sản phẩm của Cadovimex đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới, trong đó thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất. Về mặt sản lượng: Bảng 4: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 03 NĂM QUA (2006 - 2008) ĐVT: Kg Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Châu Âu 2.321.200 28,0 4.280.746 52,5 1.337.280 22,8 1.959.546 84,4 -2.943.466 -68,8 2. Mỹ 2.833.000 34,2 2.009.990 24,6 2.585.490 44,1 -823.010 -29,1 575.500 28,6 3. Nhật 771.600 9,3 151.068 1,9 587.026 10,0 -620.532 -80,4 435.958 288,6 4. Thị trường khác 2.358.800 28,5 1.717.770 21,1 1.352.857 23,1 -641.030 -27,2 -364.913 -21,2 Tổng 8.284.600 100,0 8.159.574 100,0 5.862.653 100,0 -125.026 -1,5 -2.296.921 -28,1 (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch) ĐVT: Kg 8284600 8159574 5862653 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ 4: Sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty trong 03 năm qua (2006 - 2008) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 38 - SVTH: Lý Thanh Điền Qua bảng và biểu đồ cho thấy: sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty khá ổn định trong 2 năm 2006 và 2007; đến năm 2008 thì sản lượng xuất khẩu giảm mạnh, cụ thể: - Năm 2006 Cadovimex xuất khẩu 8.284.600 kg. Sang năm sản lượng xuất khẩu xấp xỉ với năm 2006, Công ty xuất khẩu được 8.159.574 kg, giảm 125.026 kg, tương ứng giảm 1,5% so với năm 2006. Đến năm 2008 sản lượng xuất khẩu của Cadovimex giảm 28,1% so với năm 2007. Nguyên nhân sản lượng xuất khẩu năm 2008 giảm là do tôm cá nguyên liệu đầu vào bị giảm mạnh vì tôm thất mùa. Như vậy, sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty trong 03 năm có chiều hướng giảm nhẹ, năm 2007 giảm nhưng giảm rất ít so vời năm 2006 và năm 2008 giảm 28,1% so với năm 2007 - Về tỷ trọng sản lượng tiêu thụ ở các thị trường, thì có sự thay đổi trong năm 2006 thì thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng sản lượng lớn hơn so với thị trường EU, nhưng tới năm 2007 thì EU là thị trường có sản lượng tiêu thụ lớn nhất của Cadovimex. Đến năm 2008 thì thị trường Mỹ đã trở lại vị thế dẫn đầu. Và nguyên nhân của sự thay đổi thị phần trên sẽ được chi tiết hóa ở phần doanh số tiêu thụ sản phẩm ở từng thị trường. Về mặt giá trị: Bảng 5: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 03 NĂM QUA (2006 - 2008) ĐVT: 1.000 USD Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1. Châu Âu 3.015 4,9 14.931 27,4 8.850 17,1 11.916 395,2 - 6.081 -40,7 2. Mỹ 32.585 53,0 26.638 48,9 33.018 63,9 -5.947 -18,3 6.380 24,0 3. Nhật 3.216 5,2 778 1,4 3.406 6,6 -2.438 -75,8 2.628 337,8 4. Thị trường khác 22.692 36,9 12.087 22,2 6.371 12,3 - 10.605 -46,7 - 5.716 -47,3 Tổng 61.508 100,0 54.434 100,0 51.645 100,0 -7.074 -11,5 - 2.789 -5,1 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của Công ty) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 39 - SVTH: Lý Thanh Điền ĐVT: 1.000 USD 61508 54441 51645 46000 48000 50000 52000 54000 56000 58000 60000 62000 64000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ 5: Giá trị thủy sản xuất khẩu của Công ty 03 năm qua (2006 - 2008) Năm 2006 doanh thu tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu đạt 61.508 ngàn USD. Đến năm 2007, tình hình xuất khẩu khó khăn hơn, chỉ đạt 54.441 ngàn USD giảm 11.5% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh thu từ xuất khẩu lại bị giảm so với năm 2007, giá trị xuất khẩu mang lại cho Công ty là 51.645 ngàn USD. Giá trị mang lại từ xuất khẩu có xu hướng giảm là do tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp khó khăn và nguyên liệu đầu vào là tôm, cá biển cũng bị thất mùa so với năm năm 2007, riêng đánh bắt xa bờ gặp khó khăn do thời tiết xấu vì bão, áp thấp nhiệt đới đặc biệt là giá xăng dầu cứ liên tục tăng trong thời gian trên. Nên sản lượng giảm kéo theo giá trị giảm. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thị trường khác Nhật Mỹ EU Biểu đồ 6: Giá trị xuất khẩu theo từng thị trường trong 03 năm qua 2006 - 2008) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 40 - SVTH: Lý Thanh Điền Về giá trị xuất khẩu do từng thị trường mang lại, thị trường Mỹ luôn là thị trường dẫn đầu về giá trị mang lại cho Công ty lần lượt với tỷ trọng về giá trị là 53% năm 2006 đến năm 2007 là 48,9% và năm 2008 là 63,9%. Tuy Mỹ là thị trường chiếm tỷ trọng giá trị lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty nhưng giá trị do thị trường Mỹ mang lại cho Công ty cũng không ổn định qua các năm: Khi tỷ trọng giá trị ở thị phần Mỹ giảm vào năm 2007 thì giá trị từ các thị trường còn lại có xu hướng tăng lên cụ thể là thị trường EU tăng đáng kể vào năm 2007 với tỷ trọng 27,4% trong tổng giá trị xuất khẩu của Cadovimex. Nguyên nhân là do tình hình xuất khẩu thủy sản vào Mỹ có nhiều khó khăn rào cản do phía Mỹ gây ra. Vì vậy, Công ty đã kịp thời chuyển hướng thâm nhập thêm các thị trường khác như thị trường EU, Trung Đông, Australia… Đến năm 2008 thì giá trị xuất khẩu của Công ty vào thị trường Mỹ phục hồi trở lại với giá trị mang về cho Cadovimex tương đương năm 2006. Nguyên nhân là do phía Mỹ đã bãi bỏ các rào cản bởi vì thủy sản do Mỹ tự sản xuất được không thể cung ứng đủ cho nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ buộc lòng họ phải nhập khẩu các sản phẩm này, và thủy sản Việt Nam nói chung Cadovimex nói riêng có cơ hội tăng sản lượng và doanh số từ thị trường rộng lớn này. 4.2.2. Doanh số tiêu thụ theo mặt hàng ở từng thị trường Mặt hàng chủ lực của Công ty là tôm, ngoài các sản phẩm từ tôm thì Cadovimex còn có nhiều sản phẩm khác làm từ cá như cá ngừ, cá nục, cá thu, sản phẩm làm từ mực… Do hạn chế về số liệu nên đề tài chỉ phân tích doanh số tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng gồm 04 loại: tôm, cá, mực, và thủy sản khác - Tôm: gồm tôm sú đông block, đông rời các loại như: Tôm sú nguyên con HOSO, HLSO: Tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, bỏ đầu; Cooked: Tôm sú bỏ đầu, lột hết vỏ, xẽ lưng hấp chín…. - Cá: gồm cá ngừ, cá đông block, đông rời; chả cá… - Mực: gồm mực ống nhúng đông, mực ống xiên que đông, mực ống cắt khoanh, khô mực … - Thủy sản khác như nghêu, xò, ghẹ, cua biển… Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 41 - SVTH: Lý Thanh Điền BẢNG 6: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG 03 NĂM QUA (2006 - 2008) ĐVT: Kg (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch) Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tôm 5.114.477 61,0 5.175.842 62,6 3.754.712 63,3 61.366 1,2 -1.421.130 -27,5 Cá 2.002.176 23,9 2.323.752 28,1 1.976.597 33,3 321.576 16,1 -347.155 -14,9 Mực 1.230.605 14,7 730.373 8,8 71.771 1,2 -500.232 -40,6 -658.602 -90,2 Thủy sản khác 36.757 0,4 35.681 0,4 124.062 2,1 -1.077 -2,9 88.381 247,7 Tổng 8.384.015 100,0 8.265.648 100,0 5.927.142 100,0 -118.367 -1,4 -2.338.506 -28,3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 42 - SVTH: Lý Thanh Điền Nhìn chung tình hình tiêu thụ của Công ty giảm nhẹ. Tổng sản lượng thủy sản của Công ty năm 2006 là 8.384.015 kg. Sang năm 2007 sản lượng thủy sản tiêu thụ của Công ty giảm 1,4% so với năm 2006, sản lượng tiêu thụ được 8.265.648 kg. Năm 2008 sản lượng giảm 28,3% so với năm 2007, với sản lượng 5.927.142 kg Về cơ cấu mặt hàng thì tôm là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 03 năm 61,0%, 62,6%, 63,3% lần lượt trong ba năm 2006, 2007, 2008. Kế tiếp tôm là sản phẩm từ cá, sản phẩm từ mực và cuối cùng là các loại thủy sản khác. Để rõ hơn tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty thì phần phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng ở từng thị trường cụ thể: 4.2.2.1. Doanh số của thị trường nội địa Mặt dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong thị trường tiêu thụ của Công ty nhưng thị trường nội địa tiêu thụ tương đối ổn định và đây là thị trường không thể bỏ qua. Công ty ngày càng quan tâm đến phân khúc thị trường này. Về mặt sản lượng tiêu thụ: Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2007 tăng so với năm 2006, năm 2008 lại bị giảm so với năm 2007. Năm 2006 tổng sản lượng tiêu thụ là 99.414 kg. Sang đến năm 2007 tổng sản lượng đạt 106.074 kg, tăng 6.7% so với năm 2006. Đến năm 2008 sản lượng bị giảm mạnh so với năm 2007, sản lượng tiêu thụ là 64.489 kg, đối với từng nhóm mặt hàng như sau: - Tôm: Đây là sản phẩm có khối lượng tiêu thụ mạnh nhất và tăng trưởng tốt, cụ thể: Tỷ trọng năm 2006 là 61,0% so của tổng khối lượng sản phẩm của Công ty được tiêu thụ, hai năm kế tiếp tỷ trọng lần lượt là 62,6%, 63,3%. Năm 2006 sản lượng tiêu thụ là 60.646 kg. Năm 2007 tăng 9,5% so với năm 2006, đạt 66.422 kg. Đến năm 2008 sản lượng tôm tiêu thụ của thị trường nội địa là 40.825 kg, giảm 39,2% so với năm 2007. - Cá: Đây là sản phẩm có khối lượng tiêu thụ chỉ đứng sau tôm, với tỷ trọng lần lượt trong 03 năm 2006, 2007, 2008 23,9%, 28,1% và 33,3% tổng sản lượng thủy sản được tiêu thụ của Công ty. Vào năm 2006 sản lượng cá tiêu thụ là 23.741 kg. Đến năm 2007 sản lượng tiêu thụ tăng thêm 25,6% so với năm 2006, đạt 29.821 kg. Năm 2008 sản lượng cá tiêu thụ là 21.506 kg, giảm 27,9% so với năm 2007. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Hồng Diễm - 43 - SVTH: Lý Thanh Điền Bảng 7: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY TRONG 03 NĂM (2006 - 2008) ĐVT: Kg Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tôm 60.646 61,0 66.422 62,6 40.852 63,3 5.776 9,5 -25.597 -38,5 Cá 23.741 23,9 29.821 28,1 21.506 33,3 6.080 25,6 -8.315 -27,9 Mực 14.592 14,7 9.373 8,8 781 1,2 -5.21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4053523 Ly Thanh Dien.pdf
Tài liệu liên quan