Luận văn Phân tích tình hình tín dụng lĩnh vực ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Vĩnh Long

Nền kinh tế Vĩnh Long trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn như: Giá các mặt hàng lương thực, nông thuỷ hải sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, thép phân bón tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã nỗ lực thực hiện công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, doanh số cho vay của chi nhánh được thể hiện thông qua kết quả theo bảng tổng hợp dưới đây.

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tín dụng lĩnh vực ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62.130 42 538.699 57 634.229 54 76.569 17 95.530 18 Vốn điều hoà 636.741 58 390.470 43 538.345 46 -246.271 -39 147.875 38 Tổng cộng 1.098.844 100 929.169 100 1.172.574 100 -169.675 -15 243.405 27 (Nguồn: Phòng khách hàng) Hình 2:Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có tăng, có giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2005 tổng nguồn vốn ngân hàng đạt 1.098.844 triệu đồng, sang năm 2006, nguồn vốn ngân hàng đạt 926.169 triệu đồng, giảm 169.675 triệu đồng, tỷ lệ giảm 15% so với năm 2005, đến năm 2007 nguồn vốn này lại tăng lên và đạt 1.172.574 triệu đồng , tăng 243.405 triệu đồng, tỷ lệ tăng 58% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng giảm không đều nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm là do ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế, nên ngân hàng đã chủ đông thay đổi chính sách huy động vốn để mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng. Trong năm 2005, nguồn vốn điều lệ chiếm tỷ trọng cao 58% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, vốn huy đông chiếm tỷ trong nhỏ hỏn 42%, do trong năm này tình hình huy động vốn của ngân hàng không được tốt lắm, nên phải sử dung nhiều nguồn vốn điều hòa từ ngân hàng mẹ để kinh doanh, viêc sử dụng vốn điều hoà sẽ phải trả thêm một mức phí cho ngân hàng mẹ, mà lợi phí này bằng với tiền vay không kì hạn, từ đó dẫn đến phát sinh chi phí cao. Vì thế, sang năm 2006, ngân hàng đã chủ động giảm tỷ trọng của vốn điều lệ giảm 39%so với năm 2005, và đạt tỷ trọng 43% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, mặc khác vốn huy động cũng tăng lên và đạt 57% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2007, cả nguồn vốn điều hòa và nguồn vốn huy động đều tăng lên, cụ thể vốn điều hòa tăng 38% so với năm 2006, vốn huy động tăng 18% so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn tăng như vậy là do theo chỉ thị của nhà nước đến năm 2010 Tỉnh Vĩnh Long sẽ được nâng cấp thành Thành phố loại ba, đây là một điều đáng mừng cho Tỉnh nhà, và trong thời gian tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, thuỷ lợi, các khu công nghiệp, cụm tuyến dân cư… là rất phổ biến. Chính vì thế, nhu cầu về vốn để xây dựng là rất lớn đòi hỏi ngân hàng phải huy động vốn tối đa để đáp ứng được nhu cầu trên. Bên cạnh đó nhiều nơi đã được huy hoạch chỉnh trang sữa chữa lại dẫn đến việc người dân được tiền bồi thường, do đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng tăng nguồn vốn huy động tại chỗ. Nếu vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm dịch vụ mới hơn nhằm mục đích phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, thì vấn đề nan giải của khối ngân hàng là làm sao tăng hiệu quả của việc huy động vốn để tạo điều kiện cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất để làm cho nền kinh tế phát triển. Thực hiện vai trò của một tổ thức trung gian tài chính ngân hàng sẽ đi vay những người có thừa vốn để cho các tổ chức cần vốn vay lại. Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với xã hội. Thông qua việc huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư và cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Ngoài ra ngân hàng còn là nơi giữ tiền an toàn cho người thừa vốn. Đối với lĩnh vực huy động vốn chúng ta đã phân tích ở phía trên. Ở phần này, chúng ta đi sâu hơn vào các thành phần của lĩnh vực huy động vốn để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của lĩnh vực này, đối với lĩnh vực này chúng ta có 2 loại huy động vốn chính: tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi của doanh nghiệp. Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG Đơn vị tính: Triệu Đồng Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006-2005 Chêch lệch 2007-2006 Số Tiền % Số Tiền % I.Tiền gửi dân cư 311.193 369.573 415.593 58.380 19 53.020 15 1.Tiền gửi tiết kiệm 284.865 321.776 400.564 36.911 13 78.788 24 -Không kỳ hạn 4.480 1.937 3458 -2.543 43 1.521 78 -Có kỳ hạn 280.382 319.839 397.106 39.457 14 77.267 24 2. Kỳ phiếu 26.328 47.797 15.029 21.469 82 -32.768 -68 II.Tiền gửi của Doanh nghiệp 150.937 169.129 218.636 18.189 12 49.507 29 -Không kỳ hạn 92.659 95.133 123.985 2.474 3 28.852 30 -Có kỳ hạn 58.278 73.993 94.651 15.715 27 20.658 28 Tổng vốn huy động 462.130 538.695 634.229 76.569 17 95.534 17 ( Nguồn:Phòng khách hàng) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, tiền gửi ở khu vực dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn huy động. Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn nhưng lượng tiền gửi của dân cư vẫn luôn ổn định và có xu hướng tăng lên qua 3 năm, tiền gửi dân cư là nguồn vốn mà ngân hàng phải khai thác nhiều hơn bởi tính ổn định của nó. Cụ thể là, đến cuối năm 2005, số dư tiền gửi dân cư là 311.193 triệu đồng, năm 2006 tiền gửi từ khu vực này tiếp tục tăng 58.380 triệu đồng số tuyệt đối, ứng với tỷ lệ 19% về số tương đối so với năm 2005. Tiền gửi của khu vực dân cư lại tiếp tục tăng vào năm 2007, cụ thể tăng 53.020 triệu đồng về số tuyệt đối, ứng với tỷ lệ tăng 15% về số tương đối so với năm 2006. Nguyên nhân của việc gia tăng tiền gửi ở khu vực dân cư là do hiện nay nền kinh tế đã có sự phát triển tương đối cao, đời sống của dân cư cũng được nâng lên đáng kể. Do vậy, người dân có vốn tích luỹ tạm thời nhàn rỗi, họ có ý thức trong việc giữ đồng tiền của mình sao cho an tòan lại có khả năng sinh lãi nên họ chọn biện pháp gửi tiền trong ngân hàng . Tiền gửi dân cư gồm 2 phần tiền gửi tiết kiệm và phát hành kì phiếu, trong đó: - Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao và tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2005 là 284.865 triệu đồng, năm 2006 đạt 321.776 triệu đồng tăng 36.911 triệu đồng số tuyệt đối, tỷ lệ tăng 13% so với năm 2005, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 78.788 triệu đồng số tuyệt đối, tỷ lệ tăng 24% về số tương đối. - Việc phát hành kì phiếu qua 3 năm không ổn định: Năm 2005 đạt 26.328 triệu đồng, năm 2006 đạt 47.797 tăng 21.496 triệu đồng về số tuyệt đối, tỷ lệ tăng 81% số tương đối. Năm 2007, lượng kì phiếu phát hành giảm 32.765 triệu đồng số tuyệt đối, tỷ lệ giảm 68% số tương đối. Sự không ổn định của hình thức huy động vốn bằng phát hành kì phiếu này là do chính sách huy động vốn của mỗi thời kì là khác nhau, tuỳ theo nhu cầu vốn ở từng thời điểm mà ngân hàng đề ra chính sách huy động cho phù hợp, điều đó tạo nên sự chuyển dịch vốn qua lại giữa các hình thức với nhau, như năm 2006 do ngân hàng phải cho vay các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Hoà Phú vừa mới đi vào hoạt động và một số doanh nghiệp gốm xuất khẩu ở tuyến sông Cổ Chiên nên lượng vốn ngân hàng cần trong thời gian này là rất lớn. Vì thế ngân hàng đã phát hành kì phiếu với lãi suất cao, ngoài phần tăng lên do người dân gửi tiền vào còn có thêm phần tăng lên do sự chênh lệch lãi suất với lãi suất thông thường và lãi suất cao. Điều đó đã giúp cho khách hàng tìm đến ngân hàng ngày càng đông và ngân hàng có thể giải quyết được nguồn vốn vay. Năm 2007, lượng kì phiếu ngân hàng hàng phát hành giảm một cách đáng kể là do trong năm nay ngân hàng đã tìm được nguồn vốn huy động khác như tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi của khu vực doanh nghiệp, vừa hiệu quả lại ít tốn chi phí hơn phát hành kì phiếu. Tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi không kì hạn để doanh nghiệp thanh toán tiền qua ngân hàng . Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích phục vụ cho công tác thanh toán cho khách hàng gửi tiền. Do đó, tiền gửi của doanh nghiệp có tính ổn định không cao, việc tăng giảm nguồn vốn phụ thuộc vào chính sách đầu tư, sử dụng vốn của một số doanh nghiệp có lượng tiền gửi nhiều. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, nhưng lại tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 tiền gửi của doanh nghiệp đạt 150.937 triệu đồng, năm 2006, nguồn vốn này tăng 18.189 triệu đồng số tuyệt đối, ứng với tỷ lệ 12% so với năm 2005. Sang năm 2007, thì nguồn vốn này tiếp tục tăng 49.507 triệu đồng về số tuyệt đối, tỷ lệ tăng 29% so với năm 2006. Trong thời gian này, do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ăn nên làm ra do đó số tiền thanh toán qua ngân hàng tăng mạnh, từ đó kéo theo huy động vốn ở lĩnh vực tăng mạnh. Tóm lại, hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong 3 năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, tổng vốn huy động tăng trưởng cao với tốc độ tăng khá nhanh. Điều đó cho thấy chi nhánh đã có nhiều chính sách linh hoạt trong huy động vốn, nắm bắt được xu thế chung của Tỉnh nên đã khai thác và phát triển có hiệu quả, thu hút được nguồn vốn lớn và ổn định trên địa bàn. 4.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNH CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG: 4.2.1. Phân tích chung hoạt động tín dụng tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Vĩnh Long: 4.2.1.1.Phân tích doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà đối với cả bản thân ngân hàng. Bởi vậy, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng để từ đó hoàn trả trả lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp lại cho chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra rủi ro lớn vì vậy, cần phải quản lí các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Tình hình cho vay của ngân hàng được thể hiện dưới bảng sau BẢNG 5 : TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005-2007 Đơn vị tính: Tri ệu đồng Ch ỉ ti êu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 ST % ST % ST % ST % ST % Quốc doanh 49.527 3 33.647 2 5.799 0,3 -15.880 -32 -27.848 -83 Ngoàiquốcdoanh 1.716.429 97 1.978.128 98 2.507.679 99,7 261.699 15 529.551 27 Tổng 1.765.956 100 2.011.775 100 2.513.478 100 245.819 14 501.703 25 (Nguồn: Phòng khách hàng) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hình 4: Cơ cấu doanh số cho vay qua 3 năm Qua bảng số liệu phân tích như trên ta thấy, doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2005, doanh số cho vay đạt 1.765.956 triệu đồng, sang năm 2006 doanh số cho vay đạt 2.011.775 triệu đồng, tăng 245.819 triệu đồng, tỷ lệ tăng 14% so vơi năm 2005, sang năm 2007 doanh số cho vay với tốc độ mạnh hơn và đạt 2.513.478 triệu đồng, tăng 501.703 triệu đồng, tỷ lệ tăng 25% so với năm 2006. Vì trong thời gian này, nước ta đã gia nhập thành công tổ chức thương mại thế giới (WTO), nên nền kinh tế phải chuẩn bị một lượng vốn lớn để tiến hành cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với hàng hoá của nước ngoài tràn vào. Nền kinh tế Tỉnh Vĩnh Long cũng không nằm ngoài luồn sóng đó, đặt biệt sắp tới đây Tỉnh Vĩnh Long sẽ được nâng cấp trở thành thành phố loại ba, vì thế nhu cầu vốn là rất lớn, ngân hàng Công thương Vĩnh Long với danh hiệu là “ lá cờ đầu” trong hệ thống ngân hàng của Tỉnh, có nhiều uy tín đối với khách hàng, vì tế khách hàng đến ngân hàng vay vốn ngày càng tăng, chính vì vậy làm doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm. Năm 2005, doanh số cho vay quốc doanh là 49.527 triệu đồng . Sang năm 2006 doanh số này là 33.647 triệu đồng, giảm 15.880 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số cho vay quốc doanh là 550.423 triệu đồng ; tiếp tục giảm 27.848 triệu đồng so với năm 2006. Qua 3 năm ta thấy doanh số cho vay quốc doanh liên tục giảm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhà nước đang khẩn trương thực hiện việc sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương cổ phần hóa còn nhiều lúng túng và chưa hiệu quả. Vì vậy, Ngân hàng đã có chính sách hạn chế cho vay đối với thành phần kinh tế này. Đối với doanh số cho vay ngoài quốc doanh trong năm qua có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2006, doanh số cho vay ngoài quốc doanh là 1.978.128triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 261.699 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 15%. Đến năm 2007, doanh số cho vay là 2.507.679 triệu đồng; tăng 529.551 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 27% so với năm 2006. Nguyên nhân là do khối ngoài quốc doanh có xu hướng phát triển rất nhanh, tình hình tài chính lành mạnh, tài sản thế chấp bảo đảm…đã tạo điều kiện cho việc cấp tín dụng phát triển mạnh hơn. Bên cạnh đó theo định hướng chung của ngân hàng công thương Việt Nam (NHCT-VN) cũng như chiến lược phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới sẽ giảm dần dư nợ đối với khối quốc doanh, hạn chế cho vay không có đảm bảo, thay vào đó là cho vay các dự án có khả năng thu hồi nợ và được thẩm định về khả năng hoàn trả khách hàng vay vốn nhằm đảm bảo chất lượng nguồn vốn cho vay. Nhìn chung tình hình cho vay của ngân hàng công thương Vĩnh Long (NHCT-VL) rất khả quan, trong đó cho vay ngoài quốc doanh luôn chiếm tỉ trọng lớn và đều tăng qua các năm. 4.2.2.2.Phân tích doanh số thu nợ ngân hàng qua 3 năm: Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ thể hiện ở doanh số cho vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ, lãi đúng hạn cho ngân hàng không chỉ thể hiện rằng ngân hàng đã cho vay đúng mục đích phục vụ kịp thời cơ hội cho khách hàng, tính toán chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách chính xác. Ngoài ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số cho vay tăng nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là vấn đề mà chi nhánh đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác và đầy đủ không, phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Tình hình thu nợ của NHCT- VL được thể hiện qua bảng sau: BẢNG 6: TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007) Đơn vị tính: Tri ệu đồng CT 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 ST % ST % ST % ST % ST % QD 89.448 5 70.607 4 17.093 0,75 -18.841 -21 -53.514 -76 NQD 1.675.598 95 1.872.103 96 2.252.945 99,25 196.505 12 380.842 20 Tổng 1.765.046 100 1.942.710 100 2.270.038 100 177.664 10 327.328 17 (Nguồn: PhòngKhách hàng) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hình 5: Cơ cấu thu nợ của ngân hàng Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng tình hình thu nợ của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2006 là 1.942.710 triệu đồng tăng 177.664 triệu đồng, tỷ lệ tăng 10% so với năm 2005, sang năm 2007 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 327.328 triệu đồng, tỷ lệ tăng 17% so với năn 2006. Nguyên nhân tăng lên của doanh số qua 3 năm chủ yếu là do doanh số thu nợ ở lĩnh vực vực ngoài quốc doanh tăng mạnh, cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ ngoài quốc doanh tăng 196.505 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2005, năm 2007 tăng 380.842 triệu đồng, tỷ lệ tăng 20% so với năm 2006, ta thấy lĩnh vực cho vay ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao ( khoảng trên 95%) doanh số thu nợ của ngân hàng, trong thời gian này các lãnh vực kinh doanh và dịch vụ ngoài quốc doanh thấy được cơ hội của mình thông qua con đường hội nhập. Họ tích cực đổi mới mình, đưa ra những sáng kiến kinh doanh độc đáo, đưa ra sản phẩm dịch vụ hấp dẫn để lôi kéo khách hàng. Từ đó, thu được nhiều lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, lĩnh vực thu nợ quốc doanh không khả quan, doanh số thu nợ liên tục giảm qua 3 năm, cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ 70.607 triệu đồng giảm 18.841 triệu đồng, tỷ lệ giảm 21%, so với năm 2005, sang năm 2007, doanh số thu nợ lại tiếp tục giảm và đạt 17.093 triệu đồng, tỷ lệ giảm 76%, là do một số doanh nghiệp tiến hành sát nhập lại, thực hiện chủ trương cổ phần hoá theo chỉ thị của nhà nước còn nhiều lúng túng vì thế các doanh nghiệp không thể trả nợ ngân hàng đúng hạn, dẫn đến doanh số thu nợ lĩnh vực này giảm, tuy nhiên, do doanh sô thu nợ quốc doanh chiếm tỷ lê nhỏ (dưới 5%) nên cũng không gây ảnh hưởng tới tình hình chung. 4.2.2.3.Phân tích tình hình dư nợ ngân hàng qua 3 năm: BẢNG 7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2005-2007 Đơn vị tính: Tri ệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 ST % ST % ST % ST % ST % QD 48.254 6 11.294 1,3 0 0 -36.960 -77 -11.294 0 NQD 741.407 94 847.072 98,7 1.101.806 100 106.025 14 254.737 30 Tổng 789.661 100 858.366 100 1.101.806 100 69.065 9 243.440 28 (Nguồn: Phòng khách hàng) Theo chỉ đạo của NHCT-VN về cơ cấu dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ phải lớn hơn 60%, trong 3 năm qua chi nhánh đã cơ cấu lại tình hình dư nợ và đã đạt được những thành quả rất khả quan. Cụ thể, trong 3 năm doanh số dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tăng cao, năm 2005 dư nợ của ngân hàng đạt 789.661 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 858.726 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 106.025 triệu đồng (tương đương với 14%) và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 254.737 triệu đồng (tương đương với 30%). Trong đó, dư nợ của công ty TNHH tăng cao, năm 2005 dư nợ của thành phần kinh tế này đạt 113.067 triệu đồng và năm 2006 tăng 32% so với năm 2005, số tuyệt đối tăng 36.591 triệu đồng, năm 2007 tăng 89%, tăng số tuyệt đối là 133.668 triệu đồng, là do doanh số cho vay ở thành phần kinh tế này trong 2 năm 2006, năm 2007 đều tăng. Bên cạnh đó, việc tăng cường mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế khác như: công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và tư nhân cá thể đã làm cho doanh số cho vay tăng kéo theo dư nợ tăng qua các năm. Nhưng ngược lại, dư nợ doanh nghiệp nhà nước lần lượt giảm qua các năm. Năm 2005, số dư nợ doanh nghiệp nhà nước là 48.254 triệu đồng thì năm 2006 doanh số dư nợ chỉ còn 11.294 triệu đồng giảm 36.960 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 77%. Đặc biêt năm 2007, dư nợ khu vực quốc doanh chỉ còn 0 triêu đồng, nguyên nhân là do ngân hàng hạn chế cho vay ở lĩnh vực này, hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn Tỉnh đang thực hiện việc chuyển đổi cổ phần hoá, nên tình hình tài chính không được ổn định. Việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng đó đã nói lên hướng phát triển của chi nhánh hạn chế tập trung vốn cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước thay vào đó là việc mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, một mặt tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, mặt khác phân tán rủi ro trong tín dụng của ngân hàng. 4.2.2.4.Phân tích tình hình nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm: Chất lượng tín dụng của ngân hàng thể hiện ở các khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Nợ quá hạn là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng, do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả được, nếu không được ngân hàng gia hạn nợ thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, bị ngân hàng kiểm tra phát hiện quyết định thu hồi nợ trước hạn, nếu không sẽ phạt chuyển sang nợ quá hạn. Điều đó cho thấy khoản nợ quá hạn của ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc theo dõi và xem xét nợ quá hạn luôn là hoạt động cần thiết của ngân hàng để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của ngân hàng. BẢNG 8: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 ST % ST % ST % ST % ST % QD 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 NQD 11.136 100 10.359 100 14.892 100 (777) (7) 4.533 44 Tổng 11.136 100 10.359 100 14.892 100 (777) (7) 4.533 44 Từ bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm có những biến động, nợ quá hạn của ngân hàng là do nợ quá hạn ở lĩnh vực ngoài quốc doanh (chiếm 100 %) nợ quá hạn, lĩnh vực quốc doanh không có nợ quá hạn vì trong thời gian gần đây ngân hàng thực hiện việc hạn chế cho vay đối với lĩnh vực kinh tế quốc doanh vì hiện tại các doanh nghiệp quốc doanh đang tiến hành cổ phần hoá, nên nợ quá hạn qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 của ngân hàng ở khu vực quốc doanh không có. Năm 2005 nợ quá hạn của ngân hàng là 11.136 triệu đồng, năm 2006 nợ quá hạn giảm xuống còn 10.359 triệu đồng, giảm 777 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 7% so với 2005. Điều đó cho thấy ngân hàng đã tích cực trong công tác xử lý nợ quá hạn. Ngoài biện pháp đôn đốc thu nợ chi nhánh còn sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn khó đòi. Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước QĐ 493 ngày 22/4/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Kết quả là số dư nợ quá hạn đã giảm xuống. Đến năm 2007, tổng nợ quá hạn của chi nhánh lại tăng lên đến 14.892 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 4.533 triệu đồng, tỷ lệ tăng 44%. Đó là do năm 2007, ngân hàng thực hiện hiện đại hoá theo thông lệ quốc tế chương trình tự động chuyển nợ quá hạn khi đến hạn đối với những món nợ mà không trả kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng lên. Từ sự phân tích trên cho thấy nếu không quản lý tốt các khoản nợ quá hạn thì nợ quá hạn sẽ trở thành các khoản nợ khó đòi. Đó là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Lúc này khoản nợ quá hạn đã bộc lộ rõ về khoản cho vay rủi ro. Vì vậy trong thời gian tới, chúng ta cần phải chú ý đến nợ quá hạn hơn nữa, các cán bộ tín dụng cần phải nhắc nhở khách hàng thường xuyên hơn. 4.2.2.5. Tình hình nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm: BẢNG 9 : TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2007 Chênh lệch 2007/2006 Nợ dưới tiêu chuẩn( Nhóm 3) 1.482 1.744 932 -262 -17 -812 46 Nợ nghi ngờ(Nhóm 4) 3.232 1.800 3.131 -1.432 44 1.331 74 Nợ có khả năng mất vốn(Nhóm 5) 2.965 2.842 6.151 123 4 3.309 116 Nợ xấu ( Nhóm 3+4+5) 7.679 6.386 10.214 -1.293 -17 3.869 60 (Nguồn Phòng Khách hàng) Theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ như sau: - Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm có: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. - Nhóm 2: (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Theo quy định của chi nhánh, nợ thông thường là các khoản nợ thuộc nhóm 2, nợ khó đòi là các khoản nợ thuộc nhóm 3 và 4, nợ chờ xử lý là các khoản nợ thuộc nhóm 5, các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 đều là các khoản nợ xấu. Trong thực tiễn quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng và có đủ tất cả các chủ thể tham gia. Quan hệ tín dụng thực chất là quan hệ vay - trả, nhưng thường người ta chỉ đề cập đến “vay” mà đôi khi thường bỏ quên mặt thứ hai của nó, đó là “trả” nợ quá hạn. Nhiều khi việc trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện, dần dần món vay từ bình thường (nợ đủ tiêu chuẩn) chuyển biến theo các cung bậc: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Từ đó, nợ xấu được hình thành và đè lên gánh nặng ngân hàng. Qua số liệu nêu cụ thể ở bảng trên cho thấy, nợ dưới tiêu chuẩn của chi nhánh năm 2005 là 1.482 triệu đồng chiếm 13% tổng nợ quá hạn của ngân hàng, nợ nghi ngờ của ngân hàng là 3.232 triệu đồng chiếm 29% tổng nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn là 2.965 triệu đồng chiếm 27% tổng nợ quá hạn Nguyên nhân là do công tác kiểm tra, kiểm soát và thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng vẫn còn chậm, lượng xây dựng cơ bản chưa được thanh toán kịp thời vào cuối năm 2005 dẫn đến nợ dưới tiêu chuẩn cao. Năm 2006 được xem là năm kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, các khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng, các công ty xây lắp đường giao thông cũng được ngân sách tỉnh thanh toán đúng hạn nên có thể trả nợ vay cho ngân hàng. Bên cạnh đó việc trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng góp phần làm giảm đáng kể khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Kết quả là nợ xấu của ngân hàng còn 6.386 triệu đồng, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tín dụng lĩnh vực ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Vĩnh Long.doc
Tài liệu liên quan