Luận văn Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ

Doanh số thu nợ của NHĐT & PT Cần Thơ tăng qua các năm, cụ thể doanh

số thu nợ của Ngân hàng năm 2004 là 321.490 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên

489.868 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2004 52,37%. Tuy nhiên đến năm 2006,

tốc độ tăng của doanh số cho vay thấp hơn trước, tăng hơn năm 2005 chỉ có hơn

10%. Mặc dù vậy, tỷ trọng của ngành xây dựng trong tổng doanh số thu nợ cho

vay theo ngành vẫn chiếm vị trí khá ổn định, đứng thứ hai trong các ngành sau

ngành công nghiệp do xu hướng của Ngân hàng là tập trung vào tất cả các ngành

chứ không phải chỉ có các ngành xây dựng là chủ yếu như trước kia (từ năm 2004

đến 2006 lần lượt là 22,16%; 25,19% và 20,29% tổng doanh số cho vay theo

ngành).

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong giai đoạn gần đây. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 33 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY 4.1.1.3 Ngành Thương mại dịch vụ Đây là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHĐT & PT Cần Thơ. Năm 2004, doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ là 13.373 triệu đồng, chiếm tỷ trọng chưa tới 1%. Tuy nhiên trong hai năm tiếp theo, doanh số cho vay ngành này tăng lên khá mạnh và tỷ trọng của thương mại dịch vụ trong cơ cấu ngành cũng đã tăng lên. Cụ thể năm 2005 doanh số cho vay ngành Thương mại dịch vụ đã tăng lên đến 447,81% đạt 73.259 triệu đồng, tăng hơn 59.886 triệu đồng so với năm 2004, tỷ trọng của Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 34 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY ngành cũng tăng lên 3,3%. Đến năm 2006, tình hình cho vay ngắn hạn ngành thương mại dịch vụ tiếp tục tiến bộ với doanh số là 212.796 triệu đồng, tăng hơn 2005 là 139.537 triệu đồng (hơn 90%). Trong năm này, tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ tiếp tục tăng lên 8,23% trong tổng số doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành. Nguyên nhân của việc tăng lên cả về doanh số lẫn tỷ trọng của ngành Thương mại dịch vụ trong các ngành kinh tế là do khách hàng thuộc ngành Thương mại dịch vụ chủ yếu là tư nhân, cá thể, hộ kinh doanh mà đặc biệt là các loại hình dịch vụ hiện nay đang phát triển rất nhiều, cho nên nhu cầu vốn của ngành này khá cao. Đó cũng chính là nguyên nhân doanh số cho vay của ngành này tăng lên mạnh trong thời gian gần đây. 4.1.1.4 Ngành khác Ngành khác ở đây bao gồm nhà hàng, khách sạn, thủy sản, vận tải kho bãi hay cho vay phục vụ các nhân. Về thủy sản thì ngân hàng ít có khách hàng trong ngành này, thêm vào đó là sự không ổn định về kết quả kinh doanh, dễ gặp rủi ro do ảnh hưởng của thiên nhiên, dịch bệnh nên từ năm 2003, NHĐT & PT Cần Thơ đã không tập trung vào cho vay ngành này. Ngày nay, mức sống của dân ta nói chung và người dân Cần Thơ nói riêng ngày càng được nâng cao, họ bắt đầu chăm chút cho cuộc sống của mình nhiều hơn nữa bằng nhiều phương tiện vật chất để phục vụ cho cuộc sống được tốt hơn. nắm bắt được nhu cầu này, NHĐT & PT Cần Thơ đã chú trọng đến lĩnh vực này nhiều hơn, doanh số cho vay lĩnh vực này càng tăng và tỷ trọng của các ngành này trong tổng doanh số cho vay theo ngành cũng tăng lên biểu hiện cụ thể trong bảng số liệu đã đưa. Cụ thể năm 2004, doanh số cho vay các ngành này là 72.545 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,89%. Đến năm 2005, doanh số cho vay các ngành này tăng lên 77.988 triệu đồng. So với năm 2004, doanh số cho vay lĩnh vực này đã tăng thêm gần 7,50% tương đương với 5.443 triệu đồng, tỷ trọng giảm nhẹ còn 3,54% do nguyên nhân là Cần Thơ tách ra thành hai tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ nên lúc này, Ngân hàng ít chú trọng đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, năm 2006 doanh số cho vay ngành này đã tăng lên rất nhanh, đạt 299.270 triệu đồng, tăng so với năm Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 35 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY 2005 là 221.282 triệu đồng (hơn 283%) và tỷ trọng cho vay của ngành tăng lên 11,57% tổng doanh số cho vay theo ngành kinh tế. 4.1.2 Doanh số theo thành phần kinh tế Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Cần Thơ mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế nhằm để đa dạng hóa khách hàng vay vốn của mình, để vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán được rủi ro, đẩy mạnh kết quả hoạt động kinh doanh. 4.1.2.1 Doanh nghiệp Nhà nước Trong những năm trước kia thì các doanh nghiệp Nhà nước là khách hàng chính của NHĐT & PT Cần Thơ. Và hiện nay, tuy không còn chiếm toàn bộ tỷ trọng doanh số cho vay nhưng nó vẫn còn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số theo thành phần kinh tế chứng tỏ ngân hàng đã có sự chuyển dịch về cơ cấu cho vay phân tán sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong ba năm gần đây, doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này không có nhiều biến động và tỷ trọng doanh số cho vay đang có xu hướng giảm dần. Năm 2004, doanh số cho vay thành phần kinh tế là 501.818 triệu đồng, chiếm gần 34% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2005, doanh số cho vay thành phần này tăng lên 22,47% so với năm 2004 (chênh lệch 112.739 triệu đồng ). Đến năm 2006, tình hình cho vay ngắn hạn đối với thành phần này lại tiếp tục tăng thêm 13,80%, chênh lệch 84.820 triệu đồng so với năm 2005, doanh số cho vay đạt 699.377 triệu đồng. Trong những năm gần đây, tỷ trọng cho vay đối với thành phần này trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm, năm 2004 là 33,86%, năm 2005 là 27,87% và đến năm 2006 là 27,05%. Tỷ trọng này giảm dần trong những năm gần đây là do Ngân hàng đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 36 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY 4.1.2.2 Kinh tế tập thể Thành phần kinh tế này chính là hợp tác xã. Hợp tác xã là loại hình kinh tế lâu đời ở nước ta, nó tồn tại trên cở sở sở hữu tập thể, tất cả các thành viên hoạt động vì mục tiêu chung của tập thể. Loại hình này đang được NHĐT & PT Cần Thơ chú ý mở rộng cho vay. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 37 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Loại hình kinh tế này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của NHĐT & PT Cần Thơ. Năm 2004 - 2005, cho vay hợp tác xã không phát sinh doanh số. Đến năm 2006, cho vay hợp tác xã đạt doanh số là 33.883 triệu đồng do loại hình kinh tế này đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nên Ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này. Và trong năm 2006, tỷ trọng của thành phần kinh tế này khá thấp, chỉ có 1,31% tổng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế. 4.1.2.3 Doanh nghiệp Tư nhân Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân đang khá phát triển do chính sách Nhà nước đối với thành phần này tương đối có nhiều ưu đãi, thêm vào đó việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân hiện nay không khó với tâm lý chung là mọi người thích tự mình kinh doanh theo khả năng và mong muốn của mình. Trước đây, NHĐT & PT Cần Thơ rất hạn chế cho vay thành phần này và số vốn vay ít mà rủi ro lại cao. Tuy nhiên giai đoạn gần đây, do chính sách kinh tế mở của Nhà nước đã khuyến khích thành phần kinh tế phát triển. Đồng thời do thay đổi trong quan hệ tín dụng và qui chế cho vay đã tạo điều kiện để mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này. Điển hình là doanh số cho vay trong năm 2006 tăng lên rất nhanh so với những năm trước đó đạt 10.714 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 5.027 triệu kéo theo tỷ trọng cho vay của loại hình này tăng lên từ 0,26% lên 0,41%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây, doanh nghiệp tư nhân xuất hiện nhiều nên có một sự cạnh tranh khá mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn tài chính khá mạnh để chống chọi và làm ăn có hiệu quả. Do đó, doanh số cho vay đối với thành phần này tăng nhiều so với những năm trước. 4.1.2.4 Hộ Cá thể Đứng sau Kinh tế Nhà nước và kinh tế hỗn hợp, kinh tế cá thể, loại hình kinh tế hộ cá thể hiện nay đang phát triển. Người dân chủ yếu vay để mua sắm vật dụng gia đình, sữa chữa nhà cửa… hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 38 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY là cho vay có thế chấp và cầm cố chứng từ có giá nên khá an toàn về phía ngân hàng. Vậy nên xu hướng của NHĐT & PT Cần Thơ hiện nay đang rất chú trọng đến thành phần kinh tế này. Tuy nhiên trong năm 2005, doanh số cho vay đối với loại hình kinh tế này lại giảm khá mạnh do giai đoạn này là giai đoạn đầu sau khi tách tỉnh nên người dân chưa có nhu cầu sữa chữa nhiều, thêm và đó là giới hạn địa giới chưa ổn định nên người dân chưa an tâm để xây nhà mới. Do đó doanh số cho vay năm này giảm đi hơn 95% so với 2004, doanh số chỉ có 3.049 triệu đồng. đến năm 2006 tình hình lại chuyển biến mạnh mẽ, doanh số cho vay đạt 116.770 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 113.721 triệu đồng, tỷ trọng của doanh số cho vay ngắn hạn thành phần kinh tế cá thể tăng lên 4,52%, trong khi năm 2005 chỉ chiếm 0,14% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. 4.1.2.5 Kinh tế hỗn hợp bao gồm Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Cùng với sự đổi mới về kinh tế, trong giai đoạn gần đây, Cần Thơ có sự chuyển đổi sâu sắc về kinh tế xã hội, số lượng các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa cũng được các doanh nghiệp quốc doanh đẩy mạnh thực hiện. Thành phần kinh tế này có một thế mạnh đặc biệt, vì vậy mà nhu cầu vốn của thành phần kinh tế này tăng cao, chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 60% trong ba năm 2004-2006) trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế tại NHĐT & PT Cần Thơ. Cụ thể năm 2004, doanh số vay ngắn hạn của thành phần này là 902.023 triệu đồng chiếm tỷ trọng 60,86%. Năm 2005, doanh số này tăng lên 1.364.027 triệu đồng, hơn 51% so với năm 2004, tỷ trọng 61,85%. Sang năm 2006, doanh số cho vay thành phần kinh tế các thể tiếp tục tăng đạt 1.702.676 triệu đồng, tăng hơn năm trước về tuyệt đối là 338.649 triệu (24,83%), tỷ trọng vẫn giữ ổn định và có xu hướng tăng (665,84%). 4.1.2.6 Thành phần kinh tế khác Tiêu biểu là các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Đây là một loại hình kinh tế mới xuất hiện gần đây nên trong năm 2004 chưa phát sinh doanh số Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 39 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY cho vay. Đến năm 2005, doanh số đạt 217.907 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,88%. Tuy vậy, sang năm 2006, doanh số giảm xuống chỉ còn 22.477 triệu và doanh số giảm xuống chỉ còn 0,87% do mới hình thành nên hoạt động của các thành phần kinh tế này chưa ổn định. Tóm lại trong những năm qua, về cơ cấu cho vay ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế của NHĐT & PT Cần Thơ có nhiều thay đổi theo xu hướng chú trọng và các thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp. Bởi vì những thành phần này đang trong giai đoạn phát triển, sự xuất hiện của các doanh nghiệp loại này ngày càng nhiều và họ cũng chủ động đến với NHĐT & PT Cần Thơ để nhận vốn bổ sung vốn lưu động, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Dù kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nhưng ba năm qua, thành phần kinh tế hỗn hợp đã vượt qua kinh tế Nhà nước và dẫn đầu doanh số cho vay. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu theo chính sách tín dụng mới là mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay mọi loại hình kinh tế, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm phân tán rủi ro. 4.2 PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN Nếu như doanh số cho vay phản ánh qui mô tín dụng của ngân hàng thì doanh số thu nợ là chỉ tiêu thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra, đôn đốc khách hàng trong công tác của cán bộ tín dụng, nó phản ánh hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Tình hình thu hồi nợ của NHĐT & PT Cần Thơ qua ba năm diễn biến khá tốt, doanh số thu hồi nợ của Ngân hàng qua các năm luôn đạt gần và hơn 90% doanh số cho vay ngắn hạn và có xu hướng tăng nhanh trong năm cuối cùng của giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể năm 2004 là 97,87%, năm 2005 là 88,19% và đến năm 2006 là 102,71% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. 4.2.1 Theo ngành kinh tế Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 40 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Nhìn chung doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NHĐT & PT Cần Thơ đạt kết quả tương đối khá trong giai đoạn gần đây. Sau đây ta đi vào phân tích cụ thể tình hình thu hồi nợ ngắn hạn theo từng ngành kinh tế cụ thể của Ngân hàng. Bảng 8: BẢNG THEO DÕI TỶ LỆ THU HỒI NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Công nghiệp 98,81 98,96 97,75 2. Xây dựng 94,68 70,38 16,09 3. Thương mại dịch vụ 62,69 50,37 104,84 4. Ngành khác 105,58 95,07 62,08 4.2.1.1 Ngành Công nghiệp Qua ba năm, doanh số thu nợ của ngành Công nghiệp liên tiếp chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số nợ thu hồi (năm 2004 là 71,98%; năm 2005 là 69,31% và năm 2006 là 64,31%) do trong giai đoạn gần đây, cơ cấu cho vay của Ngân hàng tập trung vào ngành này. Theo số liệu ở bảng trên cho thấy tỷ lệ thu hồi nợ của ngành này khá cao. Năm 2004, doanh số thu nợ của ngành Công nghiệp là 1.044.189 triệu đồng có tỷ lệ nợ thu hồi/doanh số cho vay là 98,81%. Sang năm 2005, doanh số thu hồi nợ của ngành công nghiệp tăng lên 28,70% tỷ lệ thuận với đà tăng trưởng của doanh số cho vay, và trong năm này tỷ lệ thu hồi nợ của ngành này là 98,96%. Đến năm 2006, doanh số nợ ngắn hạn thu hồi là 1.343.840 triệu đồng. Tuy tỷ lệ thu hồi nợ có giảm nhưng số giảm không đáng kể, tuy nhiên so với năm trước đó thì doanh số nợ thu hồi tăng 27,11% với số tăng tuyệt đối là hơn 364.000 triệu đồng. Nhìn chung công tác thu hồi nợ của ngành này qua ba năm tương đối tốt, doanh số thu nợ năm sau luôn cao hơn năm trước và tỷ lệ thu hồi nợ/doanh số cho vay cũng khá cao chứng tỏ các đơn vị giao dịch vay vốn của Ngân hàng trong những năm này làm ăn có hiệu quả với những chính sách phát triển hợp lý nên họ có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, kết quả này cũng cho ta thấy NHĐT & PT Cần Thơ đã có những biện pháp hiệu quả trong công tác thu hồi nợ cũng như trong quá trình lựa chọn khách hàng và thẩm định vốn vay. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 41 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 42 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY 4.2.1.2 Ngành Xây dựng Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngành Xây dựng tăng qua các năm mặc dù doanh số cho vay của ngành này không ổn định. Doanh số thu nợ của NHĐT & PT Cần Thơ tăng qua các năm, cụ thể doanh số thu nợ của Ngân hàng năm 2004 là 321.490 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên 489.868 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2004 52,37%. Tuy nhiên đến năm 2006, tốc độ tăng của doanh số cho vay thấp hơn trước, tăng hơn năm 2005 chỉ có hơn 10%. Mặc dù vậy, tỷ trọng của ngành xây dựng trong tổng doanh số thu nợ cho vay theo ngành vẫn chiếm vị trí khá ổn định, đứng thứ hai trong các ngành sau ngành công nghiệp do xu hướng của Ngân hàng là tập trung vào tất cả các ngành chứ không phải chỉ có các ngành xây dựng là chủ yếu như trước kia (từ năm 2004 đến 2006 lần lượt là 22,16%; 25,19% và 20,29% tổng doanh số cho vay theo ngành). Bên cạnh đó, tỷ lệ của doanh số thu nợ/doanh số cho vay của ngành xây dựng qua các cũng khá cao tuy có nhiều biến động. Năm 2004, tỷ lệ này của ngành Xây dựng là 94,68%; năm 2005 giảm nhẹ còn 70,38% và đến năm 2006, tỷ lệ doanh số thu nợ/ doanh số cho vay lại tăng khá mạnh đến 165,09%, tăng hơn so với năm 2005 là hơn 90%. Đạt được kết quả trên là do sự đôn đốc, quản lí khá chặt chẽ đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng và cũng phải kể đến uy tín của khách hàng trong việc trả nợ. 4.2.1.3 Thương mại dịch vụ Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu Ngành nhưng ngành Thương mại dịch vụ không vì thế mà thua sút các ngành khác về khả năng hoạt động mà trái lại, mức độ hoạt động của ngành này khá cao thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay và tình hình thu nợ của ngành này trong giai đoạn gần đây mà cụ thể là giai đoạn 2004-2006. Phù hợp với tình hình tăng trưởng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngành Thương mại dịch vụ cũng tăng khá mạnh. Cụ thể doanh số thu nợ của ngành này qua các năm lần lượt là 8.383 triệu đồng (2004); 36.897 triệu đồng (2005) và 223.090 triệu đồng (2006). So với năm 2005, doanh số thu nợ ngắn hạn Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 43 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY ngành Thương mại dịch vụ tăng hơn 340% và năm 2006 tăng hơn 504% so với năm 2005. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ minh chứng hoạt động của NHĐT & PT Cần Thơ trong cho vay lĩnh vực này khá hiệu quả. Theo đó thì tỷ lệ thu hồi nợ của ngành Thương mại dịch vụ cũng khá cao phản ánh được hoạt động cho vay ngắn hạn ngành Thương mại dịch vụ của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Năm 2004, tỷ lệ này là 62,69%, năm 2005 là 50,37% và năm 2006 tăng lên đến 104,84%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp, các công ty dịch vụ làm ăn có hiệu quả hơn, do đó họ có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. 4.2.1.4 Ngành khác Đứng vị trí thứ ba trong các ngành, cho vay các lĩnh vực thủy sản, vận tải, kho bãi, cho vay phục vụ cá nhân... hoạt động không ổn định do tính chất ngành. Năm 2004, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành này là 76.593 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,28%, đến năm 2005, doanh số thu nợ của ngành này chỉ còn 74.147 triệu, giảm đi so với năm 2004 là 3,19% và tỷ trọng thu nợ của ngành cũng giảm xuống còn 3,81%. Tuy nhiên tình hình hoạt động của NHĐT & PT Cần Thơ đối với lĩnh vực này trong năm 2006 có nhiều chuyển biến tích cực như doanh số thu nợ đạt được là 185.777 triệu đồng, tăng lên đến hơn 150% so với năm 2005 và tỷ trọng của ngành cũng tăng lên gần 7%. Xem xét thêm tỷ lệ thu hồi nợ (doanh số thu nợ /doanh số cho vay), ta thấy qua các năm, tỷ lệ này lại co xu hướng giảm dần làm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong việc cho vay lĩnh vực này. Bởi vì ngoài cho vay phục vụ cá nhân là tương đối an toàn thì các ngành khác đặc biệt là ngành kinh tế thủy sản thì có rủi ro rất cao do chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết và các nguyên nhân khách quan khác. Do đó, tình hình giảm đi của tỷ lệ này có thể giải thích là do thời tiết không thuận lợi nên các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thủy sản thua lỗ nặng nên không có khả năng trả nợ, làm cho số nợ thu hồi được là rất thấp so với doanh số cho vay. Đây là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ thu hồi nợ giảm xuống. Tóm lại, tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHĐT & PT Cần Thơ qua các năm tương đối khả quan. Tuy vẫn còn có một số ngành chưa đạt hiệu quả cao nhưng doanh số thu nợ của các ngành qua các năm vẫn khá ổn định Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 44 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 4.2.2 Theo thành phần kinh tế Ta xem xét tỉ số thu nợ/doanh số cho vay đối với từng thành phần kinh tế cụ thể để thấy được hiệu quả thu hồi vốn vay của Ngân hàng, qua đó có thể thấy được hiệu quả tình hình kinh doanh của Ngân hàng mà ta sẽ thấy rõ hơn trong phần đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHĐT&PT Cần Thơ cuối chương 4 của luận văn này. Tỷ lệ này chỉ có tính tương đối và được xác định dựa vào tổng số thu nợ mà ngân hàng thu được trong năm nhưng cũng có thể giúp ta có cái nhìn tổng quát về tình hình thu hồi nợ đối với từng thành phần kinh tế. Bảng 10: BẢNG THEO DÕI TỶ LỆ THU HỒI NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA BA NĂM (2004-2006) ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh nghiệp nhà nước 102,44 97,64 105,85 2. Kinh tế tập thể - - 100,00 3. Doanh nghiệp tư nhân 79,48 165,50 65,13 4. Hộ cá thể 104,97 262,87 86,15 5. Kinh tế hỗn hợp 94,87 96,47 96,97 6. Thành phần kinh tế khác - 5,23 547,47 4.2.2.1 Doanh nghiệp Nhà nước Số liệu cho thấy doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp Nhà nước khá ổn định trong giai đoạn gần đây, có biến động nhưng không đáng kể và vẫn luôn giữ tỷ lệ khá cao. Cụ thể năm 2004, doanh số thu hồi nợ của thành phần này là 514.043 triệu đồng và đạt tỷ lệ thu hồi là 102,44%. Sang năm 2005, doanh số này là 600.043 triệu, tăng 86.000 triệu so với 2004 (16,73%) và trong năm này, tỷ lệ thu hồi nợ của Ngân hàng có giảm so với năm 2004 còn 97,64%. Đến 2006, đạt doanh số thu nợ là 740.259 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 140.126 triệu tương ứng với 23,37% nhưng tỷ lệ thu hồi nợ đối với thành phần này là 105,85% tăng hơn so với năm 2005. Nguyên nhân là do gần đây, Cần Thơ đã trở thành Thành Phố trực thuộc Trung ương nên đang rất chú trọng xây dựng các công trình mới để nâng cấp cơ Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 45 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY sở hạ tầng của địa phương. Bên cạnh đó, các công trình cũ do ảnh hưởng của thời tiết nên cần được tu bổ sữa chữa khá nhiều, do đó các công ty xây lắp nhận được nhiều công trình hơn, do đó thu được vốn và trả nợ Ngân hàng. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 46 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY 4.2.2.2 Kinh tế Tập thể Do ở Cần Thơ kinh tế tập thể rất ít nên khách hàng của Ngân hàng thuộc loại hình này chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Vì vậy trong hai năm 2004,2005 không có phát sinh doanh số cho vay mới nhưng trong năm 2004, NHĐT & PT Cần Thơ có thu hồi đươc 665 triệu nợ quá hạn của những năm trước. Đến 2006, doanh số thu hồi nợ của Ngân hàng là 33.883 triệu đồng. Và cũng trong năm này, tỷ trọng của thu hồi nợ vay ngắn hạn đối với kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng 1.28% tổng nợ thu hồi được trong năm. Tuy nhiên tỷ lệ thu hồi nợ của thành phần này khá tốt, thu được 100% doanh số cho vay. 4.2.2.3 Doanh nghiệp tư nhân Doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp tư nhân không biến động một chiều tăng lên hay giảm xuống mà nó khá phức tạp. Năm 2005 thì tăng hơn so với năm 2004 mà đến năm 2006 lại giảm xuống hơn so với 2005. Nếu xét về tỷ lệ doanh số thu nợ /doanh số cho vay thì nó cũng biến động tương tự. Cụ thể, năm 2004 doanh số nợ Ngân hàng thu được của thành phần kinh tế tư nhân là 6.335 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,44% doanh số nợ thu được từ cho vay ngắn hạn. Năm 2005 doanh số nợ tăng lên 48,57% tương đương 3.077 triệu và tỷ trọng nợ thu hồi tăng lên 0,48%. Tuy nhiên đến năm 2006 tình hình lại biến động ngược lại, doanh số thu hồi nợ giảm xuống còn 6.978 triệu, giảm đi 25,86% so với năm 2005 kéo theo tỷ trọng giảm còn 0,26%. Tỷ lệ thuận với doanh số thu nợ, tỷ lệ thu hồi nợ cũng tăng lên trong năm 2005 và giảm đi ở năm 2006, cụ thể năm 2005là 79,46%, năm 2005 tăng lên 165,5% và năm 2006 giảm còn 65,13% tổng nợ ngắn hạn thu hồi được của Ngân hàng. Có thể giải thích nguyên nhân của sự biến động trên như sau: Do nguyên tắc vốn cho vay đươc đảm bảo an toàn bằng các tài sản cầm cố, thế chấp nhiều cộng với phần lớn các doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh thương mại, mua đi Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 47 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY bán lại là chính hoặc sản xuất các mặt hàng đơn giản, vòng quay vốn nhanh nên ở thời điểm vay thì họ vay nhiều rồi trả dần vào những tháng tiếp theo khi chu kỳ sản xuất kinh doanh kết thúc để tiếp tục vay tiếp cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nên doanh số vay và doanh số thu nợ của loại hình kinh tế này luôn biến động. 4.2.2.4 Hộ cá thể Tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế hộ cá thể khá biến động. So với năm 2004, doanh số thu nợ của Ngân hàng năm 2005 giảm mạnh hơn 89%, về doanh số thì giảm hơn 65 tỷ đồng. Song song đó thì tỷ trọng của thu nợ đối với kinh tế cá thể cũng giảm từ 5,09% xuống còn 0,41%. Nhưng đến năm 2006 thì doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này lại tăng lên đáng ngạc nhiên từ 8.015 triệu (2005) lên đến 100.603 triệu (2006) và tỷ lệ tăng là 1155,18%. Điều này khá phù hợp với tốc độ tăng giảm của doanh số cho vay. Tuy nhiên về tỷ lệ thu hồi nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế (doanh số thu nợ/doanh số cho vay) thì biến động khác với doanh số thu hồi nợ của thành phần kinh tế hộ cá thể, tăng nhanh vào năm 2005 nhưng đến năm 2006 tỷ lệ này lại giảm mạnh. Năm 2005, tỷ lệ này là 104,97%; năm 2005 là 262,87% và năm 2006 giảm còn 86,15%. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế này khá cao. Doanh số thu nợ cao là điều đáng mừng vì nó phản ánh công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn, sàng lọc khách hàng được các cán bộ tín dụng làm khá tốt. Tuy nhiên nếu tình hình doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay diễn ra thường xuyên sẽ làm cho lợi nhuận Ngân hàng bị giảm sút. 4.2.2.5 Kinh tế hỗn hợp Thành phần kinh tế này đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ trong cho vay ngắn hạn của NHĐT & PT Cần Thơ. Khách hàng thuộc thành phần kinh tế này tại Ngân hàng thường là các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Có thể nói kinh tế hỗn hợp đang khẳng định thế mạnh của mình trong kinh tế Cần Thơ cúng như đóng vai trò khá quan trọng đối với NHĐT & PT Cần Thơ. Doanh số thu nợ của thành phần này chiếm tỷ trọng cao nhất doanh doanh số thu Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS PHẠM THỊ THU TRÀ 48 SVTH: VÕ TRỊNH NGỌC DUY nợ ngắn hạn tại Ngân hàng. Qua ba năm, tỷ trọng thu nợ lần lượt là 58,99% (2004), 67,66% (2005) và 62,17% (2006) với doanh số thu nợ lần lượt là 855.711 triệu ,1.315.888 triệu và 1.702.676 triệu đồng trong tổng doanh số nợ thu hồi. Tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay của thành phần kinh tế này khá cao, trong ba năm đều trên 94% chứng tỏ khách hàng thuộc thành phần kinh tế này giao dịch khá tốt, trả nợ đúng hạn nên Ngân hàng khá yên tâm. 4.2.2.6 Thành phần kinh tế khác Thành phần kinh tế này thường hiếm giao dịch với Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu có phát sinh giao dịch thì các loại hình kinh tế khá uy tín trong việc trả nợ và trả rất đúng hạn, không có phát sinh nợ quá hạn với tỷ lệ thu hồi nợ/doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 là 547,47%. Tóm lại, trong cơ cấu nợ ngắn hạn theo các thành phần kinh tế tại NHĐT & PT Cần Thơ thì doanh số thu nợ của thành phần kinh tế hỗn hợp ổn định n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoidungluanvan.pdf
  • pdftrangbia1.pdf
Tài liệu liên quan