Theo công ty cho biết, khác với các năm trước, năm nay 2010, lượng mực, bạch tuộc mà công ty mua được tại Kiên Giang đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Mọi năm, từ tháng 4 trở đi doanh nghiệp đỡ lo hơn về nguyên liệu, nhưng năm nay, nguyên liệu tại biển Kiên Giang và các địa phương khác lúc có lúc không. Hiện nay, nhu cầu mặt hàng mực, bạch tuộc tăng cao nhưng doanh nghiệp luôn phải chật vật tìm nguyên liệu. Còn tại Châu Âu, các đơn hàng giảm sút do sự mất giá của đồng EURO. Nếu nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào sẽ chẳng có doanh nghiệp nào tính đến chuyện nhập khẩu. Thời gian chờ đợi hàng nhập, áp lực thời gian giao hàng, thậm chí một số mặt hàng giá nhập còn cao hơn giá mua nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, việc nhập khẩu để tái xuất đang gặp rất nhiều khó khăn do những thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản phức tạp của Thông tư số 06/2010/TT–BNNPTNT, sắp tới là Thông tư số 25 /2010/TT-BNNPTNT và Thông tư 29/2010/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7797 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được sự biến động rõ rệt của tổng lợi nhuận trong 3 năm 2007 – 06/2010. Tuy lợi nhuận của công ty bị giảm đi ở năm 2008 nhưng đến năm 2009 thì đã tăng lại rất cao, chứng tỏ công ty đã có những bước đi đúng đắn và phù hợp với xu hướng kinh doanh của mình.
3.4 MỤC TIÊU XUẤT KHẨU 2010
+ Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để tối đa hóa lợi nhuận của công ty, bên cạnh đó tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, đồng thời đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.
+ Đưa thương hiệu Kisimex trở thành một thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng khách hàng, đưa doanh nghiệp Kisimex phát triển bền vững lâu dài và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu thủy sản.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG KISIMEX
4.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG KISIMEX
4.1.1 Phân tích các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu
4.1.1.1 Phân tích nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của công ty ở mức độ nào, công ty có phát triển hay không là do nguồn nhân lực làm việc có hiệu quả hay không. Qua bảng Báo cáo tổng hợp nhân sự ở bên dưới, tổng số lao động của công ty hiện nay là 1.424 người, trong đó có 580 nam và 844 nữ. Trực tiếp sản xuất và phụ trợ có 1.303 người (chiếm 91,5%) và gián tiếp có 121 người (chiếm 8,5%).
+ Lao động gián tiếp: Là những người làm việc ở các bộ phận thuộc các phòng ban như: các cấp quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên thu mua nguyên liệu…
+ Lao động trực tiếp: Đối với lao động trực tiếp, thì công ty trả lương theo sản phẩm làm ra.
Về trình độ chuyên môn thì trên đại học, đại học và cao đẳng là 86 người, trung cấp là 121 người, và sơ cấp là 23 người. Số còn lại trong tổng số lao động là công nhân. Cụ thể hơn là trong khối văn phòng bao gồm trình độ đại học, cao đẳng thì trình độ đại học chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn 71 người tương đương 4,99% trong khi đó trình độ cao đẳng là 14 người chỉ tương đương 0,99%. Điều này cũng có thể giải thích được, bởi vì đây là bộ phận đầu não, điều hành công ty quyết định đến sự phát triển của công ty. Sau khối văn phòng là khối kho bao gồm các nhân viên có trình độ từ sơ cấp nghề (Công nhân kỹ thuật) trở lên là bộ phận bảo quản, bảo đảm chất lượng sản phẩm của công ty trước khi nó đến tay người tiêu dùng. Công ty thường xuyên đưa cán bộ, nhân viên đi học bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn. Từ sự cố gắng học hỏi, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao đội ngũ nhân viên của công ty đã góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của công ty.
Bảng 4.1: BÁO CÁO TỔNG HỢP NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY KISIMEX ( ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2010)
Tổng
số
lao
động
Trong đó
KHỐI GIÁN TIẾP
Trong đó
KHỐI TRỰC TIẾP + PHỤ TRỢ
Trong đó
Trình độ
chuyên môn
Đoàn thể
Đảng viên
Thanh niên
Công đoàn
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
TRÊN ĐẠI HỌC
ĐẠI HOC
CAO ĐẲNG
TRUNG CẤP
CNKT(SƠ CẤP) + CÔNG NHÂN
Tổng
Số
Trong đó
Tổng số
Trong đó
Tổng số
Trong đó
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
1424
580
844
121
53
68
1303
527
776
1
71
14
121
1217
55
34
21
151
72
79
939
372
567
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chánh công ty Kisimex)
Công ty hiểu rằng một cơ cấu nhân sự được bố trí linh hoạt, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và ít tốn chi phí nhất. Chính vì vậy mà khi tuyển nhân viên làm ở khối phòng ban thì công ty luôn đòi hỏi phải có trình độ thấp nhất là hệ cao đẳng, còn công nhân thì phải qua đào tạo. Với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tinh thần đoàn kết từ trên xuống thì sẽ tạo được thế mạnh của công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, cho nên sản phẩm làm ra luôn đáp ứng được yêu cầu cũng như là sự khó tính của từng thị trường xuất khẩu. Còn các nhân viên thì lúc nào cũng năng động, hoàn thành tốt nghiệp vụ chuyên môn của mình, từ đó xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nước cũng như thế giới.
4.1.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty
- Vốn điều lệ của công ty Kisimex là 256.000.000.000 VND
Bảng 4.2: CƠ CẤU VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY KISIMEX
Chỉ tiêu
Số tiền (VND)
Tỷ lệ (%)
Cổ đông nhà nước
51.200.000.000
20 %
Cổ đông CB - CNV
204.800.000.000
80 %
Tổng
256.000.000.000
100 %
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Kisimex)
Theo bảng số liệu ta thấy vốn điều lệ của công ty là 256 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước là 51,2 tỷ đồng, chiếm 20% trên tổng vốn điều lệ, vốn huy động từ công nhân viên là 204,8 tỷ đồng chiếm 80% trên tổng vốn điều lệ của công ty.
Với phân tích trên, việc cổ phần hóa công ty của Nhà nước là hợp lý, Nhà nước chỉ nắm giữ 20% tổng số vốn, còn lại là của các cán bộ công nhân viên chức của công ty 80% vốn điều lệ, điều này vô cùng đáng mừng vì đã làm khắng khít thêm mối quan hệ giữa cán bộ công nhân viên với công ty tăng cường tinh thần làm việc, đạt hiệu quả tốt hơn vì mục tiêu lợi nhuận chung của công ty. Sau một năm hoạt động vốn điều lệ của công ty đã tăng lên đáng kể so với năm 2007.
Vốn điều lệ năm 2008 của công ty tăng từ 256 tỷ đồng lên 301 tỷ đồng tức là tăng lên 45 tỷ đồng, mức tăng tương đương với 17,58%. Điều này cho thấy trong quá trình hoạt động công ty Kisimex đã có những bước đi đúng đắn trong kinh doanh, quy mô hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó vốn điều lệ của công ty năm 2009 hầu như không tăng lên do nguyên nhân là khủng hoảng tài chính chưa chạm đáy, nên hầu hết kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty Việt Nam điều bị ảnh hưởng chứ không riêng về công ty Kisimex.
Bảng 4.3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY KISIMEX
(Bảng trích dẫn nguồn vốn)
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
B. Vốn chủ sở hữu
265.140.708.930
301.052.645.315
301.052.645.315
I. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
265.000.000.000
301.000.000.000
301.000.000.000
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
140.708.930
52.645.315
52.645.315
Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Kisimex)
4.1.1.3 Phân tích về công nghệ sản xuất của công ty
Thiết bị - Công nghệ là yếu tố vật chất của quá trình sản xuất, nó chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, công ty có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng và kịp thời về thị trường, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Vừa qua công ty đã đầu tư hàng loạt máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công ty đã đầu tư 45 tỷ đồng để nâng cấp và sửa chữa dây chuyền sản xuất ở 3 xí nghiệp An hòa, Rạch giá và Kiên lương, rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm chi phí đầu tư và điều quan trọng là đáp ứng điều kiện nâng cao chất lượng hàng hóa. Cùng với đó năm 2007 công ty đã quyết định đầu tư 23 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền sản xuất cá tra, cá basa tại xí nghiệp Kiên Giang. Với dây chuyền sản xuất và thiết bị đồng bộ, có công suất thiết kế 150 tấn nguyên liệu mỗi ngày, chỉ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, sản phẩm cá tra, cá basa mang nhãn hiệu Kisimex đã nhận được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng, kể cả những thị trường khó tính như Nhật Bản và EU, thông qua đó các hợp đồng xuất khẩu ngày càng tăng. Nhìn chung những năm qua công ty luôn đầu tư mới trang thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 9001:2000 và SSOP, đây là những điều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặc hàng với số lượng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn người tiêu dùng, mặt khác với công nghệ hiện đại còn giúp cho công ty giảm được các khoản chi phí sản xuất, phế phẩm…
Từ đó cho ta thấy được sự quan tâm đầu tư rất nhiều về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và điều đó còn khẳng định rõ được sự đúng đắn trong chiến lược kinh doanh trước xu thế phát triển toàn diện của công ty.
4.1.1.4 Phân tích về nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu thường là bài toán khó giải quyết cho sự nghiệp phát triển thủy sản nước nhà, bởi vì cho đến nay các đơn vị chế biến và xuất khẩu thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ yếu dựa vào thủy hải sản do ngư dân cung cấp, trong đó phần lớn là tôm cá khai thác được từ biển. Nguồn nguyên liệu này rất không ổn định do phụ thuộc nhiều vào thiên tai, thời tiết, lại nhiều chủng loại, kích cỡ nên rất khó cho các đơn vị chế biến công nghiệp. Để tạo được nguyên liệu đầu vào ổn định, công ty kí hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu (thương lái, bạn hàng…) ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó công ty còn tự triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn nhằm chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Và hiện nay, hoạt động thu mua của công ty ngày càng mở rộng khắp hầu hết ở các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, điều này tạo ra thị trường nguyên liệu đầu vào ổn định và khá đa dạng. Mặt khác, công ty có được thuận lợi rất lớn so với các đơn vị chế biến và xuất khẩu khác đó là các mặt hàng tôm, cá được khai thác và nuôi trồng ở tỉnh nhà với quy mô lớn nên đây là điều kiện thuận lợi tối đa để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của công ty.
Cà mau:
- U minh
- Sông đốc
Các tỉnh khác ở
ĐBSCL
An giang:
- Phú tân
- An phú
Kiên giang
- An biên
- Kiên lương
Công ty cổ phần KISIMEX
(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Kisimex)
Hình 5: SƠ ĐỒ THU MUA NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY KISIMEX
Theo công ty cho biết, khác với các năm trước, năm nay 2010, lượng mực, bạch tuộc mà công ty mua được tại Kiên Giang đã giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Mọi năm, từ tháng 4 trở đi doanh nghiệp đỡ lo hơn về nguyên liệu, nhưng năm nay, nguyên liệu tại biển Kiên Giang và các địa phương khác lúc có lúc không. Hiện nay, nhu cầu mặt hàng mực, bạch tuộc tăng cao nhưng doanh nghiệp luôn phải chật vật tìm nguyên liệu. Còn tại Châu Âu, các đơn hàng giảm sút do sự mất giá của đồng EURO. Nếu nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào sẽ chẳng có doanh nghiệp nào tính đến chuyện nhập khẩu. Thời gian chờ đợi hàng nhập, áp lực thời gian giao hàng, thậm chí một số mặt hàng giá nhập còn cao hơn giá mua nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, việc nhập khẩu để tái xuất đang gặp rất nhiều khó khăn do những thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản phức tạp của Thông tư số 06/2010/TT–BNNPTNT, sắp tới là Thông tư số 25 /2010/TT-BNNPTNT và Thông tư 29/2010/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.
Nhờ uy tín trong kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp nên cho đến thời điểm này, các đại lý cung cấp nguyên liệu cho Kisimex vẫn tương đối ổn định. Trong thời gian tới, Kisimex tính đến chuyện nhập khẩu nguyên liệu để đáp ứng tốt hơn các đơn hàng, nhưng những văn bản sắp ban hành của Bộ NN&PTNT hạn chế nhập khẩu nông sản khiến doanh nghiệp không khỏi lo ngại và bi quan. Cùng với nguồn nguyên liệu đầu vào thì còn có một vấn đề quan trọng nữa mà công ty rất quan tâm đó là chuỗi liên kết giữa sản xuất – chế biến – xuất khẩu. Chuỗi liên kết này rất quan trọng và được cấu thành bởi hai mối liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết tất cả các khâu của quá trình, từ thức ăn, nuôi trồng khai thác, xử lý môi trường đến chế biến thương mại, dịch vụ…và liên kết ngang là liên kết giữa các chủ thể cùng một công đoạn. Đây là một trong những vấn đề chủ chốt để định giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
4.1.1.5 Phân tích về hoạt động chiêu thị và mở rộng thị trường của công ty
Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng. Mở rộng thị trường là vấn đề rất cần thiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì: có thể mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, phân tán được rủi ro...Bên cạnh đó có thể quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm của công ty, uy tín cũng ngày càng tăng theo.
Trong ba năm trở lại đây các thị trường của công ty ngày càng tăng lên, sản phẩm của công ty hiện có mặt ở 17 thị trường, với 130 khách hàng thuộc các quốc gia: Hàn Quốc, Nga, Nhật…Có nhiều nguyên nhân tác động nhưng nguyên nhân chủ yếu là do có những chiến lược marketing phù hợp. Hàng năm công ty đều có tham gia hội chợ triển lãm, đặt một hoặc hai gian hàng tại hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng ở các nước ngoài và cũng đã có một ít thành công sau những lần hội chợ đó. Bằng chứng là các thị trường tiêu thụ mặt hàng xuất khẩu của công ty càng gia tăng. Hiện nay mặc dù là một trong những công ty lớn trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản, nhưng cho tới thời điểm này công ty vẫn chưa có văn phòng đại diện các thị trường chủ lực trọng yếu của công ty. Điều này cũng gây không ít khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường của công ty.
Với thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, thương mại điện tử là một trong những phương thức mua bán khá phổ biến được áp dụng khá tốt ở các nước phát triển đặc biệt là các nước Châu Âu, Châu Mỹ…Hiện nay hình thức này cũng đã và đang dần dần phát triển mạnh ở Việt Nam, cho nên việc áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của công ty cũng là cần thiết và thích hợp.
4.1.2 Phân tích các nhân tố bên ngoài công ty ảnh hưởng đến xuất khẩu
4.1.2.1 Phân tích nhân tố thị trường tiêu thụ
Năm 2009 được xác định là một năm tương đối khó khăn với ngành thủy sản khi các thị trường chính như Mỹ, Nhật, châu Âu đều có khả năng thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và việc các đồng tiền của các nước cạnh tranh chính trong xuất khẩu thủy sản với Việt Nam đều giảm giá mạnh trong thời gian qua. Ngành thủy sản xuất khẩu 1,216 triệu tấn sản phẩm, đạt giá trị 4,252 tỷ USD, giảm nhẹ 1,60% về khối lượng và 5,70% về giá trị so với năm 2008. Theo Hiệp Hội Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (VASEP), tình hình xuất khẩu thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Nguyên nhân là do nhiều thị trường (Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập...) sẽ có biện pháp để bảo hộ sản phẩm trong nước. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến một số quốc gia, các nước nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam bỏ qua cam kết với WTO để áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu hàng hóa; sức mua giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Mặt hàng tôm có tổng giá trị xuất khẩu đạt 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2008 và chiếm 39,40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tiếp đến là cá tra tổng xuất khẩu chỉ đạt 1,34 tỷ USD, giảm 7,60% so với năm 2008, hiện chiếm 31,60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta. Tổng giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc chỉ đạt 274,3 triệu USD, giảm 13,80%, cá biển đạt 347,5 triệu USD, giảm 16,10% và cá ngừ 180 triệu, giảm 4,10% so với năm 2008. Trong khi đó thủy sản khô có bước tiến nổi bật với tổng giá trị xuất khẩu đạt 160 triệu, tăng 9,90% so với năm 2008.
Đến năm 2010 thì cuộc khủng hoảng đã đi qua và tình hình tiêu thụ thủy sản trên thế giới cũng như trong nước cũng bắt đầu khả quan. Dự đoán, xuất khẩu tôm năm 2010 sẽ tiếp tục tăng, nhưng có thể chỉ với tốc độ vừa phải do khó khăn chính là thiếu nguyên liệu trong nước phục vụ cho chế biến xuất khẩu, mặc dù tôm chân trắng được phát triển nuôi mạnh ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Trong sáu tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt khoảng 1 tỷ USD và dự kiến sẽ vượt xa kế hoạch 2 tỷ USD trong năm nay. Với tốc độ hiện tại, dự kiến kim ngạch xuất khẩu tôm năm nay sẽ tăng khoảng 30% - 35% so với năm ngoái. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến tăng chỉ khoảng 18%.
Phân tích sự ảnh hưởng của giá bán
Về giá xuất khẩu thì không giống nhau ở mỗi thị trường, giá xuất khẩu tăng theo từng năm do giá cả nguồn nguyên liệu tăng và nhu cầu của thị trường ngày càng cao. Sản phẩm thủy sản Việt Nam có giá tương đối cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên ở một số mặt hàng, đặc biệt là tôm, giá nguyên liệu đầu vào tương đối cao so với các nước khác, đó là lý do chính khiến con tôm sau chế biến xuất khẩu, ít có khả năng cạnh tranh so với các quốc gia xuất khẩu tôm trong khu vực. Trên thị trường thế giới, sản phẩm tôm sú của các doanh nghiệp trong nước thường phải bán thấp hơn giá tôm của Thái Lan 0,1 - 0,2 USD/kg, bán bằng giá tôm của Indonesia và bán cao hơn giá tôm của Ấn Độ, Bangladesh 0,1 - 0,2 USD/kg, có thể nói tôm Việt Nam sau khi chế biến bán ra thế giới ngang bằng với các nước trong khu vực có điều kiện nuôi tôm như nước ta. Thế nhưng, con tôm sú đầu vào mà doanh nghiệp mua của nông dân lại cao hơn các nước tính ra tiền Việt từ 15.000 - 30.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 15 - 30%. Cụ thể, giá tôm sú tại Bangladesh cỡ 21 - 25 con/kg có giá 8,15 USD/kg thì Việt Nam cùng cỡ này có giá 9,09 đô la, tức cao hơn 11,5%; cỡ 26 - 30 con/kg thì tôm Việt Nam cao giá hơn 21%; cỡ 31 – 40 con/kg thì Việt Nam cao giá hơn Bangladesh tới 31%. Mặt khác giá thức ăn nuôi trồng thủy sản tăng giảm thất thường cũng gây khó khăn không ít, trước tiên là làm cho người nuôi chán nản không tiếp tục nuôi nữa làm cho nguyên liệu càng thêm khan hiếm. Do khan hiếm nguyên liệu công ty phải cạnh tranh về giá vì vậy mà chi phí đầu vào lại đội lên, vì để giữ uy tín và thị trường đôi khi lỗ hoặc hòa vốn cũng phải thực hiện hợp đồng, điều này không chỉ có người nuôi trồng gặp khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
4.1.2.3 Phân tích nhân tố tỷ giá hối đoái
Lạm phát tăng làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, khi đồng Việt Nam tăng thì tỷ giá VNĐ/USD giảm, thì đối với mức xuất khẩu như trước (USD/ đơn vị sản phẩm) công ty sẽ thu về số lượng đồng nội tệ ít hơn, ngược lại khi tỷ giá VNĐ/USD tăng hay nói cách khác đồng Việt Nam giảm giá thì với mức xuất khẩu như trước công ty sẽ thu được lượng nội tệ nhiều hơn, mặc dù giá thị trường quốc tế của sản phẩm xuất khẩu không thay đổi. Sự thay đổi tỷ giá luôn là mối quan tâm của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung công ty Kisimex nói riêng, khi tỷ giá tăng thì khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng lại hạn chế phần nhập khẩu nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành thủy sản. Bên cạnh đó thì sự thay đổi tỷ giá cũng sẽ làm cho công ty thiệt thòi trong xuất khẩu, đồng USD xuống giá thì lô hàng càng lớn thì công ty càng phải chịu thiệt do giá cả đầu vào lên cao, trong khi đó thu USD về thì tỷ giá lại xuống thấp, nếu doanh nghiệp sau khi ký hợp đồng mà giá USD giảm, để đảm bảo uy tính vẫn phải xuất khẩu chấp nhận lỗ tỷ giá, tình trạng này sẽ mất một thời gian dài để hồi phục.
4.1.2.4 Phân tích luật pháp và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm
Tìm hiểu về pháp luật của các nước nhập khẩu là một điều hết sức cần thiết, mà hầu như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thiếu sót nên xảy ra tình trạng thua kiện trong những năm qua đã làm ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu, trong quá trình tiềm kiếm thị trường công ty nên chủ động tìm hiểu về pháp luật cũng như những quy định của nước nhập khẩu để tránh vi phạm không đáng có.
Để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, thì các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố hàng đầu mà các cơ sở chế biến thủy sản phải luôn đạt được. Phải áp dụng các biện pháp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ hơn đối với một số thị trường và doanh nghiệp để đảm bảo uy tín. Việc một số doanh nghiệp của ta không tuân thủ theo nguyên tắc đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hình ảnh của con cá tra, con tôm trên thị trường quốc tế, một số doanh nghiệp vì cạnh tranh không lành mạnh, vì lợi nhuận mà bỏ quên vấn đề an toàn chất lượng thủy sản. Ngoài ra, phải kiểm tra chặt các công đoạn chế biến trong quá trình sản xuất chứ không nên để khi nào bị kiểm tra mới làm ăn nghiêm túc mà phải luôn tự kiểm tra để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định của ngành và khách hàng. Để đạt được chất lượng một cách toàn vẹn ngay từ đầu thì cần nâng cao hiệu quả và chất lượng nguyên liệu, các nhà chăn nuôi phải vận hành việc chăn nuôi theo đúng quy trình nuôi sạch, nguyên nhân gây chất lượng nguyên liệu kém là do việc sử dụng nguyên liệu đầu vào tùy tiện, mua hàng trôi nổi, nhất là thuốc thủy sản. Yếu tố môi trường nước chăn nuôi bị ô nhiễm cũng làm cho nguyên liệu kém chất lượng, người chăn nuôi phải cẩn trọng nguồn nước nuôi thủy sản xuất khẩu. Nguồn con giống bố mẹ thiếu chọn lọc và ý thức kém về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ảnh hưởng lớn làm cho nguyên liệu chất lượng kém.
4.1.2.5 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Công ty cổ phần thủy sản số 4
Công Ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 4, trước đây là Công ty Xuất Nhập Khẩu và Chế Biến Thủy Sản Đông Lạnh 4 trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ Sản Việt Nam, được thành lập vào năm 1980 và chính thức hoạt động theo hình thức cổ phần hoá năm 2001, hơn 25 năm hoạt động kinh doanh và chế biến hàng thuỷ hải sản đông lạnh. Qua nhiều năm, công ty cổ phần thủy sản số 4 phát triển và thành lập nhiều nhà máy chế biến hàng thủy hải sản và hàng thủy sản cao cấp. Sản lượng chế biến của các nhà máy hơn 6.000 tấn/năm với những sản phẩm truyền thống và mở rộng như sau:
Tôm đông lạnh: Đặc biệt là Tôm Càng xanh
Mực đông lạnh: Mực Lá fillet, Mực Nang fillet, Mực Ống fillet…
Cá biển đông lạnh : Cá Đục , Cá Lưỡi Trâu, Cá Đổng, Cá Thu…
Cá nước ngọt đông lạnh: Cá Basa, Cá Lóc, Cá Trê, Cá Rô Mề, Cá Kèo…
Thủy sản khác đông lạnh: Ghẹ , Bạch Tuộc, Sò Lông…
Hàng giá trị cao : Thịt Ghẹ nhồi mai ghẹ, Ghẹ lột, Thủy sản trộn hỗn hợp…
Trái cây đông lạnh : Nhãn, Bắp dẻo…
Thị trường xuất khẩu chiến lược chủ yếu là: EU, Mỹ, Nhật, Úc, Thailand, Hàn Quốc, Malaysia, …Quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn GMP, HACCP, code EU: DL 400. Là một hội viên chính thức của VASEP và là thành viên của Tổng Công ty Thuỷ sản Việt nam, công ty đã nhận được nhiều sự hỗ trợ cho chương trình phát triển chung của ngành. Hội đồng Quản trị đã có định hướng chiến lược phát triển trong những năm tới.
+ Về thị trường: Tiếp tục ổn định và mở rộng thêm khách hàng với thị trường Mỹ và Nhật. Khi đã hoàn thành việc xin Code vào thị trường Châu Âu phải tìm khách hàng cho thị trường này. Phát triển thị trường Hàn Quốc để tận dụng được kích cỡ, chủng loại trong việc thu mua nguyên liệu .
+ Về sản phẩm: Nhà máy tại Kiên Giang phải phát huy được thế mạnh gần vùng nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng như : Mực Sushi, Mực Fillet các loạt, hàng chế biến ăn liền ..., tiếp tục đẩy mạnh các mặt hàng nông sản, trái cây theo mùa để giảm bớt áp lực cạnh tranh trong những tháng ít nguyên liệu. . + Về đầu tư: Thực hiện Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Ban lãnh đạo công ty đã tiến hành mua đất tại Khu Công nghiệp Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp để xây dựng Nhà máy chế biến Cá Tra, Ba sa, Tôm càng với công suất 10.000 tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng. Đây là một trong những đối thủ đáng để các nhà quản trị của công ty Kisimex cần quan tâm để có những chính sách, sách lược cạnh tranh đúng đắn và kịp thời, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.
Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền
Công ty được thành lập từ năm 2005, với nguồn nhân lực hiện có từ 500 – 1.000 người. Các sản phẩm chính của công ty là: Ghẹ, mực nang, bạch tuộc, cá biển.
Sản lượng chế biến hàng năm đạt khoảng 3.000 tấn.
Các thị trường chính là: Châu Âu, Nhật Bản… Công ty đã đạt được chứng chỉ: ISO 9001, HACCP. Trong thời gian tới công ty đã định hướng sẽ sản xuất cá nước ngọt như: điêu hồng, basa, cá kèo, ... nhập nguyên liệu từ Nhật sau khi chế biến sẽ xuất khẩu sang các nước. Về kế hoạch đầu tư công ty sẽ xây dựng nhà máy mới ở Tắc Cậu, ứng dụng công nghệ mới (máy móc nhập khẩu từ Nhật và Đức) để qui trình xuất khẩu đạt chất lượng tốt hơn, tổng vốn đầu từ khoảng 47 tỷ, dự kiến vào sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ đạt công suất 2.500 triệu tấn/năm, chủ yếu các mặt hàng Sushi, mặt hàng ăn sống. Ngoài ra còn một số đối thủ cạnh tranh khác trong ngành như: Công ty TNHH Kiên Hùng, Công ty CP Thủy Sản Vinh Cường, công ty TNHH Nhã Phương…
4.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN KIÊN GIANG KISIMEX
4.2.1 Cơ cấu doanh thu xuất khẩu thủy sản
Trong ba năm vừa qua từ 2007-2009, tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty Kisimex có sự biến động có lúc theo chiều hướng gia tăng đáng kể và có lúc biến động chậm, tăng giảm không điều, điều đó được thể hiện khá rõ qua Bảng 4.4 và Hình 6 bên dưới.
Năm 2008 mức doanh thu của công ty tăng trưởng rất cao, đạt mức 524.058.928 nghìn đồng, tăng 308.990.897 nghìn đồng, tương đương tăng 143,67% so với năm 2007, đây là mức tăng trưởng doanh thu cao nhất kể từ năm 2007 đến nay, cũng là từ lúc mà công ty chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa nên công ty bắt đầu làm ăn có hiệu quả cao. Tuy nhiên năm 2009, doanh thu của công ty lại có sự sụt giảm đáng kể từ 524.058.928 nghìn đồng xuống c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản tại công ty cổ phần thủy sản Kiên Giang KISIMEX.doc