MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HTX THÁI DƯƠNG 5
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của HTX Thái Dương 5
1.2.Bộ máy tổ chức hoạt động của HTX Thái Dương 7
1.3. Tình hình nhân sự; đánh giá sự đáp ứng với tính hình kinh doanh hiện nay 10
1.4. Doanh số 12
1.5. Địa bàn kinh doanh 14
1.6. Phương thức kinh doanh 14
1.7. Tình hình Tài chính của doanh nghiệp 15
1.8. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của doanh nghiệp 19
1.9. Kết luận 21
1.10. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới. 23
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 24
2.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 24
2.2.Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 29
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN 37
2.4. Tình hình hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ thời gian qua 42
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA HTX THÁI DƯƠNG 46
3.1.Ngành nghề kinh doanh của HTX Thái Dương và những vấn đề đặc thù của ngành hàng. 46
3.2.Thực trạng hoạt động XK mặt hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương 47
3.3.Tóm lược các vấn đề tồn tại và phương hướng phát triển trong hoạt động XK của HTX Thái Dương 59
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA HTX THÁI DƯƠNG 63
4.1.Một số giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu 63
4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 1: CÁC MẶT HÀNG CỦA HXT THÁI DƯƠNG 72
PHỤ LỤC 2: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 75
PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM 76
PHỤ LỤC 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐI CÁC THỊ TRƯỜNG 79
PHỤ LỤC 5: SỐ LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU ĐI CÁC THỊ TRƯỜNG 80
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Hợp tác xã Thái Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đưa hàng ra bên ngoài. Hình thức đưa hàng có thể là thông qua hệ thống bán lẻ quốc tế hoặc cũng có thể là các điểm bán trực tiếp của họ tại các nước. Mô hình này là mục tiêu cần hướng tới của đơn vị xuất khẩu, nếu thành công nó sẽ giúp đơn vị gia tăng lợi nhuận, tiết giảm chi phí, xây dựng được vị thế hình ảnh, tăng cường năng lực cạnh tranh và hoàn toàn chủ động trong chiến lược sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu , xâm nhập thị trường quốc tế gia tăng kim ngạch.
Kênh 4: Kênh hỗn hợp, ngoài 3 kênh chủ đạo trên còn có một số hình thức pha trộn kết hợp giữa các hình thức trên thông qua sự đan xen của các thành viên kênh, tùy thuộc vào từng thời điểm, diễn biến tình hình xuất khẩu và cạnh tranh.
2.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng TCMN
Đối với nền kinh tế quốc dân.
a) Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta trong mấy năm gần đây đã mang lại cho nước ta nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong năm 2003 Việt Nam đã xuất khẩu được gần 400 triệu USD, và tính đến tháng 4 năm nay, kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt trên 100 triệu USD, tăng 10% so với năm ngoái. Đây là nguồn thu ngoại tệ to lớn thực thu về cho đất nước từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên và từ lực lượng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn nước ta.
Nhờ có nguồn vốn đó, các làng nghề truyền thống Việt Nam có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành thủ công mỹ nghệ.
b)Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại hoá
Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông thôn lên một bước về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất , cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm , cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập cua ra dân cư nông thôn bằng các nguồn lợi thu được từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Với mục tiêu như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành công nghiệp và cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc phát triển các làng nghề truyền thống dẫ có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển từ lao động sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp sang ngành nghề nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Ngay từ đầu khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh còn có các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển.
Mặt khác có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập va giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, dặc biệt là những sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và ngoài nước. Khi đó khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp , khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên.
Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm . Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú , đem lại thu nhập cao cho người lao động.
Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Sự phát triển lan toả của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xúât, thu hút rất nhiều lao động. Cho đếnnay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông nghiệp.
c) Tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
Tác động của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết thông qua mặt sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp tăng gía trị lao động tăng thu nhập quốc dân. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo nguồn để nhập nguồn vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của nhân dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động .
Trên phương diện xã hội đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã kích thích việc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay trong các làng nghề truyền thống bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên và 8 đến 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên nghề tạo việc làm cho 4 đến 6 lao động thường xuyên và 2 đến 5 lao động thời vụ. Đặc biệt ở nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 đến 250 lao động.
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Làng gốm bát tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2430 lao động của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5500 đến 6000 lao động của các khu vực lân cận đến làm thuê.
Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Ngoài các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất trực tiếp còn có các dịch vụ khác như dịch vụ tín dụng ngân hàng.
Từ kinh nghiệm thực tiễn đã tính toán cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 đến 4000 lao động chủ yếu là lao động tại các làng nghề nông thôn, trong đó có lao đông nông nhàn tại chỗ và các vùng lân cận( trong khi đó chế biến hạt điều thì 1 triệu USD kim ngạch xuất khẩu chỉ thu hút được 400 lao động).
Ngoài việc được coi là động lực gián tiếp giải quyết việc làm cho người lao động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động ở nông thôn. ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì nơi đó thu nhập cao và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu so sánh với mức thu nhập lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Bình quân thu nhập của 1 lao động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 430000- 450000 đồng / tháng, ở hộ kiêm nghề từ 190000- 240000 đồng/ tháng, trong khi đó ở hộ lao động thuần nông chỉ có khoảng 70000-100000 đồng/ người/ tháng. Có những làng nghề có thu nhập cao như làng gốm Bát Tràng : Mức bình quân thu nhập của các hộ thấp cũng đạt từ 10-20 triệu/năm. Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của toàn xã. Vì vậy thu nhập của các làng nghề truyền thống đã tạo ra sự thay đổi khá lớn trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và của địa phương.
Sự phát triển ổn định của làng nghề tạo ra nguồn hàng ổn định đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này . từ đó tạo ra sự thuận lợi trong kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động.
Ngoài ra việc khôi phục và sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn kéo theo nhiều ngành khác phát triển nhất là ngành du lịch và các ngành dịch vụ có liên quan. Sản xuất thủ công mỹ nghệ và du lịch là 2 nhân tố có tác động 2 chiều . Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là một nét hấp dẫn rất quan trọng và ấn tượng đối với khách du lịch nhất khách du lịch văn hoá ,các sản phẩm càng đa dạng phong phú càng có tác dụng thu hút mạnh mẽ du khach tới tham quan, qua đó các dịch vụ về du lịch phát triển đồng thời hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng được các nước bạn biết đến nhiều hơn, đây chính là một biểu hiện của hình thức xuất khẩu tại chỗ. Ngược lại, nếu du lịch phát triển, có nhiều khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề c sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ được biết đến nhiều hơn, được quảng bá nhiều hơn, đó cũng là một hình thức khuyêch trương giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, từ đó ta có thể mở rộng quan hệ kinh doanh và có thể tăng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.
d) Xuất khẩu TCMN là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Đẩy mạnh xuấu khẩu nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thị trường quốc tế…Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu.
Có thể nói xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đóng vai trò xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn , kỹ thuật, lao động, thị trường tiêu thụ…Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất khẩu hàng là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại.
e) Góp phần giữ gìn các giá trị văn hoá và ngành nghề truyền thống của dân tộc.
Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá ấy đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo của người thợ thủ công. Vì vậy mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét đặc sắc của dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và mang mỗi dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch sử của mỗi làng nghề ta thấy kỹ thuật chế tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa và được bảo tồn đến ngày nay. Kỹ thuật đúc đồng và hợp kim đồng thau đã có từ thời văn hoá Đông Sơn - một nền văn hoá với những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ gắn liền với lịch sử thời Hùng Vương dựng nước. Cho đến sau này nghề đúc đồng vẫn để lại những dấu ấn lịch sử. Mới đây nhất ta thấy có tượng phật mới đúc được đặt ở chùa Non Nước cao và nặng nhất Đông nam á.
Ngày nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó vẫn có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự kết tinh, sự bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu những văn hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Chính vì vậy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ không những góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá của dân tộc Việt nam mà còn có nhằm quảng bá chúng trên khắp thế giới .
Đối với các doanh nghiệp
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của các doanh nghiệp không chỉ được khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp , tăng dự trữ, qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu ,thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao tính năng động sáng tạo của các cán bộ xuất nhập khẩu cũng như các đơn vị tham gia, tích cực tìm tòi và phát triển các mặt hàng trong khả năng xuất khẩu vào các thị trường có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh , đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ chu kỳ sống của sản phẩm .
Xuất khẩu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng hàng hoá, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào hay tiết kiệm nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động và tăng thêm thu nhập,ổn định đời sống cán bộ công nhân viên và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN
2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
a) Chính trị và pháp luật
Các yếu tố chính trị và pháp luật có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng thị trường, ngoài ra cũng có thể mở rộng nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thị trường quốc tế. Các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu : sự bất ổn về chính trị sẽ làm chậm lại sự tăng trưởng, kìm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ gây khó khăn cho việc cải tiển công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Luật pháp cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu. Bất kì doanh nghiệp nào muốn kinh doanh xuất khẩu muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải tuân thủ pháp luật, không những pháp luật của nước mình mà con tuân thủ luật pháp nước nhập khẩu. Nghiên cứu kỹ chế độ chính trị và pháp luật sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
b) Chính sách về thuế quan và công cụ phi thuế quan.
Hệ thống thuế quan cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu thông qua thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng hoá phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Nếu như thuế nhập nguyên vật liệu quá cao sẽ làm chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành hàng hoá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá, giảm lợi nhuận cho nhà xuất khẩu, và như vậy làm giảm lượng xuất khẩu và ngược lại.
Các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu cũng gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xuất khẩu.
Vì những ảnh hưởng đó, để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ thường miễm thuế xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đối với những mặt hàng có lợi thế sản xuất . Chính phủ thường áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với những hàng hoá mà sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu .
c) Chính sách tỷ giá hối đoái
Trong thanh toán quốc tế, người ta thường sử dụng những đồng tiền của các nước khác nhau, do vậy tỷ suất ngoại tệ so với đồng tiền trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu: nếu tỷ gia hôi đoái lớn hơn tỷ suất lợi nhuận thì hoạt đông xuất khẩu có lãi, vì vậy thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại. Chính vì thế mà tỷ giá hối đoái trở thành một công cụ điều tiết của Nhà nước.
d) Hệ thống ngân hàng tài chính.
Hoạt động xuất nhập khẩu liên quan chặt chẽ đến vấn đề thanh toán quốc tế, thông qua hệ thống Ngân hàng Tài chính giữa các quốc gia. Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng, chắc chắn. Nhờ có hệ thống ngân hàng này dẽ đảm bảo rằng người bán sẽ thu được tiền và người mua sẽ nhận được hàng, làm giảm bớt việc phài dành nhiều thời gian và chi phí để các bên đối tác tìm hiểu nhau.
Nếu như một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển, hiện đại thì đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động xuất khẩu và ngược lại.
e) Khả năng sản xuất
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố, những nhân tố này có sự biên đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhng ngược lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất. ở mỗi vùng, mỗi địa phơng, mỗi làng nghề do có những đặc đIểm khác nhau về các đIều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội , văn hóa nên sự tác động của các nhân tố này là không giống nhau. Có thể hiểu một cách khái quát chúng bao gồm các nhân tố sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực: là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất. tại các làng nghề, nguồn nhân lực chính là các nghệ nhân, những người thợ thủ công , và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Những nghệ nhân là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm tính truyền thống. Có được nguồn nhân lực có tay nghề và trình độ cao sẽ là một yếu tố thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.
Thứ hai, nguồn vốn: đây là nguồn lực vật chất rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất , đầu tư phát triển cơ sở vật chật và kết cấu hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ. Vì vậy phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn huy động được. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinh doanh đều rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có nên đã làm hạn chế việc tăng trởng sản xuất. Ngày nay, sự phát triển của thị trường luôn đòi hỏi lượng vốn rất lớn để đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ tích cực và cụ thể từ phía nhà nước, đặc biệt là việc đề ra những chính sách phù hợp với đặc đIểm sản xuất của các làng nghề truyền thống để có thể đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất và xuất khẩu.
Thứ ba, nguồn nguyên vật liệu: trong những giai đoạn trước đây, gần nguồn nguyên vật liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển của các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ hay các làng nghề truyền thống. Song hiện nay vấn đề này trở nên không quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề bởi sự hỗ trợ tích cực của các phương tiện giao thông và các phương tiện kỹ thuật. Tuy nhiên vấn đề khối lượng chất lượng, chủng loại và khoảng cách của các nguồn nguyên liệu này vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Nếu có được nguồn nguyên vật liệu ổn định dẫn đến sản xuất cũng ổn định, các nhà xuất khẩu sẽ có nguồn hàng thường xuyên, tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Thứ tư, trình độ kỹ thuật và công nghệ: trong điều kiện hiện nay, khi mà giao lưu thương mại mang tính toàn cầu hoá thì việc ứng dụng khoa học công nghệ mới có ý nghĩa quyết định, có tác động trực tiếp tới sự đảm bảo và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhận thức được điều đó, nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đã đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật và đổi mới công nghệ, cải tiện phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo ra sự phát triển mạnh mẽ và ổn định cho ngành. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ thuật không phải là hoàn toàn mà vẫn phải giữ nét văn hoá và truyền thống cốt yếu trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ .
Thứ năm, kết cấu hạ tầng : bao gồm hệ thống các đường giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông. Thực tế cho thấy rõ, sản xuất thủ công mỹ nghệ chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Đây là yếu tố có tác dụng tạo điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các cơ sở sản xuất, tạo tiền đề khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của các làng nghề. Sự phát triển của yếu tố này sẽ đảm bảo vận chuyển và cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hệ thống thông tin liên lạc bưu chính viễn thông giúp doanh nghiệp nắm bắt các thông tin thị trường để có những ứng xử kịp thời.
2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành
a) Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối( đầu tư) có hiệu quả nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua cá chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn…
b)Tiềm năng con người
Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Chính con người với năng lực của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã có như vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ .
c) Trình độ tổ chức quản lý.
Mối doanh nghiệp là mọt hệ thống với những liên kết chặt chẽ với nhau để hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn hướng tới mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt tới một trình độ tổ chức quản lý tương ứng. Khả năng tố chức quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát , tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo nên sức mạnh thật sự của doanh nghiệp.
d) Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh : thiết bị, nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuận tiện và hiệu quả cao.
e) Hoạt động Marketing
Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng hoá thì việc tiếp thị, tìm đẩu ra cho sản phẩm là hết sức quan trọng và chức năng này thuộc về các hoạt động Marketing. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu thị trường, xác định thị phần, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và nhiệm vụ chính của nó là quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp . Đối với hoạt động xuất khẩu thì hoạtđộng này là rất khó khăn nhưng cũng rất quan trọng. Khó khăn là ở chỗ việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm là rất tốn kém, hơn nữa xuất khẩu là bán hàng ra nước ngoài nên việc tìm hiểu thói quen tiêu dùng…là rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.
f) Hoạt động tạo mẫu sản phẩm.
Hoạt động tạo mẫu sản phẩm là việc nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, tính năng mới nhằm đưa ra thị trường những loại sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong hoạt động xuất khẩu thì việc thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu được coi là bước thành công ban đầu của doanh nghiệp, ngược lại, nếu công tác này không tốt doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất lớn do không tiêu thụ được sản phẩm đã sản xuất ra.
g) Hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất là một quắ tình bao gồm: thu mua nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất, sản xuất và đóng gói. Trong hoạt động xuất khẩu thì một đòi hỏi rất khắt khe đó là chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. Chất lượng sản phẩm phải đáp ứng theo đúng yêu cầu của đối tác xuất khẩu về chất liệu, mẫu mã. Trong quá trình sản xuất ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm còn phải đảm bảo tiến độ sản xuất để kịp giao hàng đúng thời hạn. Nếu không đảm bảo những yêu cầu trong hợp đồng của đối tác thì doanh nghiệp trước hết bị mất uy tín trong kinh doanh và sau đó phải bồi thường hợp đồng gây thiệt hại về tài chính.
2.4. Tình hình hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ thời gian qua
2.4.1.Diễn biến ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời gian qua
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua,bình quân khoảng 20% trên 1 năm, với kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, dự kiến sẽ đạt 2 tỷ USD vào năm 2012. Thị trường xuất khẩu TCMN của nước ta ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.
Mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so sánh nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước thực thu ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu.
Nhưng đối với hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đặc biệt là các nguồn nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, chẳng những mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng TCMN hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu hàng TCMN đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nôngnghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương.doc