CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 Khái niệm 3
2.2 Đặc điểm tín dụng 3
2.3 Chức năng và vai trò tín dụng 3
2.3.1 Chức năng tín dụng 3
2.3.2 Vai trò tín dụng 3
2.4 Các hình thức tín dụng 3
2.5 Một số vấn đề về cho vay nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên 4
2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 5
2.6.1 Dư nợ / tổng nguồn vốn 5
2.6.2 Dư nợ / tổng vốn huy động 5
2.6.3 Hệ số thu nợ 6
2.6.4 Nợ quá hạn / dư nợ 6
2.6.5 Vòng quay vốn tín dụng 6
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI AN GIANG VÀ TỔNG QUAN VỀ NHTMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN 7
3.1 Kinh tế - xã hội An Giang 7
3.1.1 Sơ lược tình hình phát triển kinh tế 7
3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế 7
3.1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội 7
3.1.4 Tình hình hoạt động hệ thống tín dụng trên địa bàn tỉnh 9
3.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên 9
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9
3.2.2 Bộ máy quản lý của ngân hàng Mỹ Xuyên 11
3.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong 3 năm vừa qua 11
3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2005 – 2007 12
3.2.5 Kế hoạch kinh doanh năm 2008 của ngân hàng 13
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN 15
4.1 Tình hình nguồn vốn 15
4.2 Tình hình tín dụng nông nghiệp 16
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay nông nghiệp 16
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ nông nghiệp (DSTN NN) 21
4.2.3 Phân tích dư nợ nông nghiệp (DN NN) 25
4.2.4 Phân tích nợ quá hạn 29
4.2.5 Tổng quan hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên 31
4.3 Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp 33
4.3.1 Dư nợ nông nghiệp / nguồn vốn 33
4.3.2 Dư nợ nông nghiệp / vốn huy động 34
4.3.3 Hệ số thu nợ nông nghiệp 35
4.3.4 Nợ quá hạn nông nghiệp / dư nợ nông nghiệp 36
4.3.5 Vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp 38
4.4 So sánh hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên với vài chi nhánh (CN) ngân hàng khác ở An Giang 39
4.5 Tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung cũng như có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của nông nghiệp nói riêng .42
4.6 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 48
5.1 Kết luận 48
5.2 Kiến nghị . .49
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp với từng mục đích vay của từng đối tượng khách hàng và hình thức trả lãi cũng như trả vốn được thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng nhằm đáp ứng phù hợp nhất cho từng khách hàng hài lòng khi đến vay vốn tại ngân hàng Mỹ Xuyên.
Bên cạnh đó, ngân hàng Mỹ Xuyên là ngân hàng TMCP nông thôn nên cho vay ở lĩnh vực nông nghiệp là rất mạnh và chiếm tỉ trọng lớn trong doanh số cho vay của ngân hàng. Hơn thế nữa là các chi nhánh, phòng giao dịch rồi đến tổ tín dụng đến khắp các huyện, thị trong tỉnh nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Công tác nhiệt tình, năng nổ của CBTD cũng góp phần làm cho doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng cao và bền vững. Đồng thời ngân hàng còn là một trong 23 ngân hàng được ngân hàng thế giới cho vay thông qua dự án tài chính nông thôn.
Những nguyên nhân trên đã góp phần làm cho doanh số cho vay tại ngân hàng này tăng nhanh qua các năm, mặc dù trên cùng địa bàn hoạt động ngày càng xuất hiện nhiều TCTD được xem là lớn mạnh.
4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ nông nghiệp (DSTN NN)
Ngân hàng là một tổ chức trung gian đi vay để cho vay, vì vậy việc cho vay như thế nào để đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro thấp nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là yếu rất quan trọng. Để một ngân hàng hoạt động hiệu quả và bền vững cao ngoài việc đẩy nhanh doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu hồi nợ. Muốn thu hồi tốt đòi hỏi CBTD phải có sự nhìn nhận, phân tích, đánh giá và xem xét khả năng trả nợ của khách hàng từ đó xếp loại khách hàng. Sau đó có kế hoạch giám sát, nhắc nhở kịp thời các khoản nợ của khách hàng để việc thu hồi nợ được thu đúng và thu đủ như kỳ hạn HĐTD. Bên cạnh đó còn thể hiện uy tín của khách hàng và việc thu hồi nợ cũng là nhân tố thể hiện khả năng phân tích, đánh giá kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Vì thế hoạt động thu nợ được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì an toàn vốn của ngân hàng.
Bảng 7: Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
DSTN NN
141.204
218.759
509.882
77.555
54,92
291.123
133,08
DSTN khác
113.433
203.659
457.965
90.226
79,54
254.306
124,87
Tổng
254.637
422.418
967.847
167.781
65,89
545.429
129,12
Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007
Nhìn chung công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt, doanh số thu nợ luôn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh số thu nợ chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Với năm 2006 doanh số thu nợ tăng 65,89 % so với năm 2005, đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng nhanh hơn năm 2006 đạt 129,12%.
Nếu như thu nợ của ngân hàng gặt hái nhiều thành công thì sự đóng góp của thu nợ ở lĩnh vực nông nghiệp khá quan trọng. Doanh số thu nợ nông nghiệp đều tăng qua 3 năm nhưng tỉ trọng lại có sự biến động. Cụ thể như:
Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 141.204 triệu đồng chiếm 55,45% tổng doanh số thu nợ của ngân hàng thì sang năm 2006 doanh số này tăng thêm 77.555 triệu đồng nhưng tỉ trọng giảm còn 51,79%. Do tốc độ tăng của doanh số thu nợ nông nghiệp không cao bằng tốc độ tăng của tổng doanh số thu nợ ngân hàng.
So với 2006 thì năm 2007 doanh số thu nợ tăng nhanh hơn trước, chênh lệch tăng thêm 291.123 triệu đồng và tốc độ tăng cao hơn (đạt 52,68%). Do tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số thu nợ ngân hàng.
Khi doanh số cho vay nông nghiệp của ngân hàng được quan tâm nhiều thì công tác thu nợ ở mảng này cũng được chú trọng không kém. Thu nợ nông nghiệp của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007 đã gặt hái nhiều thành quả tích cực và được thể hiện rõ nét như sau:
Bảng 8: Doanh số thu nợ nông nghiệp từ năm 2005 - 2007
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
Ngắn hạn
127736
167.360
367.303
39.624
31,02
199.943
119,47
Quỹ MLF
4.530
23.599
23.984
19.069
420,95
385
1,63
Ngắn hạn
132.266
190.959
391.287
58.693
44,37
200.328
104,91
Nông nghiệp
trung hạn
7.305
21.555
101.217
14.250
195,07
79.662
369,58
Góp N T
mùa vụ
212
726
7.118
514
242,45
6.392
880,44
Quỹ RDFII
1.421
5.519
10.260
4.098
288,39
4.741
85,90
Trung hạn
8.938
27.800
118.595
18.862
211,03
90.795
326,60
Tổng thu nợ
nông nghiệp
141.204
218.759
509.882
77.555
54,92
291.123
133,08
Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007
Giai đoạn 2005 – 2007 doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn luôn tăng cao hơn doanh số thu nợ nông nghiệp trung hạn nhưng tỉ trọng có xu hướng giảm xuống. Do ngân hàng thúc đẩy doanh số cho vay ở thời trung hạn và được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh số thu nợ nông nghiệp qua 3 năm (2005 -2007)
Trong cơ cấu doanh số thu nợ nông nghiệp thì tỉ trọng doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn chiếm phần lớn và luôn giảm qua các năm. Chẳng hạn như: năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao đến 94% phần còn lại 6% là của doanh số thu nợ trung hạn. Sang năm 2006 tỉ trọng ngắn hạn này giảm còn 87% và nó tiếp tục giảm vào năm 2007 còn 79%. Đó là do ngân hàng quan tâm hơn đến các khoản cho vay trung hạn nên tỉ trọng cho vay trung hạn ngày càng tăng, vì thế tỉ trọng thu nợ trung hạn sẽ tăng theo đó là điều tất nhiên.
Cho vay nông nghiệp là loại hình cho vay mà khả năng trả nợ của khách hàng thường phụ thuộc rất nhiều yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, hạn hán lũ lụt… Tuy nhiên không vì thế mà công tác thu hồi nợ không hiệu quả.
@ Đối với thu nợ ngắn hạn
Doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn tăng qua các năm, tăng cao nhất là năm 2007 (tốc độ tăng 104,9% so với năm 2006): năm 2005 là 132.266 triệu đồng thì sang năm 2006 doanh số này tăng lên đạt 190.959 triệu đồng. Đến năm 2007 tăng thêm 200.328 triệu đồng. Cũng bởi do đa số khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả nên trả được nợ đúng theo thời hạn HĐTD và công tác thu hồi nợ của ngân hàng được tiến hành khá thuận lợi.
- Thu nợ bằng khoản cho vay nông nghiệp ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn đến 97% tổng doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn với số tiền là 127.736 triệu đồng. Ngân hàng quan tâm, chú trọng đến công tác thu nợ nên việc thu nợ ngày càng tăng về chỉ số tuyệt đối, còn về tương đối có sự tăng giảm. Đến năm 2006 giảm còn 88% và đạt 167.360 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 con số này tăng đến 367.303 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 94% tổng doanh số thu nợ nông nghiệp ngắn hạn đồng thời tỷ lệ tăng cao 119% so với 2006.
- Doanh số thu nợ nông nghiệp bằng nguồn vốn từ quỹ MLF được ngân hàng chú ý quan tâm đặc biệt vì nguồn vốn này là ngân hàng đi vay từ ngân hàng bán buôn (ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam) thông qua Dự Án Tài Chính nông thôn. Doanh số này tăng qua các năm nhưng tăng nhiều nhất vào năm 2006 chênh lệch 19.069 triệu đồng so với năm 2005 đạt 4.530 triệu đồng. Nếu như tỉ lệ năm 2006 tăng ở mức cao gần 421% so với năm 2005 thì đến năm 2007 mức tăng này chỉ đạt 1,63% so với năm 2006, chênh lệch tăng 385 triệu đồng.
Doanh số thu nợ đạt được kết quả như ttrên nhờ vào một số nguyên nhân như sau:
CBTD nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám soát đến mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ và lãi cho ngân hàng.
- Sản xuất lúa gặp thuận lợi: năng suất và sản lượng đạt mức khá cao, nhu cầu thị trường lớn, giá cao.
- Hoa màu (Chợ Mới – vương quốc cây màu) mấy năm liền bà con thu hoạch trúng mùa, được giá.
- Lĩnh vực chăn nuôi nhiều đề tài ứng dụng thành công trong việc nâng cao năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia cầm.
@ Đối với thu nợ trung hạn
Doanh số thu nợ trung hạn tăng nhanh qua các năm: nếu như năm 2005 đạt 8.938 triệu đồng, thì sang năm 2006 tăng thêm 18.862 triệu đồng tương đương tăng 211%. Đến năm 2007 đạt 118.595 triệu đồng và tỉ lệ tăng cao là 326,6% so với năm 2006.
- Trong đó, thu nợ nông nghiệp trung hạn chiếm doanh số cao: với năm 2005 đạt 7.305 triệu đồng, tỉ trọng 82% trong doanh số thu nợ trung hạn của ngân hàng về lĩnh vực nông nghiệp. Sang năm 2006 doanh số tăng lên 21.555 triệu đồng nhưng tỉ trọng giảm còn 78% hay nói tốc độ tăng 195% so với năm 2005.
- Thu nợ góp nông thôn mùa vụ tăng cả doanh số lẫn tỉ trọng qua 3 năm, lần lượt là 2005 đạt 212 triệu đồng chiếm 2% nhưng sang năm 2006 tăng lên đạt 726 triệu đồng, tỉ trọng tăng ở mức 3% (tốc độ tăng 242% so với năm 2005). Đến năm 2007 chênh lệch 6.392 triệu đồng tốc độ tăng rất cao 880% so với năm 2006.
- RDF II là nguồn vốn được tài trợ của ngân hàng Thế Giới nên được quan tâm đặc biệt và hầu như công tác thu nợ đối với khoản cho vay này được tiến hành thuận lợi. Bởi quá trình chấp nhận cho vay được CBTD xem xét và thẩm định rất chu đáo cho đến quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng nên việc thu nợ hầu như đúng hạn như thỏa thuận HĐTD.
Những nguyên nhân khá thuận lợi dẫn đến thành tựu trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng là do:
Ngân hàng ưu tiên lựa chọn khách hàng có uy tín và có quan hệ lâu dài khi đáp ứng nhu cầu vốn với các khoản cho vay trung hạn.
CBTD thẩm định và đánh giá hồ sơ vay vốn cẩn thận về tính khả thi của phương án, xác định dòng tiền thu vào của nông dân để từ đó xét kỳ hạn trả nợ cho hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân trả được nợ vay đúng thời hạn.
Kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển, nông dân trúng mùa, được giá. Mặc dù năm 2007, gặp nhiều khó khăn, thách thức từ hạn hán, dịch bệnh, vật giá tăng cao, thiếu điện thường xuyên... đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, nhưng với những nỗ lực chung của ngân hàng, nhất là CBTD nên công tác thu nợ của ngân hàng đạt được thành tích đáng kể.
- Đối với các khoản MLF, RDFII các TCTD quyết định cho vay và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các rủi ro liên quan đến việc cho vay, quản lý chặt chẽ và đảm bảo an toàn cho nguồn vốn vay, cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đảm bảo thu hồi nợ và trả nợ. Vì vậy ngân hàng đều quan tâm, chú ý đặc biệt thu nợ đến khoản cho vay bằng các quỹ này.
Tóm lại: qua 3 năm doanh số thu nợ của ngân hàng ở loại hình cho vay nông nghiệp ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững. Qua đó cũng thể hiện khả năng thu nợ của CBTD nhiệt tình, năng động và ngày một tiến triển hơn.
4.2.3 Phân tích dư nợ nông nghiệp (DN NN)
- Dư nợ là khoản vay qua các năm của khách hàng nhưng chưa đến kỳ hạn trả theo hợp đồng đã ký kết hoặc những khoản vay đã đến kỳ hạn trả nhưng do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó chưa trả và phải gia hạn lại, do đó dư nợ bao gồm nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ quá hạn. Dư nợ phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng trong một thời điểm, dư nợ càng cao cho thấy qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng xem tăng trưởng dư nợ là kế hoạch và mục tiêu phấn đấu, đối với ngân hàng Mỹ Xuyên cũng vậy, nhất là ngân hàng Mỹ Xuyên đã khai trương nhiều phòng giao dịch trong tỉnh và đang nổ lực vươn lên để trong năm 2008 sẽ trở thành ngân hàng TMCP đô thị Mỹ Xuyên. Tiếp đó sẽ tiến hành thành lập các chi nhánh ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Sa Đéc, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang) nhằm nâng cao vị thế, tăng cường sức cạnh tranh của ngân hàng.
Bảng 9: Dư nợ của ngân hàng giai đoạn (2005 – 2007)
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Dư nợ NN
104.086
227.696
777.218
123.610
118,76
549.522
241,34
Dư nợ khác
90.608
166.732
487.694
76.124
84,01
320.962
192,50
Tổng DN
194.694
394.428
1.264.912
199.734
102,59
870.484
220,70
Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007
- Nếu như dư nợ của ngân hàng đạt được thành tích cao thì không thể không kể đến dư nợ ở mảng nông nghiệp. Bởi vì dư nợ nông nghiệp đối với tổng dư nợ của ngân hàng đều tăng qua 3 năm và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn 53%. Từ đó khẳng định vị trí của tín dụng nông nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chẳng hạn năm 2005 chiếm 53,46% tổng dư nợ, năm 2006 tăng lên đạt mức 57,73%. Đến năm 2007 tiếp tục tăng cao với 61,44%, tỷ trọng càng tăng vì ngân hàng đã tăng cường doanh số cho vay, đặc biệt là doanh số cho vay nông nghiệp, đây cũng là cố gắng của ngân hàng trong việc đưa dư nợ nông nghiệp tăng lên. Nguyên nhân ngân hàng có đa dạng sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng nên ngày càng có nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
- Tương ứng với doanh số cho vay nông nghiệp tăng lên thì dư nợ loại này cũng tăng theo đáng kể ở giai đoạn 2005 – 2007, cụ thể như sau:
Bảng 10: Dư nợ nông nghiệp từ năm 2005 - 2007
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp ngắn hạn
83.776
161.227
581.557
77.451
92,45
420.330
260,71
Quỹ MLF
8.856
14.969
24.046
6.113
69,03
9.077
60,64
Ngắn hạn
92.632
176.196
605.603
83.564
90,21
429.407
243,71
Nông nghiệp trung hạn
7.603
41.112
147.222
33.509
440,73
106.110
258,10
Góp NT mùa vụ
307
4.126
3.718
3.819
1.243,97
-408,00
-9,89
Quỹ RDFII
3.544
6.262
20.675
2.718
76,69
14.413
230,17
Trung hạn
11.454
51.500
171.615
40.046
349,62
120.115
233,23
Tổng dư nợ nông nghiệp
104.086
227.696
777.218
123.610
118,76
549.522
241,34
Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007
Song song với doanh số cho vay nông nghiệp ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với trung hạn thì dư nợ cho vay nông nghiệp cũng thế.
Biểu đồ 4: Cơ cấu dư nợ nông nghiệp qua 3 năm (05 – 07)
Qua bảng trên cho thấy dư nợ ngắn hạn về nông nghiệp năm 2005 đạt 92.632 triệu đồng thì sang năm 2006 doanh số tăng lên đạt 176.196 triệu đồng, tốc độ tăng 90,21%. Đến năm 2007 doanh số tăng cao hơn năm 2006 tăng 429.407 triệu đồng hay tăng 243,31%.
Dư nợ trung hạn ở lĩnh vực nông nghiệp năm 2006 đạt 11.454 triệu đồng tăng 40.406 triệu đồng so với năm 2006 thì sang năm 2007 cao hơn nữa (120.115 triệu đồng), tốc độ tăng rất cao 233,23% so với năm 2006.
Qua đó phản ánh được đa số khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp chỉ trong thời gian ngắn hạn. Do đặc điểm sản xuất có tính chất thời vụ (trồng lúa, hoa màu, ..) vì thế ngân hàng đã kịp thời đáp ứng phù hợp với nhu cầu của nông dân đưa dư nợ cho vay nông nghiệp ngắn hạn luôn tăng nhiều hơn so với trung hạn.
@ Đối với dư nợ ngắn hạn
- Dư nợ nông nghiệp ngắn hạn tăng trưởng cao qua các năm cả chỉ số tuyệt đối lẫn tương đối, đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ ngắn hạn về lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2006 tăng 77.451 triệu đồng so với năm 2005 và tốc độ tăng đến 92,45%. Đến năm 2007 tốc độ tăng càng cao hơn (tăng 420.330 triệu đồng), tăng 260,71% so với năm 2006.
- Cho vay nông nghiệp bằng quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF) mà ngân hàng được tài trợ thì chiếm tỷ trọng ít hơn và có sự sụt giảm nhưng doanh số vẫn tăng qua các năm. Điển hình năm 2005 đạt 8.856 triệu đồng chiếm 9,56% về tỷ trọng, đến năm 2006 tăng thêm 6.113 triệu đồng, tỷ trọng giảm còn 8,50% rồi tiếp tục giảm còn 3,97% năm 2007 trong khi doanh số tăng đạt 24.046 triệu đồng.
Từ đó cho thấy cho vay ngắn hạn là chủ yếu tại ngân hàng vì giúp ngân hàng thu hồi vốn trong thời gian ngắn và mang lại hiệu quả nhanh khi khách hàng nông dân ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nên ngày càng tăng nhu cầu vốn. Do vậy ngân hàng đã mở rộng mạng lưới hoạt động và giới thiệu các sản phẩm cho vay để ngày càng đáp ứng phù hợp, tiện ích với nhu cầu nông dân.
@ Đối với dư nợ trung hạn
- Dư nợ nông nghiệp trong trung hạn luôn tăng cả về số tuyệt đối lẫn chỉ số tương đối. Cụ thể năm 2005 đạt 7.603 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66,38% trong dư nợ trung hạn ở mảng nông nghiệp nhưng đến năm 2006 tăng trưởng cao đạt 41.112 triệu đồng và tăng tỷ trọng lên 79,83% tốc độ tăng rất cao 440,73%. Sang năm 2007 doanh số tiếp tục vươn lên đạt 147.222 triệu đồng, tỷ trọng đạt 85,79% chênh lệch 106.110 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng ít hơn so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao 258,10%.
- Góp nông thôn mùa vụ qua 3 năm có sự tăng giảm cả về doanh số và tỷ trọng, chẳng hạn như: năm 2005 chỉ có 307 triệu đồng chiếm 2,68% trong dư nợ trung hạn nhưng sang năm 2006 tăng rất cao 4.126 triệu đồng và đạt được 8,01%. Thế rồi năm 2007 doanh số và tỷ trọng đều giảm lần lượt còn là 3.718 triệu đồng và 2,17%.
- Quỹ RDF II dư nợ cho vay càng tăng qua 3 năm nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm theo các năm. Điển hình năm 2006 doanh số tăng 2.718 triệu đồng nhưng tỷ trọng chỉ đạt 12,16% trong khi đó thì năm 2005 chiếm 30,94%. Đến năm 2007 cả doanh số cũng tăng theo sau năm 2006 với chênh lệch 14.413 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng cao đạt 230,17%.
Đạt được những kết quả trên là do những năm gần đây ngân hàng đang quan tâm đến khoản cho vay trung hạn và từ năm 2004 ngân hàng được ngân hàng Thế Giới tài trợ thông qua Dự Án Tài Chính nông thôn để phục vụ quá trình phát triển kinh tế nông thôn.
Tóm lại: dư nợ cho vay nông nghiệp ngày càng tăng trưởng cao do người dân trong tỉnh phát triển mạnh về trồng hoa màu, cá thể đầu tư chăn nuôi, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, .... Thêm vào đó là tình hình kinh tế An Giang tăng trưởng tốt đã góp phần hỗ trợ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.
Phân tích nợ quá hạn
Hoạt động tín dụng vừa là hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực có tính rủi ro cao. Một trong những nổi lo của những người làm công tác tín dụng đó là nợ quá hạn (NQH).
NQH là khoản cấp tín dụng mà khách hàng không trả đúng hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là vấn đề tất yếu trong quá trình đầu tư tín dụng, bởi lẽ không một tổ chức tín dụng nào dự đoán hoàn toàn chính xác về tất cả các khoản vay của khách hàng. Vì thế, NQH được xem là rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Do vậy giảm rủi ro NQH là mục tiêu phấn đấu vươn tới của bất kỳ tổ chức nào hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm thể hiện chất lượng tín dụng mà ngân hàng Mỹ Xuyên cũng không ngoại lệ.
Bảng 11: Nợ quá hạn nông nghiệp tại ngân hàng giai đoạn ( 2005 – 2007)
Đvt: triệu đồng
Loại NQH
2005
2006
2007
2006/ 2005
2007/2006
tuyệt đối
tương đối(%)
tuyệt đối
tương đối(%)
Dưới 90 ngày
0
18
225
18
207
1150,00
Từ 90 đến 180 ngày
58
91
25
33
56,90
-66
-72,53
Từ 181 đến 360 ngày
62
78
26
16
25,81
-52
-66,67
Trên 360 ngày
0
101
114
101
13
12,87
Tổng NQH nông nghiệp
120
288
390
168
140,00
102
35,42
Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007.
Tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên, NQH nông nghiệp chỉ xảy ra đối với cho vay nông nghiệp và góp nông thôn mùa vụ (không xảy ra ở khoản cho vay bằng quỹ MLF và RDF II). Ngân hàng Mỹ Xuyên phân loại nợ theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là nợ còn trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý là nợ quá hạn dưới 90 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn là nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ là nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là nợ quá hạn trên 360 ngày và được đánh giá không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Nhìn vào bảng phân tích cho thấy nợ quá hạn mảng nông nghiệp của ngân hàng đang có xu hướng tăng:
Năm 2006 NQH nông nghiệp tăng mạnh nhất 168 triệu đồng, tăng 140% so với năm năm 2005. Trong 2 năm này NQH không xuất hiện ở khoản cho vay trung hạn.
Sang năm 2007 NQH tiếp tục tăng, tăng 102 triệu đồng, tốc độ tăng 35,42% so với năm 2006. Vì dư nợ năm 2007 tăng lên rất cao mà NQH cũng có tăng lên là điều chấp nhận được.
@ Tình hình nợ quá hạn nông nghiệp cụ thể như sau:
Nhóm 2
NQH tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2007 với giá trị tăng thêm là 207 triệu đồng và chiếm tỉ trọng khá cao trong năm. Trong khi năm 2005 khoản NQH này không có và tăng 18 triệu đồng vào năm 2006. Sở dĩ NQH nhóm này vào năm 2007 chiếm phần lớn vì có thêm NQH của khoản cho vay trung hạn xuất hiện. Theo quyết định 493 /2005 /QĐ –NHNN nguyên nhân phát sinh chủ yếu từ khoản vay cho nông nghiệp do nông dân vay vốn gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh từ 3-6 tháng, và một số nguyên nhân như thiên tai, dịch bệnh, giá nông sản, gia súc, gia cầm bị dịch cúm, … làm cho nguồn thu nhập của người dân giảm dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
Nhóm 3
Nợ quá hạn có sự thăng trầm qua các năm, năm 2006 nợ quá hạn của nhóm này là 91 triệu đồng, tăng thêm 33 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ tăng là 56,90%. Đến năm 2007 con số này có giảm đến 66 triệu đồng, tốc độ giảm 72,53%. Phần lớn nhóm nợ này cũng từ cho vay sản xuất nông nghiệp. Giá cả thị trường biến động liên tục, làm cho sản xuất kinh doanh bấp bênh, nguồn thu nhập không ổn định, không có khả năng trả nợ.
Nhóm 4
NQH có sự tăng, giảm qua các năm: năm 2006 tăng 16 triệu đồng nhưng đến năm 2007 có tiến triển tốt hơn giảm 52 triệu đồng, tốc độ giảm gần 67%. Nguyên nhân do sự nổ lực cố gắng thu hồi nợ của CBTD.
Nhóm 5
Nợ quá hạn trên 360 ngày tăng liên tục và nhanh nhất vào năm 2006 nợ quá hạn tăng
101 triệu đồng trong khi NQH này vào năm 2005 không xuất hiện. Nhưng đến năm 2007 công tác thu nợ được đẩy mạnh triển khai nhưng số NQH vẫn tiếp tục tăng thêm 13 triệu đồng, tốc độ tăng gần 13% so với 2006. Nhìn chung thì dư nợ quá hạn xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
Năm 2006 thì nông – lâm – thủy sản gặp nhiều khó khăn khách quan như: thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh trên lúa, trên gia súc, gia cầm phát triển đột biến so với nhiều năm trước, giá cả nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao, một số mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường (thủy sản xuất khẩu gặp nhiều trở ngại trước những sóng gió của thị trường xảy ra bất thường và khắc nghiệt hơn như quy định về tiền đặt cọc, những điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất thủy sản, chất lượng cá nguyên liệu loại tốt đạt thấp, giá cá luôn biến động giảm, thuế chống bán phá giá... ).
Đến năm 2007 giá cả vật tư nông nghiệp tăng, còn giá lúa lại lên xuống thất thường tình trạng nông dân mua chịu vật tư nông nghiệp phải trả lãi suất cho các đại lý vẫn còn nên nông dân phải bán sớm lúa non để trả nợ. Vì thế dẫn đến nông dân không bán được giá cao.
Tình hình thị trường có nhiều biến động như giá vàng, giá xăng dầu tăng mạnh làm cho giá nông sản, tiêu dùng biến động theo đồng thời tăng chi phí đầu vào của người sản xuất cộng thêm bán không được giá cao nên không trả được nợ vay đúng hạn.
Một số khách hàng vay không sử dụng đúng mục đích vay vốn hay việc chăn nuôi, trồng trọt với kinh nghiệm còn mỏng nên hiệu quả không đạt.
Tóm lại: phần lớn NQH nông nghiệp của ngân hàng do nguyên nhân khách quan là việc sản xuất kinh doanh của khách hàng không hiệu quả, mặt khác là nguyên nhân chủ quan do trình độ và năng lực của CBTD trong khâu thẩm định hồ sơ vay vốn (chú ý đến tài sản đảm bảo khi vay mà không chú trọng đến phương án kinh doanh, sản xuất của khách hàng, xác định thời gian trả nợ không khớp với thời gian thu hoạch vụ mùa chăn nuôi, sản xuất của khách hàng vay). Bên cạnh đó công tác kiểm soát mục đích vay vốn của khách hàng chưa thật chặt chẽ nên khó phát hiện được khách hàng nào sử dụng vốn không đúng mục đích vay vốn như trong HĐTD đã thỏa thuận. Trong thời gian sắp đến ngân hàng cần nổ lực hơn nữa để giảm NQH trong dư nợ nông nghiệp nói riêng và NQH của hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung.
Tổng quan hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên
Bảng 12: Tổng kết tình hình tín dụng nông nghiệp từ năm 2005 2007
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
chênh lệch 06/05 (%)
chênh lệch 07/06 (%)
DSCV NN
165.326
342.370
1.060.747
107,09
209,82
THU NỢ NN
141.204
218.759
509.882
54,92
133,08
DƯ NỢ NN
104.086
227.696
777.218
118,76
241,34
NQH NN
120
288
390
140,00
35,42
Nguồn: bảng cân đối tài khoản chi tiết 2005, 2006 và 2007
Biểu đồ 5: Tình hình tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng giai đoạn (2005 – 2007)
Hoạt động tín dụng luôn được ngân hàng xác định là một trong những lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là loại hình cho vay nông nghiệp đã đạt được những kết quả rất khả quan thể hiện ở: quy mô tín dụng nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ phát triển dư nợ cho vay năm sau luôn cao hơn 100% so với năm trước. Cơ cấu tín dụng ổn định thể hiện ở doanh số cho vay nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cho vay ngân hàng (phân tích trên).
Hoạt động thời gian qua đạt được những kết quả tốt, mặt khách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên.doc