MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU. .1
1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu. .1
1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiễn.1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. .2
1.2.1. Mục tiêu chung. .2
1.2.2. Mục tiêu cụthể. .2
1.3. CÁC GIẢTHIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. .2
1.3.1. Các giảthiết cần kiểm định. .2
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu. .2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3
1.4.1. Không gian nghiên cứu.3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu. .3
1.5. LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI NGHIÊN
CỨU.3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. .4
2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp. .4
2.1.2. Giới thiệu hệthống báo cáo tài chính. .4
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .5
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. .5
2.2.2. Phương pháp thu thập sốliệu. .5
2.2.3. Phương pháp phân tích sốliệu.5
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀCÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN
PHÚC.12
3.1. GIỚI THIỆU VỀCÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC. .12
3.1.1. Giới thiệu chung. .12
3.1.2. Cơcấu bộmáy quản lý và chức năng các phòng ban.12
3.2. SƠBỘKẾT QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY (2004 – 2006).13
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI.15
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC.16
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI
KẾTOÁN. .16
4.1.1. Đánh giá khái quát sựbiến động vềvốn và nguồn vốn.16
4.1.2. Phân tích tình hình vốn kinh doanh. .23
4.1.3. Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh. .28
4.1.4. Phân tích tình hình sửdụng vốn và nguồn vốn. .31
4.2. PHÂN TÍCH TÌNHHÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH. .35
4.2.1. Tình hình doanh thu.36
4.2.2. Tình hình chi phí.37
4.2.3. Tình hình lợi nhuận.39
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢNĂNG THANH TOÁN CỦA
CÔNG TY.43
4.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của công ty.43
4.3.2. Phân tích khảnăng thanh toán của công ty. .46
4.3.3. Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách Nhà Nước. .50
4.4. PHÂN TÍCH TÌNHHÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA
CÁC TỶSỐTÀI CHÍNH. .51
4.4.1. Nhóm các tỷsốvềkết cấu tài chính. .51
4.4.2. Nhóm các tỷsốhiệu suất sửdụng vốn. .53
4.4.3. Nhóm các tỷsốvềkhảnăng sinh lợi. .57
4.4.4. Tóm tắt đánh giá các tỷsốtài chính. .60
4.5. PHÂN TÍCH TÌNHHÌNH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH
DUPONT. .62
CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC. .66
5.1. NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY .66
5.1.1. Vềcơcấu tài chính .68
5.1.2. Vềhoạt động kinh doanh. .68
5.1.3. Vềtình hình thanh toán và khảnăng thanh toán. .68
5.1.4. Vềhiệu quảsửdụng vốn. .69
5.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢTÀI CHÍNH .69
5.2.1. Dự đoán sơbộnhững nhân tố ảnh hưởng đến công ty trong năm tới. .69
5.2.2. Điều chỉnh lại cơcấu tài chính. .70
5.2.3. Nâng cao kết quảhoạt động kinh doanh.71
5.2.4. Hạn chếrủi ro trong thanh toán. .72
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.73
6.1. KẾT LUẬN. .73
6.2. KIẾN NGHỊ.73
6.2.1. Đối với cơquan chức năng. .74
6.2.2. Đối với công ty. .74
PHỤLỤC. xii
TÀI LIỆU THAM KHẢO.xv
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8627 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm của công ty là loại hình kinh doanh thương
mại, đối tượng kinh doanh của công ty là hàng hoá nên tỷ trọng hàng tồn kho của
công ty là khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp hàng hoá cho khách hàng một cách
nhanh chóng. Ta thấy hàng tồn kho trong năm 2005 và 2006 là khá cao so với
năm 2004, do công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời mặt hàng vật
liệu xây dựng và trang trí nội thất đang trong giai đoạn phát triển ở Cần Thơ nói
riêng và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Vì thế việc gia tăng tỷ
trọng hàng hoá tồn kho của công ty là mục tiêu chiến lược nhằm chiếm lĩnh thị
trường đang trong giai đoạn phát triển này của công ty. Tuy nhiên, vấn đề ở đây
là lượng hàng tồn kho là bao nhiêu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khoản mục
khác như chi phí tồn kho, chi phí lãy vay… vì thế chúng ta sẽ xem xét tính hợp lý
của hàng tồn kho trong phần phân tích tỷ số của hàng tồn kho.
4.1.2.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm dần qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ
trọng, cụ thể:
Năm 2004 tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.977 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 34,27% trong tổng số tài sản.
Năm 2005 tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.697 triệu đồng, giảm
280 triệu, tỷ trọng cũng giảm chỉ còn 29,36%.
Năm 2006 tiếp tục giảm chỉ còn 4.417 triệu đồng, giảm 280 triệu, tỷ trọng
giảm còn 28,89%.
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 28
Î Đánh giá: Ta thấy rằng vì công ty không có hoạt động đầu tư tài chính
hay xây dựng nên khoản mục tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm dần, nguyên
nhân là do tài sản cố định hữu hình giảm. Đi sâu phân tích nguyên nhân của việc
giảm tài sản cố định ta thấy là do khấu hao hằng năm, như vậy trong ba năm qua
công ty không có nâng cấp hay đầu tư vào tài sản cố định, bởi vì tài sản cố định
của doanh nghiệp vẫn còn mới, bên cạnh đó trong năm 2003-2004 vừa qua công
ty cũng đã có đầu tư mua sắm thêm một chiếc xe tải và sữa chữa thiết bị văn
phòng.
4.1.2.3. Đánh giá chung tình hình vốn kinh doanh.
Qua những phân tích trên ta có đánh giá chung như sau:
Tình hình tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tương đối tốt, khoản mục
tiền mặc dù có giảm trong năm 2005 nhưng vẫn nằm trong sự ổn định và hợp lý.
Khoản mục khoản phải thu giảm, chứng tỏ công tác thu hồi vốn rất tốt. Khoản
mục hàng tồn kho tăng cao trong năm 2005 và 2006, do công ty mở rộng thị
trường kinh doanh, điều này cũng không có gì là khó hiểu. Tuy nhiên phân tích
kết cấu trên chúng ta chỉ biết được sự hợp lý trong việc tăng giảm các khoản
mục, để biết được mức độ hiệu quả của các biến động trên cần kết hợp với những
phân tích chỉ số tài chính ở phần sau để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài
chính của công ty.
Trái với tài sản lưu động, tài sản cố định không có biến động nhiều, trong
ba năm qua chưa có hoạt động nâng cấp hay mua sắm thêm tài sản cố định nào,
khoản mục tài sản cố định giảm là do khấu hao hằng năm.
4.1.3. Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh.
Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh cũng tương tự như phân tích cơ
cấu tài sản, chúng ta sẽ so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như
từng loại nguồn vốn giữa các năm, ngoài ra chúng ta còn phải xem xét tỷ trọng
từng khoản mục nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của
chúng để thấy được mức độ hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn. Để thuận
tiện cho việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn, ta lập được bảng sau đây:
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 29
Bảng 9: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
NGUỒN VỐN Số
tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. NỢ PHẢI TRẢ 10.346 71,24 11.696 73,10 10.817 70,74 1.350 13,05 (879) (7,52)
I. Nợ ngắn hạn 10.346 71,24 11.696 73,10 10.817 70,74 1.350 13,05 (879) (7,52)
II. Nợ dài hạn - - - - - - - - - -
III. Nợ khác - - - - - - - - - -
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.177 28,76 4.304 26,90 4.474 29,26 127 3,04 170 3,95
I. Nguồn vốn - quỹ 4.177 28,76 4.304 26,90 4.474 29,26 127 3,04 170 3,95
II. Nguồn kinh phí - - - - - - - - - -
Tổng 14.523 100 16.000 100 15.291 100 1.477 10,17 (709) (4,43)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 30
4.1.3.1. Nợ phải trả.
Nợ phải trả năm 2004 là 10.346 triệu chiếm tỷ trọng 71,24% trên tổng
nguồn vốn. Năm 2005, công ty mở rộng quy mô kinh doanh mà vốn chủ sở hữu
tăng lên không kịp với tốc độ tăng của quy mô, vì vậy công ty đã tăng lượng tiền
vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác làm cho nợ phải trả tăng lên
11.696 triệu, tăng 1.350 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng 13,05%, tỷ
trọng cũng tăng lên 73,10%. Năm 2006, quy mô kinh doanh có giảm xuống, bên
cạnh đó năm 2006 hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả nên công ty đã
trả bớt nợ vay, làm nợ phải trả giảm xuống còn 10.817 triệu, giảm 879 triệu đồng
với tốc độ giảm 7,52%, tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn cũng giảm còn
70,74%.
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy nợ phải trả của công ty là những
khoản nợ ngắn hạn, điều này cho thấy việc huy động nguồn vốn của công ty cho
việc mở rộng quy mô kinh doanh ở phần phân tích trên là khá hợp lý, bỡi vì trong
ba năm qua công ty không có hoạt động đầu tư vào tài sản dài hạn. Quy mô hoạt
động kinh doanh của công ty tăng lên rồi giảm xuống đều là trong ngắn hạn được
chi phối bởi khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Î Đánh giá: Việc nợ phải trả của công ty trong năm 2005 tăng cả số
tuyệt đối lẫn tương đối làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm.
Nhưng đến năm 2006 tình hình khả quan hơn, nợ phải trả đã giảm xuống làm cho
mức độ độc lập về tài chính được nâng lên cao hơn cả năm 2004. Như vậy nợ
phải trả mặc dù có tăng lên trong năm 2005, nhưng với những diễn biến của nợ
phải trả trong 2006 có thể nói đây là một xu hướng tích cực của công ty.
4.1.3.2. Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, cụ thể:
Năm 2004 vốn chủ sở hữu là 4.177 triệu, chiếm tỷ trọng 28,76%
Năm 2005 vốn chủ sở hữu tăng lên 4.304 triệu, tăng 127 triệu so với năm
2004 với tốc độ tăng là 3,04%. Tuy nhiên tỷ trọng lại giảm còn 26,90% trong
tổng số nguồn vốn.
Năm 2006 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng lên 4.474 triệu, tăng 170 triệu với
tốc độ tăng là 3,95% so với năm 2005. Đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên 29,26%
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 31
Đi sâu tìm hiểu ta thấy vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là do lợi nhuận
giữ lại qua các năm tăng, còn nguồn vốn kinh doanh và các quỹ thì không thay
đổi.
Î Đánh giá: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm là biểu
hiện tốt, giúp cho công ty ngày một chủ động hơn trong nguồn vốn của mình, về
nguyên nhân làm gia tăng vốn chủ sở hữu là do lợi nhuận giữ lại, cho thấy công
ty kinh doanh có lãi qua các năm, vấn đề lợi nhuận này chúng ta sẽ nghiên cứu
kỹ hơn trong phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Xét về mặt tỷ trọng,
năm 2005 tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm, do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu
không đáp ứng được tốc độ mở rộng quy mô kinh doanh, dẫn đến việc huy động
và sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả và an toàn. Đến năm 2006, tỷ trọng vốn chủ
sở hữu trên tổng nguồn vốn có tăng trở lại, việc tăng trở lại này là một dấu hiệu
tốt trong năm 2006.
4.1.3.3. Đánh giá chung tình hình nguồn vốn.
Qua phân tích nguồn vốn ta thấy, nguồn vốn trong hai năm 2005 và 2006
tăng cao so với năm 2004. Nhưng năm 2005 tốc độ nhu cầu vốn tăng quá cao làm
cho nợ phải trả tăng theo mà chủ yếu là nợ ngân hàng điều này là không tốt vì sẽ
dẫn đến chi phí tài chính tăng theo, đến năm 2006 tốc độ nhu cầu về vốn dần
được kìm hãm lại và tình hình nguồn vốn có khả quan hơn. Nguồn vốn chủ sở
hữu tăng qua các năm là rất tốt, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong
ba năm qua là có hiệu quả.
4.1.4. Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn.
Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn sẽ cho chúng ta biết trong
năm công ty có những khoản đầu tư nào? Làm cách nào công ty mua sắm được
tài sản? công ty đang gặp khó khăn hay phát triển.
Căn cứ vào số liệu liệt kê sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế
toán ta lập bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm theo
tiêu thức.
Nếu tăng phần tài sản, giảm nguồn vốn thì phần chênh lệch là phần sử
dụng vốn.
Nếu tăng phần nguồn vốn, giảm phần tài sản thì phần chênh lệch là phần
tài trợ vốn.
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 32
Bảng 10: BẢNG KÊ NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
ĐVT: Triệu đồng
2005/2004 2006/2005 TÀI SẢN CÓ 2004 2005 2006
Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn
1. Tiền mặt tại quỹ 335 286 370 49 - - 84
2. Tiền gửi ngân hàng 17 16 18 1 - - 2
3. Phải thu khách hàng 1.227 587 523 640 - 64 -
4. Hàng hoá tồn kho 7.967 10.414 9.963 - 2.447 451 -
5. Nguyên giá TSCĐ 5.598 5.598 5.598 - - - -
6. Hao mòn TSCĐ (*) (621) (901) (1.181) 280 - 280 -
Tổng 14.523 16.000 15.291 970 2.447 795 86
TÀI SẢN NỢ
1. Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 576 - - 811
2. Phải trả cho người bán 2.443 3.225 3.147 782 - - 78
3. Thuế phải nộp cho Nhà Nước 8 0 10 - 8 10 -
4. Nguồn vốn kinh doanh 3.717 3.717 3.717 - - - -
5. Lãi chưa phân phối 366 493 663 127 - 170 -
6. Quỹ khen thưởng phúc lợi 94 94 94 - - - -
Tổng 14.523 16.000 15.291 1.485 8 180 889
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 33
Sau khi có bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, chúng ta tiếp tục xây
dựng bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của hai năm 2005 và 2006 để
thấy được trọng điểm của việc sử dụng vốn và nguồn chủ yếu hình thành vốn.
Bảng 11: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN NĂM 2005
ĐVT: Triệu đồng
SỬ DỤNG VỐN Số tiền %
Tăng hàng hoá tồn kho 2.447 99,67
Giảm thuế phải nộp cho Nhà Nước 8 0,33
Tổng 2.455 100
NGUỒN VỐN Số tiền %
Giảm tiền mặt tại quỹ 49 2,03
Giảm tiền gửi ngân hàng 1 0,04
Giảm phải thu khách hàng 640 26,04
Tăng giá trị hao mòn luỹ kế (*) 280 11,41
Tăng vay ngắn hạn 576 23,48
Tăng phải trả cho người bán 782 31,86
Tăng lãi chưa phân phối 127 5,14
Tổng 2.455 100
(Nguồn: Trích từ bảng 10)
Trong năm 2005 để đủ vốn tài trợ cho các khoản sử dụng vốn, chủ yếu
là tăng hàng hoá tồn kho (99,67%) và nộp thuế cho nhà nước (0,33%). Công ty
đã tìm vốn bằng cách giảm tiền mặt tại quỹ, giảm tiền gửi ngân hàng, giảm
phải thu khách hàng, tăng giá trị hao mòn luỹ kế, tăng vay ngắn hạn, tăng phải
trả cho người bán, tăng lãi chưa phân phối. Trong đó nguồn vốn tự tài trợ của
công ty như: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, hao
mòn tài sản cố định, lợi nhuận chưa phân phối chỉ tài trợ 44,68% trong tổng
nguồn vốn huy động là 2.455 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty phải sử
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 34
dụng nguồn vốn vay, vốn chiếm dụng nhiều hơn vốn tự có.
Bảng 12: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN NĂM 2006
ĐVT: Triệu đồng
SỬ DỤNG VỐN Số tiền %
Tăng tiền mặt tại quỹ 84 8,62
Tăng tiền gửi ngân hàng 2 0,21
Giảm vay ngắn hạn 811 83,18
Giảm phải trả cho người bán 78 8,00
Tổng 975 100
NGUỒN VỐN Số tiền %
Giảm phải thu khách hàng 64 6,56
Giảm hàng hoá tồn kho 451 46,26
Tăng giá trị hao mòn luỹ kế (*) 280 28,72
Tăng thuế phải nộp cho Nhà Nước 10 1,03
Tăng lãi chưa phân phối 170 17,44
Tổng 975 100
(Nguồn: Trích từ bảng 10)
Năm 2006 tổng nguồn vốn công ty huy động được là 975 triệu, công ty
đã sử dụng để tăng tiền mặt tại quỹ, tăng tiền gửi ngân hàng, giảm vay ngắn
hạn, giảm phải trả người bán, trong đó tập trung chủ yếu cho giảm khoản vay
ngắn hạn (83,18%). Nguồn vốn tài trợ được huy động từ các khoản: giảm phải
thu khách hàng, giảm hàng hoá tồn kho, tăng giá trị hao mòn luỹ kế, tăng thuế
phải nộp cho nhà nước, tăng lãi chưa phân phối. Trong đó chủ yếu là giảm
hàng hoá tồn kho (46,26%) và hao mòn tài sản cố định (28,72%). Như vậy so
với năm 2005, năm 2006 khả năng tự chủ về tài chính của công ty tăng dần,
gánh nặng chi phí lãi vay cũng giảm đáng kể.
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 35
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH.
Bảng 13: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100 (3.000) (7,77) 2.198 6,18
2. Giá vốn hàng bán 37.279 96,61 33.907 95,28 35.806 94,76 (3.372) (9,05) 1.899 5,60
3. Lợi nhuận gộp 1.309 3,39 1.681 4,72 1.980 5,24 372 28,42 299 17,79
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 562 1,46 862 2,42 978 2,59 300 53,38 116 13,46
5. Chi phí tài chính 663 1,72 713 2,00 786 2,08 50 7,54 73 10,24
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 84 0,22 106 0,30 216 0,57 22 26,19 110 103,77
7. Doanh thu khác 124 0,32 69 0,19 20 0,05 (55) (44,35) (49) (71,01)
8. Chi phí khác - - - - - - - - - -
9. Tổng lợi nhuận trước thuế 208 0,54 175 0,49 236 0,62 (33) (15,87) 61 34,86
10. Thuế TNDN 58 0,15 49 0,14 66 0,17 (9) (15,87) 17 34,86
11. Lợi nhuận sau thuế 150 0,39 126 0,35 170 0,45 (24) (15,87) 44 34,86
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 36
Sự tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh
doanh. Thông qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta có thể nắm
được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát
triển của công ty.
4.2.1. Tình hình doanh thu.
Bảng 14: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần 38.588 99,68 35.588 99,81 37.786 100
Doanh thu khác 124 0,32 69 0,19 20 0,05
Tổng 38.712 100 35.657 100 37.806 100
(Nguồn: Trích từ bảng 13)
Doanh thu thuần năm 2004 là 38,6 tỷ. Năm 2005, với chính sách nâng giá
bán đầu ra và thắt chặt chính sách thu tiền bán hàng nên doanh thu giảm xuống
còn 35,6 tỷ, giảm 3 tỷ với tốc độ giảm là 7,77%. Năm 2006, công ty đã áp dụng
chính sách thu tiền bán hàng mềm dẻo hơn, thay vì yêu cầu thanh toán sớm, công
ty đẩy mạnh chính sách chiết khấu trong thanh toán nên tình hình doanh thu có
cải thiện, với doanh thu thuần là 37,8 tỷ, tăng so với năm 2005 là 2,2 tỷ với tốc
độ tăng là 6,18%.
Ngoài doanh thu thuần doanh nghiệp còn khoản doanh thu khác, đó là
khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp được hưởng do thanh toán tiền
hàng sớm và lãi tiền gửi ngân hàng. Khoản thu này chiếm tỷ trọng không lớn so
với doanh thu của hoạt động kinh doanh và có xu hướng giảm dần, tuy nhiên nó
có ảnh hưởng lớn đến tình hình lợi nhuận, vì thế chúng ta sẽ xét kỹ hơn ở phần
lợi nhuận.
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 37
Î Đánh giá: Như vậy tình hình doanh thu ta thấy giảm mạnh trong năm
2005 ngoài yếu tố khách quan của thị trường cạnh tranh, một nguyên nhân tác
động không nhỏ là do chính sách thu tiền bán hàng của công ty. Trong năm 2006,
tình hình doanh thu tăng trở lại, tuy không bằng năm 2004 nhưng đã thể hiện
bước đi đúng hướng của công ty.
4.2.2. Tình hình chi phí.
Bảng 15: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100
Giá vốn hàng bán 37.279 96,61 33.907 95,28 35.806 94,76
Chi phí QLDN 562 1,46 862 2,42 978 2,59
Chi phí tài chính 663 1,72 713 2,00 786 2,08
(Nguồn: Trích từ bảng 13)
4.2.2.1. Giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán tăng giảm theo tỷ lệ thuận với doanh thu, ở đây ta quan
tâm đến tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu, tức là nếu ta cho doanh thu là
100% thì giá vốn hàng bán là bao nhiêu % so với doanh thu. Ta thấy tỷ lệ này
giảm đều qua các năm, mà nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giảm này là do công
ty đã nâng giá hàng hoá bán ra, điều này làm cho lãi gộp tăng qua các năm. Cụ
thể, năm 2004 tỉ lệ giá vốn hàng bán là 96,61% so với doanh thu thuần, nên lãi
gộp mà công ty nhận được sau khi bán được hàng hoá là 3,39%. Sang năm 2005,
tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm còn 95,28% so với doanh thu, như vậy mặc dù doanh
thu năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng do công ty đã nâng giá bán lên nên
đã tạo ra lợi nhuận gộp cao hơn lợi nhuận gộp năm 2004 là 372 triệu đồng. Đến
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 38
năm 2006, công ty lại tiếp tục nâng giá bán lên cao hơn giá vốn 5,24%, nên chi
phí giá vốn hàng bán chỉ chiếm 94,76% so với doanh thu thấp hơn so với hai năm
qua, và lẽ dĩ nhiên điều này sẽ làm tăng lợi nhuận gộp mà công ty được hưởng.
Î Đánh giá: Như vậy theo phân tích trên ta thấy tỷ lệ chi phí giá vốn
hàng bán giảm đều qua các năm nguyên nhân không phải do giá mua vào giảm
mà là do công ty có chính sách nâng giá bán ra. Việc tăng giá bán này sẽ tạo cho
công ty một lợi nhuận gộp cao hơn, nhưng mặt trái của việc tăng giá này là sẽ
làm lượng hàng hoá bán ra giảm và doanh thu năm 2005 đã minh chứng điều đó.
Tuy nhiên do chi phí kinh doanh ngày một tăng cao, việc nâng khoảng cách giá
bán ra và giá mua vào là không tránh khỏi, vấn đề ở đây là công ty phải biết cách
nâng giá sao cho phù hợp, tức là sao cho vẫn đảm bảo được lợi nhuận mong
muốn ở một mức giá mà khách hàng chấp nhận được. Như ở năm 2006 chẳng
hạn, mặc dù nâng giá bán nhưng doanh thu không giảm mà còn tăng là do tốc độ
nâng giá của công ty không quá nhanh như năm 2005, đây là một biểu hiện tốt
trong chính sách quản lý giá của công ty trong năm 2006.
4.2.2.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Ta thấy chi phí quản lý tăng về mặt giá trị tuyệt đối lẫn mặt tỷ trọng so với
doanh thu qua các năm. Cụ thể, nếu trong năm 2004 chi phí quản lý chỉ ở mức
561 triệu chiếm tỷ trọng 1,46% so với doanh thu, thì sang năm 2005 mức chi phí
này đã là 861 triệu tăng 300 triệu với tốc độ tăng là 53,38%, tỷ trọng so với
doanh thu cũng tăng lên 2,42%, nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao
làm cho chi phí chuyên chở tăng theo, không những thế trong năm công ty còn
tăng lượng hàng tồn kho và tăng lương cho công nhân điều này cũng góp phần
làm tăng chi phí quản lý. Đến năm 2006, chi phí quản lý tiếp tục tăng nhưng tốc
độ tăng có chậm lại 13,45% , với tổng chi phí quản lý là 977 triệu tăng 116 triệu
do công ty bắt đầu đẩy mạnh chính sách chiết khấu thanh toán.
Î Đánh giá: Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều qua các năm cả về
giá trị lẫn tỷ trọng so với doanh thu cho thấy khả năng quản lý chi phí của công
ty chưa được tốt. Nguyên nhân khách quan như giá xăng dầu tăng mạnh trong
năm, bên cạnh đó công ty tăng lương nhằm nâng cao đời sống cho công nhân
viên và tạo sự gắn bó lâu dài hơn giữa nhân viên với công ty. Nhưng bên cạnh đó
cũng có yếu tố chủ quan là trong năm 2005 công ty đã tăng lượng hàng tồn kho
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 39
chưa hợp lý làm cho chi phí tồn kho tăng cao. Năm 2006 chi phí quản lý tiếp tục
tăng mặc dù tốc độ tăng có chậm lại nhưng vẫn nhanh hơn so với tốc độ tăng của
doanh thu nên tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu vẫn tiếp tục
tăng, cho thấy khả năng quản lý khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp của
công ty là chưa hiệu quả.
4.2.2.3. Chi phí tài chính.
Ta thấy chi phí tài chính qua ba năm đều tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn
tương đối so với doanh thu, trong năm 2004 chi phí tài chính là 663 triệu chiếm
1,72% so với doanh thu. Đến năm 2005 do mở rộng quy mô hàng tồn kho công
ty đã tăng đi vay ngắn hạn ngân hàng nên chi phí tài chính của công ty tăng lên
712 triệu, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên 2%. Năm 2006 chi phí tài
chính của công ty tiếp tục tăng, do khoản vay năm 2005 chưa trả hết phải trà tiếp
tục trả trong năm 2006, nên chi phí lãi vay năm 2006 là 785 triệu.
Î Đánh giá: Ta thấy chi phí tài chính của công ty tăng qua các năm. Như
phân tích ở phần nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn chủ sở hữu không đáp
ứng được hoạt động kinh doanh của công ty, nên công ty đã đi vay ngắn hạn và
chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Mà đi vay thì phải chịu chi phí tài chính, ta
thấy chi phí lãi vay của công ty càng ngày càng tăng cả mặt giá trị lẫn mặt tỷ
trọng chứng cho thấy tình hình chi phí tài chính của công ty chưa thật sự khả
quan lắm.
4.2.3. Tình hình lợi nhuận.
Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào hay
đầu ra, lợi nhuận được ví như nguồn máu để nuôi sống công ty. Phân tích tình
hình lợi nhuận sẽ cho chúng ta biết được khả năng tồn tại và phát triển trong hiện
tại của công ty như thế nào. Ta có bảng sau:
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 40
Bảng 16: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
ĐVT: Triệu đồng
2004 2005 2006
CHỈ TIÊU
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100
Lợi nhuận gộp 1.309 3,39 1.681 4,72 1.980 5,24
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 84 0,22 106 0,30 216 0,57
Tổng lợi nhuận trước thuế 208 0,54 175 0,49 236 0,62
Lợi nhuận sau thuế 150 0,39 126 0,35 170 0,45
(Nguồn: Bảng trích từ bảng 13)
4.2.3.1. Lợi nhuận gộp.
Ta thấy lợi nhuận gộp trong ba năm đều tăng cả giá trị lẫn tỷ trọng so với
doanh thu, như đã nói đến ở phần giá vốn hàng bán, nguyên nhân tăng lợi nhuận
gộp là do công ty đã nâng khoảng cách giá bán hàng hoá bán ra so với giá hàng
hoá mua vào, nhằm bù đắp cho những khoản chi phí trung gian ngày một tăng
của thị trường. Cụ thể, lợi nhuận gộp năm 2004 là 1,3 tỷ chiếm tỷ trọng 3,39% so
với doanh thu. Sang năm 2005 lợi nhuận gộp đã tăng lên 1,7 tỷ chiếm 4,72% so
với doanh thu, tốc độ tăng 28,42% so với năm 2004. Năm 2006 lợi nhuận gộp
tiếp tục tăng lên gần 2 tỷ, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên 5,24%, với tốc
độ tăng 17,79%.
Î Đánh giá: Như vậy trong năm 2004, cứ 100 đồng doanh thu sẽ cho ra
3,39 đồng lợi nhuận gộp. Sang năm 2005, 100 đồng doanh thu sẽ cho ra 4,72
đồng lợi nhuận gộp. Năm 2006, 100 đồng doanh thu tạ ra 5,24 đồng lợi nhuận
gộp. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu ngày càng tăng. Nếu tỷ suất
này vẫn cứ tăng đều trong những năm tiếp theo cùng với sự tăng lên của doanh
thu thì là đều rất tốt.
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính… Luận văn tốt nhiệp
GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Lê Thị Phương Bích 41
4.2.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Là lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí quản lý và chi phí
tài chính. Ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng qua
các năm về mặt giá trị tuyệt đối lẫn tương đối so với doanh thu. Cụ thể, năm
2004 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 84 triệu chiếm tỷ trọng 0,22%
so với doanh thu. Năm 2005 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 106 triệu,
với tỷ trọng trên doanh thu là 0,30%. Năm 2006 lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh tăng lên 216 triệu, tỷ trọng tăng lên 0,57% so với doanh thu.
Î Đánh giá: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng qua các năm là
điều rất tốt, cho thấy nguồn thu nhập chính của công ty có xu hướng phát triển
tích cực. Tuy nhiên do công ty đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nên tỷ lệ
này còn nhỏ so với doanh thu, công ty cần đẩy mạnh tỷ lệ này nữa hơn trong
tương lai, bằng cách quản lý tốt các chi khoản mục chi phí.
4.2.3.3. Tổng lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh cộng với lợi nhuận từ hoạt động khác, mà cụ thể lợi nhuận khác ở đây là
khoản chiết khấu thanh toán được hưởng từ nhà cung cấp hàng hoá và một phần
nhỏ lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng. Ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2004
là 208 triệu đồng, tỷ lệ so với doanh thu là 0,54%. Năm 2005 lợi nhuận trước
thuế giảm còn 175 triệu, tỷ trọng so với doanh thu cũng giảm còn 0,49%. Như
vậy ta thấy mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2005 cao hơn
năm 2004 cả mặt giá trị lẫn tỷ trọng, nhưng tổng lợi nhuận trước thuế lại ngược
lại hoàn toàn, nguyên nhân là do năm 2005 khoản thu từ chiết khấu thanh toán
mà công ty được hưởng giảm đáng kể so với năm 2004, bắt nguồn từ nhu cầu
vốn tăng cao trong năm 2005, nên công ty đã không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại Vạn Phúc.pdf