MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC HÌNH VẼ 7
LỜI CAM KẾT 8
LỜI CẢM ƠN 9
PHẦN MỞ ĐẦU 10
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chiến lược và hoạch định chiến lược kinh
doanh cho doanh nghiệp 13
I. Cơ sở lý thuyết về chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh 13
1. Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh 13
1.1. Các khái niệm về chiến lược 13
1.2. Các khái niệm về chiến lược kinh doanh 14
1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh 14
1.4. Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược kinh doanh 30
2. Các lý luận chung về quản trị chiến lược kinh doanh 32
2.1. Khái niệm quản trị chiến lược 32
2.2. Vai trò và ý nghĩa của quản trị chiến lược kinh doanh 32
II. Cơ sở lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh 34
1. Khái niệm và yêu cầu của hoạch định chiến lược 34
2. Quy trình hoạch định chiến lược 35
3. Phân tích các căn cứ hoạch định chiến lược 37
3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 37
3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 40
3.3. Phân tích hiện trạng chiến lược và các yếu tố thuộc môi trường doanh
nghiệp 43
129 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược của công ty điện tử thông tin hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i; Theo dõi hoạt động kinh doanh, giải quyết
những yêu cầu trong sản xuất kinh doanh hàng ngày, dự án đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh, phương án cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh trong
61
công ty; Thay mặt giám đốc giải quyết các hoạt động của công ty theo sự ủy
quyền của giám đốc.
• Phó giám đốc kỹ thuật: Là người hỗ trợ giám đốc trong việc
theo dõi, quản lý hoạt động của hệ thống các đài TTDH và đài LES về mặt kỹ
thuật, nghiệp vụ khai thác; Giám sát các hoạt động kinh doanh vật tư, thiết bị
của công ty; Theo dõi, ký kết các hợp đồng duy tu, bảo dưỡng thiết bị theo sự
ủy quyền của giám đốc.
b. Các phòng ban chức năng
• P
hòng Nhân chính:
Phòng này sẽ tham mưu, giúp việc giám đốc trong các lĩnh vực tổ chức, lao
động, tiền lương, hành chính, bao gồm các công việc chính như: Nghiên cứu, đề
xuất phương án tổ chức, phát triển nguồn nhân lực; Thực hiện công tác tuyển dụng;
Tổ chức đào tạo nhân viên; Quản lý tình hình sử dụng trang thiết bị làm việc, trụ sở
làm việc; Rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản của công ty; Quản lý và thực
hiện công tác văn thư lưu trữ, sử dụng và bảo quản dấu, hồ sơ cán bộ
• Phòng Tài chính kế toán:
Phòng này sẽ tham mưu, giúp việc giám đốc trong các lĩnh vực tài chính kế
toán và dự án, bao gồm các công việc chính như: Tổ chức thực hiện công tác kế
toán tài vụ; Thực hiện công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tài chính của công ty;
Tham mưu cho giám đốc về các quyết định liên quan đến lĩnh vực tài chính trong
công tác quản lý và sản xuất của công ty
• P
hòng Kỹ thuật - Đầu tư:
Phòng này sẽ tham mưu, giúp việc giám đốc trong các lĩnh vực kỹ thuật, đầu
tư và dự án, bao gồm các công việc chính như: Quản lý kỹ thuật các hệ thống đài
TTDH, an ninh cảng biển, viễn thông công cộng; Nghiên cứu, thiết lập và thực hiện
các dự án; Đào tạo kỹ thuật; quản lý trang thiết bị máy móc, vật tư tại các đài
TTDH, an ninh cảng biển, viễn thông công cộng; Tham mưu trong việc mua sắm
62
trang thiết bị và quản lý kho hàng của công ty
• P
hòng Kinh tế - kế hoạch:
Phòng này sẽ tham mưu, giúp việc giám đốc trong các lĩnh vực kinh tế, kế
hoạch của công ty và các đơn vị trực thuộc; Kinh doanh và xuất nhập khẩu máy
móc thiết bị; Cung cấp dịch vụ viễn thông và các dịch vụ khác; Truyền thông, thị
trường, bao gồm các công việc chính như: Thực hiện công tác quan hệ, hợp tác
khách hàng trong nước và quốc tế; Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh-xuất
nhập khẩu máy móc thiết bị, kinh doanh dịch vụ viễn thông và các dịch vụ khác;
Thực hiện công tác mua sắm trang thiết bị sản xuất kinh doanh của công ty; Lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện công tác truyền thông, thị trường; Xây dựng và triển
khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo từng thời kỳ
• P
hòng Tin học
Phòng này sẽ tham mưu, giúp việc giám đốc trong lĩnh vực tin học và ứng
dụng CNTT bao gồm các công việc chính như: Nghiên cứu, thiết lập hệ thống tin
học ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Quản lý kỹ
thuật mạng CCHC Cục Hàng hải Việt Nam và trang Web của công ty; Đào tạo tin
học; Kinh doanh dịch vụ tin học, ứng dụng CNTT như cung cấp giải pháp mạng,
phần mềm
• P
hòng Khai thác
Phòng này sẽ tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực khai thác nghiệp vụ viễn
thông hàng hải bao gồm các công việc chính như: Quản lý nghiệp vụ khai thác viễn
thông hàng hải; Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thông tin mạng viễn thông hàng hải;
Quản lý hoạt động của Trung tâm GMDSS
• C
hi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ hoạt động theo điều lệ và các
63
quy chế hiện hành của chi nhánh đã được giám đốc công ty phê chuẩn. Chi nhánh
có nhiệm vụ triển khai, giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được
giao của các Đài Thông tin duyên hải từ Quy Nhơn trở vào theo quy định, chủ
trương, chính sách của nhà nước và của công ty đồng thời thực hiện các nhiệm vụ
khác theo uỷ quyền của giám đốc công ty.
4. Hình thức tổ chức sản xuất của công ty
Xuất phát từ các chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị/bộ phận/phòng ban,
Công ty Điện Tử Thông Tin Hàng Hải Việt Nam hiện có mô hình tổ chức sản xuất
bao gồm các bộ phận sau:
• B
ộ phận khai thác: thực hiện kết nối, khai thác, vận hành hệ thống các thiết bị
thông tin nhằm đảm bảo thông tin liên tục, thông suốt trong quá trình sử dụng
dịch vụ của khách hàng.
• B
ộ phận kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của hệ thống các thiết bị
thông tin; Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ; Sửa chữa thiết bị và hệ
thống trong trường hợp xảy ra sự cố nhằm đảm bảo thiết bị và hệ thống hoạt
động ổn định.
• Bộ phận phụ trợ: hỗ trợ phục vụ cho bộ phận quản lý, bộ phận khai thác và
thực hiện các chức năng khác có liên quan.
5. Các kết quả sản xuất kinh doanh
a. Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm
Các loại hình dịch vụ chủ yếu của công ty là dịch vụ thông tin vô tuyến điện
và dịch vụ thông tin vệ tinh Inmarsat. Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh thiết bị
thông tin liên lạc, thiết bị điện, điện tử và nghi khí hàng hải khác.
Đối với dịch vụ thông tin vô tuyến điện, do đặc tính công nghệ của dịch vụ
còn thấp nên chất lượng dịch vụ không cao, do đó mà cước phí của loại hình dịch
vụ này tương đối thấp. Còn với dịch vụ thông tin vệ tinh Inmarsat, nhờ sử dụng
công nghệ kỹ thuật số với tần số siêu cao và bước sóng cực ngắn nên dịch vụ thông
64
tin rất tốt. Chính vì vậy mà cước phí thông tin của loại hình dịch vụ này cũng cao.
Dưới đây là bảng Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm, dịch vụ (bao gồm cả hoạt
động công ích) của công ty trong năm 2010-2012, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng,
phản ánh trung thực và rõ nét về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
Sản lượng tiêu thụ
(số lượng/doanh thu)
Stt
Mặt hàng ĐVT
2010 2011 2012
Mức biến
động (%)
(số
lượng/doanh
thu)
I Dịch vụ thông tin vô tuyến điện (điện thoại tàu-bờ)
Đàm thoại HF/VHF Phút
4.589.000/
21.945.000.000
6.000.000/
30.000.000.000
14.285.714/
50.000.000.000
138/66,7
II Dịch vụ thông tin vệ tinh Inmarsat
Inmarsat-B/mM Phút
721.564/
25.564.000.000
985.714/
34.499.982.500
1.225.210/
36.449.985.125
24,3/5,7
Inmarsat-C 256 bit
2.900.145/
21.870.786.000
4.419.928/
30.939.499.005
5.914.285/
31.049.997.374
33,8/0,36
III Kinh doanh thiết bị thông tin, nghi khí hàng hải
Thiết bị thông tin vệ
tinh:
Chiếc
398/ 458/
729/
Thiết bị thông tin
hàng hải
Chiếc 989/ 1078/ 1423/
Nghi khí hàng hải Chiếc 823/ 856/ 1013/
(nguồn: Phòng KT - KH)
Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm, dịch vụ của công ty năm 2010-
2012
Bảng kết quả sản lượng trên cho ta thấy một số biến động về tình hình tiêu thụ
sản phẩm và dịch vụ của công ty như sau:
• Đối với dịch vụ thông tin vô tuyến điện: Lưu lượng thông tin dịch vụ đàm
thoại HF/VHF năm 2012 tăng so với năm 2011 là 138% nhưng doanh thu lại chỉ
tăng 66,7%. Một số nguyên nhân của việc tốc độ tăng doanh thu không tương xứng
với tốc độ tăng lưu lượng là do dịch vụ thoại HF/VHF chỉ dùng để thông tin ở cự ly
gần trong vùng biển A1 (khoảng 25 hải lý). Với khoảng cách đó, khách hàng có thể
65
lựa chọn sử dụng dịch vụ điện thoại di động của bưu điện với cước phí tương đương
nhưng có thể liên lạc trực tiếp mà không cần phải qua đài TTDH. Bên cạnh đó,
ngày càng nhiều các tàu mua thiết bị thông tin VHF cố định trên bờ để liên lạc trực
tiếp với đội tàu của mình mà không chuyển tiếp qua các đài TTDH.
• Dịch vụ thông tin vệ tinh Inmarsat: Lưu lượng thông tin của năm 2012 đều
tăng so với năm 2011, cụ thể dịch vụ Inmarsat-B/mini-M tăng 24,3% và dịch vụ
Inmarsat-C tăng 33,8%. Dịch vụ Inmarsat bắt đầu được triển khai vào năm 2001 tại
Việt Nam. Tuy nhiên doanh thu của dịch vụ chưa tăng tương xứng với lưu lượng là
do đối thủ cạnh tranh của công ty là các nhà cung cấp dịch vụ trong khu vực châu
Á: Sentosa của Singapore, Bắc Kinh của Trung Quốc và Yamaguchi của Nhật. Đây
là các nhà cung cấp dịch vụ có uy tín không những trong khu vực mà cả trên thế
giới, những người đã hoạt động một thời gian dài và có lượng khách hàng quen
tương đối lớn. Trước khi đài LES của Việt Nam được thiết lập, phần lớn các công ty
tàu và người sử dụng dịch vụ của Việt Nam liên lạc qua các đài trong khu vực này
và phần nhỏ còn lại liên lạc qua các đài khác. Do lưu lượng của các đài trên rất lớn,
do vậy giá cước thông tin của họ rất cạnh tranh. Trường hợp công ty áp bằng giá
hoặc thấp hơn giá cước trong khu vực để thu hút khách hàng trong nước sử dụng đài
của Việt Nam thì doanh thu thu về sẽ không đủ để bù đắp các chí phí sản xuất, chi
phí nhân công, khấu hao...
b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2011
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 226.687.595.685 174.818.883.451
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - -
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 226.687.595.685 174.818.883.451
4. Giá vốn hàng bán 205.952.570.441 168.379.372.875
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.735.025.244 6.439.510.576
6. Doanh thu hoạt động tài chính 7.879.943.959 4.809.210.737
7. Chi phí tài chính - -
66
Trong đó: Chi phí lãi vay - -
8. Chi phí bán hàng 618.741.149 76.382.954
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.656.753.540 6.320.367.709
10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 19.339.474.514 4.851.970.650
11. Thu nhập khác - -
12. Chi phí khác - -
13. Lợi nhuận từ hoạt động khác - -
14. Tổng lợi nhuận thuần trước thuế 19.339.474.514 4.851.970.650
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.749.542.829 1.103.398.663
16. Thu nhập thuế thu nhập hoàn lại - -
17. Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN 14.589.931.685 3.748.571.987
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vishipel năm 2012
Nhìn một cách tổng thể, trong năm 2012, Doanh thu công ty đã đạt xấp xỉ
226,7 tỉ đồng, tăng 29,7% so với năm 2011, điều này cho thấy qui mô của công ty
có mở rộng, so với doanh thu tăng 18,29% của năm 2009 và 20,81% trong năm
2010 cho thấy tốc độ phát triển của công ty có xu hướng tăng dần lên qua các năm,
đặc biệt tăng đột biến trong năm 2012.
Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt gần 14,6 tỉ đồng, tăng 289,2% (tương đương
tăng gần 10,8 tỉ) so với năm 2011. Đối với hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công ích: không xác định lãi, lỗ, toàn bộ khoản chi công ích hàng năm được nhà
nước bù đắp bằng kinh phí được cấp, do đó không phát sinh thu nhập chịu thuế.
Đối với hoạt động kinh doanh, thuế suất thuế thu nhập áp dụng mức thuế suất 28%
tính trên tổng lợi nhuận chịu thuế.
Mặc dù trong bối cảnh năm 2011, 2012, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng vẫn còn ở trong tình trạng khủng hoảng, nhưng doanh thu của công
ty vẫn đạt mức tăng 29,7%, thể hiện sự cố gắng nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo và
toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Doanh thu từ hoạt động tài chính từ nguồn tiền lãi gửi ngân hàng, lợi nhuận
được chia từ các khoản đầu tư dài hạn và từ phần chênh lệch tỉ giá. Tỉ trọng chi phí
tài chính trong doanh thu tài chính năm 2012 và 2011 đều là 0%, năm 2012, doanh
thu hoạt động tài chính tăng tới 63,85% so với năm 2011.
Song song với việc tăng doanh thu thì lợi nhuận gộp bán hàng cũng tăng đáng
67
kể so với năm 2011. Cụ thể tăng xấp xỉ 14,3 tỉ tương đương với 222% so với năm
2011.
Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng tăng đáng kể
so với năm 2011 (năm 2011 đạt gần 6,5 tỉ, trong khi năm 2012 đạt gần 21 tỉ). Lợi
nhuận này chủ yếu thu được từ hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin hàng hải và
hoạt động bán lại dịch vụ và hàng hóa đặc biệt như viễn thông, thiết bị chuyên
dụng trong ngành hàng hải. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước còn nhiều khó
khăn thì doanh nghiệp và người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu và đầu tư nên lợi
nhuận này thu được chủ yếu từ hoạt động cung cấp dịch vụ, còn hoạt động bán lại
thiết bị thì vẫn còn kém.
Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt chiếm
0,27% và 3,81% doanh thu thuần bán hàng là các con số khá hợp lý.
II. Phân tích hiện trạng và các căn cứ chiến lược phục vụ hoạch định chiến
lược cho Công ty Điện tử Thông tin Hàng hải Việt Nam
1. Phân tích hiện trạng chiến lược của công ty
Mặc dù công ty đã xác định được cho mình nhiệm vụ là tham gia xây dựng
quy hoạch mạng thông tin duyên hải và viễn thông hàng hải đến năm 2015, định
hướng 2017. Và công ty cũng xác định được hướng phát triển trong tương lai. Đó
là:
- Xây dựng mô hình đầu tư phát triển thành tổng công ty hoạt động trong lĩnh
vực thông tin, điện tử và CNTT, phục vụ đa ngành, nòng cốt là giao thông vận
tải.
- Xây dựng quy hoạch hệ thống đài TTDH theo Quyết định số 2196/QĐ-
BGTVT ngày 05/09/2011 của Bộ GTVT.
- Tiếp tục đầu tư hạ tầng, phát triển cung cấp dịch vụ đảm bảo thông tin liên lạc
cho các hoạt động trên biển, biên giới hải đảo, vùng sâu vùng xa
- Hình thành và phát triển kênh truyền thông duyên hải, phát quảng bá qua hệ
thống đài TTDH Việt Nam, cung cấp thêm các dịch vụ nội dung phục vụ tàu
thuyền vận tải cũng như tàu cá và các hoạt động của con người trên biển.
68
- Sắp xếp lại các đơn vị để hình thành lên các đơn vị mạnh theo khu vực nhằm
đảm bảo cung cấp dịch vụ, thiết bị về điện tử, tự động hoá, CNTT và thông tin
liên lạc cho đội tàu của Việt nam, làm dịch vụ cho đội tàu ngoại, hình thành
nên các trung tâm dịch vụ công nghệ cao đa ngành của khu vực, tận dụng lợi
thế riêng có để giành lại thị phần của các công ty nước ngoài.
- Tăng cường hoạt động trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và CNTT phục vụ
quản lý tàu thuyền quốc gia (hệ thống cơ sở dữ liệu tàu thuyền và hệ thống
LRIT), quản lý luồng hàng hải (hệ thống VTS), quản lý ngành hàng hải và mở
rộng ra các ngành khác như đường sắt (thông tin tín hiệu, tự động hóa), đường
bộ (hệ thống giao thông thông minh), hàng không (thông tin liên lạc trên máy
bay) góp phần ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hóa công tác quản lý ngành
giao thông so với các bộ ngành khác.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước tư vấn, xây dựng và duy trì hệ thống thông
tin phục vụ PCBL& TKCN trên đất liền.
Mặc dù có định hướng phát triển như vậy nhưng công ty vẫn chưa xây dựng
cho mình chiến lược cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở mức đề ra các chỉ tiêu cơ bản cần
đạt được, các kế hoạch cho từng năm (cuối năm trước đặt ra cho năm sau), nhiệm
vụ chủ yếu cần thực hiện và các giải pháp chung chung để đạt được các chỉ tiêu, kế
hoạch đó.
Đối với một công ty lớn như Vishipel thì việc đề ra chiến lược phát triển là
việc vô cùng cần thiết. Nó giúp công ty đánh giá được những cơ hội, thách thức,
mặt mạnh, mặt yếu của công ty, từ đó có thể đưa ra được các biện pháp khắc phục;
Nó giúp công ty ứng phó được với sự thay đổi của môi trường bên ngoài; Nó giúp
các nhà quản trị quản lý công ty một cách có hệ thống, có thể phối hợp mọi nguồn
lực của công ty một cách hiệu quả hơn; Giúp tất cả nhân viên và quản lý trong công
ty tập trung vào các mục tiêu, chính sách mà công ty đang hướng tới.
Chính vì vậy công ty không thể chỉ đề ra kế hoạch ngắn hạn như hiện tại mà
cần phải đề ra chiến lược phát triển trong dài hạn.
2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
69
2.1. Yếu tố chính trị - chính sách, pháp luật
Việt Nam là nước có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tương
đối ổn định, luôn được giữ vững, hệ thống pháp luật thì ngày càng được hoàn thiện.
Đây là yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm phát triển kinh
doanh.
Trong hoàn cảnh đất nước đang hội nhập với thế giới, nhà nước đã có những
chính sách mở cửa thị trường để thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Chính sách mở cửa thị trường được quy định cho các nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài như sau:
• Đối với nhà đầu tư trong nước:
Điều 38 pháp lệnh Bưu chính – Viễn thông cho phép mọi thành phần kinh tế
đều có thể trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Trên thị trường hiện
nay có 3 nhà khai thác dịch vụ viễn thông hàng hải, đó là công ty Viễn Thông Quốc
Tế (VTI), công ty Điện Tử Thông Tin Hàng Hải Việt Nam (Vishipel), Công ty Điện
Tử Viễn Thông Quân Đội (Viettel).
• Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) với thỏa thuận
thực hiện cam kết mở cửa thị trường, ngành viễn thông Việt Nam sẽ phải tuân thủ
hiệp định về các dịch vụ viễn thông cơ bản (được đàm phán và thông qua trong
khuôn khổ WTO vào tháng 2/2007). Khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài của các
quốc gia đã gia nhập WTO có thể đầu tư tại Việt Nam
Như vậy, với các cam kết trong các tổ chức quốc tế dẫn tới quá trình mở cửa
thị trường viễn thông (trong đó có cả ngành viễn thông hàng hải) diễn ra nhanh
chóng. Khi đó, cạnh tranh không chỉ đối với các doanh nghiệp trong nước mà còn
với các doanh nghiệp nước ngoài.
Chính sách mở cửa thị trường đem đến những cơ hội và thách thức cho công
ty Điện Tử Thông Tin Hàng Hải Việt Nam như sau:
Về cơ hội:
¾ Cơ hội ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến
70
¾ Cơ hội trong hợp tác kinh doanh
¾ Cơ hội lựa chọn các nhà cung cấp thiết bị nào phù hợp nhất với mục tiêu
kinh doanh của công ty
Về thách thức:
¾ Cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin hàng hải và lĩnh
vực cung cấp thiết bị ngày càng gay gắt
¾ Vishipel không còn là công ty duy nhất cung cấp dịch vụ thông tin hàng
hải mà có thêm các công ty viễn thông trong nước cùng tham gia
¾ Vishipel không chỉ phải cạnh tranh với singtel của Singapore và Stratos
của Anh nữa mà có thể xuất hiện thêm các nhà đầu tư khác tư khác từ
nước ngoài.
Đối với các quy định dành cho doanh nghiệp có hoạt động công ích (Vishipel
là doanh nghiệp thuộc vốn sở hữu nhà nước, hoạt động kinh doanh bao gồm cả hoạt
động công ích):
Điều 15 luật nhà nước quy định: công ty có quyền tự định giá bán sản phẩm,
dịch vụ trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do nhà
nước định giá thì theo mức giá hoặc khung giá do nhà nước quy định. Mọi hoạt
động định giá của công ty về các dịch vụ công ích đều phải trình lên các bộ GTVT,
bộ Tài Chính phê duyệt. Điều này làm giảm tính chủ động của công ty, giảm lợi
nhuận của công ty.
Điều 7 pháp lệnh Bưu Chính, Viễn Thông năm 2002 quy định các trường hợp
được ưu tiên phục vụ, trong đó có dịch vụ công ích mà Vishipel đang cung cấp. Đây
là một lợi thế của công ty trước đối thủ cạnh tranh.
2.2. Các yếu tố kinh tế
Trong giai đoạn 2008 -2012, kinh tế trên thế giới nói chung và tại Việt Nam
nói riêng gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục s lầy,
nền kinh tế Mỹ, Nhật đều không mấy khả quan trong khi các nền kinh tế mới nổi
như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng
như 3 – 5 năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam bình quân giai đoạn từ
71
2008 đến 2012 chỉ đạt 5,88% tức là thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng kinh
tế bình quân 8,05% của giai đoạn 2003-2007.
Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2000 - 2012
Theo dự báo của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, từ năm 2012 đến quý
III năm 2013, môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam tiếp tục được duy trì ổn định.
Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp so với các năm trước (CPI 8 tháng đầu năm
2013 tăng 3,53% so với giai đoạn đầu năm) do việc điều chỉnh giá của hàng hóa cơ
bản và dịch vụ công (y tế, giáo dục). Thị trường tài chính tiền tệ được cải thiện, cán
cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư và dự báo trong năm 2013 thặng dư đạt
1,5-2tỷ USD. Tình hình tăng trưởng kinh tế và hoạt động sản xuất được cải thiện
nhưng vẫn còn nhiều thách thức, hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu
năm chỉ đạt 2,4%. Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tăng dần nhưng gặp nhiều
khó khăn về vốn.
72
Hình 2.3: Biểu đồ lạm phát trong 8 tháng đầu năm 2013
Trong điều kiện kinh tế đất nước hiện nay, nhà nước nhận định, kinh tế biển
phải được tập trung phát triển do xu hướng tất yếu của phát triển. theo bộ trưởng bộ
tài nguyên môi trường thì thế kỉ 21 là “thế kỉ của biển và đại dương” nước ta nằm
trong khu vực biển đông với đường bờ biển trải dọc đất nước, tiềm năng kinh tế
biển rất lớn, có thể phát triển dược các ngành như du lịch, vận tải biển, giao thương
quốc tế, khai thác dầu khí, đánh bắt hải sảnKinh tế biển được ưu tiên phát triển là
một điều kiện vô cùng thuận lợi cho Vishipel phát triển ngành thông tin hàng hải và
kinh doanh thiết bị của mình.
Từ những phân tích trên cho thấy, môi trường kinh tế đem lại những cơ hội và
thách thức cho Vishipel như sau:
• Về cơ hội:
- Trong những năm tới, nhà nước chú trọng phát triển kinh tế biển như du lịch
biển, vận tải biển, đánh bắt hải sản, khai thác tiềm năng biển, mang đến
cho Vishipel cơ hội phát triển ngành dịch vụ thông tin trên biển (tăng lưu
lượng, tăng thuê bao sử dụng) và phát triển ngành kinh doanh thiết bị, nghi
khí hàng hải (cung cấp thiết bị cho các tàu vận tải, cho ngư dân đánh bắt trên
biển)
- Nền kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, tình hình lạm phát được
kiểm soát. Sức mua của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp
73
hoạt động trong lĩnh vực hàng hải nói riêng sẽ tăng dần lên. Và đây là cơ hội
cho Vishipel cải thiện hoạt động kinh doanh trong cả lĩnh vực thông tin và
thiết bị.
• Về thách thức:
- Mặc dù nền kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định với mức tăng thấp nhưng vẫn
tiềm ẩn rủi ro như lạm phát cơ bản vẫn cao, trong bối cảnh hiện nay thì điều
này sẽ tác động đến nền kinh tế do không đảm bảo được năng lực cạnh tranh
theo thời gian.
- Áp lực về giá cả hàng hóa cơ bản và dịch vụ công vẫn lớn.
- Sức tiêu dùng của cả nền kinh tế vẫn còn kém.
2.3. Yếu tố văn hóa xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, đời sống người dân
nước ta ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Số
lượng gia đình có thu nhập khá và trung bình khá trở lên tăng đáng kể. Bên cạnh
những nhu cầu thiết yếu để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, nhu cầu trao đổi thông
tin văn hóa cũng dần trở thành nhu cầu quan trọng cần được đáp ứng hoàn hảo. Đây
là điều kiện thuận lợi để ngành viễn thông Việt Nam nói chung phát triển thêm ngày
càng nhiều thuê bao mới, ngày càng nhiều dịch vụ.
Đối với ngư dân, các lao động đang hoạt động trên biển cũng vậy, nhu cầu liên
lạc với đất liền, nhu cầu cập nhật tin tức xã hội, nhu cầu giải trí ngày càng tăng theo
trình độ nhận thức của con người. Đây chính là cơ hội tốt để Vishipel phát triển lĩnh
vực kinh doanh thiết bị hàng hải và phát triển các dịch vụ thông tin của mình.
Như vậy, cơ hội mang tới cho Vishipel từ sự phát triển của văn hóa xã hội
chính là:
- Tăng số lượng thuê bao sử dụng, tăng lưu lượng sử dụng,
- Phát triển thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu người sử dụng
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thiết bị thông tin, nghi khí hàng hải.
Dân trí ngày càng phát triển, nhận thức của người dân ngày càng cao giúp họ
biết tiếp thu, đánh giá và lựa chọn những sản phẩm thích hợp, hữu ích, tiện dụng và
74
kinh tế với họ. Trước trình độ nhận thức của người dân ngày càng cao đã đặt ra
thách thức với Vishipel: đó là phải làm sao để có thể thu hút được họ sử dụng dịch
vụ cũng như sản phẩm của công ty.
2.4. Yếu tố dân số
Dân số Việt Nam ngày càng tăng, tính đến năm 2012, dân số nước ta ước tính
khoảng 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011. Tính đến nay, số lượng lao
động hoạt động trên biển đạt gần 4,2 triệu người (tăng 1,05% so với năm 2011)
trong đó lĩnh vực đánh bắt cá xa bờ có khoảng 1,8 triệu người (tăng 1,38% so với
năm 2011) với số lượng tàu cá khoảng 131 nghìn tàu cá (tăng 1,01% so với năm
2011).
Với các con số có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên như trên đã đem tới
cơ hội cho Vishipel:
- Đẩy mạnh hoạt động cung cấp thiết bị thông tin hàng hải cho các tàu cá,
trong số 131 nghìn tàu cá thì có đến hơn 1 nửa chưa được trang bị máy thu
phát HF.
- Đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ thông tin cho ngư dân hoạt động trên
biển nhờ vào số lượng ngư dân ngày càng tăng.
2.5. Yếu tố công nghệ
Trong những năm trở lại đây, ngành công nghệ thông tin phát triển rất mạnh
mẽ trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng tạo nên rất nhiều hướng nghiên
cứu phát triển những ứng dụng mới mà hướng phát triển rất nổi bật nhất hiện nay là
việc hội tụ giữa viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông. Hiện nay, công
nghệ thông tin tại Việt Nam đã mang lại rất nhiều ứng dụng hữu ích như các dịch vụ
thông thường như thoại, tin nhắn, E-Mail, Internet, còn có thêm nhiều dịch vụ giá
trị gia tăng mới phát triển như thương mại điện tử, Chính Phủ điện tử, mạng thông
minh, truyền hình chất lượng cao, ...
Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ trong ngành viễn thông nói
chung và tại Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272786_4121_1951976.pdf