MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 .5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO .5
1.1. Chất lượng và dịch vụ .5
1.1.1. Chất lượng .5
1.1.2 Dịch vụ .6
1.1.3 Chất lượng dịch vụ .8
1.2 Đào tạo và chất lượng đào tạo.10
1.2.1 Đào tạo .10
1.2.2 Chất lượng đào tạo .10
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo .13
1.3.1 Nhóm các yếu tố bên trong .13
1.3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài .21
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.25
CHƯƠNG 2 .26
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI VIỆN NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.26
2.1 Giới thiệu về trường đại học bách khoa Hà nội .26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Bách Khoa Hà nội
.26
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Trường .28
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức .29
2.2 Giới thiệu về Viện ngoại ngữ.30
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Ngoại Ngữ .30
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện Ngoại Ngữ .30
2.3 Phân tích chất lượng đào tạo Viện Ngoại Ngữ - Trường ĐHBK Hà Nội .35
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.35
2.3.2 Phân tích mẫu.35
92 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của viện ngoại ngữ - Trường đại học bách khoa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đòi hỏi
của nhà trường và xã hội về việc giảng dạy và trang bị ngoại ngữ cơ bản và ngoại
ngữ chuyên ngành cho hàng trăm nghìn đội ngũ kỹ sư các thế hệ và hơn 1000 các
nhà biên phiên dịch và giáo viên giảng dạy Tiếng Anh làm việc trong môi trường
Kỹ thụât và Công nghệ. Bên cạnh đó, Viện còn liên kết đào tạo với các tổ chức
quốc tế và các trường ĐH nước ngoài như: tổ chức LCMS World Mission (Hoa
Kỳ), Tổ chức Crane House (Hoa Kỳ), Trường ĐH Maryville (Hoa Kỳ), Trường ĐH
SunMoon (Hàn Quốc), ĐH Plymouth.
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Viện Ngoại Ngữ
2.2.2.1 Sơ lược về bộ máy tổ chức của Viện
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 31
Sau đây, là sơ đồ hình vẽ về cơ cấu tổ chức của Viện Ngoại Ngữ :
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Ngoại Ngữ
Tổ chức bộ máy hoạt động của Viện Ngoại Ngữ được dựa trên cơ sở quy chế
trường Đại Học do Bộ Giáo Dục Đào Tạo ban hành gồm:
- Ban lãnh đạo Viện
+ Viện trưởng
+ Viện phó phụ trách các hoạt động sinh viên, chương trình hợp tác quốc tế.
+ Viện phó phụ trách chương trình đào tạo và cơ sở vật chất, các trang thiết bị
của Viện.
Các tổ chức đoàn thể:
+ Chi bộ Viện Ngoại Ngữ
+ Công đoàn cơ sở
+ Hội đồng khoa học
+ Hội sinh viên
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 32
- Các bộ môn, phòng ban trực thuộc Viện:
+ Bộ môn Tiếng Anh Chuyên Nghiệp
+ Bộ môn Tiếng Anh Cơ sở
+ Bộ môn Tiếng Anh khối Kỹ thuật
+ Bộ môn Lý Thuyết Tiếng & Văn minh Anh Mỹ
+ Bộ môn tiếng Pháp
+ Bộ môn cơ sở ngôn ngữ & Việt học
+ Tổ Ngoại Ngữ 2
+ Văn phòng Thư kí & Trợ lý đào tạo (nhóm phục vụ giảng dạy)
2.2.2.2 Nhiệm vụ, chức năng của Viện
Nhiệm vụ chính của Viện Ngoại Ngữ là đào tạo trình độ đại học, văn bằng 2,
nghiên cứu khoa học.
Các hướng nghiên cứu mới, các chương trình nghiên cứu và đề tài mà Viện
đang thực hiện:
- Đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Đổi mới chương trình giảng dạy.
- Thiết kế tài liệu bổ trợ cho các môn học.
- Ngôn ngữ tiếng anh.
- Đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên.
- Đánh giá chất lượng giáo dục.
- Marketing trong giáo dục
- Ngoại ngữ chuyên ngành và các vấn đề liên quan
- Hoàn thiện phương thức đào tạo tín chỉ áp dụng cho đào tạo ngoại ngữ.
- Xây dựng chương trìh đào tạo liên kết với các trường đại học của Vương
quốc Anh.
- Xây dựng chương trình giảng dạy tiếng anh cơ bản theo chuẩn quốc tế (lấy
TOEIC làm chuẩn)
- Mô hình đào tạo e-learning và ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong
giảng dạy tiếng anh.
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 33
2.2.3 Chuyên ngành đào tạo của Viện Ngoại Ngữ
Chuyên ngành đào tạo của Viện Ngoại Ngữ là ngành Ngôn Ngữ Anh. Viện chịu
trách nhiệm đào tạo các mảng chính sau:
- Đào tạo cử nhân tiếng anh khoa học & công nghệ.
- Giảng dạy cho sinh viên khối kỹ thuật và các hệ đào tạo khác trực thuộc trường.
- Đào tạo cử nhân tiếng anh khoa học & công nghệ văn bằng 2.
- Đào tạo cử nhân tiếng anh nghề nghiệp quốc tế IPE (International Professional
English) trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa trường Đại Học Bách Khoa
HN và Trường Đại Học Plymouth St.Mark&St.John UCP Marjon, Vương Quốc
Anh do Chính phủ Anh tài trợ. Cả 2 trường sẽ đồng câp bằng Cử nhân tiếng anh
chuyên ngành có giá trị quốc tế cho sinh viên tốt nghiệp chương trình này.
2.2.4 Đội ngũ giảng viên của Viện Ngoại Ngữ
Đội ngũ cán bộ hiện nay của Viện Ngoại ngữ gồm 98 cán bộ, trong đó có 94
cán bộ giảng dạy và 04 cán bộ phục vụ giảng dạy. Đội ngũ cán bộ gồm:
• 05 Tiến sỹ
• 08 Nghiên cứu sinh
• 63 Thạc sỹ
• 02 giáo viên nước ngoài
• 20 Giảng viên chính
• 13 cán bộ đang tham gia các khoá đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ ở nước ngoài
• 52 cán bộ đã và đang được đào tạo ngắn hạn và dài hạn tại các nước Anh,
Úc, Mỹ, Pháp, Bỉ, Hà lan, New Zealand, Hàn quốc, Nga, Singapore.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy Viện Ngoại Ngữ là những giảng viên có năng lực,
bằng cấp chuyên môn cao, nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Nhiều giảng viên đã
giành được những học bổng danh giá như Cambridge Trust, Fulbright, Erasmus
Mundus, Học bổng Lãnh đạo Australia, Học bổng chính phủ New Zealand... tham
gia các khoá học Thạc sỹ và Tiến sỹ tại Vương quốc Anh,Hoa Kỳ, Australia, New
Zealand... Ngoài ra, các giảng viên của Viện không ngừng tham gia các khoá đào
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 34
tạo ngắn hạn phát triển chuyên môn ở nước ngoài và tham dự các hội thảo hội nghị
trong nước và quốc tế.
2.2.5 Kết quả hoạt động của Viện Ngoại Ngữ trong giai đoạn 2010-2013
- Năm 2010: Tuyển sinh Hệ Cử nhân Tiếng Anh Chuyên ngành KH-KT&CN
Văn bằng 2 Khoá 1
- Năm 2011: Ký kết văn bản hợp tác đào tạo chương trình Cử nhân tiếng Anh
Nghề nghiệp Quốc tế IPE (International Professional English) do chính phủ Anh tài
trợ
- Tháng 09/2011:Tuyển sinh Hệ Cử nhân tiếng Anh Nghề nghiệp Quốc tế IPE
(International Professional English) khóa 1
- Phong trào thi Olympic Ngoại Ngữ và nghiên cứu khoa học của sinh viên
ngày càng phát triển với quy mô rộng rãi.
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng sinh viên theo các năm học của VNN
Năm học
Số lượng
2010 2011 2012 2013
Tổng số 150 230 270 300
TA KHKT&CN 110 112 120 125
TA nghề nghiệp quốc tế IPE 0 48 50 55
Văn bằng 2 50 70 100 120
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Theo bảng thống kê ta nhận thấy số lượng sinh viên chính quy và văn bằng 2
không ngừng phát triển theo các năm. Tính đến năm 2013 thì tổng số sinh viên
chính quy và bằng 2 là 300 sinh viên, cao hơn hẳn các năm trước.
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 35
2.3 Phân tích chất lượng đào tạo Viện Ngoại Ngữ - Trường ĐHBK Hà Nội
2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với việc đánh giá chất lượng đào tạo như
đánh giá chất lượng từ phía nhà tuyển dụng, từ phía các nhà quản lý (như bộ giáo
dục và đào tạo cũng như các sở)Trong nghiên cứu này tác giả đánh giá chất
lượng dịch vụ từ phía khách hàng là những sinh viên đang theo học tại Viện Ngoại
ngữ.
Để tiến hành đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Viện,
tác giả đã thu thập cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ các báo cáo của Viện Ngoại Ngữ, và
các Bộ môn trực thuộc Viện từ giai đoạn 2011-2014. Bên cạnh đó tác giả còn thu
thập các thông tin từ những nguồn công bố khác bên ngoài.
Ngoài ra, tác giả đã tiến hành điều tra đối với các sinh viên đang theo học tại
Viện ngoại ngữ với các ngành học khác nhau bằng việc phát phiếu điều tra trực tiếp
cho những sinh viên này. Phiếu điều tra được kết cấu thành 2 phần. Phần một là các
thông tin về người được hỏi gồm hệ đào tạo, độ tuổi, giới tính và ngành học. Phần 2
là các câu hỏi quan đến việc đánh giá chất lượng đào tạo.
Sau khi xây dựng xong phiếu điều tra, tác giả đã nhờ các thầy cô trong Viện
phát phiếu cho sinh viên vào các buổi giảng. Tác giả có cân nhắc đến các ngành
học, năm học của sinh viên khi phát phiếu. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện
phân tầng như vậy, tác giả đã phát ra tổng cộng là 200 phiếu và thu về được 196
phiếu, đạt tỉ lệ phản hồi rất cao là 98%. Để tiến hành phân tích tác giả đã sử dụng
phần mềm phân tích thống kê SPSS.
2.3.2 Phân tích mẫu
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 36
¾ Theo độ tuổi: Đối tượng tham gia phỏng vấn gồm 30% dưới 20 tuổi; 65% là từ
20-22 tuổi và 5% trên 22 tuổi.
Bảng 2.2 : Mô tả mẫu theo độ tuổi
STT Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
1 <20 58 30
2 20-22 66 65
3 >22 62 5
Tổng cộng 196 100
Hình 2.3: Biểu đồ mô tả mẫu theo độ tuổi
¾ Theo giới tính: Tỷ lệ nam và nữ có sự chênh lệch lớn (nam giới chiếm 25% và
nữ giới chiếm 75%).
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 37
Bảng 2.3: Mô tả mẫu theo giới tính
STT Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nam 48 25
2 Nữ 148 75
Tổng cộng 196 100
Hình 2.4: Biểu đồ mô tả mẫu theo giới tính
¾ Theo ngành học: Số lượng sinh viên theo học tiếng anh chuyên ngành KHKT &
CN chiếm 70% còn 30% sinh viên còn lại theo học tiếng anh nghề nghiệp quốc tế
IPE.
Bảng 2.4: Mô tả mẫu theo chuyên ngành đào tạo
STT Hệ đào tạo Số lượng Tỷ lệ (%)
1 TA chuyên ngành KHKT&CN 138 70
2 TA nghề nghiệp quốc tế IPE 58 30
Tổng cộng 196 100
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 38
Hình 2.5: Biểu đồ mô tả mẫu theo chuyên ngành đào tạo
2.3.3 Chất
lượng đào tạo chung của Viện
Thực hiện đề án đổi mới mô hình và chương trình đào tạo tại Trường ĐHBK
Hà Nội giai đoạn 2009-2015, toàn bộ chương trình đào tạo trình độ đại học của
Trường áp dụng từ khóa tuyển sinh 2009 đã được đổi mới một cách cơ bản, toàn
diện theo những chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu
cầu nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội trong xu thế nền kinh tế tri thức toàn cầu
hóa, cụ thể là:
- Chương trình được thiết kế lại theo hướng tinh giản nội dung và tích hợp kiến
thức nhằm giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên (giảm khoảng 20%
khối lượng so với chương trình trước kia).
- Cấu trúc chương trình mềm dẻo, đảm bảo liên thông giữa các trình độ và ngành
học phù hợp với mô h́nh đào tạo mới; kết hợp với phương thức đào tạo theo tín
chỉ phát huy tối đa năng lực cá nhân của từng sinh viên.
- Chú trọng hơn chất lượng đầu ra thể hiện ở năng lực chuyên môn, phương pháp
làm việc và kỹ năng mềm của người tốt nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 39
Từ năm học 2007-2008, Trường ĐHBK Hà Nội áp dụng quy trình đào tạo
theo học chế tín chỉ. Áp dụng quy trình đào tạo mới, sinh viên Viện Ngoại Ngữ
cũng như các Khoa/Viện khác được chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích
lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với điều kiện và năng lực của bản
thân. Với sự hỗ trợ của cố vấn học tập, sinh viên chọn đăng ký môn học, lớp học
thuận lợi nhất cho kế hoạch học tập của mình. Mọi quy trình thực hiện thuận lợi, dễ
dàng qua mạng.
Đến nay, Viện đã có 9 khóa sinh viên hệ cử nhân tiếng anh KHKT&CN ra
trường và 1 khóa sẽ tốt nghiệp vào tháng 6/2014. Hơn 85% các em đã ra trường đều
có việc làm ổn định và thu nhập cao. Phản hồi từ các nhà tuyển dụng về sinh viên
tốt nghiệp đều rất tốt. Các em đang đảm nhận các vị trí khác nhau trong xã hội, là
cán bộ giảng dạy giỏi tại các cơ sở đào tạo thuộc các bậc khác nhau như: đại học,
cao đẳng..,là các cán bộ biên dịch, phiên dịch có trình độ và năng lực vững vàng; là
các cán bộ quản lý, cán bộ dự án tại các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp
nước ngoài, văn phòng đại diện, đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, là biên
tập viên tại các nhà xuất bản, các báo, tạp chí và đài truyền hình. Ngoài ra, trong số
sinh viên đã tốt nghiệp nhiều em đã nhận được học bổng để học tiếp cao học, tiến sỹ
ở các nước như: Mỹ, Úc, Vương Quốc Anh, New ZealandCác sinh viên xuất sắc
đang theo học ở Viện , tích cực tham gia công tác đoàn thanh niên được ưu tiên cấp
học bổng theo các khóa học ngắn hạn ở nước ngoài như: Thụy Điển, Hàn Quốc,
Italia...Chất lượng đào tạo chung của Viện được trình bày trong Bảng 2.5 và 2.6
dưới đây:
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kết quả tốt nghiệp năm học 2012-2013
Nội Dung Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tốt nghiệp 160 94.1%
Xuất sắc 15 8.8%
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 40
Loại giỏi 35 20.6%
Loại Khá 90 52.9%
Loại TB 20 11.8%
Không tốt nghiệp 10 5.9%
Tổng cộng 170 100%
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm hoc 2012-2013)
Từ bảng thống kê trên ta thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp chiếm 94,1%, chiếm tỷ
lệ cao trong tổng số sinh viên tốt nghiệp của Viện. Trong đó, loại giỏi và xuất sắc
chiếm 29.4%, còn lại phần lớn sinh viên tốt nghiệp loại Khá. Tỷ lệ sinh viên không
tốt nghiệp chiếm ở mức rất thấp chỉ 5.9%. Điều đó cũng khẳng định chất lượng đào
tạo của Viện rất tốt trong việc giảng dạy kiến thức cho các em sinh viên.
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả rèn luyện năm học 2012-2013
Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
- Xuất sắc 15 8,8%
- Tốt 60 35,3%
- Khá 80 47,1%
- TB Khá 10 5,9%
- Loại TB 5 2,9%
- Yếu 0 0
- Kém 0 0
Tổng cộng 170 100%
(Nguồn : Báo cáo năm học 2012-2013)
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo không chỉ được đánh giá bằng điểm số và kết
quả học tập của các môn học mà còn phụ thuộc vào ý thức tổ chức kỷ luật của sinh
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 41
viên. Đánh giá chính xác kết quả rèn luyện của sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng
vì điều này còn ảnh hưởng đến ý thức của người làm việc sau này khi tham gia vào
môi trường công việc chuyên nghiệp. Do vậy công tác quản lý giáo dục sinh viên
được nhà trường cũng như Viện rất quan tâm. Tuy nhiên, đây là công việc hết sức khó
khăn phức tạp nhất là với các em ở các tỉnh khác quá đông và trọ ở cách xa trường. Tình
hình đó đã gây khó khăn rất nhiều cho việc theo dõi và quản lý sinh viên của các cán bộ
quản lý lớp.
Thông qua bảng 2.6, cho thấy kết quả rèn luyện của sinh viên xếp loại khá và
tốt chiếm tới 82%, 9% là rất tốt, còn lại thì chưa được tốt. Như vậy, tình hình rèn
luyện học tập của sinh viên những năm gần đây đã được cải thiện lên rất nhiều so
với những năm trước. Kết quả điều tra tham khảo ý kiến của sinh viên về mức độ
hài lòng chung được trình bày trong bảng 2.7 sau:
Bảng 2.7: Mức độ hài lòng chung của sinh viên đối với Viện Ngoại Ngữ
TT Mức độ hài lòng chung Mean
Ko hài
lòng và rất
ko hài lòng
Không
hài lòng,
không
phản đối
Hài lòng và
rất hài lòng
1 Chất lượng đào tạo rất tốt 3.418 6.6 48.98 44.39
2 Hài lòng với chất lượng đào tạo ở đây 3.429 8.67 42.86 48.47
3
Sẽ giới thiệu người quen
vào học ở trường nếu họ
có nhu cầu
3.398 15.3 36.22 48.46
4
Sẽ tiếp tục chọn Viện
Ngoại Ngữ khi có nhu
cầu học mới
3.281 20.92 32.65 46.43
(Nguồn : Tác giả tự tổng hợp)
Giá trị mean của các biến đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên dao động từ
3,281 (sẽ tiếp tục lựa chọn Viện ngoại ngữ khi có nhu cầu học mới) đến 3,429 (hài
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 42
lòng với chất lượng đào tạo ở đây). Điều này phản ánh mức độ hài lòng chung của
sinh viên mới chỉ đạt mức trung bình. Ở tất cả các mục tỉ lệ hài lòng và rất hài lòng
đều dưới 50%. Số sinh viên hài lòng với chất lượng đào tạo ở đây mới chỉ là
48,47%, và có đến 20,92% sẽ không chọn Viện ngoại ngữ để học khi có nhu cầu
học tiếp. Tương tự như vậy, cũng chỉ có 48,46% đồng ý sẽ giới thiệu những người
quen vào học ở Viện ngoại ngữ. Điều đó cho thấy chất lượng đào tạo của Viện chưa
được sinh viên thực sự đánh giá cao.
2.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
2.3.4.1 Chương trình, mục tiêu và nội dung đào tạo
Quan điểm chỉ đạo của của Viện là thực hiện đúng chương trình đào tạo đã
được phòng ĐTĐH và ban giám hiệu nhà trường đã phê duyệt nhưng hàng năm vẫn
phải điều chỉnh cho phù hợp với xu thế và nhu cầu đào tạo sinh viên.
Chương trình đào tạo của Viện đều là bốn năm, có sự kết hợp và đan xen giữa
học lý thuyết và thực hành. Do đặc thù của ngành ngôn ngữ Anh nên khi thiết kế
các môn học thường có sự kết hợp luôn với thực hành bài tập trong các tiết giảng
dạy. Các em được thực hành ngay trên lớp dưới các tình huống các Thầy/Cô đưa ra
hoặc thực hành trên phòng lab nhằm phục vụ yêu cầu từng môn hoc.
Mục tiêu đào tạo của Viện luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, đào tạo những cử
nhân có kiến thức chuyên môn rộng, kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp như biên
dịch, phiên dịch, giảng dạy, nghiên cứuđể có thể thích ứng với những vị trí công
việc phù hợp với ngành học, đặc biệt những công việc liên quan đến tiếng anh
chuyên ngành KHKT&CN nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế
trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, khi ngồi trên ghế nhà trường, thì viện
cũng rất chú trọng tới đào tạo các sinh viên đầy đủ các kĩ năng làm việc cũng như
phẩn chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp. Chất lượng đào tạo
luôn được Viện & Trung tâm ĐBCL kiểm tra và giám sát chặt chẽ theo đúng tiêu
chuẩn ISO. Viện Ngoại Ngữ nói riêng cũng như trường ĐH Bách Khoa Hà Nội luôn
cam kết thực hiện đúng với tiêu chuẩn ISO trong việc đặt chất lượng đào tạo lên
hàng đầu.
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 43
Khung chương trình đào tạo của Viện có thời gian là bốn năm. Ba học kì đầu,
các em sinh viên sẽ được học những môn học cơ bản nhất của bậc đại học cùng với
kiến thức dại cương khối ngành ngoại ngữ. Đến học kì hai năm thứ 2, các em bắt
đầu tiếp thu khối lượng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp như : kiến thức ngôn ngữ,
kiến thức văn hóa và văn học, kiến thức cơ sở ngành, thực hành tiếng, lý thuyết dịch
và thực hành dịch
Ngoài ra, nội dung các môn học được các nhóm chuyên môn xây dựng dựa
trên các tài liệu, giáo trình được tham khảo từ các trường khác cũng như ở nước
ngoài đảm bảo việc theo kịp xu thế thời đại. Hàng năm, Viện đều có sự rà soát lại
các nội dung và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp hơn với xu thế và nhu cầu đào tạo
của sinh viên..
Do đó, Viện Ngoại Ngữ vẫn tiếp tục thực hiện chỉnh lý và biên soạn chương
trình, giáo trình đã viết ở các năm trước. Theo đánh giá của các nhà quản lý thì hoạt
động này có kết quả chưa thật sự cao, thể hiện bảng sau:
Bảng 2.8: Đánh giá mức độ hài lòng đối với chương trình, mục tiêu và nội dung
đào tạo
Tiêu chi đánh giá
Mean
Rất ko hài
lòng và ko
hài lòng
Không hài
lòng, không
phản đối
Rất hài
lòng và hài
lòng
Chương trình được thiết kế
hợp lý 3.20
11.22 58.67 30.1
Mục tiêu đào tạo rõ ràng 3.39 16.84 36.22 46.93
Nội dung đào tạo phù hợp với
ngành học 3.85
7.14 36.22 44.89
Học được rất nhiều từ các
môn học 3.78
9.69 44.39 47.44
Chương trình học có độ dài
hợp lý 3.11
23.47 43.88 32.65
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 44
Nội dung môn học hợp lý 3.25 15.31 46.43 38.26
Độ dài các môn học phù hợp 3.19 16.84 44.39 32.65
Cân đối giữa lý thuyết và
thực hành 2.95
32.14 38.78 29.08
(Nguồn : Tác giả tự tổng hợp)
Thông qua bảng đánh giá thì ta hiểu sinh viên chính là khách hàng của quá
trình đào tạo. Và sự đánh giá của khách hàng về chất lượng đào tạo là chính xác hơn
cả. Ở đây, mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo và việc sinh viên được học rất nhiều
từ các môn học được đánh giá chưa thật sự cao, còn lại dưới 17% là không được hài
lòng. Ngoài ra, theo đánh giá SV thì độ dài phù hợp và nội dung hợp lý các môn
học chiếm từ 32%-38%, mức 15%-17% thì chưa thật sự hài lòng về cách phân bổ
độ dài và nội dung môn học.
Giá trị mean của các biến đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên dao động từ
2,95 (cân đối giữa lý thuyết và thực hành) đến 3,85 (nội dung đào tạo phù hợp với
ngành học). Điều này phản ánh mức độ hài lòng chung của sinh viên mới chỉ đạt
mức trung bình. Ở tất cả các mục tỉ lệ hài lòng và rất hài lòng đều dưới 50%. Số
sinh viên hài lòng với việc học được nhiều từ các môn học ở đây mới chỉ là 47,44%,
và có tới 32,14% không hài lòng giữa việc cân đối lý thuyết và thực hành.
Qua bảng đánh giá trên, Viện cần lưu ý chương trình được thiết kế trong các
môn học đã thật sự hợp lý chưa, việc cân đối giữa lý thuyết và thực hành cũng cần
phải xem xét cùng các tiêu chí khác để hoàn thiện chương trình đào tạo chung của
toàn Viện.
2.3.4.2 Phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên
¾ Về số lượng:
Hiện tại, Viện Ngoại Ngữ có tổng số 98 cán bộ, và giảng viên tham gia giảng dạy
tại 6 Bộ môn và 1 tổ ngoại ngữ 2.
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 45
Bảng 2.9: Bảng thống kê số lượng giảng viên các Bộ môn của Viện
Năm học
Đơn vị 2011 2012 2013
Bộ môn tiếng anh khối kỹ thuật 28 29 30
Bộ môn tiếng anh cơ sở 15 15 15
Bộ môn tiếng anh chuyên nghiệp 19 19 19
Bộ môn cơ sở ngôn ngữ&việt học 5 5 5
Bộ môn lý thuyết tiếng&VMAM 10 10 10
Bộ môn tiếng pháp 10 10 10
Tổ ngoại ngữ 2 4 4 5
Văn phòng viện 3 3 4
Tổng cộng 94 95 98
(Nguồn : phòng TCCB trường Đại học Bách Khoa Hà Nội)
Qua bảng trên, ta thấy đội ngũ giảng viện của Viện tương đối nhiều, phân bổ
các Bộ môn chưa thật sự đồng đều, tập trung chủ yếu ở bộ môn tiếng anh khối kỹ
thuật do phải giảng dạy cho toàn bộ sinh viên toàn trường. Tuy nhiên, sự phân bố
cán bộ giảng dạy như trên đã đáp ứng được yêu cầu công tác theo mục tiêu đào tạo
của Viện. Ngoài ra, Viện còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng khá đông có kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn ở các trường đại học lớn.
Nhìn chung thì số lượng giảng viên cơ hữu chiếm đa số nên cũng thuận lợi
trong việc bố trí ổn định kế hoạch giảng dạy của Viện.
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 46
Hàng năm, theo yêu cầu các bộ môn và chỉ tiêu tuyển dụng của nhà trường thì
Viện có tuyển dụng bổ sung đội ngũ giảng viên, tăng cường số lượng cho các bộ
môn theo sự phát triển quy mô, ngành đào tạo.
¾ Về cơ cấu độ tuổi và trình độ
Từ nhận thức giảng viên là nhân vật trung tâm, là nhân tố quyết định đến chất
lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên có vai trò to lớn và có chức năng truyền đạt tri
thức, giáo dục nhân cách cho các thế hệ sinh viên. Vì vậy, Viện Ngoại Ngữ đã đẩy
mạnh các hình thức sinh hoạt chuyên đề để góp ý, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy
từ các bộ môn; tổ chức dự giảng để kiểm tra đánh giá, phân loại giáo viên.
Để hướng tới phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của Viện, Ban lãnh đạo
Viện Ngoại Ngữ luôn chú trọng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội
ngũ giảng viên. Ngoài ra, Viện cũng đã cử và động viên, tạo điều kiện để nhiều cán
bộ, giảng viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức.
Sau đây sẽ là bảng số liệu thể hiện cơ cấu giảng viên theo trình độ và độ tuổi
của Viện Ngoại Ngữ.
Bảng 2.10: Cơ cấu giáo viên theo trình độ và độ tuổi
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ(%)
Trình độ
- Sau đại học 70 72%
- Đại học 28 28%
Tuổi
Dưới 30 tuổi 20 20,4%
Từ 30 tuổi-40 tuổi 45 45,9%
Từ 40 – 55 tuổi 33 33,7%
Tổng số 98 100
(Nguồn : Báo cáo của Phòng TCCB năm 2013)
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 47
Qua nguồn báo cáo của phòng TCCB ta nhận thấy cơ cấu giảng viên trình độ
sau đại học chiếm tỷ lệ khá cao, còn lại 28% ở trình độ Đại học chính quy.
Viện Ngoại Ngữ cũng đang phấn đấu đạt tuyệt đối tỷ lệ giảng viên có trình độ
sau đại học. Đây cũng là một lợi thế của Viện khi có đội ngũ giảng viên có kiến
thức, nền tảng chuyên môn rất tốt.
Qua bảng tổng hợp trên, ta nhận thấy đội ngũ giảng viên trung niên, có kinh
nghiệm chiếm tỷ lệ cao nhất Viện. Đội ngũ giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ thấp nhất. Đa
số các giảng viên trẻ đều được đào tạo từ các trường đại học chính quy. Tuy vậy,
khả năng thực hành còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm. Song với kiến thức đã được trau dồi, tích lũy trong các trường
ĐH, tuổi trẻ nhiệt huyết và sự tiến bộ của KHKT, cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của các
giảng viên có thâm niên kinh nghiệm thì sẽ là một lợi thế đối với sự phát triển
chung của toàn Viện.
Mặt khác, Viện cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội giảng để các giảng
viên có thể trong Viện có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy từ đồng
nghiệp, phát động phong trào thi đua lao động trong toàn Viện. Sau đây là bảng
thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên của Viện Ngoại Ngữ:
Bảng 2.11: Bảng thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên
Trình độ 2011
Tỷ lệ
(%)
2012
Tỷ lệ
(%)
2013
Tỷ lệ
(%)
2014
Tỷ lệ
(%)
Tiến sĩ 2 2.2% 3 3.2% 4 4.1% 5 5.1%
Thạc sĩ 55 57.4% 56 62.1% 54 64.9% 55 66.3%
Đại học 24 40.4% 25 34.7% 22 30.9% 21 28.6%
Tổng 79 100% 80 100% 80 100% 81 100%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Luận văn tốt nghiệp cao học Đai học Bách khoa Hà Nội
Học viên: Đồng Thị Hồng Hậu Lớp: 2012B-QTKD3 48
Bảng 2.12: Bảng thống kê số lượng cán bộ đang được cử đi đào tạo năm 2013
Trình độ đang đào tạo Trong nước Nước ngoài
Nghiên cứu sinh 0 10
Thạc sỹ 2 5
Đào tạo ngắn hạn 0 9
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Qua hai bảng thống kê trên, ta nhận thấy trình độ chuyên môn của các cán bộ
tăng dần qua các năm, tỷ lệ cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ ở nước ngoài
chiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273753_7071_1951446.pdf