Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP . 4

1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp . 4

1.1.1. Tài chính doanh nghiệp . 4

1.1.2. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp . 5

1.1.3. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp . 5

1.1.4. Quản trị tài chính doanh nghiệp. 7

1.1.5. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp . 7

1.1.6. Trình tự và các bước phân tích báo cáo tài chính . 9

1.1.7. Phương pháp phân tích tài chính . 12

1.1.8. Đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp. 13

6.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp . 14

1.2.1. Thông qua bảng cân đối kế toán. 14

1.2.1.1. Các công cụ tài chính ngắn hạn . 14

Để tiến hành phân tích các khoản phải thu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh, ta phải nghiên cứu từng khoản mục để theo dõi sự biến động của nó. Các

khoảm mục chủ yếu nghiên cứu gồm:. 14

1.2.2. Nội dung phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. 15

1.2.3 Một số vấn đề cần chú ý khi phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính theo

phương pháp tỷ số. . 23

1.3. Lý thuyết đòn bẩy và hiệu ứng DUPONT . 24

1.3.1. Đòn bẩy tác nghiệp DOL (Đòn bẩy định phí) . 24

1.3.2. Đòn bẩy tài chính DFL (Đòn bẩy nợ) . 27

1.3.3. Đòn bẩy tổng DTL. 27

1.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính theo phương pháp DUPONT. 28

1.4.1. Đẳng thức DUPONT nhất . 28

1.4.2 Đẳng thức DUPONT thứ hai:. 29

pdf109 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong Tổng công ty còn sơ sài, mang hình thức bắt buộc. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là việc nhận thức tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính đối với Ban giám đốc. Công tác này do phòng tài chính kế toán đảm nhận và thực hiện nhằm mục đích đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong năm, tìm ra những nguyên nhân và các nhân tố tác động đến kết quả đó, xây dựng các báo cáo, kế hoạch, chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn định hướng phát triển cho Tổng công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay công tác phân tích tài chính của Tổng công ty do một cán bộ phòng tài chính kế toán đảm nhận và thực hiện tất cả các bước phân tích.  Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính tại Tổng công ty. Thông tin được sử dụng trong công tác phân tích tài chính là các Báo cáo tài chính: Bao gồm: - Bảng cân đối kế toán Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 42 - Báo cáo kết quả kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trong nội dung luận văn này tôi sử dụng số liệu trên Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai trong 3 năm 2010, 2011, 2012 (Xem phần phụ lục)  Phương pháp phân tích tài chính được sử dụng tại tổng công ty Tổng công ty vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống như: Phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp so sánh, phương pháp Dupont.....  Nội Dung phân tích tài chính tại Tổng công ty Để đánh giá thực trạng tài chính và xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch tài chính cho năm tới tổng công ty đã tiến hành phân tích những nội dung sau: 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Xem xét tình hình chung là xem xét sự thay đổi về tổng tài sản và nguồn vốn qua các chu kỳ kinh doanh - thường là 1 năm. Sự thay đổi này phản ánh sự thay đổi về quy mô tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tổng tài sản tăng lên chủ yếu ở hạng mục nào (tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn) và được hình thành từ nguồn nào (tăng lên ở khoản nợ hay vốn chủ sở hữu tăng). Ngoài ra, cần phải phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn. Về kết cấu tài sản cần xem xét Tỷ suất đầu tư: Qua bảng phân tích 2.2 ta thấy tỷ suất đầu tư của tổng công ty giảm xuống tương ứng thông qua các năm 2010 là 31,06%, 2011 là 32,29%, và năm 2012 là 30,76%. Mặc dù tài sản cố định và đầu tư dài hạn của tổng công ty vẫn tăng nên tương ứng năm 2012 so với năm 2011là 21,83% và 66,51%. Tỷ lệ này phản ánh mức độ độc lập ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài của tổng công ty. Tỷ lệ đầu tư giảm xuống chứng tỏ công ty đang bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh kinh tế nên các khoản đầu tư của tổng công ty mặc dù cao nhưng chưa hiệu quả. Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 43 Bảng 2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 chênh lệch % chênh lệch % Tài sản cố định 44.076 67.223 81.896 23.147 52,53 14.637 21,83 Đầu tư dài hạn 19.845 18.957 31.565 -888 -4,47 12.608 66,51 Tổng tài sản 205.824 266.827 368.865 61.003 29,64 102.04 38,24 Tỷ suất đầu tư (%) 31,06 32,29 30,76 36,48 117,49 26,74 82,78 (Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty CP tổng công ty may Đồng Nai) Vì vậy chúng ta cần phải xem xét tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thông qua chỉ tiêu: Vốn lưu chuyển = ( Tài sản ngắn hạn + Đầu tư ngắn hạn) – Nợ ngắn hạn Bảng 2.3. Phân tích vốn lưu chuyển Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 CL % CL % Tài sản ngắn hạn 135.26 177.96 251.97 42.693 31.56 74.009 41.59 Đầu tư ngắn hạn 0 0 0.414 0 0.414 Nợ ngắn hạn 138.04 189.90 267.82 51.862 37.57 77.917 41.03 Vốn lưu chuyển -2.78 -11.94 -15.44 -9.169 -6.01 -3.494 0.558 (Nguồn: Báo cáo tài chính – Công ty CP tổng công ty may Đồng Nai) Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 44 Thông qua bảng phân tích 2.3 ta thấy chỉ tiêu này có giá trị âm tương ứng qua các năm 2010 là – 2.78 triệu đồng, năm 2011 là -11,94 triệu đồng, năm 2012 là - 15,44 triệu đồng. Chỉ tiêu này âm thể hiện doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định. Tài sản cố định không được tài trợ đầy đủ bằng nguồn vốn ổn định làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp không được đảm bảo.  Các chỉ tiêu trên thể hiện những biểu hiện ban đầu về tình hình tài chính của tổng công ty, giúp cho các nhà phân tích, các đối tượng quan tâm có cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của tổng công ty. 2.2.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Để có được nhận định ban đầu về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có mang lại hiệu quả không. Để làm rõ ta đi phân tích sự biến động của cơ cấu tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2010- 2012. 2.2.2.1. Phân tích biến động cơ cấu tài sản Bảng 2.4. Phân tích tổng quát biến động cơ cấu tài sản Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tài sản ngắn hạn 135.264 65,72 177.957 66,69 251.966 68,31 42.693 31,56 74.009 41,59 Tài sản dài hạn 70.560 34,28 88.870 33,31 116.900 31,69 18.310 25,95 28.030 31,54 Tổng tài sản 205.824 100 266.827 100 368.866 100 61.003 29,64 102.039 38,24 (Nguồn: Báo cáo tài chính – Công ty CP tổng công ty may Đồng Nai) Qua bảng 2.4 phân tích ta thấy tổng tài sản của Tổng công ty tăng dần qua các năm. Năm 2011 so với năm 2010, tổng tài sản tăng 61.003 triệu đồng tương đương tăng 29,64% nguyên nhân chính là do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 42.693 triệu đồng tương đương 31,56% , tài sản dài hạn của công ty cũng tăng 18.310 triệu đồng tương đương tăng 25,95%. Năm 2012 so với năm 2011 tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng mạnh, tài sản ngắn hạn tăng 74.009 triệu đồng tương đương 41,59% tài sản dài hạn tăng 28.030 triệu đồng tương đương 31,54%.  Từ kết quả phân tích ta thấy việc gia tăng của tài sản ngắn hạn là chưa hợp Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 45 lý, việc khai thác tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả. Gia tăng chưa đồng đều ở tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn và cũng chưa hiệu quả chúng ta đi phân tích cụ thể cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn.  Phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn Bảng 2.5. Bảng phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tiền và TĐT 46.475 34,36 45.587 25,62 90.198 35,80 -888 - 1,91 44.611 97,86 Các khoản ĐT TC 415 0,16 415 Các khoản PTNH 44.715 33,06 72.872 40,95 73.6009 29,21 28.157 62,97 737 1,01 Trong đó PT khách hàng 41.922 30,99 56.274 31,62 70.999 28,18 14.352 34 14.725 26,17 Hàng tồn kho 40.703 30,09 56.727 31,88 82.459 32,73 16.024 39 25.732 45,36 Tài sản NH 3.372 2,49 2.771 1,56 5.285 2,10 -601 -18 2.514 90,73 Tổng TSNH 135.265 100 177.957 100 251.966 100 42.692 32 74.009 41,59 (Nguồn: Báo cáo tài chính – Công ty CP tổng công ty may Đồng Nai) Qua bảng phân tích 2.5 kết hợp bẳng 2.4 ta thấy sự biến động của tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên. Sự biến động của tài sản ngắn hạn chịu sự tác động chủ yếu của việc tăng giảm khoản mục tiền cụ thể như sau Đối với tiền và các khoản tương đương: Năm 2012 tăng đột biến, chiếm chủ yếu là các khoản tương đương tiền 46.380 triệu đồng và tiền gửi ngân hàng 43.436 triệu đồng. Nguyên nhân Tổng công ty đã chủ động sản xuất, tăng mạnh năng suất và trên cơ sở tăng năng lực sản xuất nên đã đạt doanh thu cao, hàng FOB chiếm tỷ trọng lớn, đạt 96% tổng doanh thu xuất khẩu. Tiền và các khoản tương đương tăng qua các năm 2010, 2011, 2012 tương ứng 34,36%, 25,62%, 35,80%. Năm 2011 tiền và các khoản tương đương giảm mạnh, nếu so với năm 2010 giảm 888 triệu đồng tương ứng giảm 1,91%. Nguyên nhân năm 2011 giảm là vì Tổng công ty đầu tư Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 46 góp vốn 1 tỷ thành lập công ty CP Đồng Minh Thắng, 1,2 tỷ đồng thành lập công ty CP may Sơn Động – Bắc Giang và đầu tư vào các công ty liên kết như công ty CP dệt phước Long 2,51 tỷ, Công ty Quốc tế Phong Phú 3,5 tỷ.  Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn như khả năng thanh toán của Tổng công ty vẫn thấp là vì công ty đang trong giai đoạn đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết chưa đến thời gian thu hồi. Công ty cần có sự tính toán cẩn thận tránh rủi ro về đầu tư tài chính (Nếu rủi ro về đầu tư tài chính xảy ra sẽ gây bất lợi cho tình hình tài chính của công ty) Đối với các khoản phải thu ngắn hạn: Chiếm một tỷ trọng khá lớn trong khoản mục tài sản ngắn hạn. Nếu so giữa các năm với nhau thì năm 2011 khoản phải thu ngắn hạn tăng lên rất cao 62,97%, nguyên nhân các khoản phải thu thì khoản phải thu của khách hàng là chiềm tỷ trọng lớn nhất. Chiếm một khoản mực khá lớn trong khoản mục tài sản ngắn hạn nhưng đã có xu hướng giảm năm 2012 và tương ứng các năm 2010, năm 2011, năm 2012 như sau 33,06%, 40,95%, 29,21%. Công ty chiếm dụng vốn lớn nhất cần thu hồi đó là Công ty Cổ Phần Đông Bình với số tiền 4,165 tỷ đồng.  Điều này cho thấy những nỗ lực của công ty trong việc thu hồi nợ nhằm giảm vốn bị chiếm dụng. Đối với khoản mục hàng tồn kho: Có xu hướng tăng lên chủ yếu là tăng chi phí nguyên phụ liệu vì nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu nguyên phụ liệu nhập hàng nội địa thường cao hơn hàng nhập khẩu 5%, kèm theo đó là chất lượng và nguồn hàng không ổn định. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng cao là do đặc thù của ngành may, tỷ lệ thông qua các năm như sau: 30,09%, 31,88%, 32,73%. Công ty cần cố gắng giảm lượng hàng tồn kho nhằm giảm chi phí lưu kho và bảo quản, cần lưu ý tốc độ quay vòng của hàng tồn kho đã hợp lý chưa, từ đó mới đưa ra quyết định trong quản lý hàng tồn kho. Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 47  Tuy nhiên thực tế cho thấy mặc dù công ty tiêu thụ tốt hàng hóa sản xuất nhưng tiền mặt thực sự thu về còn ít vì doanh thu tạo ra được trong tạo được trong quá trình sản xuất kinh doanh đã nằm hầu hết trong khoản phải thu. => Điều này chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều, gây bất lợi cho công ty trong việc quay vòng vốn. Công ty cần có những giải pháp thật hợp lý làm sao thu được tiền, giảm thiểu số tiền trong lưu thông mà không làm ảnh hưởng tới khách hàng, đối tác. Điều này hết sức quan trọng bởi họ chính là người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo công việc làm cho người lao động là nhân tố tích cực trong chiến lược phát triển của công ty  Phân tích cơ cấu tài sản dài hạn. Bảng 2.6. Bảng phân tích cơ cấu tài sản dài hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % I. Tài sản CĐHH 116.663 130.316 164.270 136.683 11,73 33.953 20,67 Nhà cửa 44.137 46.169 66,266 2.332 5,28 19.797 29,87 MM thiết bị 62.564 68.091 81.227 5.526 8,83 13.135 16,17 Phương tiện vận tải 8.423 14.032 14.825 5.609 66,6 792 5,35 Thiết bị văn phòng 1.507 1.721 1.950 214 14,2 228 11,73 II.Tài sản CĐVH 1.567 1.597 3.694 30 1,95 2.097 56,76 Quyền sử dụng đất 1.293 1.293 3.390 Phần mềm máy tính 273 304 304 III. Chi phí XDCBDD 2.033 19.939 10.590 17.906 880,72 -9.348 - 88,27 IV. Các khoản ĐTTC dài hạn 19.845 18.957 31.473 - 888 -4,48 12,515 39,77 V. Tài sản dài hạn khác 1.657 1.288 1.430 -368 -22,26 142 9,94 1. Chi phí trả trước DH 1.617 1.248 1.171 -368 22,82 -76 -6,57 2. TSthuế TN hoãn lại 40 -40 -100 3. Tài sản dài hạn khác 259 Tổng 139.703 152.159 200.868 12.456 8,92 48.708 24,25 (Nguồn: Báo cáo tài chính – Công ty CP tổng công ty may Đồng Nai) Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 48 Qua bảng 2.6 Tài sản cố định của công ty tăng dần qua các năm chứng tỏ công ty đang muốn mở rộng quy mô đầu tư thêm các máy móc thiết bị mới. Năm 2011 so với năm 2010 tăng thêm 13.683 triệu đồng tương ứng tăng 11,73% do công ty mua thêm máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Năm 2012 so với năm 2011 tài sảncố định hữu hình tăng lên 33.953 triệu đồng tương ứng tăng 20,67%. Tổng công ty tập trung vào mua phương tiện vận tải và sử chữa nhà kho khu A, nhà xưởng may Xuân lộc, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Năm 2012 các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 12.515 triệu đồng tương đương tăng 39,77% so với năm 2011, chủ yếu do đầu tư tài chính dài hạn tăng lên nguyên nhân do trong năm công ty góp vốn vào Công ty cổ phần Đồng Thắng với tỷ lệ 52,63%, đầu tư vào công ty liên kết,và đầu tư về cổ phiếu cho các công ty Dệt Phước Long lượng cổ phiếu là 225,844 cổ phiếu, Công ty cổ phần đầu tư Vinatex 605.000 cổ phiếu và các khoản cho vay dài hạn khác. => Qua phân tích cho thấy, quy mô về tài sản của doanh nghiệp qua các năm tăng, đặc biệt là tài sản dài hạn (tài sản cố định) chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được tăng cường, quy mô và năng lực sản xuất của công ty được tăng lên. Tổng công ty đã rất quan tâm đến các khoản đầu tư tài chính dài hạn để giảm bớt rủi ro về tài chính cho Tổng công ty . 2.2.2.2. Phân tích biến động cơ cấu nguồn vốn Đánh giá cơ cấu vốn nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được khả năng tự tài trợ về tài chính cũng như mức độ tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích 2.7 ta thấy quy mô vốn của công ty tăng lên chúng ta phải đi phân tích sâu từng khoản mục để thấy rõ sự biến động của cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp. Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 49 Bảng 2.7. Bảng phân tích tổng quát biến động cơ cấu nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nợ phải trả 153.235 74,45 205.803 77,13 282.519 76,59 52.568 34,31 76.716 37,28 Nợ ngắn hạn 138.043 67,07 189.904 71,17 267.711 72,58 51.861 37,57 77.807 40,97 Nợ dài hạn 15.193 7,38 15.899 5,96 14.698 3,98 706 4,65 -1.201 -7,55 Vốn chủ sở hữu 52.589 25,55 61.024 22,87 86.347 23,41 8.435 16,04 25.323 41,50 Vốn chủ sở hữu 52.232 25,38 61.024 22,87 86.347 23,41 8.792 16,83 25.323 41,50 T.đó vốn đầu tư của CSH 30.651 14,89 39.845 14,93 39.845 10,80 9.194 30 Quỹ đầu tư phát triển 7.092 3,45 4.134 1,55 10.381 2,81 -2.958 -41,71 6,247 151,11 Quỹ dự phòng tài chính 3.398 1,65 3.398 1,27 5.916 1,6 0 0,0 2.518 74,10 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 11.237 5.46 13.640 5,11 30.199 8,19 2.403 21,38 16.559 121,4 Tổng nguồn vốn 205.824 100 266.827 100 368.866 100 61.003 29,64 102.039 38,24 (Nguồn: Báo cáo tài chính – Công ty CP tổng công ty may Đồng Nai) Đối với khoản Nợ phải trả, trong việc huy động nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì các khoản Nợ dài hạn là rất thấp. Tập trung chính vào khoản nợ ngắn hạn và tăng đều qua các năm tương ứng với tỷ lệ 67,07%, 71,17%, 72,58%. Điều này có thể giải thích là do công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may cần có tốc độ quay vòng vốn nhanh, do vậy việc sử dụng Nợ ngắn hạn với lãi xuất nhỏ hơn lãi xuất Nợ dài hạn sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. Năm 2010 tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn là 67,07%; năm 2011 tỷ trọng này là 71,17%; năm 2012 tỷ trọng này là 72,58%. Đối với quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển năm 2011 là thấp nhất Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 50 chỉ có 4.134 triệu đồng tương ứng 1,55%. Nguyên nhân Tổng công ty xem xét quỹ đầu tư phát triển để phát hành cổ phiếu thường để tăng vốn điều lệ, làm cơ sở thực hiện các dự án đầu tư và tăng uy tín của Tổng công ty khi tham gia các dự án. Quỹ dự phòng tài chính Đối với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty tăng lên năm 2011 so với năn 2010 tăng là 2.403 triệu đồng, tương ứng tăng 21,38 %. Nguyên nhân năm 2011 doanh thu tăng mạnh là do nguồn hàng ổn định, năng suất cao, tỷ trọng sản xuất kinh doanh hàng FOB cao hơn, lợi nhuận tăng cao là do Tổng công ty biết tiết giảm tối đa chi phí. năm 2012 so với năm 210 tăng 16.559 triệu đồng tương ứng tăng 121,4%. Nguyên nhân hàng năm doanh thu tăng cao, chỉ đạo sát sao đẩy mạnh xuất khẩu bán đứt (FOB), tiết kiệm và giảm tối đa chi phí trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công toàn cầu.Như vậy khả năng tự chủ về tài chính của công ty là tương đối tốt, tuy nhiên tỷ trọng nợ vay trong tổng số vốn của công ty còn khá cao, thể hiện rủi ro coa thể đến với công ty là rất lớn.  Đây là kết quả rất đáng khích lệ đối với công ty vì nó thể hiện được việc sử dụng các khoản vay đã mang lại những kết quả rất khả quan từ đó góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn vồn vốn vay, tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính và tăng khả năng chủ động về vốn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh Có điểm đáng chú ý là các khoản nợ của công ty chiếm tỷ trọng không đều nhau. Nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm dần nhưng không đáng kể. Điều này có thể được giải thích là trong ba năm 2010- 2012 công ty đã chú trọng nhiều hơn vào việc đầu tư đổi mới nâng cấp tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mà muốn làm được điều đó thì cần phải có một lượng vốn lớn và dĩ nhiên nó lớn hơn số vốn cần cho việc bổ xung vào vốn lưu động. Tuy nhiên nhìn chung thì cả hai loại nợ ngắn và dài hạn đều có xu hướng giảm đó là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho công ty. Đây là một xu hướng tốt cần phát huy trong thời gian tới để công ty đạt được một cơ cấu vốn hoàn hảo, hợp lý hơn. Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 51 2.2.2.3. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Dựa vào bảng số liệu của bảng 2.4 và 2.7 ta có mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thông qua bảng sau: Bảng 2.8a. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn năm 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Tài sản Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn 177.967 (66,69%) < (4,48%) Nợ ngắn hạn 189.904 (71,17%) Tài sản dài hạn 88.870 (33,31%) > (4,48%) Nợ dài hạn + Vốn CSH 76.923 (28,83%) Bảng 2.8b. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn năm 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Tài sản Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn 251.966 (68,31%) < (4,27%) Nợ ngắn hạn 267.771 (72,58%) Tài sản dài hạn 116.900 (31,69%) > (4,3%) Nợ dài hạn + Vốn CSH 101.036 (27,39%) Qua bảng phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn ta thấy Năm 2011 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng 66,69%, trong tổng tài sản, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 71,17% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty được tài trợ toàn bộ số nợ ngắn hạn và một phần 4,48% tài trợ cho tài sản dài hạn. Năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng 68,31%, trong tổng tài sản, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 72,58% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 52 tài sản ngắn hạn của công ty được tài trợ toàn bộ số nợ ngắn hạn và một phần 4,27% tài trợ cho tài sản dài hạn. Qua bảng phân tích ta thấy năm 2011, 2012 tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn cộng với vốn chủ sở hữu điều này chứng tỏ tài sản ngắn hạn không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Công ty quá tập trung vào tài sản dài hạn, công ty đang phát triển theo xu hướng mở rộng quy mô Qua bảng số liệu trên ta thấy Nguồn vốn dài hạn của công ty trong năm không đủ đầu tư cho tài sản dài hạn vậy nên công ty phải dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn. => Vì vậy tài sản ngắn hạn không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của công ty mất thăng bằng. 2.2.2.4. Đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính đối với tổng công ty. Mức độ độc lập tự, chủ về tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó Bảng 2.9. Đánh giá mức độ độc lập về tài chính Đơn vị tính: triệu đồng S T T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 1 Nguồn vốn chủ sở hữu 52.589 61.024 86.347 8.435 16,04 25.323 29,33 2 Tổng tài sản dài hạn 70.560 88.870 116.900 18.310 25,95 28.030 23,78 3 Tổng tài sản cố định 44.076 67.223 81.896 23.147 52,52 14.673 17,92 4 Tổng số nguồn vốn 205.824 266.827 368.866 61.003 29,64 102.039 27,66 5 Hệ số tài trợ (1/4) (lần) 0,26 0,23 0,23 -0,03 -10,49 0.005 2,3 6 Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (1/2) (lần) 0,75 0,69 0,74 -0,06 -7,87 0,5 7,04 7 Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (1/3) (lần) 1,19 0,91 1,05 -0,29 -23,92 0,15 13,9 (Nguồn: Báo cáo tài chính- Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai) Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 53 Hệ số tự tài trợ : Là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty. Trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Năm 2010 vốn chủ sở hữu chiếm 0,26 lần tổng số nguồn vốn tương tự như vậy năm 2011, 2012 là 0,23 lần và 0,23 lần. Hệ số tự tài trợ của công ty thấp vốn chủ sở hữu chỉ tài trợ được 26% , 23%, 23% trên tổng nguồn vốn của công ty. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ trang trải tài sản dài hạn được thể hiện thông qua các số liệu sau: Năm 2010 vốn chủ sở hữu bằng 0,75 lần tài sản dài hạn, năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 0,69 và 0,74 lần tài sản dài hạn. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và thừa để trang trải tài sản cố định thể hiện thông qua các số liệu sau năm 2010 vốn chủ sở hữu bằng 1,19 lần tài sản cố định, năm 2011, 2012 lần lượt là 0,91 lần , 1,05 lần. => Mức độ lập về tài chính của công ty là không cao công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ, và do vậy, an ninh tài chính không đảm bảo. Công ty cần phải xem xét lại khả năng tài trợ tài sản cố định bằng một nguồn vốn ổn định. Chúng ta cùng nhau đi xem xét khả năng thanh toán cho tổng công ty. 2.2.3. Phân tích khái quát khả năng thanh toán Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường tìm kiếm các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của mình như: vay ngân hàng, chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, nợ lương công nhân viêntừ đó hình thành nên các khoản nợ phải trả. Nợ tín dụng và nợ chiếm dụng là những nguồn vốn quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này một mặt có thể có lợi nhưng mặt khác cũng có thể mang lại rủi ro đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy việc đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ vay luôn là yêu cầu cần thiết với doanh nghiệp. Luận văn thạc sĩ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Thị Thái Viện Kinh tế và quản lý Trang: 54 Bảng 2.10. Phân tích khả năng thanh toán Đơn vị tính: Triệu đồng T T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % 1 Tài sản ngắn hạn 135.264 177.957 251.965 42.693 31.56 74.008 41.59 2 Hàng tồn kho 40.702 56.727 82.458 16.025 39.37 25.731 45.36 3 Tổng nợ ngắn hạn 138.042 189.904 267.821 51.862 37.57 77.917 41.03 4 Tiền và tương đương tiền 46.474 45.586 90.198 -0.888 -1.91 44.612 97.86 5 Tài sản dài hạn 70.56 88.87 116.9 18.31 25.95 28.03 31.54 6 Nợ dài hạn 15.192 15.899 14.697 0.707 4.65 -1.202 -7.56 7 Tổng nợ phải trả 153.235 205.803 282.518 52.568 34.31 76.715 37.28 8 Tổng số tài sản 205.824 266.827 368.865 61.003 29.64 102.038 38.24 9 Khả năng thanh toán tổng quát (8/7) lần 1,34 1,30 1,31 -0,0467 -3,47 0,01 0,70 10 Khả năng thanh toán hiện thời (1/3)(lần) 0,98 0,94 0,94 -0,04 -4,37 0,0 0,4 11 Khả năng thanh toán nhanh ((1- 2)/3)(lần) 0,69 0,64 0,63 -0,05 -6,81 -0,005 -0,86 12 Khả năng thanh toán tức thời (4/3) lần 0,34 0,24 0,34 -0,10 -28,70 0,10 40,30 13 Khả năng thanh toán nợ dài hạn (5/6) (lần) 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000271407_0598_1951652.pdf
Tài liệu liên quan