LỜI CAM ĐOAN.1
LỜI CẢM ƠN .2
MỞ ĐẦU.3
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC .10
1.1 Khái niệm và phân loại về chiến lược kinh doanh .10
1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh.10
1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh .12
1.1.3 Các chiến lược đơn vị kinh doanh .16
1.2 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh .21
1.2.1 Xác định nhiệm vụ hay sứ mạng của doanh nghiệp.22
1.2.2 Xác định mục tiêu kinh doanh.22
1.2.3 Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài .23
1.2.4 Thiết lập chiến lược kinh doanh.34
1.2.5. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh.35
1.2.6. Đánh giá hiệu quả chiến lược đã lập .35
1.3 Một số ma trận và kinh nghiệm để lựa chọn chiến lược kinh doanh .36
1.3.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài.36
1.3.2 Ma trận các yếu tố bên trong .37
1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .39
1.3.4 Ma trận SWOT.39
1.3.5. Một số kinh nghiệp trong lựa chọn chiến lược kinh doanh.42
1.4 Các phương pháp phân tích lựa chọn chiến lược .42
1.4.1 Ma trận thị phần tăng trưởng BCG.43
1.4.2. Ma trận McKinsey - GE (General Electric) .45
1.4.3. Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược.47
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .49
119 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho công ty tnhh 1 thành viên 508 – Cienco 5 giai đoạn 2013 - 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưa được thường xuyên đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ
trong điều kiện hội nhập quốc tế, thiếu tính chuyên nghiệp;
- Chế độ khuyến khích, thăng tiến: Chính sách lương, thưởng còn phụ thuộc vào cơ
chế quản lý nhà nước, chưa có nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên
• Cơ cấu tổ chức quản lý hiện nay của Công ty.
- Giám đốc và các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng
- Các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ.
- Các đơn vị trực thuộc (Chi nhánh, Xí nghiệp)
- Các Đội, tổ thi công trực thuộc Công ty, trực thuộc chi nhánh
Chức năng nhiệm vụ của các thành phần trong cơ cấu tổ chức:
- Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của
Công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ Công ty và các nghị quyết,
quyết định của Đại hội cán bộ CNVC; chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước
pháp luật về thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao.
- Các Phó giám đốc: giúp Giám đốc điều hành Cổng công ty theo sự phân công và
uỷ quyền của giám đốc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về thực
hiện các quyền, nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyền.
- Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty; giúp
giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu
trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc
uỷ quyền.
- Các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho
Ban giám đốc trong quản lý, điều hành hoạt động của công ty, bao gồm:
• Phòng tổ chức - Hành chính;
• Phòng kế hoạch - Dự án;
• Phòng tài chính kế toán;
• Phòng kỹ thuật công nghệ.
54
Các Chi nhánh, Xí nghiệp và các công ty có vốn góp chi phối và không chi phối của
Công ty.
Bảng 9. Danh sách các đơn vị trực thuộc và công ty có vốn góp của 508
Stt Tên đơn vị Điện thoại/Fax Địa điểm trụ sở
1 CN Công ty TNHH 1
thành viên 508 tại tỉnh
Bình Định
056.3841.164
056.3841.222
P. Trần Quang Diệu, T.P Quy
Nhơn, Tỉnh Bình Định
2 CN Phía Nam Công ty
TNHH 1 thành viên 508
08.37760677
08.37760688
106 Đường số 8, P. Tân
Phong, Q7, T.P Hồ Chí Minh
3 CN Công ty TNHH 1
thành viên 508 tại Lâm
Đồng
063.3554.686
063.3554.686
Số 66C Nguyễn Công Trứ,
P.8, T.P Đà Lạt, Lâm Đồng
4 CN Công ty TNHH 1
thành viên 508 tại Bình
Thuận
062.3839.164
062.3839.165
148 Trần Quang Diệu, T.P
Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
5 CN Tây Nguyên Công ty
TNHH 1 thành viên 508
0501 3546 423
0501 3546 423
Tổ 5, Phường Nghĩa Phú, Gia
Nghĩa, Tỉnh Đăk Nông.
6 Xí nghiệp Tư vấn Xây
dựng:
033.3515.088
033.3515.488
Khu 6, P Bãi Cháy, T.P Hạ
Long, Tỉnh Quảng Ninh.
7 Công ty cổ phần đầu tư
An Hưng Plaza
033 2240 830 Phường Yết Kiêu, thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
8 Công ty cổ phần chè
Đường Hoa
033 3879 503 Xã Quảng Long, huyện Hải
Hà, Tỉnh Quảng Ninh
9 Công ty cổ phần phát triển
đường cao tốc BIDV
04 3974 4492 Tầng 7, Tháp A, Vincom,
191, Bà Triệu, Hà Nội
Nguồn: www.company508.com.vn
55
Hình 8: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH 1 thành viên 508
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC`
(Phụ trách
tổ chức,
đoàn thể,
PHÓ GIÁM
ĐỐC
(Phụ trách
vật tư - thiết
bị)
PHÓ GIÁM
ĐỐC
(Phụ trách
kỹ thuật)
PHÓ GIÁM
ĐỐC
(Phụ trách
tài chính)
Phòng
Tổ chức
hànhchán
Phòng
Tài chính
kế toán
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kế hoạch
dựán
Trợ lý
Giám đốc
Chi
nhánh
phía
Chi
nhánh
Bình
Chi nhánh
Bình
Thuận
Chi nhánh
Tây
Nguyên
Chi
nhánh
Cty 508
Xí
nghiệp
TVXD
Các BCH Công Trường
thuộc công ty
Các đội sản xuất
thuộc công ty
Quan hệ mệnh lệnh trực tiếp
Quan hệ mệnh lệnh gián tiếp
Quan hệ hợp tác trao đổi
Quan hệ hợp tác trao đổi
56
Ban lãnh đạo Công ty TNHH 1 thành viên 508 qua các giai đoạn luôn luôn là một tập
thể đoàn kết, nhất trí, năng động, dám nghĩ, dám làm, có nhiều sáng tạo trong hoạt
động SXKD. Đội ngũ cán bộ quản lý ở các đơn vị trực thuộc phần lớn có tinh thần
trách nhiệm, phát huy được khả năng trong công tác và hoàn thành nhiệm vụ được
giao. Tuy nhiên, cơ cấu của Công ty vẫn còn cồng kềnh phức tạp dẫn đến lãng phí
trong quản lý.
Công ty chúng tôi đang áp dụng mô hình tổ chức theo chức năng. Quản lý của
từng bộ phận chức năng: Tổ chức – hành chính, Kế hoạch - Dự án, Tài chính – Kế
toán, Kỹ thuật – Công nghệ sẽ có nhiệm vụ báo cáo Giám đốc - người chịu trách
nhiệm phối hợp các hoạt động trong Công ty và cũng là người chịu trách nhiệm
cuối cùng về kết quả hoạt động của Công ty. Khi chúng tôi áp dụng mô hình tổ chức
này đã bộc lộ một số ưu nhược điểm sau:
* Ưu điểm
- Có sự chuyên môn hoá sâu sắc hơn, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên
môn của họ hơn.
- Tất cả các bộ phận chức năng đều chuyên sâu thực hiện những công việc theo
chức năng của bộ phận nhằm đáp ứng sự thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Việc đưa ra quyết định thuộc về các nhà quản trị cấp trung và cấp cao, do đó có thể
đưa ra quyết định một cách nhanh chóng kịp thời.
* Nhược điểm
- Thường chú trọng vào các công việc hàng ngày, tập trung vào các vấn đề phòng
ban hơn là tổ chức, giảm sự truyền thông, trao đổi giữa các bộ phận, rất khó khăn
trong việc phối hợp công việc giữa các bộ phận.
- Chỉ có ban giám đốc chịu trách nhiệm về lợi nhuận; Làm cho các nhà quản trị trở
thành những chuyên gia trong lĩnh vực hẹp, khó phát triển họ thành những nhà quản
trị tổng hợp.
- Bất lợi nhất của cơ cấu tổ chức này là trong giai đoạn hiện nay với một công ty có
rất nhiều chi nhánh, xí nghiệp khắp mọi nơi và yêu cầu phải đa dạng hóa ngành
nghề, sản phẩm và thị trường.
57
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty
* Lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH 1 thành viên 508 là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
của Cienco 5 hoạt động trên các lĩnh vực: Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ
lợi, thuỷ điện, xử lý nước thải, chất thải rắn; đầu tư kinh doanh địa ốc và bất động
sản, khu công nghiệp; tư vấn thiết kế các công trình giao thông, dân dụng, công
nghiệp; Sản xuất và mua bán: Vật tư, VLXD, thiết bị GTVT, công cụ sản xuất,
hàng tiêu dùng, các mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
* Khách hàng chính của công ty
Khách hàng chủ yếu của Công ty là các ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng công cộng, dân sinh, hệ thống đường giao thông, công trình thủy lợi
trên địa bàn hầu hết các Tỉnh, Thành phố lớn trên cả nước như Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Phú Yên, Phú Quốc, Huế, Bình Định, Bình Thuận, Hải Phòng,
Quảng Ninh; Khách hàng còn là các chủ đầu tư (Bên A) có các công trình xây
dựng thực hiện từ khâu lập dự án, quy hoạch, thiết kế, thi công được đưa ra đấu thầu
hoặc chỉ định thầu; Khách hàng còn là các tổ chức thuộc các cơ quan Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương.
* Sản phẩm/dịch vụ chính mà công ty cung cấp cho khách hàng
Sản phẩm chính của Công ty là những công trình xây dựng như các công
trình công cộng (Cầu, đường, cầu cống, sân bay, bến cảng), nhà máy, chợ, nhà ở
(Chung cư cao tầng, nhà ở riêng lẻ), hạ tầng các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị
mới, ... thường là những sản phẩm gắn liền với đất đai. Ngoài ra, chúng tôi còn có
sản phẩm là các loại VLXD như bê tông tươi, đá xây dựng các loại, các sản phẩm
thuộc lĩnh vực tư vấn xây dựng
2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1 Kết quả kinh doanh
58
Bảng 10. Kết quả SXKD giai đoạn 2011 - 2013
(ĐVT: triệu đồng)
Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013
1 Sản lượng 500.540 443.700 805.819
2 Doanh thu 488.072 393.946 792.565
3 Thu tài chính 385.127 386.607 545.240
4 Nộp NSNN 1.754 1.984 1.062
5 Lợi nhuận 2.466 2.260 950
6 Thu nhập BQ 2,2 2,4 2,6
Nguồn: Báo cáo Công ty TNHH MTV 508
Hình 9: Kết quả SXKD của Công ty giai đoạn 2011 -2013
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
600.000
700.000
800.000
900.000
Năm 2011 Năm 2012 30/09/2013
Sản lượng
Doanh thu
Thu tài chính
Lợi nhuận
Hầu hết các công trình cầu đường do Công ty thi công đều được các chủ đầu tư hài
lòng, khen ngợi và đánh giá cao về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình. Bí quyết
thành công của công ty chỉ nằm trong 6 chữ: Vượt khó – Vươn lên – Tinh thần
doanh nghiệp Việt. Để có những thành công như ngày hôm nay là sự phấn đấu, cống
59
hiến hết mình về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của toàn bộ đội ngũ cán bộ công
nhân viên toàn Công ty.
Ba năm liên tiếp 2011, 2012, 2013 nền kinh tế của đất nước vẫn đang còn gặp nhiều
khó khăn. Với bối cảnh chung của đất nước đã ảnh trực tiếp tới ngành xây dựng cơ bản
XDCB) như: thiếu vốn đầu tư, giá vật tư, vật liệu biến động và tăng cao so với đơn giá
trúng thầu...Ngoài bối cảnh của ngành XDCB, Công ty có những tồn tại từ những năm
trước: Các A nợ khối lượng thanh toán lâu, lãi suất trả ngân hàng lớn nên hiệu quả kinh
doanh không cao; thị trường kinh doanh bất động sản (tại thị trường Quảng Ninh) vẫn
đóng băng nên ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất chung của công ty.
Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm sẵn có và thương hiệu 508 được cải thiện Công ty
đã mở rộng quy mô và kết hợp tìm kiếm nguồn vốn để có thể vững bước trên thị
trường xây dựng công trình; đồng thời được sự giúp đỡ và chỉ đạo của Tổng Công ty,
các Chủ đầu tư, sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương, sự đoàn kết và nỗ lực phấn
đấu của toàn thể CBCNV trong toàn công ty nên đã hoàn thành kế hoạch 9 tháng đầu
năm 2013 và các nhiệm vụ đề ra.
KẾT QUẢ HĐ SẢN XUẤT KINH DOANH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013:
1/ Giá trị sản lượng: 805.819 triệu đồng, đạt 101% so với kế hoạch đề ra (800.000
triệu đồng)
2/ Doanh thu: 792.565 triệu đồng, trong đó:
- Xây lắp: 446.175 triệu đồng;
- Địa ốc: 320.600 triệu đồng
- Thanh lý tài sản: 4.290 triệu đồng;
- Khác: 21.500 triệu đồng;
3/ Thu tài chính: 545.240 triệu đồng, trong đó:
- Xây lắp: 470.500 triệu đồng;
- Địa ốc: 74.740 triệu đồng;
4/ Lợi nhuận: 950 triệu đồng
a – Lợi nhuận SXKD: 24.780 triệu đồng;
b – Lợi nhuận tài chính: -8.786 triệu đồng
60
c – Lợi nhuận khác: 9.736 triệu đồng
d – Chi phí bán hàng: 79 triệu đồng
e – Chi phí quản lý DN: 24.701 triệu đồng
Lợi nhuận (a+b+c-d-e): 950 triệu đồng
5/ Nộp ngân sách Nhà nước: 1.062 triệu đồng; trong đó: Nộp tiền sử dụng đất: 0
triệu đồng
6/ Thu nhập bình quân của người lao động: 3.585.714 đồng
- Công ty 508 khu vực Phía Bắc : 3.600.000 đồng
- Chi nhánh Bình Định : 3.500.000 đồng
- Chi nhánh Phía Nam : 4.000.000 đồng
- Chi nhánh Tây Nguyên : 3.400.000 đồng
- Chi nhánh Lâm Đồng : 3.500.000 đồng
- Chi nhánh Bình Thuận : 3.500.000 đồng
- Xí nghiệp Tư vấn thiết kế : 3.600.000 đồng
7/ Tình hình lao động và thực hiện chế độ chính sách:
* Về công tác quản lý lao động:
- Tổng số lao động tính đến ngày 30/09/2013 là : 227 người
Trong đó:
+ Có việc làm thường xuyên là : 126 người
+ Lao động nghỉ tự túc, chờ việc : 137 người
* Về công tác thực hiện chế độ chính sách:
Số người tham gia BHXH: 197 người.
* Về Công tác Bảo hộ và An toàn lao đông:
- Công tác bảo hộ lao động (BHLĐ): Ban Giám đốc luôn chú trọng đến công tác
BHLĐ cho người lao động và phối hợp với Công đoàn triển khai công tác BHLĐ
đến từng đơn vị, công trường.
- An toàn lao động (ATLĐ), Ban giám đốc rất quan tâm và phối hợp với Công
Đoàn, Đoàn thanh niên luôn tuyên truyền, phổ biến, nhắc nhở về công tác an toàn
lao động và vệ sinh lao động tới từng đơn vị, công trường. Vì vậy, mặc dù Công ty
61
TNHH MTV 508 có nhiều công trình thi công tại các khu vực có địa hình phức tạp,
điều kiện thi công rất nguy hiểm và dễ xảy ra tai nạn lao động nhưng trong 9 tháng
đầu năm 2013 không có trường hợp tai nạn lao động nào xảy ra.
2.2.2 Chiến lược phải phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp
Khi xây dựng chiến lược Công ty phải dựa trên cơ sở nguồn nội lực của bản
thân doanh nghiệp. Do chiến lược chính là cách thức giúp cho doanh nghiệp giành
thắng lợi trong cạnh tranh như vậy có thể ví chiến lược như là con đường để đưa
doanh nghiệp đi tới mục tiêu mong muốn, con đường có phù hợp với khả năng
mong muốn của doanh nghiệp hay không sẽ quyết định việc doanh nghiệp có thể đi
tới mục tiêu mong muốn của mình hay không. Chính vì vậy nếu công ty xây dựng
chiến lược mà không phù hợp với nguồn nội lực của doanh nghiệp mình thì chiến
lược đó cũng hoàn toàn không có ý nghĩa gì cho sự phát triển của doanh nghiệp
thậm chí nó còn ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo
chiến lược được xây dựng phù hợp với nguồn nội lực của bản thân như khả năng về
tài chính, nguồn lực của con người, khả năng của hệ thống phân phối hay kinh
nghiệm quản lý của doanh nghiệp từ đó đề ra chiến lược trên cơ sở phù hợp với
khả năng nguồn nội lực của chính mình, cần tránh đề ra những chiến lược mà bản
thân khả năng mình không thể thực hiện được.
2.2.3 Chiến lược phải tập trung được nguồn lực, tránh dàn trải
Hiện nay Công ty đang kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực
lại có các cơ hội khác nhau với các mức độ hấp dẫn khác nhau, trong khi đó các
nguồn lực thì không phải là vô hạn, vì vậy để đảm bảo tính khả thi của chiến lược
kinh doanh thì xây dựng chiến lược cần phải tuân thủ các nguyên tắc tập trung
nguồn lực vào các cơ hội hấp dẫn.
Để tập trung được nguồn lực đòi hỏi công ty phải xác định các nguồn lực hiện
có và mức giới hạn của mỗi nguồn lực, trong các quá trình phân tích cơ hội kinh
doanh cần phải có đánh giá và xếp hạng từng loại cơ hội. Khi phân bổ các nguồn
lực phải tuân thủ nguyên tắc tập trung đủ các nguồn lực cần thiết cho các cơ hội có
mức hấp dẫn cao hơn trước rồi mới tới các cơ hội có mức độ hấp dẫn kém hơn.
62
Tuân thủ quan điểm tập trung nguồn lực khi xây dựng chiến lược sẽ giúp cho
Công ty dễ dàng thực hiện thành công chiến lược kinh doanh vì chiến lược vạch ra
luôn có sự đảm bảo về nguồn lực để thực hiện, tránh được tình trạng phân tán
nguồn nội lực cho các cơ hội kém hấp dẫn cũng không đủ nguồn lực để đảm bảo
tính khả thi.
2.2.4 Chiến lược dựa trên cơ sở khai thác các lợi thế cạnh tranh
Doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trí nhất
định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định. Đây là điều kiện duy nhất duy trì
sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong thị trường. Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị
các đối thủ khác bao vây. Vì vậy, để tồn tại trong thị trường, Công ty luôn phải vận
động, biến đổi với vận tốc ít nhất là ngang bằng với đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế
ta thấy rõ trong những thập kỷ qua, thế giới kinh doanh sống trong môi trường mà
sự xáo động của nó không ngừng làm cho các nhà kinh tế phải ngạc nhiên, mọi dự
đoán đều không vượt qua quá 5 năm. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp
các quốc gia tăng nhanh. Hầu hết các thị trường để được quốc tế hoá. Chỉ có những
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mới tồn tại trong thị trường này. Vì vậy, trong
môi trường cạnh tranh công ty phải đưa ra các biện pháp nhằm chiến thắng đối thủ
cạnh tranh, chỉ có như vậy công ty mới có chỗ đứng trên thị trường.
2.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển (giai đoạn 2013 – 2018)
2.3.1 Tầm Nhìn
Trong 03 năm tới Công ty sẽ là DN đứng đầu Tổng công ty XDCTGT 5
(Cienco5) trong lĩnh vực xây dựng Cầu, Đường và đứng trong top 5 của Cienco 5
về kinh doanh BĐS.
Phấn đấu trong 10 năm tới trở thành nhà thầu chuyên nghiệp đứng trong top 10
Doanh Nghiệp hàng đầu Việt Nam về xây dựng Cầu, Đường và đứng trong top 100
Doanh Nghiệp Việt Nam về kinh doanh Bất Động Sản. Phấn đấu mở rộng thị
trường ra các nước Đông Nam Á.
63
2.3.2 Sứ mệnh của công ty
Xây dựng những cây cầu, những con đường đảm bảo kỹ thuật, chất lượng
với những công nghệ hiện đại mang tính bền vững.
Xây dựng và phát triển những khu dân cư, khu đô thị văn minh, hiện đại, có chất
lượng sống cao, thân thiện với môi trường thiên nhiên.
Mang lại giá trị lợi nhuận cao nhất, sự “Thịnh vượng và thành công” cho cán bộ,
nhân viên của 508; Có trách nhiệm gắn kết, chia sẻ với cộng đồng xã hội.
2.4 Mục tiêu phát triển kinh doanh (giai đoạn 2013 – 2018)
2.4.1 Các căn cứ để xây dựng mục tiêu
Dự báo về tốc độ phát triển thị trường
Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10
tháng 12 năm 2004. Thực hiện chiến lược phát triển GTVT và các quy hoạch phát
triển chuyên ngành GTVT, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã
dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển GTVT; trong đó, hệ thống kết cấu hạ
tầng giao thông có bước phát triển đáng kể: chất lượng vận tải ngày một nâng cao,
bước đầu cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an
ninh, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng
cách giữa các vùng miền. Một số công trình giao thông hiện đại như đường bộ cao
tốc, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu
chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, đã xuất hiện nhiều bất cập cản trở sự
phát triển hạ tầng giao thông như: hệ thống quốc lộ chưa được kết nối thông suốt,
còn nhiều tuyến quốc lộ chưa được đầu tư nâng cấp, đã xuất hiện nhiều nút thắt trên
các tuyến giao thông huyết mạch; hệ thống đường sắt vẫn trong tình trạng lạc hậu,
tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, năng lực hạn chế, không đảm bảo an toàn chạy tàu; các
cảng biển tại các vùng kinh tế trọng điểm đã và đang quá tải, xuất hiện tình trạng ùn
ứ hàng hóa do khối lượng hàng hóa tăng rất nhiều so với dự báo; một số cảng hàng
không quốc tế đang hoặc sẽ quá tải trong tương lai gần; giao thông đô thị còn nhiều
64
yếu kém, ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn thường xuyên xảy ra. Sự kết nối
giữa các phương thức vận tải chưa thuận lợi và hiệu quả, đặc biệt giữa đường bộ và
cảng biển, đường bộ và cảng hàng không. Những tồn tại yếu kém trên góp phần làm
cho chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải chưa cao, chi phí chưa hợp lý, đã ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở tốc độ phát triển KT-XH đất
nước.
Để giải quyết tình trạng nêu trên đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của đất
nước với tốc độ cao hơn, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép điều chỉnh Chiến lược
phát triển GTVT và được ban hành tại Quyết định 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng
3 năm 2009 (sau đây gọi tắt là Chiến lược 35).
Tại thời điểm lập Chiến lược 35, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích
lệ, tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao và kéo dài (giai đoạn 1991-2009, tốc độ tăng
GDP bình quân 7,5%/năm) và nền kinh tế tiếp tục được dự báo có tốc độ tăng
trưởng cao (GDP bình quân 8-8,5%/năm), nên dự kiến có những điều kiện thuận lợi
cho phát triển ngành GTVT trong đó có đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông,
đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Vì vậy, Chiến lược 35 đã đề ra các dự báo và mục
tiêu phấn đấu khá cao nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sau
khi ban hành Chiến lược 35, đất nước ta lại rơi vào khủng hoảng, suy thoái kinh tế.
Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội, cắt giảm chi tiêu
công trong đó nhiều công trình giao thông phải đình hoãn. Điều đó đã làm xuất hiện
những bất cập trong việc triển khai thực hiện Chiến lược 35.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu
đã làm nhiều quốc gia trên thế giới rơi sâu vào suy thoái, vấn đề nợ công trở thành
gánh nặng cho các nền kinh tế các nước Châu Âu và Việt Nam đang hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới, nên cũng không thể tránh khỏi những hệ lụy tương tự. Nếu
tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo định hướng trong Chiến
lược 35 thì khả năng huy động nguồn lực không thể đáp ứng yêu cầu.
65
Trước những bất cập và tồn tại nêu trên, để tập trung nguồn lực đáp ứng mục tiêu
Chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2020, đòi hỏi ngành GTVT phải có những
chính sách đột phá trong đó có tái cơ cấu đầu tư để tập trung phát triển KCHT giao
thông phù hợp với những nội dung trọng tâm được Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI thông qua tại Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày
16/1/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Vì vậy, việc điều
chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho phù
hợp với tình hình mới là rất cần thiết.
Các quy hoạch phát triển GTVT đã được phê duyệt
- Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
05/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011;
- Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 07/2011/QĐ-TTg ngày 25/01/2011;
- Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011;
- Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012;
- Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 (Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009);
- Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030 (Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009);
- Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 (Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009);
66
- Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009);
- Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1586/QĐ-TTG ngày 24/10/2012);
- Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 (Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011);
- Quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển số 1, 2, 3, 4, 5, 6 đã được Bộ trưởng Bộ
GTVT phê duyệt tháng 8 năm 2011.
- Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012;
- Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển Việt Nam Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010;
- Nghiên cứu Toàn diện về phát triển Bền vững hệ thống GTVT Việt Nam (Vitranss 2)
- Chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011;
- Quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020,
tầm nhìn sau năm 2020;
- Các dự án điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT các chuyên ngành.
Song song đó, trong báo cáo gửi quốc hội về các vấn đề thuộc bộ xây dựng phụ
trách, bộ này nhận định tình hình thị trường bất động sản nói chung và thị trường
nhà ở nói riêng đã có phản ứng tích cực. Niềm tin vào thị trường đang được hồi
phục. Phân khúc nhà ở xã hội và những căn hộ có diện tích nhỏ được người dân
quan tâm và đã có nhiều giao dịch thành công hơn trước đây. Về giá cả, so với thời
điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010 nhiều dự án đã giảm từ 10% - 30% giá bán.
So với thời gian hai năm trước, lượng giao dịch trên thị trường nhìn chung vẫn còn
thấp. Tuy nhiên, đối với phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, đã hoàn thiện,
giá bán hợp lý vẫn có tính thanh khoản cao, giao dịch có chiều hướng tăng. Điển
67
hình như các dự án nhà ở có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 tại Hà Nội (như khu đô
thị mới Đặng xá, Gia Lâm) và Tp.HCM.
Báo cáo của bộ xây dựng cũng nêu con số cụ thể về giá trị tồn kho bất động
sản tháng 9 (101.889 tỷ), đã giảm 4.206 tỷ đồng (gần 4%) so với tháng 8 và giảm
26.660 tỷ đồng (hơn 20%) so với nửa năm trước. Số lượng tồn kho bất động sản tại
hai thành phố lớn lớn nhất cả nước cũng có xu hướng giảm dần. Tại Hà Nội, tồn
kho bất động sản của tháng 7 là 14.487 tỷ, giảm 2.573 tỷ đồng (15%) so với tháng 6
tại TpHCM, tồn kho của tháng 9 là 21.947 tỷ, giảm 4.206 tỷ (16,1%) so với tháng 8.
Dựa trên các kết quả này, Bộ xây dựng đánh giá, các giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho thị trường bất động sản, gắn với thực hiện chiến lược phát triển nhà ở của quốc
gia đã đạt được những kết quả khả quan ban đầu. Tuy nhiên, chính sách điều tiết thị
trường cũng cần phải có thời gian để có thể đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả.
Liên quan tới kết quả giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà
ở thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp, bộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273670_5981_1951437.pdf