LỜI MỞ ĐẦU. 7
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 7
2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN. 8
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. . 8
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 8
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 9
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. 9
CHƯƠNG 1 - MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÊ QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC DOANH NGHIỆP. 9
1.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 9
1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 9
1.1.2. KHÁI NIỆM VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.10
1.2. CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.12
1.2.1. PHÂN LOẠI THEO CẤP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC.12
1.2.2. PHÂN LOẠI THEO LĨNH VỰC.12
1.2.3. PHÂN LOẠI THEO DẠNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH .12
1.2.4. PHÂN LOẠI THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH .13
1.3. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.14
1.3.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.14
1.3.2. NHIỆM VỤ CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC .14
1.3.3. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC .15
1.4. QUY TRÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC .16
1.4.1. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.16
1.4.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp .17
1.4.1.2. Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp.23
1.4.1.3. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp .30
1.4.1.4. Phân tích lựa chọn chiến lược.31
1.4.2. THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC.32
1.4.3. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC.33
1.5. MỘT SỐ CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.34
1.5.1. MA TRẬN SWOT .34
153 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược kinh doanh cho tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (vinaconex., jcs) giai đoạn 2012 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố 187 quốc gia nằm trong nhóm xếp hạng trung bình về
phát triển con người. Việc công bố chỉ số phát triển con người hàng năm không chỉ
phản ảnh tăng trưởng GDP, mà còn cho thấy một số yếu tố phát triển con người
như: tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ ở người lớn và tỉ lệ nhập học ở các cấp tiểu học, trung
học và đại học, mức sống tốt
Tóm lại: Điều kiện văn hoá- xã hội là cơ hội tốt cho Tổng Công ty trong việc hoạch
định chiến lược phát triển trong thời gian tới.
2.2.1.1.5. Phân tích sự ảnh hưởng của chính sách, luật pháp
Để ứng phó với lạm phát cao và tăng trưởng suy giảm trong năm 2011, các quyết
sách quan trọng của Quốc hội và Chính phủ đã tập trung vào hạ nhiệt nền kinh tế,
ổn định vĩ mô trong nửa đầu 2012.
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về các giải pháp thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012
ưu tiên hai mục tiêu chính là “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” và “thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng
theo hướng nâng cao hiệuquả, khả năng cạnh tranh” theo tinh thần của Hội nghị lần
thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Các đề án tái cơ cấu được thông qua gồm tái cơ cấu thị trường tài chính–ngân hàng
(Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012), tái cơ cấu DNNN (Quyết định số
929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012). Các động thái tái cơ cấu đã xuất hiện manh nha
trong nền kinh tế, đơn cử là việc mua lại và hợp nhất một số ngân hàng yếu kém.
Đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế, sức mua không cải thiện, Chính phủ đã
thông qua Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 (Nghị quyết 13) về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh. Nghị quyết 13 phản ánh một sự
chuyển ngoặt trong định hướng điều hành: từ chính sách thắt chặt để ổn định vĩ mô
sang hỗ trợ tăng trưởng, ngăn chặn đình đốn. Các giải pháp tài khoá được đưa ra với
giá trị dự kiến là 29.000 tỷ đồng, bao gồm: gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, giảm
tiền thuê đất, gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; đẩy nhanh việc thực
hiện, giải ngân vốn đầu tư các dự án chương trình; tăng cường mua sắm
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 67
Trong giải pháp tài khoá, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 83/2012/TT-BTC
ngày 23/5/2012 hướng dẫn việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN đối
với một số loại hình DN và lĩnh vực sản xuất - kinh doanh
Cùng với sự cải tiến về chính sách, pháp luật, ngành cũng đã tách bạch được chức
năng quản lý Nhà nước bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, với
việc Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đi vào cuộc sống,
được xã hội ghi nhận, đánh giá cao; đồng thời tạo ra hành lang pháp lý rõ nét, thuận
lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp trong
ngành Xây dựng nói riêng
Tóm lại : Sự thay đổi về chính sách kinh tế, luật pháp, đã ảnh hưởng rất lớn đến
toàn bộ nền kinh tế, trong đó có ngành Xây dựng. Các thay đổi này vừa tạo ra cơ
hội nhưng cũng có cả những thách thức đến sự hoạch định phát triển của ngành
Xây dựng nói chung và Tổng Công ty CP Vinaconex nói riêng.
Nguồn: Bài nghiên cứu Tổng quan kinh tế Việt Nam 2012 - Nguyễn Đức Thành
2.2.1.1.6. Phân tích sự ảnh hưởng của thay đổi công nghệ
Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ,
thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài. Nhờ đó,
trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể
trong đó có ngành Xây dựng. Một số công nghệ điển hình đã nhanh chóng được phổ
biến và áp dụng trong ngành như:
- Công nghệ cốp pha trượt, cốp pha leo được ứng dụng thi công các vách cứng
nhà cao tầng, các si lô, bể chứavới chất lượng cao, tiết kiệm chi phí và thời
gian.
- Công nghệ thi công Top-down: Công nghệ này cho phép đồng thời với việc
thi công mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có thể thi công một hay
vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường. Sau khi thi công xong hết các
kết cấu của tầng hầm người ta mới thi công hệ thống thang bộ và thang máy
lên xuống tầng hầm.
- Công nghệ sàn Bubble Deck: là một công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép
mang tính cách mạng trong xây dựng khi sử dụng những quả bóng bằng nhựa
tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 68
sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt
nhịp lên khoảng 50%.
- Công nghệ xử lý nền đất yếu: Những thành phố ở Việt Nam như Hà Nội, Hải
Phòng, TP. Hồ Chí Minh đều nằm trên lưu vực đồng bằng sông Hồng và
sông Mê Kông. Đây là khu vực có tầng đất phù sa khá dày và tập trung đất
sét yếu. Vì vậy, việc sử lý nền đất để đảm bảo ổn định cho các công trình là
rất cần thiết và quan trọng. Những nghệ đang được áp dụng: Gia tải trước kết
hợp với thoát nước bằng bản nhựa hoặc giếng cát; Cọc đất vôi, đất xi măng
dùng rộng rãi để gia cố sâu đất nền; Cọc cát đầm chặt cho phép tăng sức chịu
tải và rút ngắn thời gian cố kết của đất nền.
- Công nghệ xử lý nước nhiễm phèn: nguyên liệu dùng để lọc nước gồm
Pyrolox, ferrolite, Toyolex, manganese greensand, hạt nhựa trao đổi ion (tích
điện Corosex), calcite, than hoạt tính.
Với thế mạnh là một trong những nhà thầu xây lắp hàng đầu trong lĩnh vực xây
dựng, Vinaconex xác định đây là hoạt động then chốt, cần tăng cường về nguồn lực
và đổi mới công nghệ, thiết bị đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của các dự án có
quy mô lớn và phức tạp. Vì vậy, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và nâng cao năng
lực cạnh tranh, Tổng Công ty chỉ tập trung đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ thi
công xây lắp dân dụng và các công trình công nghiệp.
Tóm lại: Về dài hạn, đòi hỏi cấp thiết đối với Tổng công ty cần đổi mới công
nghệ thiết bị một cách đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất với chất lượng, tiến độ
công trình ở một mức độ mới; đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng
công ty trên thị trường xây dựng ngày một khốc liệt hơn.
Tổng hợp phân tích môi trường vĩ mô
Từ những phân tích môi trường vĩ mô cho thấy những cơ hội và những nguy cơ như
sau:
Các cơ hội:
Nhu cầu xây dựng của nền kinh tế nước ta còn rất lớn - xây dựng cơ sở hạ tầng
mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu.
Nước ta đã ra nhập WTO là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp hợp tác, liên
doanh liên kết, chuyển giao công nghệ tiên tiến với các doanh nghiệp của các
nước tiên tiến trên thế giới.
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 69
Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta tương đối ổn định, năm 2012 vẫn còn
ảnh hưởng suy thoái về kinh tế, sau đó sẽ là một chu kỳ tăng trưởng mạnh
mới.
Hệ thống chính trị ổn định,
Mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của
khu vực FDI vẫn đạt mức cao và ổn định, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn
nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Đài Loan,
Singapore và Hàn Quốc.
Các nguy cơ:
Lạm phát tăng gây bất lợi về chi phí đầu tư trang thiết bị và các chi phí đầu tư
vào dự án. Giảm phát gây sụt giảm đầu tư, thiếu công ăn việc làm.
Hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn chỉnh, còn chồng chéo, thủ tục hành
chính rườm rà, kéo dài,
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng gay gắt. Đối
thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (cả trong nước và nước
ngoài) ngày càng nhiều và mạnh hơn. Nguy cơ tụt hậu về công nghệ xây dựng
là rất cao.
2.2.1.2. Phân tích môi trường ngành
2.2.1.2.1. Doanh nghiệp xây dựng và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh
Một số vấn đề chung về doanh nghiệp xây dựng
Các doanh nghiệp xây dựng có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; nó
có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội, cụ
thể:
+ Ngành công nghiệp khai khoáng như dầu khí, than đá, quặng sắt, bôxit..vv, rất
cần đến hệ thống dàn khoan, nhà máy lọc dầu; các bến cảng, bãi chứa; đường dẫn,
lò nung...vv.
+ Ngành công nghiệp điện, là một ngành quan trọng trong nền an ninh năng lượng
của quốc gia rất cần các nhà máy - nhiệt điện, thuỷ điện, các đâp chứa, kênh mương
dẫn dòng, trạm cao thế, trạm hạ thế, hệ thống truyền tải...
+ Sự phát triển của ngành giao thông vận tải gắn liền với những con đường, cây
cầu...
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 70
+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản muốn phát triển tốt cũng cần có một hạ
tầng phát triển.
Như vậy, rõ ràng khó có ngành kinh tế nào phát triển được nếu không có xây dựng.
Xây dựng là một ngành rộng gồm nhiều chuyên ngành khác nhau nhưng liên quan
chặt chẽ với nhau như: Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cầu
đường, xây dựng thuỷ lợi, xây dựng hạ tầng kỹ thuật...
Sự phát triển của các doanh nghiệp xây dựng có tác động tích cực đến sự phát triển
của nền kinh tế, do vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp
xây dựng thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh để vạch ra từng bước đi trong
từng giai đoạn là rất cần thiết. Tuy nhiên để các chiến lược kinh doanh phát huy tối
đa vai trò và hiệu quả của nó thì việc tìm hiểu các đặc trưng riêng của các doanh
nghiệp xây dựng là điều các nhà xây dựng chiến lược cần phải quan tâm.
Các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp xây dựng và vấn đề xây dựng
chiến lược kinh doanh
* Đặc thù của ngành xây dựng
+ Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình, những dự án mang tính đơn
lẻ, đơn chiếc.
+ Sản phẩm của ngành xây dựng phân bố khắp nơi dẫn đến chịu ảnh hưởng của các
yếu tố mang tính vùng miền
+ Sản phẩm của ngành xây dựng có quá trình sản xuất kéo dài dẫn đến chịu ảnh
hưởng của các yếu tố như: Nguồn vốn; Nhân lực; Nguồn vật tư.
+ Sản phẩm của ngành xây dựng có nhiều cách sản xuất khác nhau. Nó phụ thuộc
vào công nghệ sản xuất của từng doanh nghiệp hoặc cách áp dụng công nghệ cho
từng sản phẩm xây dựng khác nhau.
* Tính không ổn định của thị trường các yếu tố đầu vào
Với các doanh nghiệp xây dựng, khi xây dựng chiến lược kinh doanh cũng cần quan
tâm đến vấn đề thị trường các yếu tố đầu vào, trong đó đặc biệt là năng lượng và
nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp xây dựng phải sử dụng
rất nhiều nguyên vật liệu, nhiên liệu như : đá, cát, xi măng, sắt thép, vật liệu hoàn
thiện, thiết bị điện, nước .... Đặc biệt thị trường, xăng, dầu, gas của nước ta phụ
thuộc chủ yếu vào thị trường xăng dầu thế giới. nên việc dự báo để xây dựng chiến
lược đảm bảo chiến lược có tính linh hoạt khi xảy ra những biến động trên thị
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 71
trường này giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó và đạt được mục tiêu đề ra là rất
cần thiết.
Ngoài ra về nguyên vật liệu đối với doanh nghiệp ngành xây dựng thì thép là một
trong những nguyên liệu quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản
phẩm. Trong khi đó Ngành thép Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào phôi thép nhập
khẩu từ nước ngoài về và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động giá trên thị
trường thép thế giới. Điều này tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp xây dựng.
Do vậy có thể thấy một đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp xây dựng là tính không
ổn định của thị trường yếu tố nguyên vật liệu đầu vào.
Vậy phải tính toán cân nhắc để lập một kế hoạch trung và dài hạn về nguyên vật
liệu như thế nào để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu trung và dài hạn đã đặt ra là một
câu hỏi mà doanh nghiệp cần phải giải quyết khi xây dựng chiến lược kinh doanh
cho mình.
* Vấn đề con người
Ngoài vấn đề về nguyên vật liệu, dây chuyền công nghệ thì vấn đề con người cũng
cần có sự quan tâm nhất định khi xây dựng chiến lược kinh doanh trong các doanh
nghiệp xây dựng.
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng đòi hỏi chất lượng cao, kỹ, mỹ thuật
phải đảm bảo, do đó đòi hỏi trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân và kỹ sư xây
dựng phải tương xứng, đồng đều để tạo ra một ekíp làm việc ăn khớp hiệu quả. Yếu
tố con người là khâu then chốt, quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nếu ý thức
trách nhiệm, trình độ kém dẫn tới sản phẩm kém chất lượng -> mất uy tín với khách
hàng -> mất thị trường -> doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Do đó cần phảo tạo ra
một tập thể, một đội ngũ công nhân lành nghề có tay nghề cao và những kỹ sư có
trình độ chuyên môn sâu.
Như vậy vấn đề đặt ra khi xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp là phải có kế
hoạch, chiến lược phát triển con người của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai
để có đủ sức, đủ trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
Đánh giá chung:
Xây dựng là một ngành rộng gồm nhiều chuyên ngành khác nhau liên quan hữu cơ
và có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ tới hầu hết các chuyên ngành khác trong nền
kinh tế quốc dân. Sự phát triển của các doanh nghiệp xây dựng có tác động tích cực,
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 72
đóng vai trò đáng kể đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Do vậy để đảm bảo sự
phát triển bền vững của các doanh nghiệp xây dựng thì việc xây dựng chiến lược
kinh doanh để vạch ra từng bước đi trong từng giai đoạn là rất cần thiết.
Trong những năm gần đây, do sự hội nhập kinh tế quốc tế, sự đổi mới cơ chế chính
sách kịp thời, cộng với nhu cầu xã hội ở lĩnh vực này ngày một tăng cao. Đây đồng
thời cũng là sứ mạng, nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xây lắp. Để có thể tận dụng tốt cơ hội này, nắm bắt được thời cơ, thì trong
quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp của mình, các Nhà lãnh đạo – những
người hoạch định chiến lược phải đặc biệt quan tâm đến những đặc trưng riêng của
ngành để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp, có chất lượng góp phần tạo
nên sự thành công và phát triển cho các doanh nghiệp nói riêng và cho ngành xây
dựng nói chung.
2.2.1.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, điều kiện cạnh tranh
đang ngày càng trở nên gay gắt. Để có thể quản trị tốt thị trường, khách hàng và mục
tiêu kinh doanh của đơn vị mình, các doanh nghiệp cần xác định được đối thủ cạnh
tranh một cách cụ thể và chính xác. Qua việc phân tích các đối thủ hiện tại và các đối
thủ tiềm năng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thấy được tầm quan trọng, cũng như
cách xác định, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, để từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra chiến
lược kinh doanh đúng đắn.
Tuy nhiên, đối với ngành xây dựng, giữa các đơn vị có năng lực và trình độ ngang
nhau thì ngoài sự cạnh tranh về mặt giá cả, chất lượng dịch vụ thì yếu tố thương hiệu
cũng không kém phần quan trọng. Thương hiệu được khách hàng nhớ tới, được tạo
dựng nơi khách hàng được thể hiện thông qua chất lượng sản phẩm, sự chấp nhận của
xã hội là cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đối với mỗi loại hình sản xuất của Tổng Công ty đều có những đối thủ cạnh tranh thực
sự đáng phải quan tâm. Vì thế trong phần phân tích đối thủ cạnh tranh của Tổng Công ty,
trong khuôn khổ luận văn, chỉ tiến hành phân tích, xem xét dựa trên hai lĩnh vực hoạt động
sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty, đó là:
- Lĩnh vực xây dựng
- Đầu tư, kinh doanh bất động sản
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 73
Thực tiễn quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty chủ yếu tập trung tại địa bàn
Miền Bắc, Tổng Công ty nhận thấy một số doanh nghiệp có những đặc điểm khá tương
đồng với Tổng Công ty về đối tượng khách hàng, loại hình, lĩnh vực hoạt động, doanh số,
địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức...vv. Các doanh nghiệp này được Tổng Công ty xác định
là các đối thủ cạnh tranh. Dưới đây là một số doanh nghiệp khá điển hình trong nhóm các
đối thủ cạnh tranh của Tổng Công ty, cụ thể là:
Tổng Công ty CP đầu tư Xây dựng và Thương Mại Việt Nam.
Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC.
Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn.
Đv: Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2012
Vinaocnex
JSC
Tổng Cty
Contrexim
Tcty ĐTPT
HTĐT UDIC
Tổng Công ty
XD Trường Sơn
1- Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
4.418 497 2.178 2.622
+ Xây lắp 3.692 495 1.700 2.492
+Bất động sản 531 0 373 0
+ Dịch vụ khác 196 2 108 130
2 - Doanh thu hoạt động
tài chính
689 16 171 32
3- Chi phí tài chính 1.504 36 19 38
4- Lợi nhuận sau thuế (646) 20 304 33
3- Vốn điều lệ 4.417 263 1.547 286
4 - Vốn chủ sở hữu 5.342 300 2.108 574
5- Giá trị tài sản cố định 354 39 197 149
5- Lao động 970 378 3.342 1.313
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu so sánh chủ yếu của Tổng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
& Xây dựng - Công ty mẹ với Công ty mẹ của các đối thủ cạnh tranh
Qua bảng tổng hợp so sánh một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2012 giữa Tổng Công ty
Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam với các đối thủ canh tranh cho
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 74
thấy: Các đối thủ cạnh tranh có các chỉ tiêu tài chính khác nhau Mỗi một đối thủ có
một điểm mạnh, điểm yếu và định hướng kinh doanh nhất định, cụ thể: Tổng Công
ty Contrexim và Tổng Công ty XD trường sơn không có doanh thu từ lĩnh vực bất
động sản trong khi đó Tổng Vinaconex và Tổng UDIC lại có doanh thu từ hoạt
động tài chính với giá trị tương đối lớn. Tổng Công ty CP Vinacoex có chi phí về
tài chính rất lớn.
Từ những phân tích trên, trong giới hạn của luận văn, tôi chọn một số tiêu chí đánh
giá khả năng cạnh tranh như sau:
1. Quy mô vốn điều lệ;
2. Quy mô nhân lực;
3. Quy mô ngành nghề kinh doanh;
4. Trang thiết bị - thông qua giá trị tài sản cố định;
5. Kinh nghiệm quản lý thi công - thông qua lợi nhuận sau thuế;
6. Thương hiệu - Thông qua doanh thu thực hiện trong năm 2012.
Quy mô vốn điều lệ: Tổng Công ty nào có vốn điều lệ càng lớn thì điểm càng cao.
Vì ngành xây dựng vốn được coi là rất quan trọng; doanh nghiệp càng có vốn điều
lệ nhiều thì có nhiều khả năng mở rộng được qui mô sản xuất, chủ động sản xuất.
Thang điểm đánh giá từ 1-5:
+ Vốn điều lệ từ 3.000 tỷ trở lên : 5 điểm.
+ Vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đến 3.000 tỷ : 4 điểm.
+ Vốn điều lệ từ 500 tỷ đến 1.500 tỷ : 3 điểm.
+ Vốn điều lệ từ 100 tỷ đến 500 tỷ : 2 điểm.
+ Vốn điều lệ dưới 100 tỷ : 1 điểm.
Quy mô nhân lực: Tổng Công ty nào có nguồn nhân lực càng lớn thì điểm càng
cao. Vì ngành xây dựng Nhân lực được coi là rất quan trọng; doanh nghiệp có đội
ngũ nhân lực mạnh thì Tổng công ty mới đủ khả năng để sản xuất. Thang điểm đánh
giá bằng số lượng cán bộ CNV tính từ 1-4:
+ Doanh nghiệp có qui mô lao động trên 2000 người : 4 điểm.
+ Doanh nghiệp có qui mô lao động từ 1000 đến 2000 người : 3 điểm.
+ Doanh nghiệp có qui mô lao động từ 500 đến 1000 người : 2 điểm.
+ Doanh nghiệp có qui mô lao động dưới 500 người : 1 điểm.
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 75
Quy mô ngành nghề kinh doanh: Tổng Công ty nào đa dạng hoá sản phẩm thì có
điểm càng cao. Ưu tiên những doanh nghiệp có tiềm năng về kinh doang bất động
sản. Thang điểm đánh giá từ 1-3:
+ Sản phẩm đa dạng, bao gồm cả kinh doanh bất động sản : 3 điểm.
+ Có đa dạng sản phẩm song không phát triển bất động sản : 2 điểm.
+ Sản phẩm xây lắp thuần túy : 1 điểm.
Trang thiết bị, công nghệ thi công: Công ty nào có trang thiết bị thi công, công
nghệ hiện đại thì điểm càng cao. Thang điểm đánh giá (bằng chỉ tiêu giá trị tài sản
cố định) từ 1- 4:
+ Giá trị tài sản cố định trên 300 tỷ : 4 điểm.
+ Giá trị tài sản cố định từ 200 tỷ đến 300 tỷ : 3 điểm.
+ Giá trị tài sản cố định từ 100 tỷ đến 200 tỷ : 2 điểm.
+ Giá trị tài sản cố định dưới 100 tỷ : 1 điểm.
Kinh nghiệm quản lý thi công: Tổng Công ty nào có kinh nghiệm quản lý thì công
ty đó điểm càng cao. Thang điểm từ 1-5 (được đánh giá bằng chỉ tiêu lợi nhuận):
+ Lợi nhuận từ 300 tỷ trở lên : 5 điểm.
+ Lợi nhuận từ 200 tỷ đến 300 tỷ : 4 điểm.
+ Lợi nhuận từ 100 tỷ đến 200 tỷ : 3 điểm.
+ Lợi nhuận từ 0 tỷ đến 100 tỷ : 2 điểm.
+ Lợi nhuận từ âm : 1 điểm.
Thương hiệu: Tổng Công ty nào có uy tín trên thị trường xây lắp thì công ty đó có
điểm càng cao. Chỉ tiêu này được đánh giá bằng các tiêu chuẩn như công ty nào có
nhiều công trình có quy mô lớn, được Chủ đầu tư đánh giá tốt, doanh thu lớn.
Thang điểm từ 1-5:
+ Doanh thu trên 3.000 tỷ trở lên : 5 điểm.
+ Doanh thu từ 2.000 tỷ đến 3.000 : 4 điểm.
+ Doanh thu từ 1.000 tỷ đến 2.000 tỷ : 3 điểm.
+ Doanh thu từ 500 tỷ đến 1.000 tỷ : 2 điểm.
+ Doanh thu từ dưới 500 tỷ : 1 điểm.
Với việc chọn 6 tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh và cách cho điểm như trên,
lập bảng tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của các đối thủ như sau:
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 76
Đối thủ cạnh tranh
Tiêu chí
Vinaocnex
JSC
Tổng Cty
Constrexim
Tcty ĐTPT
HTĐT UDIC
Tổng Công ty
XD Trường Sơn
1. Quy mô vốn 5 2 4 2
2. Quy mô nhân lực 2 1 4 3
3. Quy mô ngành nghề
kinh doanh 3 1 3 1
4. Trang thiết bị thi công 4 1 2 2
5. Kinh nghiệm quản lý
thi công 1 2 5 2
6. Thương hiệu 5 1 4 4
Tổng điểm 20 8 22 14
Xếp hạng Nhì Tư Nhất Ba
Mặc dù là 1 Tổng Công ty với quy mô lớn nhưng chỉ xếp thứ 2 trong 4 đối thủ cạnh
tranh lựa chọn để so sánh do vậy Tổng Công ty cần phải có các biện pháp nhằm
khắc phục điểm yếu của mình đặc biệt là trong công tác quản lý điều hành sản xuất.
Ngoài việc cạnh tranh đối với các đối thủ bên ngoài hiện nay do không có định
hướng trong từng lĩnh vực đối vơi các Công ty con và mô hình các công ty con là
Công ty cổ phẩn nên nhiều khi còn cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm các
nguồn việc, đây cũng chính là điểm yếu mà TCty cần phải tổ chức tái cơ cấu nhằm
khắc phục vấn đề này.
Tóm lại: Qua phân tích tình đối thủ cạnh tranh ta thấy ở mỗi một lĩnh vực Tổng
công ty rất cần nghiêm túc tự điều chỉnh hoạt động của mình để đảm bảo luôn giữ
vững vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực chính của mình. Ngoài ra Tổng Công ty cũng cần
nghiên cứu các thế mạnh của đối thủ để học hỏi, khắc phục điểm yếu nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh hơn nữa, tránh tụt hậu so với các đối thủ trong tương lai.
2.2.1.2.3. Phân tích áp lực của khách hàng
Trong thời gian qua và trong tương lai, Tổng Công ty đã và sẽ tiếp tục thực hiện
chính đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá loại hình khách hàng thuộc thế
mạnh của Tổng Công ty trong giới hạn thuộc ngành xây dựng. Mỗi một giai đoạn
biến động của thị trường, mỗi một thời kỳ cụ thể, tác động ảnh hưởng của các đối
tượng khách hàng là hoàn toàn khác nhau. Chính sự đa dạng hoá này đã làm thay
Khoa kinh tế & Quản lý - ĐHBK Hà nội Khóa 2011A
Vũ Minh Tuấn - Luận văn thạc sỹ QTKD 77
đổi cơ cấu giá trị sản lượng và doanh thu hàng năm và được Tổng Công ty đánh giá
là một chủ trương thành công. Trong thời gian qua, mặc dù thị trường bất động sản
có biến động, nhiều chủ đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài không thể tiếp
tục triển khai các dự án đầu tư bất động sản dẫn đến sản lượng và doanh thu tại lĩnh
vực xây lắp dân dụng giảm thì Tổng Công ty lại thu được doanh số đáng kể từ các
Chủ đầu tư/khách hàng là các đơn vị Nhà nước quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng có vốn vay nước ngoài và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Rõ ràng bằng việc xác định khai thác, tận dụng đồng thời một lúc nhiều đối tượng
khách hàng đã không làm cho Tổng Công ty lâm vào khủng hoảng trong những giai
đoạn khó khăn nhất. Áp lực khách hàng được giảm nhẹ, Tổng Công ty hoàn toàn trụ
vững, vượt qua, đảm bảo sự ổn định.
Để hiểu rõ, phân loại và xác định được tầm ảnh hưởng/áp lực của mỗi đối tượng khách
hàng đối với Công ty, tác giả xin phân tích trên từng nhóm công trình/loại hình sản
phẩm, cụ thể như sau:
+ Các công trình của các doanh nghiệp tư nhân; Các công ty cổ phần với tỷ lệ vốn
nhà nước không chi phối; Các công ty cổ phần thuộc các Tổng công ty, các tập đoàn
ngoài ngành xây dựng nhưng lại hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất
động sản. Đây là đối tượng được khách hàng được Tổng Công ty đặc biệt quan tâm.
Những dự án, những công trình thuộc nguồn vốn của các đối tượng khách hàng trên
thường khi triển khai không chịu sự điều chỉnh của luật đấu thầu – “Các dự án cụ
thể có tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước nhỏ hơn 30% tổng mức không thuộc diện
điều chỉnh của luật đấu thầu”. Đối với các dự án này thông thường là các khu đô thị,
cao ốc văn phòng, nhà ở dân dụng lại là sở trường, thế mạnh chính của Tổng
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam; đồng thời các dự án không
thuộc đối tượng điều chỉnh của luật đấu thầu thường công tác giải ngân vốn đơn
giản, nhanh gọn. Đối với Nhà thầu khi nhận thầu các dự án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273449_5934_1951501.pdf