DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT. 2
DANH MỤC CÁC BẢNG . 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ. 5
MỞ ĐẦU . 6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI. 9
1.1 Khái niệm chung về lưới điện và vận hành lưới điện . 10
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện. 11
1.3 Kinh nghiệm quản lý vận hành lưới điện của một số công ty vận hành điện
trong nước . 30
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN
HÀNH LƯỚI ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC ỨNG HÒA. 35
2.1 Khái quát về Công ty điện lực Ứng Hòa . 36
2.2 Khái quát về lưới điện phân phối tại huyện Ứng Hòa. 39
2.3 Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch và vận hành lưới điện . 42
2.4 Phân tích thực trạng công tác tổ chức vận hành lưới điện. 46
2.5 Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá điều chỉnh công tác vận
hành lưới điện . 50
2.6 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vận hành lưới điện . 54
2.7 Đánh giá công tác quản lý vận hành lưới điện tại Công ty điện lực Ứng
Hòa. 64
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN
LỰC ỨNG HÒA. 67
3.1 Định hướng phát triển của Công ty điện lực Ứng Hòa . 68
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối
của Công ty điện lực Ứng Hòa. 70
KẾT LUẬN. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 93
97 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của công ty điện lực Ứng Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch giảm mất điện (sự cố), kế hoạch giảm vi
phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, kế hoạch kiểm tra định kỳ, kế
hoạch thí nghiệm định kỳ.
Việc lập kế hoạch vận hành lưới điện của Công ty điện lực Ứng Hòa được
xây dựng dựa trên số liệu đầu vào như: nhu cầu phụ tải điện, kế hoạch phát triển
lưới điện, kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa lưới điện, dự kiến thời tiết diễn biến năm
tới, các thông số ràng buộc về hợp đồng mua bán điện theo quy định Sau khi có
số liệu đầu vào, Công ty sẽ có đánh giá kế hoạch vận hành lưới điện để đánh giá
những sai số giữa kết quả dự báo và phụ tải điện thực tế
Trong giới hạn của luận văn, tác giả chỉ nêu một số kế hoạch chính, nổi bật
của Công ty để đánh giá một cách chính xác nhất công tác quản lý vận hành lưới
điện của Công ty điện lực Ứng Hòa trong những năm qua.
Bảng 2.3 Kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo lưới điện, sửa chữa lớn TSCĐ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
STT Chỉ tiêu Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỉ lệ
%
Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỉ lệ
%
Kế
hoạch
Thực
hiện
Tỉ lệ
%
I. Số công trình
1
Đầu tư xây
dựng cơ bản
4 2 50 3 3 100 2 2 100
2
Sửa chữa lớn
TSCĐ
42 42 100 41 41 100 42 36 86
3
Sửa chữa
thường xuyên
37 36 97 39 39 100 35 35 100
II. Tổng số vốn (triệu đồng)
1
Đầu tư xây
dựng cơ bản
9.756 5.153 52 10.220 9.953 97 11.573 11.573 100
2
Sửa chữa lớn
TSCĐ
17.188 14.544 85 18.501 15,677 85 21.933 13.715 63
3
Sửa chữa
thường xuyên
2.559 2.559 100 3.455 3,455 100 3.391 3.391 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty điện lực Ứng Hòa)
44
Qua bảng số liệu cho thấy các kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, sữa chữa
lớn TSCĐ và sửa chữa thường xuyên đều được lên kế hoạch cụ thể và triển khai
thực hiện đồng bộ theo đúng kế hoạch đề ra.
* Đối với kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
Từ năm 2011 đến nay, Công ty điện lực Ứng Hòa đã có trung bình 3 dự
án/năm với những mức đầu tư 9,7 tỷ đồng đến 11,5 tỷ đồng tăng dần qua từng năm.
Kế hoạch đầu tư cho các dự án ở mức đầu tư khá cao; cho thấy Công ty đã chú
trọng hơn trong việc đầu tư để tránh những dự án nhỏ lẻ, manh mún; tập trung vào
những dự án trọng điểm cho lại hiệu quả cao hơn.
Năm 2011, việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản so với kế hoạch chỉ đạt
50% với số tiền giải ngân là 5.153 triệu đồng. Năm 2011 được coi là năm đặc biệt
khó khăn của nền kinh tế, Chính Phủ Việt Nam buộc phải thắt chặt chi tiêu công để
khống chế lạm phát. Nguyên nhân ảnh hưởng từ suy thoái nền kinh tế cũng là một
nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Công ty điện lực Ứng Hòa.
Việc xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản trong năm 2011 chưa thật sự đo lường
được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài dẫn đến việc hoàn thành kế
hoạch đề ra gặp khó khăn.
Tuy nhiên, các năm 2012 và 2013, việc xây dựng kế hoạch đã được chú
trọng và Công ty điện lực Ứng Hòa đã hoàn thành 100% số lượng các công trình đề
ra và tổng số nguồn vốn giải ngân năm 2012 là 9.953 triệu đồng (97% kế hoạch) và
năm 2013 là 11.573 triệu đồng (100% kế hoạch). Việc xây dựng kế hoạch nguồn
vốn là khá sát với thực tế và tuân theo đúng kế hoạch được giao.
* Đối với kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ
Kế hoạch sửa chữa lớn lưới điện được lập từ tháng 3 hàng năm để thực hiện
cho năm sau. Năm 2011 và 2012 Công ty điện lực Ứng Hòa đều hoàn thành 100%
công trình sửa chữa theo kế hoạch đã đề ra. Năm 2013, công tác sửa chữa lớn
TSCĐ chỉ đạt 86% (36/42 công trình hoàn thành). Năm 2013, Công ty điện lực Ứng
Hòa chưa hoàn thành được kế hoạch đề ra là do 6 hạng mục công trình được giao
45
thêm vào thời điểm 06/2013. Đến cuối năm 2013, các công trình này vẫn đang trong
công tác chuẩn bị đầu tư để đảm bảo đúng tiến độ được giao.
Mặc dù Công ty điện lực Ứng Hòa hoàn thiện gần như 100% các công trình
sửa chữa theo kế hoạch nhưng tổng số vốn giải ngân cho các công trình này lại chỉ
chiếm từ 63% đến 85% so với kế hoạch. Điều nay ghi nhận cố gắng của Công ty
điện lực Ứng Hòa trong công tác tiết kiệm chi phí trong kinh doanh đồng thời đòi
hỏi công tác tính toán chi phí nguồn vốn đầu tư dự kiến cho sửa chữa lớn TSCĐ cần
theo sát hơn nữa thực tế của doanh nghiệp.
* Đối với kế hoạch sửa chữa thường xuyên
Đây là các kế hoạch được lập hàng tháng và thường được thực hiện liên tục
khi có các dấu hiệu sự cố; bão lụt Công ty điện lực Ứng Hòa đã xây dựng kế
hoạch và thực hiện kế hoạch sửa chữa thường xuyên rất hiệu quả. Năm 2012, 2013
công ty đều hoàn thành 100% số lượng công trình và giải ngân toàn bộ nguồn vốn
cho hoạt động sửa chữa thường xuyên. Công tác sửa chữa thường xuyên của điên
lực Ứng Hòa cũng đã dần đi vào chiều sâu chất lượng từ việc lập kế hoạch thực hiện
các công việc đến công tác thực hiện cụ thể trên hiện trường
* Kế hoạch giảm tổn thất điện năng
Giảm tổn thất điện năng là một yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao chất
lượng điện năng và giảm chi phí vận hành lưới điện.
Bảng 2.4 Kế hoạch giảm tổn thất điện năng năm 2013
Chỉ tiêu Đơn vị
Thực
hiện
năm
2011
Thực
hiện
năm
2012
So
sánh
2012/
2011
Thực
hiện
năm
2013
So
sánh
2013/
2012
Tỷ lệ tổn thất % 8.64 8.30 -0.34 7.90 -0.40
Tổn thất các ĐDK 35kV % 2.33 2.22 -0.11 2.80 0.58
Tổn thất các ĐDK 22kV % 3.67 2.40 -1.27 2.40 0.00
Tổn thất các ĐDK 10kV % 5.32 5.88 0.56 5.80 -0.08
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty điện lực Ứng Hòa)
46
Công ty điện lực Ứng Hòa đã xây dựng các kế hoạch giảm tổn thất điện năng
dựa trên dữ liệu đầu vào là kết quả thực hiện những năm trước đó. Ví dụ, kế hoạch
năm 2013 được xây dựng dựa trên kết quả năm 2011, 2012 cùng với đánh giá một
số các yếu tố khách quan khác mang lại. Tuy nhiên các kế hoạch này chung chung,
chưa cụ thể hóa phân công cụ thể những bộ phận nào phải làm gì, giải pháp cụ thể
ra sao, đánh giá đúng tổn thất điện năng là do nguyên nhân nào
Như vậy, công tác quản lý vận hành lưới điện đã được Công ty điện lực Ứng
Hòa lên kế hoạch và thực hiện theo đúng quy trình, quy định của EVN. Tuy nhiên
các kế hoạch này chỉ tập trung ở lĩnh vực đầu tư xây dựng phát triển, sửa chữa,
giảm tỷ lệ tổn thất điện năngtheo từng năm, quý. Đối với kế hoạch theo từng
tháng, ngày còn chung chung, chưa cụ thể. Mặc dù rất cố gắng bám sát và thực hiện
các chỉ tiêu kế hoạch, nhưng Điện lực vẫn chưa tìm ra giải pháp phù hợp để thực
hiện các kế hoạch của Tổng Công ty giao và của đơn vị tự đặt ra.
2.4 Phân tích thực trạng công tác tổ chức vận hành lưới điện
2.4.1 Công tác phân công nhiệm vụ, trách nhiệm các bộ phận
Nhiệm vụ chính của Công ty điện lực Ứng Hòa là kinh doanh điện năng trên
địa bàn huyện Ứng Hòa, truyền tải điện đến các phụ tải, nên tất cả các bộ phận sản
xuất đều nhằm mục đích cơ bản là cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định cho
các khách hàng sử dụng điện. Để đảm bảo việc vận hành lưới điện được liên tục,
Công ty điện lực Ứng Hòa đã xây dựng cơ cấu tổ chức gồm 04 bộ phận cơ bản: Bộ
phận quản lý vận hành; Bộ phận sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh; Bộ phận phục vụ
và Bộ phận kinh doanh bán điện. Trong đó, bộ phận quản lý vận hành chịu trách
nhiệm chính về vận hành lưới điện với sự phối kết hợp các bộ phận còn lại.
Chủ đạo của bộ phận quản lý vận hành là Phòng Kỹ thuật và An toàn, Phòng
Điều độ vận hành.
Trong đó:
* Phòng kỹ thuật và an toàn: có nhiệm vụ theo dõi sự hoạt động chung trên
hệ lưới điện, tham mưu đề xuất các phương án, giải pháp kỹ thuật tối ưu cho hệ
47
thống lưới điện. Phòng kỹ thuật và an toàn được chia thành 02 bộ phận chuyên
chuyên trách các công việc:
+ Bộ phận tham mưu trong công tác quản lý đường dây và trạm biến áp: có
trách nhiệm theo dõi toàn bộ thông số vận hành của các đường dây cao, hạ thế, các
trạm biến áp của Công ty điện lực Ứng Hòa, hàng ngày nắm bắt quá trình vận hành
của đường dây, các tham số vận hành của các máy biến áp từ đó đề xuất các phương
án cải tạo, phương án đại tu, xây lắp mới đảm bảo cho hệ thống lưới điện vận hành
an toàn và ổn định.
+ Bộ phận an toàn lao động: có nhiệm vụ đôn đốc các phòng ban, các đội
quản lý điện thực hiện tốt công tác an toàn bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra định
kỳ việc chấp hành các quy trình về an toàn lao động trong quá trình làm việc của
công nhân trực tiếp, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Nghiên cứu,
đề xuất chế độ làm việc hợp lý, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. Tập
huấn, huấn luyện các an toàn viên theo định kỳ, bảo đảm cho lực lượng này có đầy
đủ nghiệp vụ thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
* Phòng Điều độ vận hành: làm nhiệm vụ điều hành hoạt động hệ thống điện
bằng cách chỉ đạo trực tiếp qua điện thoại cho công nhân vận hành các trạm trung
gian, trạm biến áp phân phối, thao tác đóng cắt khi sửa chữa, khi xảy ra sự cố và khi
mất cân đối về công suất, đồng thời nhận các thông số kỹ thuật từ các trạm 110 KV
báo về nhằm hạn chế thấp nhất việc mất điện lưới cao thế, bảo đảm cho việc cấp
điện được liên tục. Phòng điều độ quản lý trực tiếp các bộ phận:
+ Bộ phận vận hành: làm nhiệm vụ quản lý toàn bộ lưới điện trung áp dưới
35 KV, kịp thời phát hiện ra những nguy cơ sự cố, các ảnh hưởng, gây mất an toàn
lưới điện, khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố đột xuất, sửa chữa định kỳ thường
xuyên để đảm bảo an toàn lưới điện.
+ Công nhân quản lý đường dây trung hạ áp, các trạm biến áp đến 35KV:
theo dõi sự hoạt động của toàn bộ các thiết bị trong trạm, nhận lệnh trực tiếp từ
Phòng Điều độ vận hành đồng thời đọc và báo cáo các thông số kỹ thuật về phòng
48
Điều độ vận hành. Kiểm tra định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Phòng điều độ vận
hành.
+ Bộ phận sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh: Công việc chính của đơn vị này
là thí nghiệm kịp thời khi có sự cố về thiết bị, thí nghiệm định kỳ tiếp địa và các
máy biến áp để cảnh báo những tồn tại trong công tác quản lý vận hành đường dây
và trạm biến áp.
Tất cả các đơn vị làm việc trong trạm biến áp, dưới đường dây tải điện, phải
chấp hành những quy định nghiêm ngặt về quy trình, quy phạm trong ngành điện.
Đó là: phải có phiếu thao tác, lệnh đóng điện, lệnh cắt điện và sử dụng các loại biển
báo
Để đảm bảo công tác vận hành lưới điện cũng cần có sự tham gia của Phòng
Kế hoạch và vật tư thuộc bộ phận phục vụ có chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời
vật tư khi các bộ phận quản lý vận hành, bộ phận sửa chữa, bộ phận kinh doanh bán
điện cần đến.
Việc phân chia cơ cấu quản lý vận hành thành các bộ phận có nhiệm vụ,
trách nhiệm riêng biệt, cụ thể giúp công tác chuyên môn được chuyên sâu và hiệu
quả. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng
giữa tất cả các bộ phận nhằm tránh kéo dài thời gian sử lý công việc, đảm bảo thời
gian mất điện là ngắn nhất.
2.4.2 Công tác nhân sự
Do nhu cầu điện năng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người
dân ngày càng tăng cao, do đó việc đảm bảo công tác vận hành lưới điện an toàn,
liên tục đảm bảo cung cấp kịp thời luôn là mục tiêu quan trọng và cần thiết. Hiện
nay Công ty bố trí nhân viên trực vận hành và giải quyết sự cố điện để đảm bảo tính
liên tục của hệ thống như sau :
+ Tổ chức trực 24/24 giờ theo 3 ca 4 kíp tại Phòng trực điều độ vận hành,
sửa chữa điện tại Công ty. Mỗi ca trực có 4 người gồm: 1 Trưởng ca điều độ, 2 công
nhân thao tác, sửa chữa trực tiếp, 1 lái xe.
+ Tại các Đội quản lý điện bố trí thời gian trực 7h00 đến 22h00 hàng ngày.
49
Công tác bố trí lịch trực tại Phòng điều độ vận hành và các Đội quản lý điện
đã đảm bảo luôn có cán bộ theo dõi, tiếp nhận thông tin khi khách hàng phản ánh
kịp thời, đáp ứng được việc sửa chữa điện cho khách hàng được nhanh chóng.
Ngoài ra, để công tác tổ chức quản lý vận hành lưới điện được thực hiện tốt,
ngoài yêu cầu về cơ sở hạ tầng thì vai trò của các cán bộ công nhân viên trong Công
ty điện lực Ứng Hòa là hết sức quan trọng. Một đội ngũ quản lý có trình độ luận
chính trị vững vàng, kỹ năng lãnh đạo quản lý; một đội ngũ lao động có trình độ tay
nghề cao sẽ đảm bảo tốt sự vận hành lưới điện.
Bảng 2.5 Bảng cơ cấu lao động Công ty điện lực Ứng Hòa
2011 2012 2013 So sánh 2013/2011
Chỉ tiêu
SL CC
(%)
SL CC
(%)
SL CC
(%)
SL ±
(%)
Tổng số LĐ 142 100 161 100 182 100 40 21,9
1. Phân theo giới tính
- Nam 111 78,2 125 77,7 138 75,8 27 24,3
- Nữ 31 21,8 36 22,3 44 24,2 13 41,9
2. Phân theo độ tuổi
- Dưới 30 68 47,9 79 49,0 92 50,5 24 35,9
- Từ 30-40 35 24,6 41 25,4 51 26,5 16 45,7
-Từ 40-50 23 16,3 26 16,1 29 15,9 6 26,0
-Trên 50 16 11,2 15 9,5 10 5,4 -6 -37,5
3. Phân theo trình độ
- Đại học và
trên đại học
29 20,4 32 19,8 39 21,4 10 34,5
- Cao đẳng,
trung cấp
62 43,7 69 42,9 88 48,4 26 41,9
- Công nhân 51 35,9 60 37,2 55 30,2 4 7,8
(Nguồn: Phòng Tổng hợp Công ty điện lực Ứng Hòa)
Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm cao nhất với 48,4% vào
năm 2013. Tiếp đó là nhóm công nhân và thấp nhất vẫn là nhóm có trình độ đại học
50
và sau đại học – chủ yếu là các cán bộ kỹ sư, cán bộ quản lý các bộ phận. Tất cả các
vị trí tại Công ty điện lực Ứng Hòa đều đáp ứng đúng trình độ tối thiểu theo quy
định của tổng công ty EVN. Nhìn chung trình độ cán bộ công nhân viên của Công
ty còn thấp, Công ty cần phát triển hơn nữa đội ngũ nhân viên lao động có trình độ
tay nghề, trung thực và cẩn thận.
Công ty điện lực Ứng Hòa cũng thực hiện các công tác huấn luyện về an toàn
điện định kỳ 1 năm 1 lần và có kiểm tra sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện
đối với người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp và sữa chữa đường dây
điện hoặc thiết bị điện. Đồng thời, mỗi cán bộ công nhân viên trước khi vận hành,
hiệu chỉnh, thí nghiệm và sữa chữa thiết bị điện đều được khám sức khỏe phù hợp
với ngành nghề đã được đào tạo. Tuy nhiên việc học tập tại và kiểm tra định kỳ về
kiến thức thường xuyên của nhân viên vận hành của Công ty còn mang nặng tính
hình thức và chưa được chú trọng.
2.5 Phân tích thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá điều chỉnh công tác
vận hành lưới điện
Việc kiểm tra, đánh giá điều chỉnh vận hành lưới điện được chia làm hai khía
cạnh là kiểm tra, đánh giá công tác vận hành lưới điện được thực hiện trong suốt
quá trình vận hành và kiểm tra công tác vận hành lưới điện theo kế hoạch đã lập từ
trước.
2.5.1 Kiểm tra, đánh giá trong quá trình vận hành lưới điện.
Việc kiểm tra đánh giá công tác vận hành lưới điện tại Công ty điện lực Ứng
Hòa được thực hiện theo quy trình vận hành và bảo dưỡng của Tập đoàn điện lực
Việt Nam. Việc vận hành các hệ thống lưới được sẽ được kiểm tra định kỳ, kiểm tra
bất thường, kiểm tra sự cố và kiểm tra thí nghiệm tùy thuộc vào đặc điểm của từng
lưới điện. Trên lưới điện của Công ty điện lực Ứng Hòa có 3 thành phần được kiểm
tra đó là lưới điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp.
51
Bảng 2.6 Công tác kiểm tra định kỳ đường dây và TBA từ năm 2011- 2013
Hạng mục Đơn vị 2011 2012 2013
1. Kiểm tra đường dây trung áp
- Kiểm tra đêm
- Kiểm tra ngày
- Kiểm tra đột xuất
- Thí nghiệm tiếp địa
Lần
38
71
54
499
24
72
51
463
56
98
63
526
2. Kiểm tra đường dây hạ áp
- Kiểm tra đêm
- Kiểm tra ngày
- Kiểm tra cao điểm
Lần
801
2079
211
820
2380
189
826
2683
213
3. Kiểm tra TBA
- Kiểm tra đêm
- Kiểm tra ngày
- Kiểm tra cao điểm
Lần
1170
3802
321
1200
3612
341
1353
3849
396
(Nguồn: Phòng điều độ vận hành Công ty điện lực Ứng Hòa)
Công tác kiểm tra qua các năm ngày càng được coi trọng và tần suất kiểm tra
ngày càng tăng lên. Trong năm 2013, Công ty đã thực hiện kiểm tra với số lần cao
hơn so với các năm trước nhằm đảm bảo tính vận hành an toàn, thông suốt cho lưới
điện vận hành.
Kiểm tra đột xuất được áp dụng trong các trường hợp trước hoặc sau khi có
mưa bão, thời tiết nắng nóng bất thường, trước dịp lễ và các ngày quan trọng.
Kiểm tra sự cố thực hiện ngay sau khi có sự cố.
Kiểm tra thí nghiệm: thí nghiệm định kỳ và đột xuất đối với thiết bị trong
trạm có nghi ngờ không đạt tiêu chuẩn vận hành.
Đối với đường dây trung áp, kiểm tra đột xuất được thực hiện nhiều hơn để
nhanh chóng giải quyết những tồn tại; đối với đường dây hạ áp, tăng cường kiểm tra
cao điểm 2 ngày 1 lần. Riêng đối với kiểm tra trạm biến áp; bình quân kiểm tra 3
lần vào ban đêm và 10 lần vào ban ngày. Theo Quy định thì việc kiểm tra lưới điện
hết sức chặt chẽ và kỹ lưỡng từ nội dung kiểm tra cho đến định kỳ. Tuy nhiên để
52
thực hiện đầy đủ và đúng Quy định thì cần rất nhiều nhân lực mà đôi khi không hiệu
quả vì hiện tại người công nhân kiểm tra lưới điện chỉ có thể thực hiện kiểm tra trực
quan bằng mắt chứ không có thiết bị hiện đại hỗ trợ cũng như ghi chép các thông tin
lưới điện vào giấy mà không có thiết bị kỹ thuật số nào để cập nhật.
Bảng 2.7 Bảng thống kê sự cố điển hình năm 2013
TT
Giờ, ngày
tháng, năm
Tên sự
cố
Tình trạng sự
cố
Nguyên nhân
Biện pháp
khắc phục
Giờ trả
điện
A
1
11h45, ngày
10/04/2013
Kéo
Dài
Mắc diều tại
cột số 4 nhánh
Dư Xá lộ
974E10,2
Do dây diều
mắc vào cột
số 4 nhánh Dư
Xá 1
Gỡ diều tại
cột 4 nhánh
Dư Xá 1
12h49, ngày
10/04/2013
2
3h10, ngày
01/05/2013
Kéo
Dài
Đứt dây cột
79, vỡ sứ cột
78,81,85 ĐDK
375 E10.2
Do mưa giông
sét gây sự cố
đứt dây côt 79
và vỡ sứ cột
78,81,85
Thay 5m
dây AC95,
4 ghíp 95
và thay 3
quả sứ
VHD
35KV
07h57, ngày
01/05/2013
3
15h09, ngày
30/05/2013
Kéo
Dài
Vỡ sứ nhánh
Trần Đăng 1
lộ
ĐDK375E10.2
Do mưa giông
sét gây sự cố
vỡ sứ cột 53
Thay 02 sứ
cột 53
nhánh Trần
Đăng
18h37, ngày
30/05/2013
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty điện lực Ứng Hòa)
Kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động của lưới điện được Công ty điện lực
Ứng Hòa cập nhật chi tiết và phân tích rõ các nguyên nhân gây ra sự cố. Hầu hết
các nguyên nhân nhân gây ra sự cố lưới điện được Công ty tổng hợp lại đều là do
yếu tố khách quan như thời tiết (mưa to, sét đánh 70-80%), nguyên nhân khác
khoảng 20-30%...
53
Bảng 2.8 Tổng hợp các nguyên nhân gây sự cố lưới điện
TT Loại sự cố Các nguyên nhân chủ yếu
1 Thoáng qua trung thế
- Do mưa to sét đánh qua dòng 80%
- Nguyên nhân khác 20%
2 Vĩnh cửu trung thế
- Mưa to sét đánh vỡ sứ, đứt dây: 70%
- Nguyên nhân khác: 30%
3 TBA phân phối
- Do mưa giông sét đánh 60%
- Do mưa làm chập cáp 40%
4 Hạ thế
- Do sự cố ghíp bắt xuống hòm công tơ 90%
- Nguyên nhân khác 10%
(Nguồn: Phòng Điều độ vận hành Công ty điện lực Ứng Hòa)
Từ đó có thể thấy rằng công tác kiểm tra lưới điện đang vận hành đúng quy
trình, quy phạm tuy nhiên không đạt hiệu quả cao. Công ty điện lực Ứng Hòa có
khối lượng đường dây lớn; địa hình rộng, phức tạp tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá
lưới điện được thực hiện thủ công. Công tác kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột suất
còn mang tính chất đối phó, chất lượng kiểm tra còn chưa cao, không đánh giá đúng
tình trạng hoạt động của các thiết bị vận hành trên lưới, đây cũng là nguyên nhân
ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp các thông tin đầy đủ và kịp thời để phục vụ cho
công tác quản lý vận hành hệ thống lưới điện.
2.5.2 Công tác kiểm tra theo kế hoạch đã lập từ trước
Việc đánh giá theo kế hoạch lập từ trước được Công ty thực hiện một cách
đầy đủ. Khi đưa ra kế hoạch vận hành lưới điện theo năm, tháng, tuần, ngày; thông
thường các kế hoạch này sẽ được các đơn vị phòng, đội tổ chức thực hiện. Hàng
ngày, Phòng điều độ vận hành có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá kết quả thực tế
ngày hôm qua; xem xét đạt hay không đạt kế hoạch đề ra. Các kết quả này sẽ được
tổng hợp lại để xây dựng bản đánh giá kế hoạch vận hành tuần, tháng, năm.
Việc đánh giá này là cở sở để xây dựng các kế hoạch tiếp theo cho công tác
vận hành lưới điện; nhưng nhìn chung, các đánh giá chưa thực sự nhiều, chỉ mới ở
các đánh giá về sự cố mất điện, tăng giảm cung cấp điện Mặt khác, số liệu cập
54
nhật báo cáo đôi khi không chính xác do việc báo cáo vẫn còn thủ công và phải tập
hợp số liệu từ nhiều bộ phận khác nhau.
Có thể nói Công ty điện lực Ứng Hòa đã thực hiện công tác kiểm tra, đánh
giá vận hành lưới điện theo đúng quy định của ngành điện lực. Công ty có kế hoạch
kiểm tra cụ thể và cập nhật thường xuyên kết quả kiểm tra trong quá trình vận hành
cũng như theo kế hoạch đã lập từ trước. Tuy nhiên việc cập nhật kết quả thực hiện
thực tế còn thủ công dẫn đến các phân tích, đánh giá chưa thực sự chính xác. Có
nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất vẫn là trình độ chuyên môn của người
lao động còn hạn chế; máy móc trang thiết bị lạc hậu và cách thức quản lý còn
nhiều bất cập.
2.6 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vận hành lưới điện
2.6.1 Chỉ tiêu kỹ thuật
Công tác quản lý vận hành lưới điện được đánh giá qua các chỉ tiêu an toàn,
chất lượng điện, tổn thất điện năng.
a) Chỉ tiêu An toàn điện
Công ty đã thực hiện tốt các yêu cầu về tính an toàn trong công tác quản lý
vận hành lưới điện theo quy định về an toàn điện của Chính phủ. Tính an toàn được
thể hiện ở tình hình sự cố lưới điện, xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao
áp; công tác kiểm tra đường đây và trạm biến áp.
* Tình hình sự cố lưới điện, xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao
áp: đã được Công ty thực hiện một cách nghiêm túc, mặc dù suất sự cố có giảm
nhưng vẫn ở mức cao và có những năm không đạt chỉ tiêu đề ra.
Bảng 2.9 Bảng tổng hợp sự cố lưới điện và xử lý vi phạm hành lang an toàn
lưới điện
TT Nội dung 2011 2012 2013
KH TH
Tỉ lệ
(%)
KH TH
Tỉ lệ
(%)
KH TH
Tỉ lệ
(%)
I Suất sự cố
1
Suất sự cố (thực
hiện/kế hoạch)
55
- Thoáng qua trung
thế
38 47 123,7 36 45 125,0 8 6 75,0
- Vĩnh cửu trung
thế
8 12 150,0 9 14 155,6 25 25 100.0
2
Sự cố TBA phân
phối
7 6 85.7 9 8 88.9 1 6 600.0
3 Sự cố Hạ thế 600 515 85.8 575 682 118.6 601 137 22.8
II Xử lý VPHLATLĐCA
Xử lý
VPHLATLĐCA
2 3 150.0 3 2 66.7 2 2 100.0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Công ty điện lực Ứng Hòa)
Qua bảng số liệu cho thấy:
Về lưới điện trung thế: đường dây lưới điện trung thế được nâng cấp và mở
rộng qua từng năm, tuy nhiên suất sự cố ở đường dây này khá lớn. Năm 2011 và
2012, suất sự cố đều tăng so với kế hoạch đặt ra. Năm 2011, sự cố thoáng qua tăng
23,7% so với kế hoạch, tương đương 9 vụ và năm 2012 tăng 25% so với kế hoạch.
Đặc biệt các sự cố vĩnh cửu trong thực tế tăng cao so với kế hoạch đề ra, từ 50%
(năm 2011) đến 55,6 % (năm 2012). Tuy nhiên, năm 2013 Công ty điện lực Ứng
Hòa đã nỗ lực khắc phục và đảm bảo sự cố đề ra không tăng so với kế hoạch năm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố đường dây trung thế như:
- Do đứt dây, vỡ sứ cách điện kém, các vật bên ngoài vào đường dây.
- Các tuyến đường trục đã dần được ngầm hóa và sử dụng dây dẫn bọc, tuy
nhiên do mật độ xây dựng các công trình nhà ở ngày một tăng cao, tình trạng lấn
chiếm hành lang an toàn lưới điện chưa được giải quyết triệt để, làm tăng xuất sự cố
trên lưới phân phối. Công nhân quản lý lưới điện thiếu sót trong việc kiểm tra và xử
lý hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Một số đường dây đã được bọc cách điện nhưng chưa phù hợp với cấp điện
áp nên dẫn đến nhiều vụ sự cố chủ quan do chất lượng dây dẫn.
56
- Các đường trục cao thế và các trạm biến áp của khách hàng vận hành lâu
năm chưa được củng cố, đại tu và bảo dưỡng, nâng cấp kịp thời nên bị xuống cấp
gây sự cố.
- Chất lượng của một số thiết bị đưa vào vận hành kém chất lượng và không
đảm bảo điều kiện vận hành an toàn.
- Công tác thí nghiệm và kiểm định định kỳ vẫn chưa được thực hiện đúng
định kỳ và chất lượng kiểm định vẫn chưa cao đôi khi còn mang tính số lượng.
- Các sự cố thoáng qua xảy ra rất nhiều nhưng hầu hết công tác điều tra chỉ là
đối phó không tìm ra nguyên nhân.
Như vậy có thể thấy, những sự cố trên lưới trung áp ngoài vấn đề chất lượng
thiết bị xuống cấp và không đồng bộ thì nguyên nhân đáng kể đó là sự chưa nghiêm
túc trong việc kiểm soát liên tục hệ thống lưới trung thế để có những cảnh báo cần
thiết cho công tác bảo trì, thay thế các thiết bị, dây kém chất lượng và làm giảm số
lượng các sự cố trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó công tác điều tra, phân tích
nguyên nhân và tìm giải pháp ngăn ngừa sự cố vần còn mang tính hình thức, có
kiểm tra mà không ra được các nguyên nhân. Điều này sẽ dẫn đến những thiệt hại
cho Công ty và cho khách hàng sử dụng điện là không thể tính hết được.
Về trạm biến áp: sự cố trạm biến áp giảm đáng kể trong năm 2013 còn 1 vụ
trên chỉ tiêu 6 vụ trong khi đó vào năm 2012 có đến 9 vụ, vượt kế hoạch đề ra. Bán
kính cấp điện của các TBA Công cộng quá xa. Mặc dù năm 2010 Công ty đã được
đầu tư xây dựng một số TBA mới, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được lưới điện hiện
trạng cũng như nhu cầu sử dụng của phụ tải. Nguyên nhân dẫn đến sự cố biến áp là
do phóng cách điện thiết bị trung thế như: Cầu chì tự rơi, cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273640_7411_1951423.pdf