Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà

Trang phụ bìa

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP

7

1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 7

1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 7

1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 8

1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp 9

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tài chính 15

1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 18

1.2.1. Thực chất, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 18

1.2.2. Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp 22

1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 24

TÓM TẮT CHƯƠNG I 29

Chương 2 – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG

TY TNHH ĐẠI HÀ

30

2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Đại Hà 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Đại Hà 30

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mặt hàng kinh doanh của Công ty 30

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Đại Hà 32

2.1.4. Đặc điểm có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty 34

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Đại Hà 37

2.2.1. Các báo cáo tài chính của Công ty 37

2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính của Công ty 40

2.2.3. Phân tích an toàn tài chính 61

pdf97 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Đại Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khác nhau. Tuy nhiên, Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Lạm phát từ ngưỡng 20% đã giảm xuống còn một con số dưới 7%, trong khi duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt trên 5% và lãi suất vay cũng đã giảm từ +-20% xuống còn +-12 – 13%/năm. Nhờ có những ưu đãi về lãi suất cho vay của các ngân hàng, Công ty đã tăng cường việc sử dụng tín dụng ngân hàng, giảm việc sử dụng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên chỉ tiêu này tăng với tốc độ rất nhỏ nên công ty vẫn có thể kiểm soát được các rủi ro phát sinh trong quá trình thanh toán lãi vay với các tổ chức tín dụng. 43 Như vậy tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của công ty tăng là tốt, chỉ tiêu nghịch đảo hệ số tài trợ tăng và chỉ tiêu ROS giảm là không tốt, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và giảm sức sinh lời của đồng vốn trong doanh nghiệp. 2.2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu thành phần a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu sức sinh lời doanh thu (ROS) Thực chất là phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, ta biết được tổng doanh thu, chi phí của Công ty tăng hay giảm ở khoản nào và lý do vì sao? Đồng thời cũng cho biết lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động trong năm và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng vào ngân sách Nhà nước. Bảng 2.5 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011- 2012 Đơn vị tính: triệu đồng S TT CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012- 2011 1 Doanh thu thuần về BH và CCDV 83.794,8 124.415,4 40.620,60 2 Giá vốn hàng bán 79.690,8 118.269 38.578,20 3 Doanh thu hoạt động tài chính 1.661,4 1.936,8 275,40 4 Tổng doanh thu từ hoạt động SXKD 83.512,8 12.6352,2 42.839,40 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.943,4 2.539,2 595,80 5 Chi phí bán hàng 1.361,4 2.133,6 772,20 6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.904,4 2.968,8 1.064,40 7 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 556,2 441,6 -114,60 8 Thu nhập khác 43,44 3,96 -39,48 9 Chi phí khác 2,82 0,06 -2,76 10 Lợi nhuận khác 40,62 3,9 -36,72 11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 596,82 445,5 -151,32 44 12 Lợi nhuận sau thuế TNDN 517,8 388,8 -129,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Đại Hà) Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng và giá vốn của công ty có giá trị lớn, tăng trưởng qua các năm chỉ ra rằng tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn tương đối đồng đều nhau, trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp giảm không đáng kể và chiếm tỷ lệ nhỏ với doanh thu và giá vốn. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty rất cao, liên tục tăng từ năm 2008 đến năm 2012, điển hình như năm 2011 là 83.794,8 triệu đồng, năm 2012 là 124.415,4 triệu đồng, tăng giá trị là 40.620,6 triệu đồngvà tăng 48,47% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty mở rộng thị trường hoạt động và tiêu thụ, nhất là năm 2011 và 2012 đã mở rộng thị trường tiêu thụ sang Mỹ. Một nhân tố khác tác động tới doanh thu của doanh nghiệp là công tác lập kế hoạch dự trữ vật tư của doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả, quá trình sản xuất luôn được diễn ra ổn định và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh thu bán hàng chiếm đa số tổng doanh thu của công ty, thường chiếm trên 98% tổng doanh thu. Sở dĩ như vậy là do công ty ít đầu tư vào hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn là hoạt động chủ đạo tạo ra hầu hết doanh thu cho công ty. Còn doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể, thường chỉ tăng giảm tương đối ổn định ở mức xấp xỉ khoảng 6 tỷ đồng, do bị hạn chế bởi quy mô xưởng dịch vụ. Giá vốn hàng bán của công ty cũng có giá trị rất lớn như năm 2011 là 79.690,8 triệu đồng, đến năm 2012 là 118.269 triệu đồng. Và có sự biến đổi đồng đều với sự biến động của doanh thu, doanh thu tăng thì giá vốn cũng tăng, doanh thu giảm thì giá vốn giảm. Điều này đã được lý giải ở trên, việc sản xuất một khối lượng lớn bao bì đã làm cho giá vốn của doanh nghiệp rất lớn. Mặt khác vì công ty TNHH Đại Hà là một doanh nghiệp sản xuất nên giá vốn còn phụ thuộc vào các loại chi phí kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung.... Chính điều này đã làm cho lợi nhuận của công ty không cao trong khi doanh thu bán hàng lớn và liên tục tăng qua các năm. 45 Các khoản chi phí của doanh nghiệp: từ năm 2011 đến năm 2012, các khoản mục này đều tăng lên tương ứng với sự gia tăng của doanh thu bán hàng của công ty. Sự ra tăng này là phù hợp bởi chỉ có đầu tư thì doanh nghiệp mới có khả năng mang lại những lợi ích cho mình. Về lợi nhuận của công ty: Chính vì doanh thu và giá vốn đều lớn và chúng có sự biến động đều nhau do đó lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thu được là một khoản nhỏ hơn rất nhiều so với doanh thu và giá vốn như năm 2010 là 522,24 triệu đồng, năm 2011 là 517,8 triệu đồng, năm 2012 là 388,8 triệu đồng. So với quy mô kinh doanh thì lợi nhuận sau thuế như vậy là khá nhỏ. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế năm 2012 so với năm 2011 giảm 24% với giá trị lợi nhuận giảm 129 triệu đồng. Đây là vấn đề công ty cần quan tâm để phấn đấu tăng lợi nhuận. Để đánh giá sâu sắc hơn về tình hình quản lý chi phí của doanh nghiệp và dự đoán về khả năng tích luỹ của công ty, ta lập bảng phân tích các chỉ tiêu so sánh giữa chi phí của doanh nghiệp với doanh thu như sau: Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của công ty (2011- 2012) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012 - 2011 Doanh thu thuần Triệu đồng 83.794,80 124.415,40 40.620,60 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 79.690,80 118.269,00 38.578,20 Chi phí bán hàng Triệu đồng 1.361,40 2.133,60 772,20 Chi phí QLDN Triệu đồng 1.904,40 2.968,80 1.064,40 Tỷ suất GVHB/DTT % 95,10 95,06 -0,04 Tỷ suất CPBH/DTT % 1,62 1,71 0,09 Tỷ suất CPQL/DTT % 2,27 2,39 0,11 Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần tuy có giảm nhưng tỷ lệ rất nhỏ (0,04%), năm 2011 tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần là 91,1%, đến năm 2012 là 95,06%. Khi tỷ lệ của giá vốn hàng bán 46 trên doanh thu thuần giảm xuống như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, có ảnh hưởng tích cực đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên khâu tiêu thụ sản phẩm diễn ra nhanh gọn và đơn giản, theo lẽ đương nhiên tốn rất ít chi phí bán hàng. Tuy nhiên chi phí bán hàng của công ty khá cao liên quan chủ yếu đến lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh thương mại của công ty. Đây không phải là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu nhưng lại phát sinh phần lớn chi phí bán hàng. Chủ yếu là do công ty mua máy móc, thiết bị điện tử của các đơn vị khác trong nước, bên cạnh đó còn nhập khẩu các loại máy móc chủ yếu để sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra chi phí đóng gói, vận chuyển khi bán cho khách hàng trong và ngoài nước cũng khá cao. Tỷ trọng của chi phí bán hàng trong doanh thu thuần cũng tăng lên từ 1,62% năm 2011 lên tới 1,71% năm 2012. Điều này cho thấy năm 2012 công ty đã sử dụng chưa tốt chi phí bán hàng, chi phí này tăng mà doanh thu thuần tăng không tương ứng với tốc độ tăng của chi phí. Có thể đánh giá là do sự chủ quan, chưa tiết kiệm một cách hợp lý trong việc quản lý và sử dụng chi phí bán hàng. Nói cách khác, công ty đã lãng phí lao động, vật tư, tiền vốn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Xem xét thêm khoản mục tỷ lệ của chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần ta thấy chỉ tiêu này cũng có đang có xu hướng tăng. Năm 2011, tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần là 2,17% đến năm 2012 giảm tăng lên 2,39%. Có thể nói công ty chưa quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp nhất là các khoản chi như tiếp khách, chi tiền điện, nước. Do sản xuất và kinh doanh chủ yếu theo đơn đặt hàng vì thế đặt ra đối với công ty là phải tìm kiếm, thu hút nhiều đơn đặt hàng mới nên các khoản chi phí tiếp khách tăng lên. Khi quy mô sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ mở rộng, khoản mục chi phí này tăng lên theo là điều tất yếu. Ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn còn thấp, tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần giảm đi. Cho thấy rằng công ty đã kiểm soát chưa tốt, chưa hợp lý các khoản chi phí. 47 Qua số liệu trên, ta thấy doanh thu của công ty tăng nhưng lợi nhuận lại giảm và tốc độ tăng của doanh thu (48,47% lớn hơn tốc độ giảm của lợi nhuận (24,91%) Mặc dù công ty đã có cố gắng trong việc đưa ra định mức chi phí phù hợp, tiết kiệm các nguyên vật liệu và dùng mọi biện pháp để tăng năng suất lao động trong toàn doanh nghiệp...từ đó đã tiết kiệm được một phần chi phí nhưng do giá nguyên vật liệu tăng cao làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất giảm đi. Như vậy, qua sự phân tích trên ta thấy quá trình hoạt động của công ty làm ăn vẫn có lãi, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh chưa được tốt, mặt khác, việc quản lý chi phí, nhất là chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được tốt, thể hiện ở khoản mục tỷ suất CPBH/DTT, CPQL/DTT tăng dần trong 2 năm qua. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khách quan: sự biến động của thị trường, lạm phát tăng cao và chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ đã làm giá cả các nguyên vật liệu đầu vào đều tăng lên, khiến công ty phải chi ra nhiều tiền hơn để thúc đẩy công tác bán hàng. Mặc dù vậy ta vẫn ghi nhận những cố gắng của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tổng tài sản Thực chất là phân tích sự biến động và cơ cấu của tài sản; qua phân tích cho biết năng suất tổng tài sản tăng hay giảm do thành phần tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn và nguyên nhân vì sao? Bảng 2.7. Chỉ tiêu năng suất tổng tài sản S T T Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch % 1 Doanh thu thuần Tr.đồng 83.794,80 124.415,40 40.620,60 48,48 2 Giá vốn hàng bán Tr.đồng 79.690,80 118.269,00 38.578,20 48,41 3 Tổng TS bình quân Tr.đồng 86.142,84 92.103,36 5.960,52 6,92 48 a TSNH B/q Tr.đồng 62.489,40 69.087,24 6.597,84 10,56 Tiền mặt b/q Tr.đồng 434,64 347,46 -87,18 -20,06 Hàng tồn kho b/q Tr.đồng 54.291,39 53.543,07 -748,32 -1,38 Khoản phải thu b/q Tr.đồng 7.402,38 14.457,51 7.055,13 95,31 TS ngắn hạn khác b.q Tr.đồng 360,99 739,20 378,21 104,77 b TSDH b/q Tr.đồng 23.653,44 23.079,66 -573,78 -2,43 Trong đó nguyên giá TSCĐ b/q Tr.đồng 26.993,13 26.736,63 -256,50 -0,95 4 Năng suất TTS Lần 0,97 1,35 0,38 38,87 a Năng suất TSNH Vòng quay HTK vòng 1,54 2,32 0,78 50,55 Số ngày 1 vòng quay HTK ngày 236,00 157,00 -79,00 -33,47 Vòng quay các khoản phải thu vòng 20,62 15,00 -5,63 -27,28 Kỳ thu tiền B/q ngày 32,00 42,00 10,00 31,25 Năng suất TSNH Lần 134,09 135,08 0,99 0,74 Số ngày 1 vòng quay TSNH ngày 103,00 68,00 -35,00 -33,98 Năng suất sử dụng TSNH Lần 0,28 0,19 -0,10 -33,98 b Năng suất TSDH Năng suất TSDH Lần 3,54 5,39 1,85 52,17 Năng suất nguyên giá TSDH Lần 3,10 4,65 1,55 49,90 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Đại Hà)  Đánh giá năng suất tổng tài sản 49 Từ bảng trên, ta nhận thấy, năng suất tổng tài sản tăng từ 0,97 lần (năm 2011) lên 1,35 lần (năm 2012) chủ yếu tài sản ngắn hạn bình quân tăng với tỷ lệ 10,56 % còn tài sản dài hạn bình quân có xu hướng giảm (-2,34%). Nhận thấy, cả 2 chỉ tiêu năng suất TSNH và năng suất TSDH đều tăng từ đó dẫn đến sự tăng tiến của năng suất tổng tài sản. Năm 2011 năng suất tổng tài sản đạt 0,97 lần, tức là cứ 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,97 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 chỉ tiêu này đã tăng lên 1,35 lần, tuy nhiên việc quản lý TSNH của công ty vẫn còn nhiều bất cập, công ty nên chú ý hơn nữa đến việc tăng vòng quay hàng tồn kho và việc quản lý kỳ thu tiền bình quân để góp phần giảm thiểu chi phí sử dụng vốn và dẫn tới tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. - Năng suất tài sản ngắn hạn Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng TSNH của doanh nghiệp, sau đây ta đi phân tích các chỉ tiêu năng suất TSNH của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu cụ thể sau: Căn cứ vào bẳng 2.7 ta nhận thấy + Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn năm 2012 nhanh hơn năm 2011 thể hiện qua 2 chỉ tiêu sau: (1) Năng suất TSNH: Năng suất TSNH phản ánh trong kỳ tài sản ngắn hạn quay được mấy vòng và nó cũng phản ánh khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty. Số vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2011 là 3,54 vòng, tăng lên 5,39 vòng năm 2012, tức là tăng 52,17% so với năm 2011. (2) Số ngày 1 vòng quay TSNH: Chỉ tiêu này năm 2011 là 103 ngày và năm 2012 là 68 ngày, tức là giảm đi 35 ngày so với năm 2011, với tỷ lệ giảm là 33% Ta thấy vòng quay TSNH tăng là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của TSNH. Số vòng quay TSNH có xu hướng giảm đi, như vậy có thể nhận thấy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng lên. + Hàm lượng tài sản ngắn hạn: Năm 2012 là 0,19 lần thấp hơn năm 2011 là 0,28 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 33,98%. Đây là tỷ lệ phản ánh mức đảm nhiệm 50 tài sản ngắn hạn năm 2012 giảm đi so với năm 2011. Nếu năm 2011 phải cần 0,28 đồng tài sản ngắn hạn thì mới tạo ra được 1 đồng doanh thu, thì năm 2012 chỉ cần là 0,19 đồng tài sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ để tạo ra cùng một đồng doanh thu thì năm 2012 công ty huy động số tài sản ngắn hạn thấp hơn. + Mức tiết kiệm tài sản ngắn hạn: Theo những phân tích trên đây, ta thấy hàm lượng tài sản ngắn hạn giảm đi mặt khác doanh thu thuần tăng lên có thể nhận thấy việc tổ chức sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2012 tốt hơn, công ty đã sử dụng tiết kiệm được số tài sản ngắn hạn. Sau khi xem xét các chỉ tiêu đánh giá năng suất TSNH thì kết quả cho thấy các chỉ tiêu năm 2012 so với năm 2011 có khả quan hơn. Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa năng suất sử dụng TSNH công ty cần cố gắng duy trì và quan tâm hơn nữa đến các vấn đề sau: + Qua số liệu bảng 2.7, ta thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2012 thấp, số ngày một vòng quay giảm đi (năm 2011 là 236 ngày, năm 2012 là 157 ngày) nguyên nhân chính là một số đơn hàng với giá trị lớn đã hoàn thành, do đó làm giảm giá trị hàng tồn kho trong năm 2012, làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho và tăng khả năng thu hồi tài sản ngắn hạn. Qua xem xét, thì tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho ta thấy, tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn giảm đi, năm 2011 là 62,41% , năm 2012 là 54,2%, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên, nhưng do đặc điểm sản xuất bao bì hiện nay đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đặc biệt là tài sản ngắn hạn, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài nên nếu đồng vốn luân chuyển chậm sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho của công ty khá thấp, điều này la do công ty có nhiều đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng với số lượng lớn. Nguyên vật liệu mua về để sản xuất theo đơn đặt hàng có trị giá lớn, hơn nữa số lượng hàng hóa lớn với thời gian sản xuất khá dài nên số hàng hóa sản xuất xong được đưa vào kho đến khi đủ số lượng yêu cầu mới giao cho khách hàng. Vì thế, công ty cũng cần phải có kế hoạch tăng năng suất máy móc, năng suất lao động để đẩy nhanh tốc độ 51 sản xuất, giảm nhanh giá trị hàng tồn kho hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. + Số vòng quay các khoản phải thu tăng, kỳ thu tiền bình quân giảm đi sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc thu hồi các khoản nợ nhằm giảm bớt việc bị chiếm dụng vốn và phát huy tối đa khả năng sinh lời của đồng vốn. - Năng suất TSDH Chỉ tiêu này phản ánh bình quân cứ một đồng TSDH được sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuâầ hoặc giá vốn hàng bán trong kỳ. Qua bảng 2.7 ta thấy, năng suất TSDH của công ty năm 2011 là 3,54 lần và năm 2012 là 5,39 lần. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,85 lần, tương ứng tăng 52,17%. Chỉ tiêu này tăng chủ yếu là do vốn cố định bình quân các năm đều tăng lên do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, doanh thu hàng năm cũng tăng lên. Tuy nhiên do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là doanh nghiệp sản xuất, chuyên kinh doanh bao bì nên tỷ trọng vốn cố định của công ty thường không lớn, hiệu suất sử dụng vốn cố định có ảnh hưởng không lớn tới hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Năng suất nguyên giá TSDH Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ được sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất nguyên giá TSDH của công ty năm 2011 là 3,1 lần và năm 2012 là 4,65 lần. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,55 lần, tương ứng tăng 49,9%. Chỉ tiêu này tăng chủ yếu là do nguyên giá tài sản cố định bình quân các năm đều tăng lên, doanh thu hàng năm cũng tăng lên nhưng do năm 2010 công ty có đầu tư mua máy móc thiết bị với số vốn lớn và năm 2011, 2012 các máy móc thiết bị này đã đưa vào hoạt động ổn định, công ty chưa có sự đầu tư đổi mới thêm nên vốn cố định bình quân năm 2012 so với năm 2011 giảm 573 triệu đồng, tương ứng giảm 2,43%. 52 Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu về năng suất TSDH của công ty, ta nhận thấy TSDH của công ty được đầu tư các năm đều tăng lên khá lớn với khả năng sinh lời trong tương lai cao, hiệu quả sử dụng vốn trong tương lại là tương đối tốt nếu các tài sản này được đưa hết vào hoạt động. Tuy nhiên, việc đầu tư vào TSCĐ lớn sẽ tạo ra sự áp lực về tài chính cho công ty, trong khi đó sự phân bổ về nguồn lực không tốt, sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nếu công ty không đảm bảo được việc làm để sử dụng các TSCĐ này vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Đây là một vấn đề quan trọng mà công ty cần nghiên cứu, phân tích và xem xét trước khi tiến hành việc đầu tư. Thực hiện tốt được việc này, công ty sẽ tăng được hiểu quả sử dụng vốn cố định góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Để làm rõ hơn sự biến động của các chỉ tiêu năng suất tài sản, ta tiến hành phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản của công ty TNHH Đại Hà để làm rõ nguyên nhân tác động của từng yếu tố thành phần. Bảng 2.8. Bảng cơ cấu tài sản của công ty TNHH Đại Hà Đơn vị tính: Triệu đồng S T T Chỉ tiêu Bình quân 2011 Bình quân 2012 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền TT ( %) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) A Tài sản ngắn hạn 62.489,40 72,54 69.087,24 75,01 6.597,84 10,56 I Tiền và các khoản tương đương tiền 434,64 0,70 347,46 0,50 -87,18 -20,06 1 Tiền mặt 434,64 0,70 347,46 0,50 -87,18 -20,06 2 Tiền gửi ngân hàng 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1 Đầu tư ngắn hạn 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 III Các khoản phải thu 7.402,38 11,85 14.457,51 20,93 7.055,13 95,31 53 ngắn hạn 1 Phải thu của khách hàng 4.063,20 6,50 8.295,66 12,01 4.232,46 104,17 2 Trả trước cho người bán 3.334,47 5,34 5.497,41 7,96 2.162,94 64,87 3 Các khoản phải thu khác 4,71 0,01 664,44 0,96 659,73 IV Hàng tồn kho 54.291,39 86,88 53.543,07 77,50 -748,32 -1,38 1 Hàng tồn kho 54.291,39 86,88 53.543,07 77,50 -748,32 -1,38 V Tài sản ngắn hạn khác 360,99 0,58 739,20 1,07 378,21 104,77 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2 Thuế GTGT được khấu trừ 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 Tài sản ngắn hạn khác 360,99 0,58 655,80 0,95 294,81 81,67 B Tài sản dài hạn 23.653,44 27,46 23.016,12 24,99 -637,32 -2,69 I Tài sản cố định 23.157,75 97,90 22.961,58 99,76 -196,17 -0,85 1 Tài sản cố định hữu hình 23.157,75 97,90 22.961,58 99,76 -196,17 -0,85 Nguyên giá 26.993,13 26.736,63 -256,50 -0,95 Giá trị hao mòn lũy kế -3.835,38 -3.775,05 60,33 -1,57 2 Tài sản cố định vô hình 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Nguyên giá 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Giá trị hao mòn lũy kế 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 Chi phí SXKD dở dang 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 III Tài sản dài hạn khác 495,69 2,10 54,54 0,06 -441,15 -89,00 1 Chi phí trả trước dài hạn 31,26 0,13 54,54 0,06 23,28 74,47 54 2 Tài sản dài hạn khác 464,43 1,96 0,00 0,00 -464,43 Tổng cộng tài sản 86.142,84 100,00 92.103,36 100,00 5.960,52 6,92 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Đại Hà) * Về tài sản ngắn hạn: TSNH của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu, điều này là do đặc điểm kinh doanh của công ty, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, lượng hàng tồn kho lớn. Do lượng nguyên vật liệu để sản xuất bao bì theo các đơn đặt hàng lớn, giá vật tư bấp bênh nhưng có xu hướng tăng lên, do đó lượng dự trữ nguyên vật liệu lớn. Như vậy, tỷ trọng của TSNH lớn hơn TSDH có thể đánh giá là hợp lý và hoàn toàn có lợi cho công ty. - Hàng tồn kho: Theo bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Đại Hà, tổng giá trị hàng tồn kho cuối năm 2012 là 52.071,32 triệu đồng, chiếm 70.74% tổng tài sản ngắn hạn năm 2012. So với bình quân năm 2012, thì giá trị hàng tồn kho giảm không đáng kể, giảm về giá trị là 748,32 triệu đồng, tương ứng tỷ trọng giảm 1,38%. Như vậy, ta thấy năm 2012 công ty đã hoàn thành được nhiều đơn hàng và đã được khách hàng, các đối tác chấp nhận giá trị thanh toán, giá trị hàng tồn kho giảm chứng tỏ một lượng vốn của công ty đã không bị ứ đọng, có khả năng sinh lời và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần có biện pháp đẩy nhanh công tác thu hồi vốn, thu tiền về để tăng nhanh tốc độ vòng quay của vốn. Năm 2011, lượng dự trữ nguyên vật liệu là 576 triệu đồng, năm 2012 là 900 triệu đồng. Hơn nữa, công ty sản xuất theo đơn đặt hàng với giá trị lớn và thời hạn tính đến thời điểm giao hàng dài, bao bì thành phẩm chưa đến thời hạn giao hàng chiếm tỷ trọng cao trong hàng tồn kho. Cuối năm 2011 là: 54.230,8 triệu đồng ứng với 98,48%, năm 2012 là 50.736,03 triệu đồng, ứng với 97,54%. Đến năm 2011 và năm 2012 công ty mở rộng địa bàn hoạt động ra nước ngoài, số lượng đơn đặt hàng tăng lên, ty đã đầu tư vào tài sản lưu động một lượng lớn, tương ứng là 47.358 triệu đồng (73, 26%), năm 2012, công ty tăng đầu tư lên 56.339,23 triệu đồng (76,62%).Có thể thấy quy mô của công ty tăng lên và hoạt động dần đi vào ổn định. 55 - Khoản phải thu: Năm 2012, trị giá các khoản phải thu bình quân của công ty là 14.457,51 triệu đồng, năm 2011 là 7.402,38 triệu đồng, như vậy tỷ trọng và giá trị các khoản phải thu tăng lên hàng năm. Trong đó, các khoản phải thu khách hàng tăng lên năm 2011 chiếm 54,89% trong các khoản phải thu ngắn hạn và năm 2012 tăng lên 57,38%. Các khoản trả trước cho người bán tỷ trọng giảm, năm 2011 là 45,01% đến năm 2012 xuống còn 38,02% trong các khoản phải thu ngắn hạn, đồng thời năm 2012 phát sinh các khoản phải thu khác là 1.328,88 triệu đồng. Còn khoản phải thu khách hàng và phải thu khác tăng lên phản ánh sản phẩm hàng hoá của công ty bán cho các đối tác trong các năm tăng cao nhưng đồng thời cho thấy rằng công ty đang bị người mua hàng chiếm dụng vốn. - Vốn bằng tiền: Nhìn chung giảm đều qua 2 năm, điều này cho thấy công ty đã tận dụng vốn bằng tiền của mình một cách triệt để, giảm tình trạng lãng phí lượng vốn này. Tại thời điểm ngày 31/12/2012, lượng vốn bằng tiền của công ty là 334,2 triệu đồng, chiếm 0.45% tài sản ngắn hạn, giảm so với đầu năm 2012 là 26,52 triệu đồng, tương ứng với giảm 0,04%. Xét thành phần các khoản tiền ta thấy vốn bằng tiền bao gồm 100% là tiền mặt, chứng tỏ công ty đã sử dụng hình thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt mà không dùng thanh toán chuyển khoản cho các hoạt động tài chính của mình. Trong thời gian tới, công ty cần đổi mới phương thức thanh toán, nên áp dụng nhiều hình thức thanh toán chuyển khoản cho các hoạt động tài chính, phương thức này không những an toàn, chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức khi thanh toán mà công ty còn được hưởng lãi suất tiền gửi, làm tăng doanh thu hoạt động tài chính. Việc duy trì một lượng vốn tiền nhất định có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như mua sắm TSCĐ, vật tư hàng hoá, ...đáp ứng kịp thời nhu cầu chỉ tiêu hàng ngày của công ty như chi lương, thưởng, nộp thuế, ngoài ra còn để dụ phòng cho những nhu cầu bất thường chưa dự đoán được. 56 Việc duy trì một mức dữ trữ vốn bằng tiền đủ lớn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm tăng hệ số khả năng thanh toán. Tuy nhiên, nếu dự trự lượng tiền mặt quá lớn thì lại làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, công ty chỉ dự trự một lượng tiền mặt vừa đủ cho các nhu cầu thanh toán, còn lại chuyển vào hoạt động đầu tư nhằm tăng k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273471_4101_1951509.pdf
Tài liệu liên quan