LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .v
DANH MỤC BẢNG. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ . vii
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC .3
1.1. Tổng quát về quản trị nguồn nhân lực .3
1.1.1.Khái niệm quản trị nguồn nhân lực: .3
1.1.2. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực: .3
1.1.3. Các học thuyết cơ bản về quản trị nguồn nhân lực: .4
1.2. Các chức năng chính của quản trị nguồn nhân lực.5
1.2.1 Chức năng thu hút nguồn nhân lực. .5
1.2.2 Chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.6
1.2.3 Chức năng duy trì nguồn nhân lực.6
1.3 Nội dung công tác quản trị nhân lực.7
1.3.1 Nội dung phân tích chức năng thu hút nguồn nhân lực. .7
1.3.2 Nội dung phân tích chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.12
1.3.3 Nội dung phân tích chức năng duy trì nguồn nhân lực.17
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị nguồn nhân lực.22
1.4.1 Nhân tố môi trường kinh doanh. .22
1.4.2 Nhân tố con người. .24
1.4.3 Nhân tố nhà quản trị.25
1.5 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu, phân tích đánh giá công tác
quản trị nguồn nhân lực.26
1.5.1 Phương pháp đánh giá. .26
1.5.2 Các dữ liệu phục vụ phân tích.28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .29
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG
QUẢNG NINH .30
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Viện Quy hoạch và Thiết kế xây
dựng Quảng Ninh.30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.30
89 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại viện quy hoạch và thiết kế xây dựng Quảng ninh (viết tắt là vqh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc tiên tiến này trong doanh nghiệp để tăng năng suất
lao động và khảo sát nơi làm việc là cơ sở để cải tiến sản xuất, điều kiện làm việc.
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi nhiều công sức tiền bạc và cần những
chuyên gia nguồn nhân lực am tường về lĩnh vực này.
1.5.2 Các dữ liệu phục vụ phân tích.
- Là toàn bộ các dữ liệu ở cả ba chức năng quản trị nguồn nhân lực. Như các
dữ liệu ở nhu cầu nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng, đào tạo, dữ liệu về công tác
lương thưởng đãi ngộ
- Các dữ liệu sẽ phải được thu thập ở các dạng dưới đây:
+ Dữ liệu theo thời giạn: dùng để đánh giá cho một quá trình thực hiện của
Công ty.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 29
+ Dữ liệu thực tế và dữ liệu kế hoạch: dùng để đánh giá, xem xét mức độ
thực hiện kế hoạch so với thực tế của Công ty là như thế nào.
+ Dữ liệu chuẩn: dữ liệu được lấy từ phòng tổ chức tại Viện Quy hoạch và
Thiết kế xây dựng Quảng ninh từ năm 2010 đến năm 2012.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương I trình bày những kiến thức cơ bản về nguồn nhân lực và quản trị
nguồn nhân lực nói chung và nội dung về thu hút, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và
duy trì nguồn nhân lực nói riêng, trình bày những khái niệm cơ bản về thu
hút, tuyển dụng, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực. Các nội dung và quy trình thực
hiện công tác thu hút, tuyển dụng, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực, nêu lên được
vai trò quan trọng của các công tác duy trì, tuyển dụng, đào tạo, duy trì nguồn nhân
lực, các yếu tố ảnh hưởng tới các công tác này trong quản trị nguồn nhân lực.
Với vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong mọi tổ chức, thì việc hoàn
thiện công tác tuyển dụng và đào tạo để doanh nghiệp nâng cao cả về mặt số lượng
và chất lượng nguồn nhân lực có một ý nghĩa quan trọng. Chương I cũng nêu ra một
số chỉ tiêu đánh giá công tác thu hút, tuyển dụng, đào tạo và duy trì nguồn nhân
lực để có thể nhận biết thế nào một công tác thu hút, tuyển dụng, đào tạo và duy
trì nguồn nhân lực tốt.
Bên cạnh đó, chương I đã đề cập đến những phương pháp nghiên cứu và ý
nghĩa của từng phương pháp nghiên cứu để sử dụng để phân tích trong Chương II.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 30
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆN QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ
XÂY DỰNG QUẢNG NINH
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Viện Quy hoạch và Thiết kế xây
dựng Quảng Ninh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Viện Quy hoạch và Thiết kế Xây dựng Quảng Ninh (gọi tắt là Viện) là đơn vị
sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Xây dựng Quảng Ninh, được thành lập theo
quyết định số 2368/QĐ-UB ngày 31/7/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh, trên cơ
sở sáp nhập hai đơn vị: Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Nông thôn với Trung tâm
tư vấn và kiểm định chất lượng công trình xây dựng Quảng Ninh. Viện là đơn vị
sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng hoạt động
theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Tên giao dịch: Viện Quy hoạch và Thiết kế Xây dựng Quảng Ninh
Cơ quan chủ quản: Sở Xây dựng Quảng ninh
Viện trưởng: Nguyễn Tất Thành
Tổng số CBCNV: 115 người
Địa chỉ: Ngõ 3 - Phố Hải Thịnh - phường Hồng Hải - Thành phố Hạ
Long - Tỉnh Quảng Ninh.
Mã số thuế:
Điện thoại cơ quan:033 3619 986; Fax: 033 3837 483
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Viện Quy hoạch và Thiết kế Xây dựng
Quảng Ninh.
Tư vấn lập quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch các
điểm dân cư nông thôn, quy hoạch lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, thiết kế đô thị, khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm dân cư nông thôn; quy hoạch lĩnh vực hạ
tầng kỹ thuật, thiết kế đô thị, tư vấn lập đề án nâng cấp đô thị; lập quy hoạch chi
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 31
tiết xây dựng các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm dân cư nông
thôn và các quy hoạch xây dựng khác trên địa bàn theo kế hoạch của UBND tỉnh
hoặc theo yêu cầu của các địa pgwowng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước về
kiến trúc, quy hoạch xây dựng, môi trường, cảnh quan để áp dụng vào điều kiện
hoàn cảnh cụ thể ở địa phương.
Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn quy hoạch tổng thể đô thị, nông
thôn trên địa bàn tỉnh thông qua Sở Xây dựng trình UBND tỉnh và Bộ Xây
dựng phê duyệt.
Giúp Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện một số nội dung
quản lý nhà nước về công tác quy hoạch thuộc lĩnh vực nghành khi được các cấp
có thẩm quyền giao.
Khảo sát địa chất, địa hình để phục vụ cho việc nghiên cứu xác lập quy
hoạch, thiết kế san nền, giao thông đô thị và nông thôn.
Tổ chức thi, tuyển chọn các phương án quy hoạch, thiết kế do chủ đầu tư yêu cầu.
Thẩm tra các hồ sơ thiết kế, dự toán. Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu về
thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật.
Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật thi công, lập tổng dự toán các công
trình xây dựng.
Thí nghiệm và kiểm định vật liệu xây dựng. Kiểm định chất lượng cấu
kiện xây dựng, công trình xây dựng. Kiểm tra và chứng nhận công trình đủ điều
kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình
xây dựng.
Tư vấn quản lý dự án đầu tư và giám sát thi công các công trình xây dựng.
Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao, lập dự trù
kinh phí để Sở Xây dựng, Sở Tài chính xem xét trình UBND tỉnh hoặc Giám đốc
Sở Xây dựng giao.
Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động cho đến thời điểm này là 3
năm, nhưng Viện Quy hoạch vẫn là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 32
trong tỉnh. Viện Quy hoạch được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm
trên toàn cầu cũng như ở Việt nam và Quảng Ninh ảnh hưởng không nhỏ đến công
ăn việc làm. Đặc biệt sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường khá khốc liệt với
230 đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế hoạt đông trên địa bàn đòi hỏi đơn vị phải
nỗ lực hết mình. Tuy nhiên Doanh thu hàng năm của đơn vị tăng trưởng từ 15%
đến 25%, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao:
Năm 2010 được Bằng khen của Bộ Xây dựng
Năm 2011 Bằng khen UBND tỉnh tặng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
Cơ quan văn hóa.
Năm 2012 được Bộ Xây dựng tặng Bằng khen; UBND tỉnh tặng Đơn vị hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ; cơ quan văn hóa.
*Kết quả sản xuất kinh doanh 3 năm liền
Bảng 2.1.Kết quả sản xuất kinh doanh.
Giá trị (tỷ đồng)
STT
Nội dung
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh (%)
2010 -2011
So sánh (%)
2011 -2012
1
2
3
Doanh thu
Nộp NSNN
Lương bình
quân ng/th
16, 270.
2,238
4,2 tr
18,952
2,334
4,8tr
23,600
3,900
5,6tr
16%
5%
14%
25%
67%
16%
2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức viện quy hoạch và thiết kế xây dựng Quảng Ninh.
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy:
a. Ban lãnh đạo gồm: Viện trưởng và 02 Phó Viện trưởng.
* Viện trưởng được Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, là người đứng đầu Viện,
trực tiếp quản lý, điều hành Viện theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước
giám đốc Sở Xây dựng và Pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 33
Viện trưởng là đại diện pháp nhân của Viện trước pháp luật, là đại diện toàn
quyền trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều hành các mặt hoạt động, dịch
vụ theo kế hoạch, tuân thủ chấp hành Nghị quyết của chi bộ, thực hiện chế độ
chính sách và đời sống của cán bộ công nhân viên của Viện, đảm bảo quyền lợi
của người lao động.
Phó Viện trưởng là người giúp việc cho Viện trưởng, được Viện trưởng phân
công phụ trách một số lĩnh vực về kỹ thuật, về sản xuất kinh doanh và nghiệp vụ
khác. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và pháp luật về những
nhiệm vụ được phân công. Phó Viện trưởng do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm.
b.Khối phòng nghiệp vụ quản lý (NVQL )gồm:
- Phòng Tổ chức Hành chính
- Phòng Kinh tế Tổng hợp
- Phòng Kỹ thuật.
Các phòng có trưởng phòng và phó phòng. Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh
đạo Viện về việc quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của phòng theo chức
năng nhiệm vụ được giao.
a. Khối các đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD ) gồm:
- Trung Tâm Quy hoạch Kiến trúc (TTQH-KT )
- Xưởng Thiết kế Kiến trúc I ; II(XTKKT )
- Trung Tâm Thí nghiệm Kiểm Định (TTTN-KĐ)
- Phòng Tư vấn giám sát (TVGS )
- Phòng Quản lý dự án (QLDA )
- Đội Khảo sát Địa chất, địa hình. (KSĐC - ĐH)
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 34
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Viện Quy hoạch Quảng Ninh
b. Các tổ chức đoàn thể chính trị gồm:
- Tổ chức cơ sở Đảng: Chi bộ đảng trực thuộc Đảng ủy Sở Xây dựng .
- Tổ chức Công đoàn cơ sở
- Tổ chức Đoàn thanh niên cơ sở
- Chi hội Hội Cựu chiến binh cơ sở.
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ quản lý .
2.2.2.1. Phòng Tổ chức Hành chính:
* Chức năng, nhiệm vụ: Giúp Viện trưởng tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động
tiền lương, an toàn lao động, tổng hợp, bảo hiểm xã hội, văn thư lưu trữ, hành chính
phục vụ hoạt động của Viện và và một số nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
2.2.2.2. Phòng Kế hoạch Tổng hợp:
a/ Công tác kế hoạch:
*Chức năng, nhiệm vụ:
Giúp Viện trưởng quản lý và điều hành sản xuất; xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây
dựng để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Viện Trưởng
P.Viện Trưởng
P.Viện Trưởng
TT
Quy
hoạch
kiến trúc
XTK
Kiến
trúc
I ; II
Đội
Khảo
sát Địa
chất
Địa
Hình
Khối
NV
Quản
lý
Trung
Tâm
TN
KĐ
Phòng
Tư vấn
giám sát
Phòng
Quản lý
dự án
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 35
Thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh
vực ngành và một số nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
b/ Công tác Tài chính kế toán:
* Chức năng, nhiệm vụ:
Giúp việc cho Viện trưởng, thực hiện Pháp lệnh kế toán, thống kê và Luật Kế
toán của Nhà nước trong hoạt động SXKD của đơn vị.
Tài chính kinh tế, hạch toán sản xuất kinh doanh.
2.2.2.3. Phòng Quản lý kỹ thuật:
* Chức năng, nhiệm vụ:
Giúp Ban Lãnh đạo Viện kiểm tra kỹ thuật các đồ án quy hoạch, hạ tầng kỹ
thuật, thiết kế công trình.
Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra và ký toàn bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã đạt
tiêu chuẩn chất lượng trước khi trình lãnh đạo ký, đóng dấu.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công
tác quản lý dự án đầu tư để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Cập nhật, nghiên cứu phổ biến và áp dụng chế độ chính sách xây dựng cơ bản,
các văn bản pháp quy về xây dựng.
Là thành viên Hội đồng kỹ thuật khi xét duyệt hồ sơ các dự án.
Thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh
vực ngành và một số nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc khối sản xuất kinh doanh.
2.2.3.1.Trung tâm Quy hoạch Kiến trúc:
Gồm các Xưởng Quy hoạch I; Xưởng Quy hoạch II; Xưởng Hạ tầng kỹ thuật.
a. Xưởng Quy hoạch I-II
* Chức năng, nhiệm vụ:
Nghiên cứu lập quy hoạch Vùng, quy hoạch chung xây dựng trên địa bàn
theo kế hoạch của UBND tỉnh.
Lập Quy hoạch chi tiết xây dựng các đô thị, Khu công nghiệp, Cụm công
nghiệp, điểm dân cư nông thôn và các quy hoạch xây dựng khác trên địa bàn theo
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 36
kế hoạch của UBND tỉnh hoặc theo yêu cầu của các địa phương, các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài tỉnh.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công
tác quy hoạch để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Tham gia thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng (không do đơn vị lập) do
Viện trưởng giao.
Thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quy
hoạch thuộc lĩnh vực ngành và một số nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
2.2.3.2. Xưởng thiết kế kiến trúc:
Gồm: Xưởng Thiết kế I; Xưởng Thiết kế II;
* Chức năng, nhiệm vụ:
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công
tác thiết kế xây dựng để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thiết kế
xây dựng thuộc lĩnh vực ngành và một số nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Tư vấn về lập dự án đầu tư xây dựng; thiết kế công trình; lập hồ sơ mời thầu, t-
ư vấn đấu thầu thuộc lĩnh vực xây dựng.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công
tác thiết kế hạ tầng kỹ thuật để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình xây
dựng dân dụng và công nghiệp.
Lập dự toán, thiết kế kỹ thuật các công trình, lập đồ án quy hoạch và thiết kế
quy hoạch chi tiết. Thiết kế kỹ thuật hạ tầng đô thị.
2.2.3.3.Trung tâm Tư vấn và Kiểm định xây dựng:
* Chức năng, nhiệm vụ:
Thí nghiệm - Kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, công trình xây dựng;
Thực hiện các phép thử theo Quyết định số 228/QĐ-BXD ngày 29 tháng 05 năm
2009 của Bộ Xây dựng.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 37
Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận
sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công
tác thí nghiệm cơ lý địa chất công trình xây dựng, kiểm định chất lượng vật liệu xây
dựng công trình để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
2.2.3.4. Phòng Tư vấn Giám sát:
* Chức năng, nhiệm vụ:
Thực hiện công tác tư vấn giám sát thi công các công trình xây dựng theo
quy định hiện hành.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công
tác quản lý dự án đầu tư và giám sát thi công các công trình xây dựng để áp dụng
vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về giám
sát thi công các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực ngành và một số nhiệm vụ khác
do Viện trưởng giao.
2.2.3.5. Phòng Quản lý dự án:
* Chức năng, nhiệm vụ:
Thực hiện công tác quản lý dự án các công trình xây dựng theo quy định hiện
hành. Thẩm tra các hồ sơ thiết kế, đồ án, dự án, thiết kế, dự toán, quyết toán các
công trình xây dựng. Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu về thiết kế, xây dựng các
công trình dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật.
Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán các công trình
xây dựng.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công
tác quản lý dự án đầu tư và giám sát thi công các công trình xây dựng để áp dụng
vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quản
lý dự án các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực ngành và một số nhiệm vụ khác do
Viện trưởng giao.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 38
2.2.3.5. Đội khảo sát địa hình - địa chất:
a. Công tác Khảo sát địa chất:
* Chức năng, nhiệm vụ:
Thực hiện công tác điều tra, khảo sát địa chất, địa chất công trình để phục vụ
cho công tác lập Quy hoạch, thiết kế xây dựng.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công
tác khảo sát địa chất.
Khảo sát địa chính, đo đạc bản đồ giải phóng mặt bằng, bản đồ giao đất các
công trình xây dựng.
Thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về khảo sát
địa chất, thí nghiệm cơ lý địa chất công trình thuộc lĩnh vực ngành và một số nhiệm
vụ khác do Viện trưởng giao.
b. Công tác Khảo sát địa hình:
* Chức năng, nhiệm vụ:
Thực hiện công tác điều tra, khảo sát địa hình các công trình ký hợp đồng kinh
tế với Viện.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công
tác khảo sát địa hình.
Khảo sát địa chính, đo đạc bản đồ giải phóng mặt bằng, bản đồ giao đất các
công trình xây dựng.
Thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về khảo sát
địa hình và một số nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
2.3. Phân tích hiện trạng công tác quản trị nguồn nhân lực Viện Quy
hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh.
2.3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực:
Viện có 115 lao động, chủ yếu hoạt động khoa học kỹ thuật mang tính thực
tiễn cao, am hiểu kinh tế xã hội, vì vậy phải qua đào tạo, có trình độ, có sức khỏe,
say mê công việc.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 39
Bảng 2.2. Theo cơ cấu giới tính
(Đơn vị: Người)
Giới tính
Số lượng
năm 2012
Cơ cấu (%)
Cơ cấu chuẩn
(%)
Nhận xét
đánh giá
Nam 85 74% 75% Đạt
Nữ 30 26% 25% Đạt
Tổng 115 100% 100%
(Nguồn phòng TCHC)
Nhận xét:
Do đặc thù công việc mang tính nghiên cứu và phải đi hiện trường thường
xuyên, đồng thời công việc phụ thuộc nhiều vào yêu cầu tiến độ của khách hàng,
đòi hỏi tính thường trực cao, vì vậy nhân lực nam chiếm tỷ trọng cao là hợp lý. Chủ
yếu tập trung ở bộ phận sản xuất như Giám sát công trình, khảo sát địa chất, địa
hình...Còn lao động nữ chủ yếu tập trung ở bộ phận nghiệp vụ như: Hành chính, kế
toán, kế hoạch.Về giới tính ta thấy tỷ lệ lao động nam và nữ khá lý tưởng. Viện
Quy hoạch là một đơn vị mang tính chuyên môn cao, tư vấn nhiều lĩnh vực trong
hoạt động xây dựng và quy hoạch đô thị vì vậy do đặc thù nghề nghiệp cũng rất ít
phụ nữ theo học nghề này, và đa phần tốt nghiệp chuyên nghành kế toán hoặc quản
trị kinh doanh.
Bảng 2.3. Theo cơ cấu khoảng tuổi
(Đơn vị: Người )
Khoảng tuổi
Số lượng
năm 2012
Cơ cấu (%)
Cơ cấu chuẩn
(%)
Nhận xét
đánh giá
Dưới 30 tuổi 48 41,7% 20% Thừa
Tuổi 30 - 39 44 38,2% 30% Đạt
Tuổi 40 - 49 14 12,1% 30% Đạt
Tuổi 49 - 59 09 08,0%% 20% Đạt
Tổng 115 100% 100%
(Nguồn phòng TCHC )
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 40
Nhìn vào bảng cơ cấu lứa tuổi ta thấy lực lượng trẻ dưới 30 tuổi khá cao
chiếm 41,7%, như vậy số năm kinh nghiệm còn thấp cần phải đào tạo và nâng cao
tay nghề . Bù lại lực lượng lao động từ 30 đến 40 tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao tới
38,2%. Đây là lực lượng nòng cốt cơ bản vừa có tuổi đời và tuổi nghề vững vàng,
nhiều kinh nghiệm, rất đáng quý. Cộng cả hai độ tuổi dưới 40 chiếm tỷ lệ tới 80%,
đây là tỷ lệ vàng cho bất cứ cơ quan nào vì tính ổn định và bền vững lâu dài cho
đơn vị về nguồn nhân lực. Tuổi lao động trên 50 tuổi thấp cũng là một thuận lợi
lớn, sẽ không bị xáo trộn nhiều khi phải thay thế.
Bảng 2.4. Theo cơ cấu lực lượng quan trọng
(Đơn vị: người)
Theo lực lượng
Số lượng
năm 2012
Cơ cấu (%)
Cơ cấu
chuẩn (%)
Đánh giá
mức độ đáp
ứng
Nhân viên 7 6% 10% Đạt
Chuyên môn, nghiệp vụ 91 79% 80% Đạt
Lãnh đạo, quản lý 17 15% 10% Đạt
Tổng 115 100% 100%
(Nguồn phòng TCHC)
Lực lượng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ là lao động chính, nền tảng cơ bản
của đơn vị chiếm 79%, là tỷ lệ cao và là động lực chính cho sự phát triển của đơn
vị. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ quản lý còn khá cao, như vậy khâu quản lý chưa hiệu quả.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 41
Bảng 2.5.Theo cơ cấu ngành nghề
(Đơn vị: người)
Theo ngành nghề
Số lượng năm
2012
Cơ cấu (%)
Cơ cấu
chuẩn %)
Đánh giá
Kiến trúc sư 32 27,8 % 30% Đạt
Kỹ sư xây dựng 36 31,3 25% Đạt
Kỹ sư đô thị 08 07,0% 10% Đạt
Kỹ sư điện 02 01,7% 02% Đạt
Kỹ sư khảo sát 05 04,2% 10% Thiếu
Cử nhân kinh tế 16 13,9% 10% Thừa
Cử nhân nội thất 03 02,6% 2% Đạt
Cao đẳng, trung cấp 06 05,2% 5% Đạt
Công nhân kỹ thuật 07 06,1% 6% Đạt
Tổng 115 100%
(Nguồn Phòng TCHC )
Nhận xét:
Nhìn vào bảng cơ cấu ngành nghề ta thấy rất đa dạng, những ngành nghề
chính đều đáp ứng yêu cầu.Tuy nhiên lực lượng khảo sát địa chất địa hình còn
mỏng. trong khi đó lực lượng cử nhân kinh tế, quản trị kinh doanh thừa (chủ yếu bố
trí ở các phòng nghiệp vụ như tài chính kế toán, kế hoạch, tổ chức hành chính và
100% là phụ nữ). Lực lượng nòng cốt là kiến trúc sư, kỹ sư đô thị, kỹ sư xây dựng
là chính, chiếm hơn 80%, đảm bảo năng lực hoạt động của đơn vị (xứng đáng là
đơn vị tư vấn hạng I theo quy định).
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 42
Bảng 2.6. Theo trình độ
(Đơn vị: người)
Trình độ
Số lượng năm
2012
Cơ cấu (%)
Cơ cấu
chuẩn
Đánh giá
Trên đại học 04 03,5% 15% Thiếu
Đại học 98 85,2% 75% Đạt
Cao đảng, trung cấp 06 05,2% 05% Đạt
Công nhân kỹ thuật 07 06,1% 05% Đạt
Tổng 115 100% 100%
(Nguồn: Theo hồ sơ năng lực của Viện Quy hoạch Quảng Ninh ).
* Nhận Xét:
Trình độ cán bộ trên đại học còn thấp (đơn vị mới thành lập), hiện tại mới có
04 thạc sỹ, hiện có 03 cán bộ đang chờ bảo vệ . Hiện tại Viện đang khuyến khích
cán bộ học nâng cao, phấn đấu năm 2015 đạt 10% cán bộ có trình độ trên đại học.
Tính tổng tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tới 88,7% tổng số lao
động của đơn vị. Số cán bộ quản lý có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 5, chiếm
29,4% tổng số cán bộ quản lý (5/17), đáp ứng yêu cầu. Số cán bộ được đào tạo kiến
thức quản lý nhà nước từ chuyên viên đến chuyên viên cao cấp là 11, chiếm 9,5%
(có 01 chuyên viên cao cấp; 05 chuyên viên chính; 05 chuyên viên ).
Căn cứ vào số liệu các bảng trên về số lượng , cơ cấu lao động theo từng chỉ
tiêu ta có thể đánh giá cơ bản mức độ đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, bổ xung
những chỉ tiêu thiếu, tinh giảm những chỉ thiêu thừa...
*Ưu điểm: Đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản
chính quy, năng động và sáng tao, ngành nghề phong phú đa dạng. Ban lãnh đạo có
năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp dày dạn, kinh qua nhiều chức vụ quản lý từ cơ
sở và đã trải qua thực tiễn vì vậy luôn chủ động sáng tạo trong điều hành, kết quả
sản xuất kinh doanh luôn luôn tăng trưởng bền vững.
*Nhược điểm: Cán bộ trẻ dưới 30 tuổi còn chiếm tỷ lệ cao vì vậy cần có thời
gian thử thách, rèn luyện nâng cao kỹ năng làm việc và trao dồi kiến thức thực tế
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 43
về kinh tế và xã hội. Cần thiết phải đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ trong thời gian tới.
- Các chuyên nghành của cán bộ nhân viên được đào tạo đa dạng vì vậy sự
phối hợp, xắp xếp các vị trí công việc cho phù hợp và phát huy hiệu quả và chuyên
môn hóa chưa cao. Việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ CBNV còn
hạn chế.
Đội ngũ cán bộ nhân viên gián tiếp(bộ phận nghiệp vụ quản lý ) còn chiếm tỷ
lệ cao, đặc biệt là chuyên môn về kinh tế và quản trị kinh doanh đang thừa.
2.3.2 Phân tích các nội dung công tác thu hút nguồn nhân lực tại VQH.
2.3.2.1 Xác định nhu cầu tuyển dụng của VQH.
Bảng 2.7: Nhu cầu tuyển dụng
STT Phòng ban và Trung tâm
Số lao động
định mức
Số lao động
thực tế 2012
Nhu cầu
1 Phòng Tổ chức Hành chính 12 12 0
2 Phòng Tài chính kế toán 05 05 0
3 Phòng Kế hoạch 05 05 0
4 Phòng Kỹ thuật 04 04 0
5 Trung Tâm Quy hoạch 25 20 05
6 Trung tâm Kiểm định 15 10 05
7 Xưởng Thiết kế Kiến trúc 25 24 01
8 Phòng Tư vấn Giám sát 13 10 03
9 Phòng Quản lý dự án 12 06 06
10 Đội Khảo Sát 20 15 05
11 Tổng số 136 111 25
(Nguồn Phòng TCHC - VQH)
Nhìn vào bảng 2.7. ta thấy nhu cầu cần tuyển dụng thêm trong năm 2013 là
25. Trong đó từng bộ phận cần tuyển chọn những lao động có chuyên môn phù
hợp. Ví dụ Trung tâm Quy hoạch cần tuyển thêm 05 lao động trong đó có 03 cán
bộ kỹ thuật, 01 kế toán bộ phận và 01 kế hoạch bộ phận. Tương tự các bộ phận
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn Thạc sĩ
Nguyễn Tất Thành Lớp: CH11AQTKD-HL 44
khác cũng căn cứ nhu cầu cần thiết mà tuyển chọn người phù hợp. Riêng khối quản
lý đã đủ người không cần tuyển nữa.
2.3.2.2 Công tác tuyển dụng:
Căn cứ vào yêu cầu công việc và kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, các dự báo về
cung cầu nhân lực, xác định nhu cầu nhân lực cần đáp ứng hàng năm Viện xây
dựng kế hoạch biên chế bổ xung trình Sở Xây dựng, Sở Nội vụ thẩm định, UBND
tỉnh phê duyệt. Sau khi có chỉ tiêu biên chế bổ xung, Viện Quy hoạch thành lập hội
đồng xét tuyển và đăng quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng để các ứng
viên nộp hồ sơ dự tuyển. Hội đồng tuyển dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện
công tác tuyển dụng theo kế hoạch bằng hình thức xét tuyển theo các tiêu chí đề ra
bằng cách cho điểm và bỏ phiếu.
Sơ đồ 2.2. Quy trình tuyển chọn
Quy trình tuyển chọn tại VQH gồm các bước như sau:
- Bước 1: Sàng lọc hồ sơ
Hồ sơ nộp tại phòng Tổ chức hành chính của Viện gồm có: sơ yếu lý lịch,
giấy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272737_4256_1951753.pdf