Luận văn Pháp luật điều chỉnh hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm tra, KTNB của các NHTM Việt Nam được xây dựng và vận hành trên cơ sở Luật các TCTD năm 1997 (có hiệu lực từ 01/10/1998) và Quy chế về kiểm tra, KTNB của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 3/1/1998 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Đây chính là nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống KTKSNB theo đúng nghĩa.

Quyết định 03/NHNN được ban hành nhằm khắc phục các nhược điểm của Pháp lệnh ngân hàng. Quyết định 03/NHNN có những nội dung cơ bản sau:

- Về tổ chức bộ máy: Quyết định 03/NHNN yêu cầu các TCTD phải thành lập bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc.

- Về chức năng nhiệm vụ: Kiểm tra thường xuyên hoạt động ngân hàng và kiểm toán các mặt nghiệp vụ kinh doanh theo định kỳ.

- Các quy định về chế độ phối hợp công tác, chế độ thông tin đảm bảo cho bộ máy phát huy tác dụng; các quy định về quyền và nghĩa vụ, chế độ đãi ngộ cho nhân viên làm công tác kiểm tra nội bộ.

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật điều chỉnh hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy trình, quy định nội bộ và cơ cấu tổ chức của TCTD được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lí kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà TCTD đã đặt ra. Mục đích tối thiểu được đặt ra đối với hệ thống kiểm soát nội bộ là: (i) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; (ii) Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lí trung thực, hợp lí, đầy đủ và kịp thời; (iii) Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. Quy chế yêu cầu TCTD phải thường xuyên đánh giá và đo lường rủi ro bằng những quy trình minh bạch và hiệu quả, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của ban lãnh đạo TCTD, các phòng, ban chuyên môn trong việc xây dựng và quản lí hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như trách nhiệm của NHNN trong hoạt động giám sát TCTD. Tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể mà TCTD có thể thành lập bộ phận chuyên trách về kiểm soát nội bộ chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc TCTD. Để hỗ trợ thực hiện các yêu cầu trên, KTNB được thành lập và hoạt động theo Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN. Theo quyết định này, KTNB của TCTD là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong TCTD, thông qua đó đơn vị thực hiện KTNB đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Quy chế KTNB đã xác định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của bộ máy KTNB cũng như trách nhiệm của các chức danh lãnh đạo TCTD trong hoạt động KTNB tại TCTD. Bằng việc ban hành riêng hai quyết định, NHNN đã phân biệt rõ thế nào là kiểm soát nội bộ, thế nào là KTNB. Đặc biệt NHNN đã rất coi trọng những nguyên tắc cơ bản là tính độc lập, tính khách quan và tính chuyên nghiệp của KTNB: tại khoản 1 Điều 7/Quyết định 37/NHNN đã quy định cụ thể về bộ máy KTNB được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát; Và tại Điều 4, Điều 5 trong quy định này cũng đã đưa ra các yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của KTNB. Phần lớn quá trình xây dựng các quy định trong hai Quyết định này đã áp dụng thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ở hai quyết định này vẫn còn một số những hạn chế: Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 8/Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa quy định cụ thể về việc có thành lập hay không thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc (Giám đốc); và tại khoản 2 Điều này quy định về trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm soát chuyên trách là kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của TCTD; giúp Tổng giám đốc thực hiện việc tự kiểm tra để tổng hợp, rà soát, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại, sai phạm trong mọi hoạt động nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ...Việc “để mở” một số quy định nhằm nâng cao tính tự chủ cho các TCTD tự quyết định cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế là cần thiết, nhưng nếu quy định bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc sẽ trùng với một số chức năng, nhiệm vụ của bộ phận KTNB, dẫn đến chồng chéo chức năng gây lãng phí nguồn lực, kém hiệu quả; hơn nữa, nếu quy định bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc sẽ không đảm bảo tính độc lập, khách quan nên kết quả bị hạn chế. Thứ hai, về tiêu chuẩn đối với người làm công tác KTNB tại Điều 8 Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN, không quy định về số năm kinh nghiệm đối với cán bộ làm KTNB nói chung; riêng với Trưởng, Phó KTNB quy định tối thiểu là 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng là chưa có tính khả thi (chưa thể tích lũy đủ kinh nghiệm chuyên môn, nghề nghiệp). c) Hệ thống KTKSNB được tổ chức hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Luật các TCTD năm 2010 về cơ bản đã khắc phục những nhược điểm của Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004: tại Điều 40/Luật các TCTD năm 2010 quy định: - Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của NHNN và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. - TCTD phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để bảo đảm: (i) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; (ii) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; (iii) Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. - Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phải được KTNB, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ. Điều 41/Luật các TCTD năm 2010 quy định: - TCTD phải thành lập KTNB chuyên trách thuộc Ban kiểm soát. - KTNB thực hiện rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong TCTD; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. - Kết quả KTNB phải được báo cáo kịp thời Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản dưới luật của NHNN hướng dẫn thực hiện Luật các TCTD năm 2010 về hệ thống KTKSNB. Luật các TCTD năm 2010 cũng không có quy định về quan hệ giữa KTNB với Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN. 1.2.2.2. Hệ thống văn bản nội bộ của ngân hàng thương mại - cơ sở quan trọng khi thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ a) Khái niệm: Văn bản nội bộ của NHTM là loại văn bản tồn tại trong môi trường hoạt động của NHTM; Các văn bản này không dùng giao dịch với bên ngoài. Hệ thống các văn bản quản lý nội bộ NHTM do các cấp quản lý của NHTM ban hành: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành. b) Các loại văn bản nội bộ: Điều lệ hoạt động; văn bản do Hội đồng quản trị ban hành - đó là các văn bản chính sách có tính ổn định cao, quy định các vấn đề lớn liên quan đến tổ chức hoạt động của NHTM (Quy chế, cơ chế, quy định); văn bản do Ban điều hành ban hành - quy định các vấn đề cụ thể, tính ổn định không cao (Quyết định, quy định, quy trình nghiệp vụ). c) Vai trò của hệ thống văn bản nội bộ: - Văn bản nội bộ được ban hành nhằm cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, phù hợp mục tiêu của NHTM. Trong quá trình hoạt động, các NHTM được tự chủ ban hành văn bản nội bộ nhằm mục đích quản trị và điều hành hoạt động của NHTM, không trái với các quy định của pháp luật. Vì vậy, giữa văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và văn bản nội bộ của NHTM có mối quan hệ mật thiết với nhau: (i)Văn bản quy phạm pháp luật là tiền đề, định hướng để NHTM ban hành văn bản nội bộ, cho nên khi văn bản quy phạm pháp luật thay đổi sẽ làm thay đổi văn bản nội bộ của NHTM; (ii)Nếu các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phù hợp với thực tiễn khách quan, sẽ tạo tiền đề, định hướng cho NHTM ban hành văn bản nội bộ có tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM và ngược lại; (iii)Trong quá trình ban hành văn bản nội bộ, bản thân các cấp quản lý trong NHTM cũng góp phần rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ ban hành văn bản nội bộ, và có những kiến nghị kịp thời với các cơ quan quản lý Nhà nước sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trái luật định hoặc không có tính khả thi trong quá trình áp dụng vào thực tiễn hoạt động. - Văn bản nội bộ được ban hành làm cơ sở để tiến hành kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHTM: Thứ nhất, kiểm tra, KTNB chỉ được tiến hành trên cơ sở các hệ thống chuẩn mực, làm thước đo cho hoạt động kiểm tra, KTNB. Các văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định những nguyên tắc tổ chức hoạt động chung nhất của hệ thống KTKSNB, còn việc xây dựng mô hình tổ chức như thế nào, cơ cấu tổ chức ra sao do NHTM tự quyết định phù hợp với quy mô, mục tiêu hoạt động của chính NHTM. Bên cạnh đó, một số chuẩn mực mang tính nguyên tắc bắt buộc phải được cụ thể hóa bằng các quy chế, quy trình nghiệp vụ, như: Quy định trách nhiệm, quyền hạn kiểm tra, KTNB; Chế độ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Chế độ thông tin, báo cáo; Quy trình giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ;... làm cơ sở để tiến hành kiểm tra, KTNB. Hơn nữa, việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản nội bộ phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy chế quy định của Nhà nước. Những văn bản nội bộ ban hành không phù hợp với quy định của pháp luật phải được bãi bỏ kịp thời và KTV vừa đóng vai trò là người phát hiện ra các sai phạm của văn bản nội bộ để kiến nghị bãi bỏ, vừa là người tiên phong chống lại việc sử dụng các văn bản nội bộ trái luật nếu sử dụng để làm căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động của NHTM. Thứ hai, bên cạnh các văn bản nội bộ được ban hành liên quan đến tổ chức hoạt động của hệ thống KTKSNB thì các NHTM còn ban hành các chuẩn mực về chuyên môn nghiệp vụ (phù hợp mục tiêu hoạt động, không trái luật) như các quy định, quy trình nghiệp vụ về cho vay, đầu tư, huy động vốn, lãi suất, bảo mật thông tin, kế toán - tài chính, xây dựng cơ bản... làm cơ sở, thước đo để tiến hành kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu, đánh giá việc tuân thủ và có những kiến nghị kịp thời, chính xác để khắc phục các sai sót, vi phạm trong tác nghiệp; đó cũng là những chuẩn mực để KTNB kiểm tra việc tuân thủ của các nhân viên thừa hành, vì nếu coi các tác nghiệp là việc làm đương nhiên không cần phải viết thành quy định, quy trình thì KTNB không có cơ sở để kết luận đúng, sai và việc thực thi nhiệm vụ của KTNB là vô nghĩa. Yếu tố môi trường kiểm soát - một trong năm bộ phận cấu thành của hệ thống KTKSNB - được thể hiện tập trung nhất trong hoạt động này. Như đã phân tích, môi trường kiểm soát bao gồm quan điểm, cách thức điều hành và công tác kế hoạch của Ban lãnh đạo NHTM, sự tham gia của những người chịu trách nhiệm quản trị doanh nghiệp, hiệu quả của cơ cấu tổ chức, tính hợp lý của các kế hoạch và mức độ tin cậy của các ước tính của Ban lãnh đạo. Hay nói cách khác, đối với NHTM, môi trường kiểm soát bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy; cơ chế phân cấp, phân quyền, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực quản trị và điều hành của các cấp lãnh đạo trong NHTM. Do đó, hiệu quả của hệ thống KTKSNB luôn phụ thuộc vào quan điểm, thái độ, năng lực quản trị và điều hành của Ban lãnh đạo NHTM. Nếu Ban lãnh đạo NHTM luôn coi trọng hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ thì các văn bản nội bộ được ban hành sẽ mang tính thực tiễn cao, và đó là cơ sở để thiết lập, duy trì hoạt động của hệ thống KTKSNB và cũng là căn cứ, chuẩn mực để tiến hành kiểm tra, kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả cao nhất (ví dụ như các quy định về quy trình, thủ tục, quan hệ giữa các bộ phận trong quản lý thu chi, sử dụng và bảo quản tài sản, quy định về cho vay và bảo đảm tiền vay...). Hơn nữa, nếu Ban lãnh đạo NHTM hiều biết công việc kiểm soát cùng với hệ thống chính sách thủ tục kiểm soát được ban hành đầy đủ, đó là biểu hiện của người quản lý có năng lực, quan tâm và coi trọng công tác kiểm soát, kiểm toán thì hệ thống KTKSNB hoạt động mới có hiệu quả; một hệ thống các chính sách, quy chế, thủ tục về kiểm soát, kiểm toán nội bộ đầy đủ là biều hiện của một môi trường kiểm soát có hiệu lực, qua đó cũng thiết lập cơ cấu tổ chức hợp lý trong NHTM, với đội ngũ nhân viên có năng lực, có trách nhiệm trong công việc và không ngừng vận động, đổi mới để thích nghi với môi trường làm việc ngày càng khắc nghiệt hơn; bên cạnh đó, môi trường kiểm soát có hiệu lực giúp cho các nhân viên trong đơn vị luôn có ý thức tuân thủ đầy đủ quy chế quản lý của đơn vị đã được ban hành, do đó góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ nhân viên. Kết luận Chương 1 Đối với các doanh nghiệp nói chung và hệ thống NHTM nói riêng, hệ thống KTKSNB vững mạnh sẽ đem lại những lợi ích, như: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh (rủi ro tín dụng, đầu tư; rủi ro lãi suất; rủi ro tỷ giá...); góp phần bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát do gian lận, lừa gạt; đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính; đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của NHTM cũng như các quy định của pháp luật; đảm bảo hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư, khách hàng... Chương 1 đã đưa ra các vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò của hệ thống KTKSNB trong NHTM; các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức hoạt động của hệ thống KTKSNB kể từ khi có Pháp lệnh ngân hàng; bên cạnh đó, Chương 1 cũng đã phân tích vai trò của hệ thống các văn bản nội bộ của NHTM đối với tổ chức hoạt động của hệ thống KTKSNB và giải quyết mối quan hệ giữa các quy định của Nhà nước và quy định nội bộ của NHTM nói chung, đối với hệ thống KTKSNB nói riêng. Chương 2 KHẢO CỨU HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH Năm 1997, Luật NHNN và Luật các TCTD ra đời, đánh dấu một bước tiến quan trọng về hoạt động ngân hàng. Luật này một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của mô hình ngân hàng hai cấp, xác định rạch ròi hơn chức năng nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng, đồng thời mở ra khả năng hoạt động to lớn cho các TCTD Việt Nam tiến tới hòa nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Từ khi có Luật các tổ chức tín dụng đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam tuy có những thăng trầm, nhưng thực sự đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, đáp ứng vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước phát động. Các NHTM quốc doanh là lực lượng chủ lực với vai trò chi phối toàn bộ hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Các NHTM vừa chịu sự điều chỉnh bởi Luật các TCTD, vừa chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, mô hình tổ chức có khác các loại hình tổ chức tín dụng khác, một số chức danh chủ chốt của ngân hàng như Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng do Thủ tướng chính phủ hoặc Thống đốc NHNN Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Yêu cầu đổi mới toàn diện được đặt ra tiên quyết đối với các NHTM Nhà nước để thích nghi với cơ chế mới và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các NHTM quốc doanh lại càng mới mẻ hơn vì chưa có tiền lệ trước đây. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn áp dụng sớm nhất hoạt động kiểm soát nội bộ (từ Quyết định số 176/QĐ/HĐQT-02 ngày 14/12/1998 về quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ) với tổ chức chân rết đến tận chi nhánh ngân hàng huyện. Tuy nhiên, thời kỳ đầu, kiểm tra, KTNB của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu vẫn là kiểm soát các chứng từ kế toán phát sinh trong ngày giao dịch mà chưa phải là sự độc lập của kiểm soát nội bộ đúng nghĩa. Hoạt động KTKSNB của NHNT được triển khai từng bước chặt chẽ hơn (từ Quyết định số 103/QĐ-HĐQT-NHNT ngày 10/7/1998 về quy chế tổ chức hoạt động kiểm tr kiểm toán nội bộ của NHNT). Hoạt động KTKSNB của NHĐT được triển khai chậm nhất (từ Quyết định 1208/QĐ/KTNB ngày 12/6/2000 về quy chế tổ chức hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ) nhưng dần đi vào ổn định. Nói chung, thời kỳ đầu, hoạt động KTKSNB của các NHTM còn lúng túng, chưa rõ chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt nhiệm vụ kiểm soát tuân thủ, kiểm soát quy trình tác nghiệp, kiểm soát hệ thống vận hành chưa được coi trọng. Chỉ tập trung kiểm soát tài chính, kiểm tra tín dụng mà chưa đề cao trách nhiệm đánh giá rủi ro trong kinh doanh; chưa đào tạo cơ bản cho kiểm toán viên; Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, ban lãnh đạo NHTM chưa thực sự đánh giá đúng mức tầm quan trọng của hoạt động KTKSNB; do đó, chỉ dừng lại ở chủ trương chung, còn việc triển khai kém hiệu quả [11, tr. 53-54]. Từ khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004) và trên cơ sở pháp lý quan trọng đó, NHNN đã ban hành Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN về “Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD” và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN về “Quy chế KTNB của TCTD”. Bằng việc ban hành riêng hai quyết định, NHNN đã phân biệt rõ thế nào là kiểm soát nội bộ, thế nào là KTNB. Đặc biệt NHNN đã rất coi trọng những nguyên tắc cơ bản là tính độc lập, tính khách quan của KTNB, tính hiệu lực hiệu quả của hệ thống KTKSNB. Cụ thể, tại Khoản 1/Điều 7/Quyết định 37 quy định về bộ máy của kiểm toán nội bộ được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát; và tại Điều 4, Điều 5 Quyết định này cũng đã đưa ra các yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ. Phần lớn việc xây dựng các quy định trong hai quyết định này đã áp dụng thông lệ quốc tế. Căn cứ vào hai quyết định trên, các NHTM đã tổ chức lại bộ máy KTNB như Trụ sở chính thành lập Ban kiểm soát và Phòng/Ban KTNB do Ban Kiểm soát HĐQT quản lý, Ở các chi nhánh có các Phòng KTNB hoặc Phòng KTNB khu vực (NHCT; NHĐT). Hoạt động kiểm tra, kiểm soát và KTNB mới chỉ thực sự đi vào khuôn khổ và dần ổn định kể từ khi có các quy định trên. Cho đến nay, các quy định này vẫn đang còn hiệu lực, NHNN Việt Nam chưa có văn bản thay thế các quyết định trên. 2.1. Khảo cứu hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại một số Ngân hàng Thương mại 2.1.1. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Công thương Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập sau khi có Pháp lệnh ngân hàng - Hợp tác xã tín dụng - Công ty tài chính. Hiện nay, có 152 chi nhánh khắp mọi tỉnh thành trên cả nước. Khi mới thành lập, số cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán là 167 [11, tr. 62]. Đến năm 2010, Bộ máy kiểm tra, KTNB có 101 phòng kiểm tra, KTNB tại chi nhánh và Văn phòng đại diện, với 457 lao động, kiểm tra hoạt động của các chi nhánh trong toàn hệ thống NHCT [8]. Từ khi có Quyết định 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03 tháng 01 năm 1998, Ngân hàng Công thương đã khẩn trương điều chỉnh lại mô hình tổ chức nói chung, và hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ nói riêng. Một trong những nội dung quan trọng là giải quyết hậu quả của gánh nặng nợ khó đòi (trong đó chủ yếu là từ vụ án Epco-Minh Phụng). Vì thế, việc chấn chỉnh công tác kiểm tra, KTNB trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhằm thực hiện Quyết định 03/1998/QĐ-NHNN3, Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành Quyết định số 066/QĐ-HĐQT-NHCT17 ngày 12/5/2000 về Quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm toán ngân hàng Công thương Việt Nam. Quy chế này quy định mô hình tổ chức; Nhiệm vụ của bộ máy kiểm tra kiểm toán và xét khiếu tố; Quyền hạn của kiểm tra kiểm toán và xét khiếu tố; Tiêu chuẩn của kiểm tra viên và kiểm toán viên. Theo quy chế này, mô hình tổ chức của Bộ máy kiểm tra gồm: Phòng kiểm tra kiểm toán và xét khiếu tố tại trụ sở chính; Phòng kiểm tra kiểm toán và xét khiếu tố tại Văn phòng đại diện; Phòng (tổ) kiểm tra tại chi nhánh - do Chi nhánh quản lý. Tuy nhiên, mô hình Phòng kiểm tra nội bộ tại chi nhánh (do Giám đốc điều hành) đã bộc lộ những hạn chế, kém hiệu quả vì: Giám đốc chi nhánh vừa chỉ đạo hoạt động kinh doanh, vừa chỉ đạo hoạt động kiểm tra theo cơ chế phân cấp và uỷ quyền, nên công tác kiểm tra thiếu tính độc lập, thiếu khách quan. Trên thực tế, có nhiều Giám đốc chi nhánh coi nhẹ hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, bố trí cán bộ thiếu năng lực làm công tác kiểm tra. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm tra tại Chi nhánh còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công, quyền lợi vật chất và tinh thần đều bị chi phối, nên không có những đánh giá, kiến nghị khách quan về tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, dẫn đến việc kiểm tra mang nặng tính hình thức, không có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống. Thực trạng trên, đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ theo hướng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, nhằm nâng cao tính khách quan và hiệu quả hoạt động của bộ máy KTKSNB, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004, Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 107/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 11/05/2005 về quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Bộ máy KTKSNB Ngân hàng Công thương được tổ chức thành hệ thống, đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam. Mô hình tổ chức của Bộ máy Kiểm tra kiểm soát nội bộ bao gồm: Ban KTKS nội bộ tại trụ sở chính; 02 Phòng KTKS nội bộ tại Văn phòng đại diện Miền Trung và Miền Nam; 81 Phòng KTKSNB tại Sở giao dịch, Chi nhánh cấp I; với biên chế 425 cán bộ và sẽ tiếp tục được bổ sung những cán bộ có năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Quy chế cũng quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ máy KTKSNB; nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận cấu thành, các chức danh, cán bộ kiểm tra trong Bộ máy. Một điểm mới quan trọng là Bộ máy KTKSNB được độc lập trong hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, hoạt động theo phương thức giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp. Bộ máy KTKSNB có chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước, của ngành, Điều lệ và các quy định nội bộ của hệ thống Ngân hàng Công thương; bổ sung hoàn thiện quy chế, cơ chế quản lý, quản trị điều hành của NHCT Việt Nam phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn hoạt động. Giúp Tổng Giám đốc điều hành thông suốt, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Sau khi hoạt động theo Quy chế mới, Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ Ngân hàng Công thương Việt Nam bước đầu hoạt động ổn định, từng bước nắm diễn biến hoạt động kinh doanh, cảnh báo sai sót vi phạm, tham mưu đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Kết quả hoạt động theo mô hình tổ chức mới cho thấy, KTKSNB đã phát hiện được nhiều sai phạm xảy ra trong hoạt động kinh doanh ở nhiều chi nhánh thông qua công tác kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh (hoạt động cho vay, đầu tư; kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ, xu hướng biến động chất lượng tín dụng...), các kiến nghị của KTKSNB mang tính khách quan có chất lượng; KTKSNB đã đưa ra nhiều cảnh báo rủi ro, bài học kinh nghiệm, và được công bố rộng rãi trong toàn hệ thống. Bên cạnh đó, KTKSNB đã thực hiện rà soát các văn bản nội bộ và đưa ra các kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời đảm bảo tuân thủ pháp luật, có tính khả thi cao [8]. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động theo mô hình kiểm tra kiểm soát trực tuyến cũng có những bất cập là: - Bộ máy kiểm tra đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc, trong khi lại kiểm tra chính hoạt động của Ban điều hành, nên vẫn không đảm bảo tính độc lập, khách quan. - Do mạng lưới các phòng kiểm tra nằm ở hầu hết các chi nhánh, trên phạm vi toàn quốc, nên việc điều hành gặp rất nhiều khó khăn. - Tình trạng địa phương hoá ở các Phòng kiểm tra tại Chi nhánh rất lớn; thực trạng “đầu voi, đuôi chuột” diễn ra phổ biến: mặc dù bộ máy kiểm tra trực thuộc Tổng giám đốc, nhưng thực chất không có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức, lề lối làm việc của bộ phận kiểm tra tại chi nhánh, do Phòng kiểm tra vẫn đặt tại Chi nhánh, chịu sự chi phối đáng kể của Giám đốc chi nhánh trong quá trình hoạt động. - Không quy định cụ thể tiêu chuẩn của cán bộ làm công việc, kiểm tra kiểm toán, tiêu chuẩn các chức danh trong bộ máy kiểm tra. - Không có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Bộ máy kiểm tra kiểm toán. Do đó, trình độ cán bộ kiểm tra bất cập nên khả năng kiểm tra, phát hiện kịp thời các sai sót rất hạn chế, không theo kịp tốc độ phát triển công nghệ mới trong ngành Ngân hàng. - Không có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ làm công tác kiểm tra, hiện đang là vấn đề cơ bản để đảm bảo phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra. Sau khi Ngân hàng Công thương Việt Nam được cổ phần hóa (tháng 07/2009) thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank); Để khắc phục các nhược điểm của Quy chế 107, đặc biệt sau khi có Quyết định số 36/NHNN và Quyết định số 37/NHNN, để phù hợp với các quy định của hai quyết định này, ngày 20/3/2009, Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam ban hành Quyết định số 132/QĐ-HĐQT-NHCT17 v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật điều chỉnh hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ.doc
Tài liệu liên quan