Luận văn Pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn ở tỉnh Vĩnh Phúc

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM

XÃ HỘI . 7

1.1. Khái niệm, vai trò của bảo hiểm xã hội . 7

1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xã hội . 7

1.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội . 8

1.2. Pháp luật về bảo hiểm xã hội . 9

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về bảo hiểm xã hội . 9

1.2.2. Điều chỉnh pháp luật về bảo hiểm xã hội. 10

1.2.3. Nội dung pháp luật về bảo hiểm xã hội . 12

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về bảo hiểm xã hội . 25

1.3.1. Yếu tố chính trị. 25

1.3.2. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế . 26

1.3.3. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước. 27

1.3.4. Nhận thức của các cơ quan có thẩm quyền trong tham mưu ban hành văn

bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. 29

1.3.5. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong tham mưu xây dựng,

ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội . 30

Tiểu kết chương 1. 32

Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ

HỘI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC. 33

2.1. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại tỉnh

Vĩnh Phúc. 33

2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội. 33

2.1.2. Tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. 35

2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại tỉnh Vĩnh Phúc. 39

2.2.1. Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. 39

pdf93 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về bảo hiểm xã hội từ thực tiễn ở tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vành đai IV thành phố Hà Nội... Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi và khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội: - Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... nhưng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía. - Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 có khoảng 1003,0 ngàn người. Trong đó: dân số nam khoảng 497 ngàn người (chiếm 49,5%), dân số nữ khoảng 506 ngàn người (chiếm 50,5%). Dân số trung bình năm 2010 khoảng 1010,4 ngàn người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây khá cao, năm 2014 là 14,92‰, năm 2015 là 14,13‰, năm 2016 là 14,1‰ Trong những năm gần đây, mặc dù có sự phát triển kinh tế xã hội khá nhanh, sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ kéo theo cơ hội việc làm mới. Công tác giải quyết việc làm của tỉnh được tiến hành tích cực. Xuất phát từ điều kiện đặc thù của tỉnh (gần thủ đô Hà Nội, đầu mối giao lưu với các tỉnh Tây - bắc Bắc Bộ,), trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, ngoài số lượng dân số tăng tự nhiên, dự báo có một lượng đáng kể lao động ngoài tỉnh đến Vĩnh Phúc làm việc (trong các khu công nghiệp và các hoạt động kinh tế – xã hội khác ngoài các khu công nghiệp...). Quy mô dân số Vĩnh Phúc do vậy 35 phụ thuộc đáng kể vào: 1) Việc đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực trong tỉnh vào các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn (đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ); 2) Lực lượng lao động di cư cơ học từ ngoài tỉnh tham gia vào các hoạt động công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, dự báo dân số Vĩnh Phúc gắn liền với việc bố trí phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả dự báo dân số trên phương án chọn, theo đó lực lượng lao động trong tỉnh được chuẩn bị tốt và cơ bản được sử dụng vào các hoạt động kinh tế - xã hội trong triển vọng đến năm 2020. Cộng đồng dân cư tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt. Có thể nói, cùng với cả nước, lịch sử phát triển của tỉnh gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học. Trong kháng chiến chống Pháp, trên đất Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều chiến công hiển hách như Chiến thắng Xuân Trạch, chiến dịch Trần Hưng Đạo. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tỉnh là nơi đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, có các anh hùng quân đội tiêu biểu như Trần Cừ, Nguyễn Viết Xuân, có những con người sáng tạo, năng động như đồng chí Kim Ngọc... Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy cho đến ngày nay. Hiện tại, tỉnh có nguồn lao động dồi dào, trong đó, chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho lao động của tỉnh. 2.1.2. Tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được chính thức ra đời ngày 16/2/1995, đến nay đã gần 30 năm, vinh dự được Đảng và Nhà nước giao trọng trách tổ chức thực hiện những chính sách trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. 36 Cơ quan BHXH được tổ chức theo Nghị định số 94/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam; Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương. Hiện nay, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đang hoạt động với quy mô 11 phòng chức năng và 9 đơn vị BHXH các huyện, thành phố trực thuộc, với tổng số 203 cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng. Ban Giám đốc: gồm 01 giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Các cơ quan BHXH tại tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, thực hiện quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức. BHXH tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế); quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH tỉnh Vĩnh Phúc chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc: - Xây dựng, trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt. 37 - Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định. - Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia. - Thực hiện chế độ một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện, tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện); thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện theo quy định. - Thực hiện giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chỉ đạo hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định. - Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định. - Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định. - Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh; bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế. - Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiển y tế trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc. - Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành. 38 - Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. - Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động Bảo hiểm xã hội tỉnh. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. - Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn. - Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện triển khai thực hiện theo quy định. 39 - Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội tại tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1. Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội 2.2.1.1. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trên địa bàn giai đoạn 2014-2018 - Thực hiện cấp sổ BHXH: Sổ BHXH là cơ sở pháp lý để giải quyết các chế độ BHXH, vì thế công tác cấp sổ BHXH luôn được cơ quan BHXH tỉnh quan tâm thực hiện Bảng 2.1: Số sổ BHXH đƣợc cấp và chốt tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: người Cấp sổ BHXH Chốt sổ BHXH Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2015 Tổng số sổ phải cấp 1.256 1.694 1.837 2.860 5.049 Số sổ đã cấp 1.036 1.425 1.677 2.432 4.844 Số sổ chƣa cấp 220 269 160 428 205 Tổng số sổ phải chốt 1.021 1.672 1.376 2.044 1.079 Số sổ đã chốt 938 1.536 1.115 1.922 947 Số sổ chƣa chốt 83 136 261 122 132 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc) 40 - Công tác cấp thẻ BHYT: Bảng 2.2: Công tác cấp thẻ BHYT tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: người Số thẻ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số thẻ cấp mới 18.605 22.298 26.305 21.130 22.941 Số thẻ gia hạn 13.365 12.255 14.048 19.396 25.722 Số thẻ hết hạn 3.289 4.327 3.440 7.064 9.625 Số thẻ giảm do trả thẻ 1.765 1.052 1.385 3.047 4.525 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc) 2.2.1.2. Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc a) Chế độ ốm đau, thai sản BHXH tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm đến lợi ích của người lao động nên luôn hoàn thành tốt công tác chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng chi trả chế độ ốm đau, thai sản cụ thể như sau: Bảng 2.3: Kết quả chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dƣỡng sức giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng tiền chi Tổng lƣợt ngƣời Trợ cấp ốm đau Trợ cấp Thai sản Trợ cấp DSPHSK Số lƣợt ngƣời Số tiền Số lƣợt ngƣời Số tiền Số lƣợt ngƣời Số tiền 2015 24.324 11.288 9.239 3.594 1.636 19.904 413 826 2016 28.188 13.341 11.025 4.253 1.821 22.945 495 990 2017 29.815 16.318 13.229 4.926 2.478 23.423 611 1.466 2018 34.970 18.960 15.677 6.305 2.628 27.093 655 1.572 2019 47.741 24.149 19.975 8.570 3.014 36.224 1.160 2.947 (Nguồn BHXH tỉnh Vĩnh Phúc) 41 Qua bảng số liệu 2.3 trên ta thấy, số lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp DSPH tăng qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2019, số lượt người được chi trả 24.149 lượt người trong khi đó năm 2018 là 18.960 lượt người (tương đương 21.49% tức tăng 5.186 lượt người). b) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Bảng 2.4: Kết quả chi trả chế độ TNLĐ-BNN tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2019 Kết quả chi trả Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền Trợ cấp hàng Tháng 192 107,5 202 113,5 207 127 240 190.3 242 191, 9 Trợ cấp 1 lần 9 67,5 12 93,6 10 80,3 18 154,8 11 81,4 Trợ cấp phục vụ 1 13,8 1 13,8 1 13,8 1 13,8 1 13,9 Tổng 218 1600, 3 218 1600, 3 218 1600, 3 259 1704,8 252 1672,6 (Nguồn BHXH tỉnh Vĩnh Phúc) c) Hưu trí Nhìn chung, các quy định về chế độ hưu trí trong Luật BHXH hiện hành đã tương đối hợp lý về điều kiện nghỉ hưu, điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH, điều chỉnh lương hưu... đã tạo được sự đồng tình của đa số NLĐ và từng bước cải thiện cuộc sống của người về hưu. Tuy nhiên, trước sự tăng trưởng của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng nguồn lao động có chất lượng cao, và xu hướng già hóa dân số, chế độ hưu trí tại Luật BHXH đã bộc lộ một số bất cập sau: Việc quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ thấp hơn tuổi nghỉ hưu của 42 lao động nam chỉ hợp lý đối với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Việc quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ nói chung sớm hơn nam 5 tuổi vừa tạo nên sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, hạn chế sự thăng tiến, đồng thời vừa gây lãng phí nguồn lao động (đặc biệt là những lao động có sự tích luỹ nhiều kinh nghiệm cần thiết trong công tác nghiên cứu), vừa dẫn đến quỹ BHXH phải chi trả cho những người có khả năng và nhu cầu làm việc, có thể sau khi nghỉ hưu vẫn làm việc có thu nhập. Theo lộ trình tăng tỷ lệ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của Luật BHXH thì từ năm 2014 trở đi, mức đóng BHXH của NLĐ và NSDLĐ là 22% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Trong khi đó, mức hưởng BHXH một lần vẫn quy định: mỗi năm đóng BHXH người lao động được hưởng 2 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ 2014 trở đi (1,5 tháng cho những năm đóng trước 2014). Quy định này là thiệt thòi cho NLĐ và chưa đảm bảo được nguyên tắc đóng – hưởng. Mức lương hưu hiện nay còn thấp so với nhu cầu cuộc sống của người về hưu: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay thấp hơn nhiều so với thu nhập thực tế của người lao động. Điều đó dẫn đến tình trạng mặc dù tỷ lệ % hưởng lương hưu khá cao (tối đa 75%) nhưng mức lương hưu của người nghỉ hưu còn thấp so với nhu cầu của cuộc sống, điều này cũng gây một áp lực lớn đối với quỹ BHXH trong việc điều chỉnh lương hưu. Việc áp dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hiện nay các doanh nghiệp nhà nước trước đây chuyển thành công ty cổ phần được vận dụng hệ số lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định làm căn cứ đóng BHXH nhưng thực tế một số doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định việc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tiền lương do đó ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ trong việc tính hưởng các chế độ BHXH. Theo quy định lương hưu của NLĐ được nhận kể từ tháng liền kề với tháng nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH cũng đang gây khó khăn đối với một số 43 trường hợp do chủ SDLĐ chậm nộp hồ sơ, do đó NLĐ không được nhận lương hưu các tháng chậm nộp hồ sơ, bị thiệt hại quyền lợi cho NLĐ. Cũng theo quy định của Luật BHXH người tham gia BHXH trên 20 năm, chưa đủ tuổi về hưu, bị ốm nhưng xin hưởng 01 lần không được giải quyết. Từ năm 2014 đến năm 2018 Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh lương hưu và nhiều văn bản điều chỉnh phụ cấp các loại làm tăng thêm khối lượng công việc rất lớn, nhưng BHXH tỉnh luôn thực hiện nhanh, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người hưởng lương hưu. Hệ thống hưu trí hiện hành của Việt Nam còn thiếu đa dạng, chính vì vậy áp lực về vấn đề cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn và vấn đề mức lương hưu đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu đang là vấn đề đáng quan tâm. Năm 2014, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nhận 1244 người hưởng chế độ hưu trí bao gồm hưu viên chức và hưu quân đội, năm 2015 là 1498 người, năm 2016 là 1361 người, đến năm 2018 là 1022 người. Trong đó, người nghỉ hưu trước tuổi chiếm 58%, bình quân tuổi nghỉ hưu là 57 tuổi đối với nam, 53 tuổi đối với nữ. Bảng 2.5: Kết quả chi trả chế độ hƣu trí tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: người Hƣu viên chức và quân đội Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời Số ngƣời 1244 1498 1361 1434 1022 (Nguồn BHXH tỉnh Vĩnh Phúc) d) Tử tuất Đối tượng: Người lao động làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp lao động, bệnh nghề nghiệp. Trường hợp được hưởng: Thân nhân của người chết bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 15 tuổi (hoặc đi học thì chưa đủ 18 tuổi) bố, mẹ, vợ, chồng 44 đã hết tuổi lao động, số người được hưởng không quá 4 người. Trường hợp không có thân nhân hưởng hàng tháng thì được hưởng một lần. Điều kiện được hưởng: Đã đóng phí BHXH đủ 15 năm trở lên, người bị tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp chết, người được hưởng trợ cấp hàng tháng chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp hàng tháng. Nếu có thời gian tham gia BHXH dưới 15 năm (trừ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp) thì chỉ nhận trợ cấp một lần. Năm 2015, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chi trả cho 838 người là thân nhân của người đang đóng, đang bảo lưu BHXH hoặc đang hưởng lương hưu hàng tháng chết hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng với số tiền là 4,728 tỷ đồng. Năm 2016, là 935 người với số tiền 5,571 tỷ đồng. Năm 2017, là 1.028 người với số tiền 6,291 tỷ đồng. Năm 2018, là 1.133 người với số tiền 7,078 tỷ đồng. Năm 2019, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chi trả cho 725 trường hợp với số tiền 4,581 tỷ đồng. Trong đó số đối tượng hưởng trợ cấp thuộc nguồn NSNN chi trả so với nguồn quỹ BHXH chiếm tỷ lệ lớn hơn về đối tượng và số tiền chi trả. 2.2.2. Thực hiện các quy định về quỹ bảo hiểm xã hội Khi công tác quản lý thu, quản lý chi được đảm bảo thực hiện tốt thì sẽ đảm bảo được sự cân đối quỹ. Cho nên công tác quản lý thu, chi rất quan trọng và luôn được BHXH tỉnh đặt lên hàng đầu. Trong những năm qua, quỹ BHXH của tỉnh Vĩnh Phúc, luôn được quản lý chặt chẽ, công khai và minh bạch. Các chính sách, chế độ được hạch toán và quyết toán đúng, đủ, kịp thời, không xảy ra sai sót, thất thoát. Các chi phí như chi quản lý bộ máy, mua sắm tài sản cố định, chi phúc lợi đơn vị, đầu tư xây dựng cơ bản đều được hạch toán rõ ràng, tiết kiệm và hiệu quả, tránh lãng phí, tiêu cực. Trong 5 năm qua, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện công tác thu các chế độ BHXH giai đoạn 2015-2019 như sau: 45 Bảng 2.6: Kết quả thu BHXH, BHYT tại BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn BHXH tỉnh Vĩnh Phúc): Qua bảng số liệu 2.6 trên ta thấy kết quả thu BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2019 thì vẫn còn một bộ phận NLĐ là những người ký kết HĐLĐ chưa được tham gia đầy đủ BHXH, BHTN. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ, vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trốn tránh; NLĐ là chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành HTX không hưởng tiền lương, tiền công cũng chưa được đóng BHXH, BHTN đầy đủ. Ngoài ra, các đơn vị còn nợ đọng tiền đóng bảo hiểm chủ yếu là BHXH. Năm 2015-2019 phần thu BHXHBB vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu đặt ra cụ thể: Năm 2015 tổng số phải thu là 64.821 triệu đồng, số thực thu là 63.204 triệu đồng. Năm 2016 tổng số phải thu là 76.358 triệu đồng trong khi đó số thực thu là 75.826 triệu đồng. Năm 2017 tổng số phải thu là 110.821 triệu đồng trong khi đó số thực thu là 105.204 triệu đồng. Năm 2018 tổng số phải thu là 120.084 triệu đồng trong khi đó số thực thu là 116.694 triệu đồng. Loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số phải thu Số thực thu Số phải thu Số thực thu Số phải thu Số thực thu Số phải thu Số thực thu Số phải thu Số thực thu BHXH BB 64.821 63.204 76.358 75.826 110.821 105.204 120.084 116.694 170.783 168.022 BHXH tự nguyện 356 373 485 492 517 524 669 672 794 1.011 BHTN 6.731 6.042 7.057 6.802 9.057 8.950 10.753 10.223 13.866 13.624 BHYT 25.097 25.723 26.478 27.952 28.097 30.748 32.726 38.125 50.756 61.012 Tổng 97.005 95.342 110.378 104.277 148.492 145.426 164.232 165.114 236.199 243.669 46 Năm 2019 tổng số phải thu là 170.783 triệu đồng trong khi đó số thực thu là 168.022 triệu đồng. Sở dĩ trong năm 2016, 2017 đều không hoàn thành kế hoạch với số tiền nợ đọng lớn vì trong 2 năm này tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều đơn vị phải nợ tiền đóng bảo hiểm, cũng có nhiều đơn vị phải ngừng hoạt động. Năm 2019 cơ quan BHXH tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đạt tổng số thu là 243.669 triệu đồng, kế hoạch thu được giao là 236.199 triệu đồng (vượt 3,7% kế hoạch được giao). Trong đó số thu BHYT và BHXH tự nguyện là vượt kế hoạch. Chỉ tiêu thu BHXH BB và BHTN là không hoàn thành kế hoạch do các đơn vị còn nợ, trốn đóng nhiều. Bảng 2.7: Tình hình nợ đọng BHXHBB, BHTN tại BHXH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2019 Đơn vị: triệu đồng Loại hình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số nợ Tỷ lệ (%) Số nợ Tỷ lệ (%) Số nợ Tỷ lệ (%) Số nợ Tỷ lệ (%) Số nợ Tỷ lệ (%) BHXH BB 1.619 2,49 532 0,7 5.617 5,06 3.390 2,82 2.761 1,62 BHTN 688 10,23 255 3,61 107 1,18 530 4,92 242 1,77 (Nguồn BHXH tỉnh Vĩnh Phúc) Qua bảng số liệu 2.7 trên ta thấy, số nợ đọng vẫn diễn ra qua các năm, trong đó nợ BHXHBB là nhiều nhất. Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng là do một phần ý thức của NSDLĐ cố tình chiếm dụng số tiền đóng BHXH để làm các mục đích khác làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ tại doanh nghiệp, một phần là do chế tài xử phạt vi phạm về BHXH chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Ý thức của người SDLĐ và NLĐ khi tham gia BHXH vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém. NLĐ vẫn chưa quan tâm đến việc đóng BHXH của mình tại đơn vị làm việc, chỉ khi nào xảy ra tổn thất liên quan đến bảo hiểm thì mới quan tâm đến những quyền lợi và lợi ích của mình; đơn vị SDLĐ thì cố tình trốn đóng 47 hoặc không đóng để giảm đi một khoản tiền phải trích nộp BHXH để sử dung vào mục đích riêng của doanh nghiệp. 2.2.3. Thực hiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội Công tác kiểm tra, giám sát luôn được BHXH tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật BHXH. Mặc dù mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đã được tăng lên theo quy định tại Nghị định số 86/2010/NĐ-CP, song thực tế mức xử phạt này vẫn còn quá thấp, không đủ sức răn đe đối với những doanh nghiệp vi phạm. Khối lượng công việc của BHXH tỉnh ngày càng tăng, biên chế chưa được BHXH tỉnh bổ sung dẫn đến việc kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp đóng BHXH của BHXH quận chưa kịp thời. Các hành vi vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về BHXH đã được quy định khá rõ và cụ thể trong Luật và các văn bản hướng dẫn. Điều này đã giúp cho các bên tham gia BHXH tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện, đồng thời giúp cho quá trình kiểm tra, thanh tra được dễ dàng, thuận tiện. Tuy nhiên, các quy định về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH còn một số điểm chưa phù hợp, chưa sát với thực tế. Cụ thể: Khoản 3 Điều 138 Luật BHXH quy định, NSDLĐ có hành vi vi phạm đóng không đúng mức hoặc đóng không đúng thời hạn từ 30 ngày trở lên, phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng, và phải đóng số tiền lãi của số tiền chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm. Thực tiễn cho thấy, do lãi suất hoạt động đầu tư quỹ BHXH thấp hơn nhiều so với lãi suất vay ngân hàng, và mức tiền phạt tối đa trong xử lý vi phạm hành chính còn thấp (75 triệu đồng), nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này chiếm dụng tiền đóng BHXH trong thời gian kéo dài; có doanh nghiệp đã trích tiền đóng BHXH của NLĐ nhưng lại không đóng cho tổ chức BHXH, sử dụng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, chấp nhận nộp phạt vì tổng số tiền phải nộp phạt và tiễn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_bao_hiem_xa_hoi_tu_thuc_tien_o_tinh_vi.pdf
Tài liệu liên quan