Hiện nay, qui định về việc trang bị phương tiện an toàn lao động, vệ sinh lao động (gọi chung là phương tiện BHLĐ) theo pháp luật Việt Nam được qui định rải rác ở một số văn bản như: Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH về Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết định 68/2008/QĐ-BLĐTBXH về Ban hành danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; Quyết định 2013 /2005/QĐ-BLĐTBXH về Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3751 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về bảo hộ lao động – so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh môi trường làm việc cần thiết. Người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được học hỏi đầy đủ về luật an toàn lao động, sức khoẻ của họ và nên tổ chức khoá bồi dưỡng về công việc này.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy: cả Luật Lao động của Việt Nam và Luật Lao động của Lào đều có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác đảm bảo an toàn lao động – vệ sinh lao động. Đặc biệt là trong việc xây dựng quy chế sản xuất nội bộ và đảm bảo các tiêu chuẩn về không gian, máy móc, thiết bị, nhà xưởng…Tuy nhiên, có thể thấy rõ là các quy định của Lào vẫn chưa thật cụ thể, chi tiết về vấn đề này.
*Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Pháp luật Việt Nam quy định rất rõ trường hợp nào là tai nạn lao động và các loại bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, pháp luật lao động cũng quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xẩy ra tai nạn lao động. Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu tới khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động.
Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Còn theo quy định của pháp luật Lào; cụ thể là Bộ luật lao động, Điều 54 có làm rõ khái niệm về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trường hợp trong đơn vị lao động xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải nhanh chóng giúp đỡ và phù hợp, tiếp theo đó cũng phải báo cáo cho Công đoàn trong đơn vị lao động của mình biết và lập biên bản về tai nạn lao động để làm chứng rồi báo cáo cho cơ quan quản lý lao động.
Trong trường hợp tại đơn vị lao động đó chưa có Công đoàn cơ sở ghi biên bản về xảy ra tai nạn lao động đó thì người sử dụng lao động hoặc người được giao trách nhiệm phải cử một người đã thấy xảy ra tai nạn lao động đó sẽ làm chứng khi ghi biên bản.
Theo quy định của pháp luật lao động của Lào, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm trợ giúp thích hợp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chịu các chi phí thực tế của việc điều trị của người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp hoặc chết, người sử dụng lao động phải báo cáo cơ quan quản lý lao động gần nhất trong vòng bốn mươi tám giờ. Nếu người lao động chết, người sử dụng lao động có trách nhiệm lo chi phí tang lễ cho phù hợp nhưng không thấp hơn mức sáu tháng tiền lương, hoặc tiền công, tiền thù lao của người đã chết. Đây là quy định của pháp luật Lào khác với pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, luật Lao động của Lào còn quy định thêm và đây cũng là một điểm khác biệt với quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là: trong trường hợp người sử dụng lao động đã gửi người lao động đi làm việc ở nơi khác mà người lao động bị chết thì việc chuyển xác hoặc phần còn lại của người chết cho gia đình họ thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, pháp luật của Lào cũng quy định rõ mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng với mức khác so với quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong suốt thời gian điều trị y tế và phục hồi sức khỏe có xác nhận của bác sỹ, người lao động có quyền được nhận tiền lương hoặc tiền thù lao của mình như bình thường, nhưng không quá 6 tháng. Nếu thời gian điều trị vượt quá 6 tháng, thì mỗi tháng vượt quá sẽ được nhận 50% tiền lương nhưng không quá 18 tháng.
Trường hợp người lao động bị tàn tật hoặc bị mất một phần nào đó của cơ thể do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hay chết thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả tiền phụ cấp cho người bị tai nạn hoặc người thừa kế của họ theo quy định.
2-Các biện pháp bảo hộ lao động:
2.1-Trang thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động:
Trang thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động là một trong những yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo hộ lao động. Trong điều kiện của Việt Nam và cả của Lào, khi mà trang thiết bị còn lạc hậu, khả năng tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động thường gặp nhiều khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp phải chấp nhận sự tồn tại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại ở mức độ nhất định và hạn chế ảnh hưởng của nó bằng một số biện pháp khác, trong đó có việc trang bị phương tiện bảo hộ lao động.
*Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Hiện nay, qui định về việc trang bị phương tiện an toàn lao động, vệ sinh lao động (gọi chung là phương tiện BHLĐ) theo pháp luật Việt Nam được qui định rải rác ở một số văn bản như: Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH về Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết định 68/2008/QĐ-BLĐTBXH về Ban hành danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; Quyết định 2013 /2005/QĐ-BLĐTBXH về Ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động…
Theo pháp luật hiện hành, có thể chia phương tiện bảo hộ lao động thành hai loại:
-Các phương tiện kĩ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động chung: thường được lắp đặt tại nơi sản xuất, có tác dụng hạn chế các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, bảo vệ sức khoẻ chung của mọi người lao động tại nơi sản xuất. Ví dụ như: phanh hãm, máy hút bụi, quạt thông gió, thiết bị cứu hoả… Nhìn chung, các thiết bị này được các đơn vị sử dụng lao động lắp đặt khá đầy đủ tại nơi làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất nhưng pháp luật lao động lại chưa qui định chi tiết và cụ thể vấn đề này trong các văn bản pháp luật về BHLĐ.
-Các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân: được trang bị cho từng người lao động, bao gồm nhiều loại, tuỳ thuộc vào mục đích bảo vệ như: kính mắt, mũ bảo hiểm, găng tay, quần áo bảo hộ, ủng…Người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các qui định về trang thiết bị bảo vệ cá nhân khi không thể hạn chế hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động. Nhà nước qui định khá cụ thể về danh mục trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân tương ứng với những điều kiện lao động cụ thể. Các trang thiết bị bảo vệ lao động cá nhân phải được cấp phát đầy đủ, theo đúng định kì cho người lao động. Nghiêm cấm người sử dụng lao động cấp phát tiền thay cho việc cấp phát phương tiện hay trả tiền để người lao động tự mua.
*Theo quy định của pháp luật Lào:
Có thể nói, quy định của pháp luật Lào về vấn đề này còn khá sơ sài, chưa được cụ thể và chi tiết, cũng như chưa có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về trang thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động.
Theo quy định của pháp luật Lào:
Người sử dụng lao động phải cung cấp thiết bị an toàn lao động cho người lao động , đảm bảo vệ sinh nơi làm việc phải có ánh sang và thông gió cho không khí, có nhiệt động, có độ rung, có tiếng ổn, có mùi và bụi không quá mức đã được quy đinh. (Điều 18 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân của Lào).
Những vấn đề liên quan đến trang thiết bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động cần phải quản lý chặt chẽ, bao gồm:
- Lắp đặt ánh sáng trung tâm hoặc tạo nguồn ánh sáng tự nhiên, giới hạn tiếng ồn, thải khí bụi, điều chỉnh chất thải có mùi làm ánh hưởng tới sức khoẻ của người lao động.
Trang bị nước uống, nước máy, phòng tắm, phòng cầu, phòng ăn và phòng thay đồ phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
Tổ chức nơi lưu giữ, tảng giữ nghiên liệu chất độc đảm bảo không bị rò rỉ.
Cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân trong ngành làm việc cần thiết phải sử dụng và quần áo làm việc miễn phí.
2.2-Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động:
2.2.1-Chế độ khám sức khỏe:
Công tác khám sức khoẻ không chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động, kịp thời phát hiện và xử lí các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp mà còn giúp người sử dụng lao động sắp xếp lao động phù hợp, phát huy khả năng làm việc của người lao động, tăng hiệu quả sử dụng sức lao động.
*Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Theo qui định của pháp luật, khi tuyển dụng lao động, người sử dụng lao động căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ qui định cho từng loại công việc để tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động và bố trí công việc hợp lí. Ngoài ra, trong quá trình lao động, người lao động còn được khám sức khoẻ định kì theo chế độ qui định
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc khám sức khoẻ cho người lao động, các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động của Việt Nam đã qui định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động về vấn đề này như sau:
-Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ người lao động khi tuyển dụng lao động hoặc phải yêu cầu người lao động nộp giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ sở y tế nhà nước khi làm thủ tục tuyển dụng. Căn cứ vào kết quả khám sức khoẻ, người sử dụng lao động bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với chuyên môn và sức khoẻ người lao động. Đặc biệt, đối với những nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, việc khám sức khoẻ sẽ góp phần hạn chế tình trạng người lao động không đủ sức khỏe làm việc hoặc mắc một số bệnh không thể làm việc trong điều kiện lao động đó.
-Khám sức khoẻ định kì cho người lao động (kể cả người học nghề, tập nghề) ít nhất 1 lần/ 1 năm, đối với những người làm công việc nặng nhọc, độc hại ít nhất 6 tháng/1 lần. Các cơ sở sản xuất phải có hồ sơ quản lí sức khoẻ cá nhân và hồ sơ theo dõi tổng hợp về sức khoẻ người lao động. Những người mắc các bệnh mãn tính phải được theo dõi, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng và sắp xếp công việc phù hợp. Những người có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp hoặc mới chớm mắc bệnh nghề nghiệp phải được kịp thời phát hiện và có hướng dẫn điều trị phù hợp.
*Theo quy định của pháp luật Lào:
Cũng tương tự như quy định của pháp luật Việt Nam, theo quy định tại Điều 43 BLLĐ Lào và Nghị định 05/CHDCND Lào ngày 16/01/2007: Đơn vị sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động cung cấp giấy khám sức khoẻ xin vào làm việc để đảm bảo người lao động không mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh truyền nhiễm khác trước khi vào làm việc tại đơn vị lao động, trong trường hợp người xin vào làm việc mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác người sử dụng lao động cũng có thể tự chối tiếp nhận vào làm việc.
Đồng thời, người sử dụng lao động phải tổ chức đưa người lao động đi khám bệnh ít nhất mỗi năm một lần, đặc biệt là đối với lao động làm việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ như quy định trong Điều 16 của Bộ luật lao động sửa đổi. Nếu kết quả xét nghiệm chứng minh rằng người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp từ nơi làm việc thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về điều trị y tế cho người lao động theo quy định.
Trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh truyền nhiễm thì người sử dụng lao động phải cho người lao động được nghỉ việc để điều trị cho đến khi khỏi và phải tiếp nhận người lao động sau khi đã điều trị khỏi vào làm việc. Mọi chi phí khám và điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm Xã hội, đối với thành viên của tổ chức này.
Ngoài ra, pháp luật của Lào còn quy định thêm: Tất cả các đơn vị lao động phải có tủ thuốc y tế. Đối với các đơn vị sử dụng lao động từ 50 người trở lên thì phải có đội ngũ nhân viên y tế thường trực phụ trách chăm sóc sức khỏe và điều trị cho người lao động.
2.2.2-Chế độ bồi dưỡng hiện vật:
Mục đích của việc bồi dưỡng bằng hiện vật là thông qua việc sử dụng một số hiện vật có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng giảm bớt hậu quả của các yếu tố độc hại (như đường, sữa, trứng, hoa quả…) để bồi dưỡng sức khoẻ cho người lao động, tăng sức đề kháng của cơ thể người lao động, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Người lao động làm các công việc độc hại, nguy hiểm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép hoặc phải tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm có khả năng gây bệnh nghề nghiệp được bồi dưỡng bằng hiện vật.
-Người sử dụng lao động nếu chưa khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường làm việc, có nghĩa vụ phải thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động.
-Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải đúng số lượng theo qui định của pháp luật. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động bồi dưỡng cho người lao động ở mức cao hơn, không cho phép bồi dưỡng ở mức thấp hơn. Đây là qui định tương đối mềm dẻo, linh hoạt so với các qui định khác trong chế định bảo hộ lao động.
-Việc bồi dưỡng bằng hiện vật phải được thực hiện tại chỗ, theo ca làm việc. Mục đích của qui định này là buộc người lao động phải sử dụng ngay hiện vật bồi dưỡng giải bớt độc tố ngấm vào cơ thể trong quá trình làm việc, nâng cao sức khoẻ cho chính họ để tái sản xuất sức lao động tốt hơn, tránh việc sử dụng hiện vật này vào những mục đích khác (như bán, cho).
-Cấm trả tiên cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật. Quy trình này nhằm tránh tình trạng người lao động dùng tiền vào mục đích khác, không mua thực phẩm bồi dưỡng sức khỏe. Thông thường hiện vật dùng để bồi dưỡng sẽ do doanh nghiệp quy định như đường, sữa, trứng, hoa quả… Căn cứ vào mức bồi dưỡng do nhà nước quy định thống nhất trong các văn bản pháp luật, các bên có thể thỏa thuận mức bồi dưỡng bằng với quy định của Nhà nước hoặc cao hơn để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Tuy nhiên, theo pháp luật của Lào thì chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật chưa được pháp luật quy định cụ thể.
2.2.3-Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Dưới góc độ bảo vệ sức khỏe người lao động, các quy định về thời giờ làm việc thuộc phạm trù bảo hộ lao động bởi thời giờ làm việc có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo vệ sức khỏe người lao động. Được làm việc trong khoảng thời gian hợp lý, bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi là một trong các yếu tố góp phần bảo đảm sức khỏe người lao động. Kéo dài thời giờ làm việc có thể đem lại lợi nhuận cho nguời sử dụng lao động nhưng ảnh hưởng đến khả năng lao động và tái sản xuất sức lao động của công nhân.
*Thời giờ làm việc: Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 68 BLLĐ: thời giờ làm việc của người lao động “không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”. Tuy nhiên, thì xu hướng chung là giảm dần mức tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc tối đa từ 48 giờ/tuần xuống 40 giờ hoặc 35 giờ/tuần Với một số đối tượng, đơn vị nhất định theo Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/09/1999, thời giờ làm việc trong tuần được giảm xuống 40 giờ trong 5 ngày và khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động thực hiện chế độ giảm giờ làm cho người lao động.
, cho phép các bên thỏa thuận mức thời gian làm thêm nhưng không vượt quá giới hạn tối đa và phải đảm bảo đầy đủ chế độ cho người lao động trong thời gian làm thêm. Theo đó, số giờ làm thêm tối đa không quá 200 giờ trong một năm; trường hợp đặc biệt không được quá 300 giờ trong một năm. (Điều 69 BLLĐ Việt Nam); và tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 giờ, tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam còn quy định thời giờ làm việc rút ngắn áp dụng cho một số đối tượng cụ thể (theo Khoản 2 Điều 68, Khoản 2 Điều 115; Khoản 1 Điều 122; Khoản 4 Điều 125, Khoản 2 Điều 123 BLLĐ Việt Nam); thời giờ làm việc không có tiêu chuẩn áp dụng cho một số đối tượng lao động do tính chất công việc mà không thể xác định được số thời gian làm việc cụ thể; thời giờ làm việc ban đêm được ấn định phụ thuộc vào vùng khí hậu. Thời giờ làm việc ban đêm được xác định trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng đối với khu vực từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc và từ 21 giờ đến 5 giờ sáng đối với khu vực từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào Nam.
Theo pháp luật Lào: Điều 16 Bộ luật lao động CHDCNDLào
Thời gian làm việc của người lao động trong một đơn vị lao động là 6 ngày trong một tuần, mỗi ngày 8 tiếng đồng hồ hoặc một tuần không quá 48 tiếng đồng hồ, không phân biệt hình thức nhận tiền lương, tiền công.
Thời gian làm việc của người lao động không quá 6 tiếng trong một ngày hoặc một tuần không quá 36 tiếng đồng hồ trong các môi trường làm việc sau đây:
-Người làm việc với môi trường bức xạ, bệnh chuyển nhiễm nguy hiểm.
-Người làm việc trực tiếp với mùi, hơi, khói nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
-Người làm việc trực tiếp với nguyên liệu hoá học như là: Nguyên liệu chất nổ,…
-Người làm việc dưới hầm hoặc đường ngầm dưới đất, trên mặt nước hoặc trên không.
-Người làm việc trong môi trường nhiệt độ nóng hoặc lạnh không bình thường.
-Người làm việc trực tiếp thường xuyên với thiết bị máy móc có độ rung động mạnh.
Đồng thời, pháp luật lao động của Lào cũng quy định về thời giờ làm thêm, nhưng là quy định thời giờ làm thêm tối đa trong một tháng, chứ không phải quy định theo năm như pháp luật Việt Nam: theo đó, thời giờ làm thêm “không được vượt quá 45 giờ một tháng và 3 giờ mỗi ngày, nhưng cấm làm thêm giờ liên tục mỗi ngày, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp như chống thảm họa thiên nhiên hay tai nạn có thể gây ra thiệt hại lớn cho đơn vị lao động của mình.” Điều 18 Bộ luật lao động CHDCNDLào
Pháp luật lao động của Lào còn quy đinh chặt chẽ trong trường hợp nếu cần thiết làm thêm giờ hơn 45 giờ trong tháng nào đó thì người sử dụng lao động phải xin phép trước với cơ quan quản lý lao động có chức năng và được sự đồng ý từ phía công đoàn hoặc đại diện của người lao động trong đơn vị lao động của mình.
Tuy nhiên, luật lao động của Lào chưa đề cập tới thời giờ làm đêm. Mặt khác, Lào cũng chưa có chính sách rút ngắn thời giờ làm việc cho người lao động theo xu hướng chung của thế giới.
*Thời giờ nghỉ ngơi:
Cũng dưới góc độ bảo vệ sức khỏe của người lao động; thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian có ý nghĩa giúp người lao động nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe sau lao động hay để giải quyết các việc cá nhân.
Pháp luật lao động Việt Nam quy định cụ thể các loại thời giờ nghỉ ngơi như:
-Thời giờ nghỉ giữa ca, chuyển ca: Người lao động làm việc 8 giờ liên tục được nghỉ ít nhất là nửa giờ, tính vào giờ làm việc, nếu làm việc liên tục vào ban đêm thì được nghỉ ít nhất 45 phút, nếu làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
-Nghỉ hàng tuần: trong một tuần làm việc liên tục, người lao động được nghỉ ít nhất từ 1 đến 2 ngày tùy theo đối tượng lao động, điều kiện, khả năng của đơn vị.
-Nghỉ lễ, nghỉ tết
-Nghỉ hàng năm: pháp luật Việt Nam quy định cụ thể điều kiện để được nghỉ hàng năm. Đồng thời mức nghỉ hàng năm hiện nay ở Việt Nam được chia thành 3 mức: 12, 14 và 16 ngày tùy thuộc theo điều kiện môi trường, ngành nghề và đối tượng cụ thể.
-Nghỉ vì việc riêng: bản thân người lao động kết hôn được nghỉ 3 ngày; con của người lao động kết hôn thì người lao động được nghỉ 1 ngày; bố, mẹ (cả bên vợ, chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết thì người lao động được nghỉ 3 ngày.
-Nghỉ theo thỏa thuận
Còn theo quy định của pháp luật lao động Lào, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động cũng được phân ra thành các loại những ít hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam và mức nghỉ cũng có điểm khác biệt:
-Nghỉ hàng tuần và ngày lễ: người lao động được nghỉ ít nhất một ngày trong một tuần, có thể là ngày chủ nhật hoặc ngày khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
-Ngày nghỉ lễ
-Nghỉ việc do ốm đau: Người lao động được trả lương hàng tháng có quyền được nghỉ việc do ốm đau nhưng phải có chứng nhận y tế và được nhận lương hoặc tiền thù lao đầy đủ, nhưng không được quá 30 ngày/ 1 năm.
-Nghỉ hàng năm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên đã thực hiện công việc đủ một năm thì có quyền được nghỉ 15 ngày nghỉ hàng năm. Người lao động làm công việc nặng nhọc hoặc độc hại theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Lao động của Lào thì được nghỉ 18 ngày hàng năm.
3-Chế độ bảo hộ lao động đối với lao động đặc thù:
3.1-Chế độ bảo hộ lao động đối với lao động nữ:
Xuất phát từ kết quả nguyên cứu về sức khỏe và khả năng chịu dựng của lao động nữ có nhiều điểm hạn chế hơn so với lao động nam, hơn nữa họ còn phải đảm nhiệm thiên chức cao cả là sinh nở và làm mệ nên việc sử dụng lao động nữ có nhiều điểm đặc thù hơn so với lao động nam. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động nữ phải tuân thủ thêm một số quy định, trong đó có các quy định về việc đảm bảo chế độ bảo hộ lao động đối với lao động nữ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong việc thiết lập điều kiện lao động (bao gồm cả việc xác định thời giờ làm việc hợp lý, bố trí địa điểm làm việc…) người sử dụng lao động ở những doanh nghiệp có sử dụng lao động nữ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ phải tuân thủ một số quy định để đảm bảo sức khỏe, tính mạng phù hợp với sức chịu dựng và đặc thù sinh lý riêng của lao động nữ.
-Về thời giờ làm việc: Áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày không trọn tuần, giao việc tại nhà (Điều 109 BLLĐ Việt Nam).
-Những công việc độc hại cấm sử dụng lao động nữ: người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con (Điều 113 BLLĐ Việt Nam). Doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời giờ làm việc.
Theo đó, Thông tư liên bộ số 03/TT-LB ngày 28/01/1994 của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã quy định cụ thể các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ. Trong đó, các công việc cấm sử dụng lao động nữ được chia thành hai nhóm:
+Những công việc cấm sử dụng lao động nữ ở mọi lứa tuổi (49 công việc)
+Những công việc khác cấm sử dụng lao động nữ đang trong thời kỳ có thai và cho con bú (12 tháng tuổi)
-Chế độ ưu đãi, chăm sóc và bảo vệ lao động nữ đang mang thai và nuôi con, theo đó, lao động nữ được:
Nghỉ để khám thai, trước và sau khi sinh con (cộng lại từ 4 tới 6 tháng), chăm sóc con dưới 7 tuổi ốm đau, nuôi con sơ sinh vẫn được hưởng trợ cấp xã hội; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc vẫn được hưởng đủ lương. Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phải làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai tới tháng thứ 7 được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn được hưởng đủ lương.
Lao động nữ có thai mà có giấy của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc khác phù hợp; nếu không bố trí được công việc phù hợp thì lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, để bảo vệ nhân cách của lao động nữ trong quá trình làm việc (do họ thường phải đối mặt với các nguy cơ bị lạm dụng về danh dự và nhân phẩm từ phía người sử dụng lao động hoặc các lao động nam giới trong cùng môi trường làm việc), pháp luật lao động cũng nhấn mạnh việc cấm mạt sát, đánh đập, xúc phạm đến danh dự nà nhân phẩm của lao động nữ trong khi làm việc. Xét ở góp độ nhất định, quy định này có thể đã vượt ra ngoài khuôn khổ của chế độ bảo hộ lao động nhưng nếu hiểu theo nghĩa là bảo vệ sự phát triển toàn diện về sức khỏe và nhân cách của lao động nữ trong quan hệ lao động, quy định này cũng có thể được coi là vấn đề của pháp luật về bảo hộ lao động.
Pháp luật của Lào cũng có quy định về bảo hộ lao động với lao động nữ trong Chương V Bộ luật Lao động của Lào nhưng chỉ tập trung vào hai vấn đề là: các công việc không được sử dụng lao động nữ và thời gian nghỉ của lao động nữ trước và sau khi sinh con; phụ cấp sau khi sinh con.
Về hệ thống các công việc không được sử dụng lao động nữ: pháp luật lao động Lào mới ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật về bảo hộ lao động – so sánh giữa pháp luật việt nam và pháp luật lào.doc