Luận văn Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . Trang 1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA. 3

1.1. Khái quát chung về mua bán hàng hóa . 3

1.1.1. Hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa . 3

1.1.2. Bản chất của hành vi mua bán hàng hóa . 7

1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa. 13

1.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước . 14

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa . 14

1.2.2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước . 18

1.3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. 21

1.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa . 24

Chương 2: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG

NƯỚC . 26

2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong

nước. 26

2.2.1. Nghĩa vụ cơ bản của bên bán . 26

2.2.2. Nghĩa vụ cơ bản của bên mua . 35

2.3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước . 39

2.3.1. Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa . 39

2.3.2. Căn cứ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa . 40

2.3.3. Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa . 42

2.3.4. Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán . 47

2.4. Giải quyết tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam . 48

Chương 3: HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC: THỰC

TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN . 51

3.1. Tình hình mua bán hàng hóa ở nước ta trong những năm gần đây. 51

3.2. Những vướng mắc khi ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá

trong nước và một số đề xuất để hoàn thiện. 53

 

KẾT LUẬN CHUNG. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa của nó, đáp ứng các nhu cầu sử dụng của người mua. Mỗi một loại hàng hóa thường được sản xuất theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Đối với những hàng hóa này (đã được tiêu chuẩn hóa), các bên có thể dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật đó để thỏa thuận về chất lượng hàng hóa và ghi vào hợp đồng. Đối với những hàng hóa có chất lượng ổn định, các bên có thể thỏa thuận theo mẫu hàng. Nếu hợp đồng quy định mua bán hàng hóa theo mẫu thì người bán phải giao cho người mua đúng như mẫu đã thỏa thuận, chỉ cần có sai sót dù rất nhỏ với mẫu, người mua có quyền không nhận hàng đó. Đối với những hàng hóa chưa được tiêu chuẩn hóa, các bên giao kết hợp đồng phải mô tả hình thức, đặc điểm, công dụng… của hàng hóa trong hợp đồng. v Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán (Điều 431 Bộ luật Dân sự năm 2005): - Theo quy định của pháp luật các bên có quyền tự do thỏa thuận về giá cả của hàng hóa và ghi vào trong hợp đồng. Khi thỏa thuận điều khoản về giá, các bên cần quy định về đơn vị tính giá, đồng tiền tính giá (đặc biệt là đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Phương pháp định giá phải phù hợp với những loại hợp đồng mua, bán. Cần quy định điều khoản bảo lưu về giá trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi trong trường hợp có sự tăng hoặc hạ giá sau khi ký hợp đồng, tránh sự rủi ro cho các bên khi có sự tăng giảm giá đột ngột. - Đối với phương thức thanh toán thì cũng do các bên tự do thỏa thuận theo Trung tâkmhuôHn kọhcổ clủiệa upháĐp HluậCt. Cầánc hTìnhhơthứ@c thaTnàh itoláinệuthưhờnọgcđưtậợcpápvdàụnnggtrhoniêg nquacnứu hệ mua bán hàng hóa bao gồm: + Thanh toán bằng tiền mặt. + Thanh toán bằng hàng đổi hàng. + Thanh toán bằng phương thức nhờ thu chứng từ. + Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (chuyển tiền). + Thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Về đồng tiền thanh toán có thể quy định ngay trong hợp đồng hoặc căn cứ theo quy định của pháp luật. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp này các bên được thỏa thuận đồng tiền thanh toán thích hợp hoặc có thể chấp nhận được đối với các bên. Nếu hợp đồng không quy định vấn đề này thì áp dụng thực tiễn thương mại. Về phương thức và thời hạn thanh toán đều được quy định trong hợp đồng. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa việc thanh toán có thể được thực hiện vào bất kỳ thời gian nào. Việc thanh toán có thể được các bên thỏa thuận vào các thời điểm như: vào lúc đặt mua hàng hoặc vào lúc nhận hàng, cũng có những trường hợp vào lúc nhận giấy tờ sở hữu hàng hóa. phương thức và thời điểm đã được thỏa thuận trong hợp đồng mà người mua còn phải thanh toán ở một địa điểm nhất định, bằng một đồng tiền nhất định. v Thời hạn và địa điểm giao nhận hàng (Điều 432 và 433 Bộ luật Dân sự năm 2005): Địa điểm và thời hạn giao hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Các bên có thể thỏa thuận giao hàng vào một thời điểm cụ thể hoặc một thời gian nhất định, trong thời điểm hoặc khoản thời gian đó hàng hóa phải được giao nhận. Địa điểm giao hàng cũng là một điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa. Địa điểm giao hàng thường chỉ rõ hàng sẽ được giao ở đâu, ở kho bên bán, trên phương tiện của bên mua hoặc có thể được giao tại cảng sông, cảng biển, ga tàu, bến xe… Tóm lại, luật pháp Việt Nam mà chủ yếu là Bộ luật Dân sự năm 2005 đã ghi nhận những điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa. Ngoài những điều khoản chủ yếu đó, các bên có thể thỏa thuận thêm các điểu khoản khác. Thực tế, trong nội dung của một bản hợp đồng, càng có nhiều điều khoản càng dễ thực hiện và khi có tranh chấp sẽ có cơ sở để giải quyết. Trung tâ1m.3. HGiọaocklếiệt huợpĐđHồngCmầuna bTáhn ơhàn@g hTóaà: i liệu học tập và nghiên cứu Về lý thuyết, một hợp đồng mua bán có thể được hình thành theo bất cứ hình thức nào, theo đó, chứng tỏ giữa các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là thời điểm mà các bên đã được sự thỏa thuận. Trong quá trình xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa, các vấn đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ là: đề nghị giao kết hợp đồng; chấp nhận đề nghị hợp đồng; thời điểm giao kết và hiệu lực của hợp đồng. Những vấn đề này không được Luật Thương mại năm 2005 quy định cụ thể, vì vậy các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 sẽ được áp dụng đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. a) Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán: Đề nghị giao kết hợp đồng nói chung có bản chất là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định. Từ quy định của Điều 390 Bộ luật Dân sự, có thể định nghĩa giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Đề nghị hợp đồng mua bán có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện. Bộ luật Dân sự cũng như Luật Thương mại không quy định về hình thức của đề nghị hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có thể dựa vào quy định về hình thức của hợp đồng theo đó đề nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này. Đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán thông thương được bên đề nghị ấn định. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của đề nghị hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng là: đề nghị được chuyển đến nơi cư trú (bên được đề nghị là cá nhân) hoặc trụ sở của bên được đề nghị (bên được đề nghị là pháp nhân); đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. Trong thời hạn đề nghị hợp đồng có hiệu lực, nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện đề nghị hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa hình thành và ràng buộc các bên. Nếu các bên không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết Trung tâhmợp đHồnọgctrolinệgucáĐc tHrườCngầhnợpT: bhênơđư@ợc đTềànighliịệnuhậnhđọưcợcttậhôpngvbàáonvgề hviiệêcnthacyứu đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp: - Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; - Hết thời hạn trả lời chấp nhận; - Thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; - Thông báo về việx hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; - Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. b) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán: đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau: - Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. - Khi các bên trực tiếp giao kết với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. c) Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: Về nguyên tắc chung, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên Trung tâđmạt đHượọc csựlitệhỏua tĐhuHận,CthầờinđiTểmhơgiao@kếtThàợpi lđiồệnug đhưọợc qtuậypđịnvhàkhnágc hnhiaêunphcụứu thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 404) có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán theo các trường hợp sau: 1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết; 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết; 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng; 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Như vậy: - Hợp đồng được giao kết bằng văn bản: thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. - Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua các tài liệu giao dịch): thời điểm đạt được sự thỏa thuận được xác định theo thuyết “tiếp nhận”, theo đó, hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. - Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Các bên có thể sử dụng những biện pháp, chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc “các bên đã thỏa thuận” về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói. Trong giao kết hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, sự im lặng của bên được đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời cũng có thể là căn cứ xác định hợp đồng đã được giao kết nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (khoản 2). Cần lưu ý, thông thường hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, tuy nhiên trong nhiều trường hợp. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán không trùng với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Theo quy định hiện hành, hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 405 Bộ luật Dân sự năm 2005). 1.4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa: Luật Thương mại năm 2005 không có quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng Trung tâhmóa, Hcầọn cdựlaiệtruên ĐcáHc điCềuầkniệnTchó ơhiệ@u lựcTcàủia lgiiệaoudhịcọh cdântậspự qvuày đnịngh htrioênng Bcộứu luật Dân sự năm 2005. Căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 122 và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn mua bán hàng hóa, chủ thể tham gia hợp đồng mua bán chủ yếu là các thương nhân. Khi tham gia hợp đồng mua bán nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Trường hợp mua bán các loại hàng, sản phẩm có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật. Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng mua bán, cần lưu ý quy định tại Điều 145 Bộ luật Dân sự năm 2005 về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện. Theo đó, khi người không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán, sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp. Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận giữa các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 389, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nói riêng, các chủ thể phải Trung tâtumân Htheọocngliuệyuên ĐtắcHthCiệnầcnhíT, hhợơp tá@c, trTunàgi tlhiệựcuvàhnọgcaytậthpẳngv. àNhnữgnghhiêànnh cviứu cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng… là lý do dẫn đến hợp đồng mua bán không có hiệu lực. Thứ năm, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Để hợp đồng mua bán có hiệu lực, nội dung hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức được pháp luật thừa nhận. Theo Điều 24 Luật Thương mại năm 2005 quy định hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán nhà ở nhằm mục đích kinh doanh…) sẽ là lý do dẫn đến hợp đồng mua bán bị vô hiệu. CHƯƠNG 2 THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC 2.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán: Những thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên, hợp đồng có tính chất là “luật” giữa các bên, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cho các bên đồng thời không xâm phạm đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, pháp luật quy định những nguyên tắc, có tính chất bắt buộc phải tuân theo đối với các chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, việc thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nói riêng phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; - Thực hiện một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; - Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, Trung tâlợmi ícHh họợcp plihệáup cĐủaHngưCờiầknháTc. hơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước: Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định bởi hợp đồng giữa các bên và quy định của pháp luật. Trong thực tiễn, không thể tiên liệu đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong mọi quan hệ hợp đồng mua bán. Bởi lẽ, sự sáng tạo của các bên trong thỏa thuận hợp đồng là vô cùng phong phú và nội dung những thỏa thuận đó thường cụ thể, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các bên. Trong mục này sẽ phân tích những nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng mua bán phát sinh khi các bên không có thỏa thuận (hoặc thỏa thuận trái pháp luật) trong hợp đồng. 2.2.1. Nghĩa vụ cơ bản của bên bán: Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều có liên quan và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, Điều 34, bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của pháp luật. v Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng: Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật. Trong việc giao nhận hàng hóa, vấn đề xác định hàng hóa có phù hợp với hợp đồng về đới tượng và chất lượng hay không có ý nghĩa rất quan trọng. Về nguyên tắc, phải căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng để xác định vấn đề này. Trường hợp không thể xác định được theo hợp đồng thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, trường hợp căn cứ vào hợp đồng không xác định rõ được hàng hóa giao có phù hợp với hợp đồng hay không thì hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu thuộc các trường hợp sau (khoản 1 Điều 39 Luật Thương mại năm 2005): - Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại. - Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng. Trung tâm H- KọhcônligệbuảoĐđảHm cChấầt nlượTnhg ơnhư@chấTt làượi nlgiệcuủahmọẫuchtàậngphvóaàmnà gbêhniêbánn đcãứu giao cho bên mua. - Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. - Khi hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) được xác định như sau (Điều 40 Luật Thương mại năm 2005): - Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó. - Trong thời hạn khiếu nại theo quy định (trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết của hàng hóa), bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro. - Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. Do đó, để hạn chế những trường hợp bên bán giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Luật Thương mại năm 2005 cũng có các biện pháp khắc phục đối với những trường hợp này được quy định ở Điều 41 như sau: - Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa trong thời hạn còn lại. - Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản 1 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. Trường hợp không có thỏa thuận khác, người mua có quyền từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa, người bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Trường hợp người mua nhận số hàng thừa thì phải thanh toán số hàng này theo giá do các bên thỏa thuận. Trong thực tiễn mua bán những loại hàng hóa khó xác định chính xác tuyệt đối số lượng theo hợp đồng (ngũ cốc, than, quặng…), điều khoản về đối tượng của hợp đồng mua bán thường được các bên thỏa thuận về dung Trung tâsmai củHa ọsốclưliợệnguhĐànHg hóCa.ầTnronTghtrơườ@ng hTợpàniàlyi,ệvuiệchgọiaco htàậnpg hvóàa trnognghpihêạnm cviứu dung sai số lượng theo hợp đồng được coi là giao hàng đúng hợp đồng. v Giao chứng từ kèm theo hàng hóa: Trong nhiều trường hợp, việc giao hàng hóa còn bao gồm việc giao các chứng từ lien quan đến hàng hóa (chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, vận đơn…). Theo Luật Thương mại năm 2005, Điều 42 quy định như sau: - Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn, địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận; - Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng; - Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hóa trước thời hạn thỏa thuận thì bên vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại; - Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó. Việc giao hàng có thể được thực hiện thông qua người thứ ba (ví dụ: thông qua người làm dịch vụ Logistics, giao hàng qua người làm dịch vụ vận chuyển…). Các bên có thể thỏa thuận về vấn đề rủi ro đối với hàng hóa khi giao hàng qua người thứ ba. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì người bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người thứ ba theo các điều kiện giao hàng do hai bên thỏa thuận. v Giao hàng đúng thời hạn: Những nội dung liên quan đến điều khoản giao hàng như: thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng thường được các bên thỏa thuận phù hợp với đặc điểm của hàng hóa trong hợp đồng. Trong Điều 50 Luật Thương mại năm 1997 thì địa điểm và thời hạn giao nhận hàng là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận những vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quy định của pháp luật hoặc tập quán. Theo Luật Thương mại năm 2005 quy định ở Điều 37: - Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong Trung tâhmợp đHồnọgc; liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu - Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua; - Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. v Giao hàng đúng địa điểm: Bên bán phải giao đúng địa điểm thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng sẽ được xác định theo khoản 2 Điều 35 Luật Thương mại năm 2005 như sau: - Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó. - Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. - Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó. của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán. v Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng: Quy định về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng là điểm khác biệt rất đáng lưu ý của Luật Thương mại so với quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Kiểm tra hàng hóa trước khi giao là yêu cầu rất cần thiết đối với giao dịch mua bán trong thương mại, ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng, tăng khả năng thực hiện hiệu quả việc mua bán. Theo Luật Thương mại năm 2005, Điều 44: - Trường hợp các bên có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì bên bán phải đảm bảo cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra; - Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hóa có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến; Trung tâm H- Tọrcườlniệg uhợpĐbHên CmuầanhoTặhc đơại@diệnTcàủai lbiêệnumhuaọkchôtnậgpthvựcàhinệnghviệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67621.doc
  • pdf67621.pdf
Tài liệu liên quan