Luận văn Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Danh mục các thuật ngữ viết tắt

Mục lục

Mở đầu

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG

KHOÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN

1.1 Những vấn đề chung về quỹ đầu tƣ chứng khoán 1

1.1.1 Khái niệm và phân loại quỹ đầu tư chứng khoán 1

1.1.2 Đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán 8

1.1.3 Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán 12

1.1.4 Các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của

Quỹ đầu tư chứng khoán

15

1.2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật quỹ đầu tƣ chứng

khoán

18

1.2.1 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với tổ chức và

hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán

19

1.2.2 Yêu cầu của pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán 22

1.3 Pháp luật về quỹ đầu tƣ chứng khoán của một số nƣớc và

bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

28

Kết luận Chương 1 37

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

2.1 Pháp luật quỹ đầu tƣ chứng khoán trƣớc khi Luật chứng 39

pdf28 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu năm 2008 tới nay, TTCK Việt Nam sụt giảm tới mức đáng lo ngại, nhiều nhà đầu tư đã mất hết nguồn vốn đầu tư, tài sản riêng do chứng khoán mất giá, hoặc có nhà đầu tư chuyển hướng sang kinh doanh vàng hoặc đô la Mỹ càng làm cho tình trạng rối ren trên thị trường tài chính nước ta. Để thị trường phát triển ổn định, an toàn, nhà nước cần có các biện pháp để khuyến khách nhà đầu tư chuyên nghiệp và các QĐTCK. Muốn làm được điều này, cần nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về những lợi ích thoong qua việc đầu tư thông qua QĐTCK, các quy định pháp luật về mô hình QĐTCK, nhất là các quyền và nghĩa vụ pháp lý của nhà đầu tư để nhà đầu tư nhận thức được nếu đầu tư qua QĐTCK học sẽ được bảo đảm rằng nguồn vốn đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận tối đa và sự bảo vệ của các quy định pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về QĐTCK hiện nay phần lớn mới chỉ tập trung vào các biện pháp nhằm khuyến khích, phát triển QĐTCK trong điều kiện TTCK Việt Nam ngày càng phát triển, như Nguyễn Lê Cường (2007) Quỹ đầu tư chứng khoán – mô hình tổ chức và giải pháp thúc đẩy phát triển trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính; Phương Hoàng Lan Hương (2001), Hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và Công ty quản lý quỹ ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Ucraine, TS. Nguyễn Minh Đức (2006), Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế chuyển đổi, Nxb Tài chính, Hà Nội; Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hương (2008), “Quỹ đầu tư chứng khoán mô hình thích hợp để nhà đầu tư nhỏ tham gia thị trường chứng khoán”, Tạp chí Ngân hàng số 19, tháng 9/2008; Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hương (2009), “Phát triển quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 82, tháng 3/2009; Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hương (2009), Thực trạng pháp luật quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số tháng 7/2009; Võ Thị Mỹ Hương (2009), Vài nét về pháp luật quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 84, tháng 5/2009; Bùi Nguyên Hoàn (2004), “Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư”, Tạp chí Chứng khoán số 10, tháng 11/2004... Như vậy, các nghiên cứu này phần lớn tập trung chỉ rõ mô hình tổ chức, cách thức vận hành QĐTCK hoặc khai thác những lợi ích từ việc đầu tư thông qua QĐTCK hoặc nghiên cứu QĐTCK song song với công ty quản lý quỹ. Trong tác tài liệu giảng dạy tại các trường đại học hiện nay, QĐTCK được đề cập rất ít, chỉ là những nét khái quát hay được đề cập như một chủ thể kinh doanh trên TTCK, như Học viện Tài chính (2008), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính, Hà Nội; TS. Đào Lê Minh (Chủ biên, 2004) Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS NGƯT Đinh Xuân Trình, PTS Nguyễn Thị Quy (1998), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Giáo dục, Hà Nội... Các nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống các quy định pháp luật về QĐTCK hiện nay hầu như chưa được đề cập nhiều. Với những suy nghĩ trên, việc lựa chọn nội dung “Pháp luật về Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở khái quát hệ thống lý luận về QĐTCK, luận văn tập trung làm rõ hơn những vấn đề lý luận pháp luật QĐTCK, phân tích thực trạng và đề xuất các nhóm giải pháp sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật QĐTCK trên thực tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Là luận văn chuyên ngành luật học, Luận văn không phân tích dưới giác độ kinh tế mà tập trung chủ yếu vào việc đánh giá, bình luận về các quy định pháp luật hiện hành về QĐTCK. Để làm được điều này, Luận văn tập trung xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận về QĐTCK, trong đó nhấn mạnh đến đặc điểm đặc thù của QĐTCK; những vấn đề lý luận pháp luật QĐTCK trên cơ sở phân tích, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới. Đồng thời Luận văn phân tích thực trạng của pháp luật QĐTCK qua các giai đoạn phát triển nhằm chỉ ra những bất cập, hạn chế và đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp với tiến trình cải cách TTCK Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích so sánh tổng hợp để chỉ rõ mô hình pháp lý của QĐTCK, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định để chỉ ra biện pháp sửa đổi, bổ sung. Ngoài các phương pháp trên, tác giả cũng sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để chỉ rõ những khó khăn trong việc vận hành mô hình QĐTCK, đồng thời làm rõ nhu cầu, phương hướng xây dựng, vận hành QĐTCK theo quy định của pháp luật hiện hành, nhất là thành lập và vận hành mô hình công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán 2006. 6. Những đóng góp mới của Luận văn - Luận văn đã khái quát được hệ thống các vấn đề lý luận về QĐTCK, lý luận pháp luật QĐTCK và nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một số nước về QĐTCK và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; - Luận văn khái quát quá trình phát triển pháp luật QĐTCK Việt Nam qua các giai đoạn, chỉ rõ những nội dung, kết quả công tác lập pháp và những bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật QĐTCK làm tiền đề lý luận và thực tiễn đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật QĐTCK trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế; - Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, Luận văn đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật QĐTCK, đề xuất các nhóm giải pháp pháp lập pháp và thực thi pháp luật QĐTCK trên thực tế. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày bao gồm 3 chương. Cụ thể như sau CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN VÀ PHÁP LUẬT QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Khái niệm và phân loại quỹ đầu tƣ chứng khoán 1.1.1.1 Khái niệm quỹ đầu tƣ chứng khoán Trên cơ sở khái quát sự ra đời của QĐTCK, luận văn đã chỉ ra cách tiếp cận QĐTCK trong pháp luật của các nước và QĐTCK tại Việt Nam. QĐTCK được luận văn tiếp cận dưới ba góc độ: Dưới góc độ kinh tế, QĐTCK là một loại hình quỹ đầu tư trên TTCK, trong đó lượng vốn đầu tư của quỹ được tập trung vào chứng khoán các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Dưới góc độ xã hội, QĐTCK là một chủ thể tham gia đầu tư vàoTTCK thông qua việc tập hợp những nhà đầu tư nhỏ, ít kinh nghiệm lại với nhau để cùng chung vốn đầu tư thông qua các nhà đầu tư có kinh nghiệm, am hiểu thị trường nhằm đạt lợi nhuận cao nhất với chi phí và độ rủi ro thấp nhất tạo nên sự ổn định và phát triển bền vững của TTCK. Trong trường hợp thị trường có những biến động xấu ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển, QĐTCK là sự lựa chọn tối ưu của nhà đầu tư, vì các QĐTCK ít chịu tác động của tâm lý đám đông, tâm lý bầy đàn, nhất là ở các thị trường mới nổi. Dưới góc độ pháp lý, do bản chất hoạt động của mình, quỹ đầu tư chứng khoán, được gọi tắt trong các nội dung dưới đây là các quỹ đầu tư đã trở thành một phần quan trọng của mọi thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư nhỏ, ít kinh nghiệm thường dựa vào các định chế này để tham gia đầu tư trên thị trường. Vì vậy, định nghĩa về quỹ đầu tư thường được các cơ quan pháp luật lựa chọn để thực hiện khả năng bảo hộ tối đa cho những người đầu tư, đảm bảo sự tin tưởng hoàn toàn của công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đối với Việt Nam, khái niệm QĐTCK lần đầu tiên được quy định tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán được ban hành thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP và Luật chứng khoán 2006. Luật chứng khoán quy định, QĐTCK được hiểu là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Với quy định này của Luật chứng khoán, QĐTCK không chỉ là QĐTCK dạng hợp đồng dạng tín thác đầu tư mà còn được thiết lập theo mô hình công ty – công ty đầu tư chứng khoán. Mô hình QĐTCK dù được thiết lập dưới dạng hợp đồng hay công ty đều có thể được thiết lập dưới dạng Quỹ đại chúng hay Quỹ thành viên. Đây là cơ hội thuận lợi để phát triển mô hình QĐTCK trong điều kiện TTCK nước ta đang có những bước điều chỉnh theo hướng ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp hơn. 1.1.1.2. Phân loại quỹ đầu tƣ chứng khoán a) Căn cứ vào nguồn vốn huy động, QĐTCK gồm hai loại: - Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng) - Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên) b) Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn, QĐTCK gồm - Quỹ đóng - Quỹ mở c) Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ, QĐTCK gồm - Quỹ đầu tư dạng công ty - Quỹ đầu tư dạng hợp đồng 1.1.2. Đặc điểm của quỹ đầu tƣ chứng khoán Một là, QĐTCK hoạt động trên cơ sở quan hệ ủy thác tài sản, theo đó, nhà đầu tư – những người có tiền tạm thời nhàn rỗi chuyển giao tiền vốn của mình cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư hộ mình. Hai là, hoạt động của QĐTCK được thực hiện thông qua các công ty quản lý quỹ. Ba là, QĐTCK là loại quỹ đầu tư mà tỷ trọng vốn của quỹ được sử dụng chủ yếu vào để đầu tư kinh doanh chứng khoán. Bốn là, mô hình hoạt động của QĐTCK rất đa dạng, linh hoạt, giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình như quỹ đại chúng, quỹ thành viên, quỹ mở, quỹ đóng Năm là, QĐTCK là mô hình đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư 1.1.3. Vai trò của quỹ đầu tƣ chứng khoán Thứ nhất, QĐTCK cung cấp cho các nhà đầu tư riêng lẻ, cho công chúng cơ hội đầu tư tốt hơn để đạt được mục đích tối đa hóa lợi ích Thứ hai, QĐTCK góp phần quan trọng vào việc huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế Thứ ba, QĐTCK góp phần quan trọng vào sự phát triển ổn định của TTCK 1.1.4. Các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển của Quỹ đầu tƣ chứng khoán Một là, Mức độ phát triển và hoàn thiện của TTCK cho phép nhà quản lý, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận nhiều cơ hội đầu tư, song giống như những hoạt động kinh doanh khác, đầu tư chứng khoán tiềm ẩn không ít rủi ro. Hai là, nhận thức của nhà đầu tư về chứng khoán, TTCK và các phương thức đầu tư chứng khoán. Ba là, yêu cầu của bản thân QĐTCK cần có đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm tham gia thị trường để bảo đảm khả năng sinh lời, lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán có hiệu quả nhất. Bốn là, môi trường pháp lý cho tổ chức và hoạt động của QĐTCK. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN 1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tƣ chứng khoán - Pháp luật QĐTCK góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi ích cho các bên tham gia. Nói khác đi, pháp luật về QĐTCK góp phần rất lớn vào việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư - Pháp luật về QĐTCK hạn chế các hành vi trục lợi bất hợp pháp, hạn chế đến mức thấp nhất các giao dịch bất lợi cho nhà đầu tư từ đó góp phần vào việc bảo vệ nhà đầu tư - Pháp luật QĐTCK góp phần vào việc phát triển hệ thống quản lý đầu tư chuyên nghiệp, giảm công việc lưu giữ chứng từ và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế hơn đầu tư chứng khoán trực tiếp. Nói khác đi, pháp luật QĐTCK góp phần quan trọng vào việc nâng cao tính minh bạch trên TTCK - Đáp ứng các điều kiện của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như việc triển khai thực hiện các cam kết quốc tế trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới 1.2.2. Yêu cầu của pháp luật về quỹ đầu tƣ chứng khoán Một là, bảo đảm sự bình đẳng của các nhà đầu tư khi tham gia quỹ đầu tư chứng khoán. Hai là, pháp luật phải ngăn chặn có hiệu quả các hành vi trục lợi của cơ quan quản lý QĐTCK. Ba là, pháp luật QĐTCK bảo đảm phù hợp, thống nhất hệ thống với hệ thống pháp luật. Bốn là, pháp luật QĐTCK phải quy định cụ thể phương thức thành lập, quản lý và hoạt động của QĐTCK. 1.3. PHÁP LUẬT VỀ QUỸ ĐẦU CHỨNG KHOÁN MỘT SỐ NƢỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1.3.1. Pháp luật về quỹ đầu tƣ chứng khoán của Bungari So với nền kinh tế thị trường non trẻ mà Bulgari đang xây dựng và hoàn thiện, thị trường vốn của Bulgari lại hình thành từ rất sớm (đầu thế kỷ XX). Luật Chứng khoán, lần đầu tiên được thông qua vào năm 1907 đã trực tiếp điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán và các quỹ đầu tư. Ngày 15-4-1914, nhà vua Bulgari ra Chỉ dụ số 7, cho phép thị trường chứng khoán đầu tiên ở Bulgari chính thức mở cửa hoạt động. Về QĐTCK, Luật chứng khoán Bulgari quy định có hai loại công ty đầu tư chứng khoán là công ty chứng khoán dạng mở và công ty đầu tư chứng khoán dạng đóng với trình tự thủ tục thành lập, hoạt động được quy định cụ thể chi tiết từ Điều 164 đến Điều 201. Luật chứng khoán Bulgari quy định cụ thể trình tự thành lập công ty đầu tư chứng khoán cũng như sự khác nhau giữa công ty đầu tư chứng khoán dạng đóng và công ty đầu tư chứng khoán dạng mở. Điều 177 Luật chứng khoán Bulgari quy định một công ty đầu tư không được tự chuyển đổi thành kiểu công ty khác hoặc công ty thương mại hoặc thay đổi hoạt động của công ty. Việc chuyển đổi công ty dạng mở thành công ty đầu tư dạng đóng và ngược lại chỉ được tiến hành dưới sự cho phép của Uỷ ban. Bất cứ việc chuyển đổi nào như sáp nhập, mua đứt, phân chia hay chia tách, cũng như kết thúc hoạt động đối với công ty đầu tư đều phải tiến hành với sự cho phép của Uỷ ban. Các văn bản dưới luật quy định về các điều kiện và thủ tục tiến hành việc chuyển đổi và kết thúc hoạt động của công ty đầu tư như đề cập ở trên. Uỷ ban sẽ chỉ định người thanh toán và uỷ thác trông coi công ty đầu tư. Để xin phép tiến hành các hoạt động trên, cần nộp hồ sơ theo mẫu quy định. Uỷ ban sẽ xem xét và cấp quyết định trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ và trong trường hợp cần bổ sung thông tin, tài liệu, thông báo về việc bổ sung tài liệu trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. 1.3.2. Pháp luật quỹ đầu tƣ chứng khoán của Hoa Kỳ Hoa Kỳ mới là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất. Năm 1893 các khoản quyên góp và ủng hộ tài chính xây dựng và phát triển Đại học Harvard tại Hoa Kỳ được ghi nhận như sự xuất hiện một quỹ đầu tư. Vào ngày 21/3/1994 quỹ tương hỗ đầu tiên chính thức được thành lập bởi ba nhà kinh doanh chứng khoán tại Boston (Hoa Kỳ) có tên gọi Quỹ Tín thác các nhà đầu tư Massachusetts (Massachusetts Investors Trust-MIT). Có lẽ chính những người sáng lập cũng không thể dự báo trước tương lai phát triển phổ biến của loại hình này. Khủng hoảng 1929 làm chậm quá trình tăng trưởng các quỹ đầu tư tương hỗ tại Hoa Kỳ. Luật chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934 được ban hành nhằm khôi phục thị trường. Theo hai đạo luật này các quỹ đầu tư phải đăng ký hoạt động với Ủy ban SEC (Securities & Exchance Comission) và cung cấp bản báo bạch tới các nhà đầu tư tiềm năng. Tới năm 1940, SEC tiếp tục ban hành Luật Công ty đầu tư với các chỉ dẫn pháp lý bắt buộc các quỹ đầu tư phải tuân theo được áp dụng tới tận ngày nay. Niềm tin được phục hồi trên thị trường chứng khoán và các quỹ tương hỗ bắt đầu nở rộ. Tới cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước Hoa Kỳ có khoảng 270 quỹ với giá trị tài sản nắm giữ ước khoảng 48 tỷ đô-la Mỹ. Năm 1976 John C. Bogle mở quỹ đầu tư chỉ số thị trường đầu tiên có tên First Index Investment Trust. Vào tháng 11 năm 2000 đây là quỹ tương hỗ có giá trị lớn nhất trong lịch sử với 100 tỷ đô-la Mỹ tài sản. Quỹ này ngày nay có tên gọi Vanguard 500 Index. Quỹ đầu tƣ uỷ thác (UIT) là một dạng công ty đầu tư của Mỹ phát hành danh mục chứng khoán cố định trong một thời gian xác định. Các quỹ đầu tư uỷ thác được liên kết bởi nhà tài trợ và được bán cho nhà đầu tư thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Danh mục đầu tư của quỹ có thể bao gồm một vài loại chứng khoán khác nhau. Hai loại chứng khoán chính mà quỹ đầu tư là uỷ thác cổ phiếu và uỷ thác trái phiếu. Uỷ thác đầu tư có thể được tạo ra thông qua những công ty như Regulated Investment Coporation (RIC) hoặc Grantor Trust. RIC là một dạng công ty mà các nhà đầu tư được tham gia như là chủ sở hữu. Grantor Trust thì ngược lại cho phép nhà đầu tư một phần sở hữu bằng các chứng khoán cơ bản. Từ những phân tích về pháp luật quỹ đầu tư chứng khoán một số nước nêu trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây: Một là, pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của QĐTCK là bộ phận không thể thiếu của pháp luật về chứng khoán và TTCK các nước. Luật chứng khoán các nước đều dành một chương riêng quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của QĐTCK. Theo đó, việc hình thành và phát triển các QĐTCK cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là theo kịp sự phát triển của thị trường. Pháp luật QĐTCK ở các nước thường ra đời sau khi QĐTCK đã được vận hành trên thực tế. Điều này giúp cho các quy định pháp luật về QĐTCK gần hơn với thực tiễn hoạt động, với các yêu cầu về quản lý QĐTCK. Pháp luật QĐTCK các nước là kết quả của việc muốn thiết lập hệ thống các chủ thể tham gia thị trường ngày càng chuyên nghiệp hơn nhằm hạn chế đến mức tối đa những rủi ro cho nhà đầu tư. Hai là, tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường các nước trong các giai đoạn phát triển khác nhau, Luật chứng khoán các nước thường quy định linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình QĐTCK của nhà đầu tư. Mỗi mô hình QĐTCK đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, nhưng tất cả các QĐTCK đều có một điểm chung là chúng đều là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Ba là, nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của QĐTCK các nước là làm rõ mối quan hệ giữa công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám giám với QĐTCK và giữa QĐTCK với nhà đầu tư (người mua chứng chỉ quỹ) vừa bảo đảm tài sản hoạt động, vừa bảo đảm tính độc lập, tự chủ của quỹ trong hoạt động. Đây là nội dung xuyên suốt trong các quy định pháp luật QĐTCK các nước. Các quỹ đầu tư với quyền tự quyết đầy đủ mà khách hàng giao cho doanh nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán hoặc doanh nghiệp đầu tư tín thác chứng khoán và tài sản riêng của doanh nghiệp đó sẽ được duy trì độc lập. Các chủ nợ không được đòi hỏi hay thực thi các quyền khác đối với quỹ do khách hàng giao cho hoặc tài sản mua được nhờ sử dụng quỹ để thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán hay được doanh nghiệp tín thác chứng khoán liên quan đến tài sản riêng của mình. Các quy định pháp luật QĐTCK nước ta cần quan tâm hơn nữa đến nội dung này vì đây là những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc bảo toàn, phát triển vốn của nhà đầu tư. Nếu trong các quy định pháp luật thiếu vắng hoặc quy định quá sơ sài các quy định này thì sẽ là rào cản không nhỏ đối với sự phát triển của QĐTCK trong tương lai. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 QĐTCK là một loại hình quỹ đầu tư trên thị trường, trong đó lượng vốn đầu tư của quỹ được tập trung đầu tư vào các loại chứng khoán. QĐTCK được thiết lập chủ yếu trên cơ sở huy động tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư cá nhân. Nói khác đi, QĐTCK phục vụ chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, những người có tiềm lực tài chính không đủ mạnh, thiếu kỹ năng đầu tư trên thị trường nhằm mang lại lợi ích tối đa cho họ và giảm thiểu các rủi ro nếu họ tự mình tiến hành các hoạt động đầu tư. Về cơ bản, mô hình QĐTCK được thiết lập dưới dạng hợp đồng, dạng tín thác đầu tư hoặc dưới dạng công ty. Mỗi mô hình QĐTCK có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, việc lựa chọn mô hình QĐTCK dạng nào tuỳ thuộc vào sự phát triển của TTCK, bởi lẽ, QĐTCK không phải ra đời ngay từ khi TTCK hình thành mà nó ra đời khi thị trường đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Pháp luật QĐTCK là một bộ phận không thể thiếu của pháp luật về chứng khoán và TTCK. Pháp luật ghi nhận QĐTCK là một nhà đầu tư trên thị trường. Hoạt động đầu tư của QĐTCK được thực hiện thông qua công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. Nội dung quan trọng nhất của pháp luật QĐTCK là bảo đảm hài hoà lợi ích của nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát. Nếu không bảo đảm hài hòa lợi ích này sẽ dẫn đến xung đột lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ đầu tư. Những nội dung về QĐTCK, pháp luật QĐTCK được trình bày trong Chương này là cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy định pháp luật QĐTCK ở nước ta nhằm luận giải một cách đầy đủ nhất những thành tựu mà pháp luật QĐTCK đã đạt được đồng thời đề ra những bất cập, những hạn chế cần khắc phục để pháp luật QĐTCK là công cụ hữu hiệu xây dựng đội ngũ những nhà đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK Việt Nam. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Trên cơ sở khái quát các quy định pháp luật về QĐTCK, luận văn tập trung phân tích nội dung các quy định pháp luật về QĐTCK ở Việt Nam qua hai giai đoạn cơ bản sau đây: 2.1. PHÁP LUẬT QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN TRƢỚC KHI LUẬT CHỨNG KHOÁN CÓ HIỆU LỰC (1998-2006) 2.1.1. Một số đặc điểm về nội dung của pháp luật quỹ đầu tƣ chứng khoán giai đoạn 1998 – 2006 Một là, pháp luật quỹ đầu tư chứng khoán giai đoạn này chỉ có mô hình tín thác đầu tư dạng hợp đồng dưới dạng QĐTCK dạng đóng và QĐTCK dạng mở. Hai là, với sự ra đời các quy định quỹ đầu tư chứng khoán, TTCK nước ta đã có thêm chủ thể tham gia thị trường, góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú trên thị trường, là tiền đề cho TTCK phát triển ổn định, an toàn, bảo vệ tối đa quyền lợi cho nhà đầu tư, khắc phục được tình trạng đầu tư theo bầy đàn – khuynh hướng phổ biến của các thị trường mới nổi. Ba là, các quy định pháp luật về QĐTCK giai đoạn này đã quy định khá chi tiết trình tự thủ tục thành lập và hoạt động của các QĐTCK. Bốn là, các quy định về quỹ đầu tư chứng khoán đã làm rõ được vị trí, vai trò của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát trong việc điều hành, giám sát hoạt động của quỹ Năm là, pháp luật QĐTCK giai đoạn này đã quy định cụ thể, chi tiết về quản lý nhà nước về quỹ đầu tư chứng khoán đồng thời quy định chi tiết, cụ thể các biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. 2.1.2. Những hạn chế pháp luật QĐTCK giai đoạn 1998 - 2006 Thứ nhất, quy định pháp luật QĐTCK giai đoạn này chưa có quy định về công ty đầu tư chứng khoán. Thứ hai, TTCK Việt Nam vẫn còn bộc lộ không ít sự non yếu và ngày càng tiếp tục thể hiện những nhược điểm của nó, giá chứng khoán tăng giảm liên tục không tuân theo thị trường, khó dự đoán, làm cho tính hấp dẫn của đầu tư chứng khoán thông qua thị trường có tổ chức này bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Thứ ba, Nghị định 48/1998/NĐ-CP được ban hành trước khi TTCK hoạt động cho nên các quy chế ban hành vào lúc đó chịu sự tác động rất nhiều yếu tố tâm lý của thị trường, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính của khu vực, bản thân Nghị định đã có những ràng buộc rất chặt, trong khi lại phải sử dụng nhiều quy định của quốc tế chưa phù hợp với hoạt động ban đầu của TTCK Việt Nam. Thứ tƣ, trình độ quản lý đúng tầm đối với hoạt động của QĐTCK thay mặt các nhà đầu tư trong việc quản lý một nguồn vốn rất lớn, trong đó cần thiết phải phối hợp tìm kiếm những kinh nghiệm tốt của quốc tế. 2.2. LUẬT CHỨNG KHOÁN 2006 VÀ CÁC VĂN BẢN HƢỚNG DẪN THI HÀNH - BẢO ĐẢM PHÁP LÝ MỚI CHO HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.2.1. Tác động của sự ra đời Luật chứng khoán 2006 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đối với sự phát triển quỹ đầu tƣ chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Luật chứng khoán được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khó XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Sự ra đời của Luật chứng khoán 2006 đánh dấu bước phát triển trong nhận thức của nhà nước trong việc quản lý thị trường. Về các loại hình kinh doanh dịch vụ chứng khoán, Luật Chứng khoán đã bao trùm các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán như: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, lưu ký chứng khoán Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức này đã được quy định rõ ràng, tạo điều kiện cho các tổ chức trung gian trên TTCK có cơ hội phát triển và chính họ sẽ là người xây dựng và phát triển TTCK. Luật Chứng khoán cũng tạo cơ sở pháp luật đầy đủ để tăng cường công tác quản lý thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các tổ chức tham gia thị trường; tạo cơ sở pháp lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l0_02387_2053_2010190.pdf
Tài liệu liên quan