Luận văn Pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra từ thực tiễn thanh tra huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT

ĐỘNG THANH TRA . 10

1.1. Khái quát về Thanh tra. 10

1.2. Nội dung pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra huyện . 22

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra

huyện. . 30

Kết luận chương 1 . 34

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC

VÀ HOẠT ĐỘNG Ở THANH TRA HUYỆN ĐÌNH LẬP TỈNH LẠNG

SƠN. 35

2.1. Khái quát chung về huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn . 35

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về tổ chức ở Thanh tra huyện huyện Đình

Lập, tỉnh Lạng Sơn từ 2017 đến năm 2019. 37

2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về hoạt động ở Thanh tra huyện Đình Lập,

tỉnh Lạng Sơn từ 2017 đến 2019.39

2.4.Nhận xét, đánh giá.48

Kết luận chương 2 . 63

Chương 3: PHưƠNG HưỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TỪ THỰC

TIỄN HUYỆN ĐÌNH LẬP, TỈNH LẠNG SƠN. 64

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra

huyện. . 64

3.2.Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra

huyện .68

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra huyện Đình Lập,

tỉnh Lạng Sơn. 85

Kết luận chương 3 . 95

KẾT LUẬN. 96

pdf110 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra từ thực tiễn thanh tra huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2017 2018 2019 Số thụ lý giải quyết (vụ việc) 6 3 2 1 Khiếu nại 4 2 1 1 Tố cáo 2 1 1 0 Đã giải quyết 5 2 2 1 Khiếu nại 3 1 1 1 Tố cáo 2 1 1 0 Đang giải quyết 1 0 0 0 Khiếu nại 1 0 0 1 Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị hàng năm của UBNB huyện Đình Lập từ năm 2017 đến năm 2019 [27, 28,29] 45 Từ kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thể hiện ở trên, có thể khẳng định cơ quan Thanh tra huyện đã có nhiều nỗ lực dể hoàn thành nhiệm vụ được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện giao. 2.3.3. Về hoạt động phòng, chống tham nhũng Trong những năm qua thanh tra huyện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra tỉnh; Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. - Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức. Uỷ ban nhân dân huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc gắn với cải cách thủ tục hành chính, công khai việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, phân bổ dự toán, phân cấp nguồn thu, công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn Trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, đơn vị việc công khai hoạt động tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ cơ bản đã đi vào nề 46 nếp. Thực hiện thanh toán lương và một số khoản phụ cấp qua tài khoản mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đình Lập; tiếp tục thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. Thường xuyên quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 64/2007/QĐ-TTG ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Qua theo dõi, tổng hợp trên địa bàn huyện, không phát hiện có cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng và nhận quà tặng không đúng quy định. Tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm quyền ban hành; tiến hành niêm yết công khai các thủ tục hành chính theo quy định tại các cơ quan, đơn vị, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để nhân dân tra cứu, thực hiện và theo dõi, giám sát. Tiếp tục sử dụng phần mềm Chương trình văn phòng điện tử (eOffice) trong hoạt động trao đổi, giải quyết các công việc giữa các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp trực thuộc. Việc kê khai tài sản, thu nhập Thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập theo Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2018 đối với các cơ quan, đơn vị, những người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. Tổng số người có nghĩa vụ phải kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2017 là 389 người/83 cơ quan. Còn năm 2018 đã được phê duyệt là 392 người/83 cơ quan, đơn vị, tăng so với năm 2017 là 03 người (tăng 0,77%). Trong đó: Số người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập: 390 người/392 người, đạt tỷ lệ 99,49%; Số người không kê khai tài sản, thu nhập trong năm: 02 người, tỷ lệ 0,51% do 47 tháng 01 năm 2019 nghỉ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Công tác thanh tra, kiểm tra về công tác phòng, chống tham nhũng Từ năm 2017 đến hết năm 2019, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo cơ quan thanh tra tiến hành 08 cuộc thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (02 cuộc năm 2017, 03 cuộc năm 2018, 03 cuộc triển khai trong năm 2019, 01 cuộc từ năm 2018 chuyển sang kết luận trong năm 2019). Qua kết luận 08 cuộc thanh tra, không phát hiện được các hành vi tiêu cực, tham nhũng xảy ra. 2.3.4. Hoạt động khác của thanh tra huyện Đình Lập – tỉnh Lạng Sơn Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra huyện. Tổng hợp, thông tin, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thanh tra tỉnh. Quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra huyện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao và theo quy định của pháp luật. 48 2.4. Nhận xét, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra huyện Đình Lập 2.4.1. Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân về tổ chức thanh tra huyện Đình Lập Luật thanh tra năm 2004 và luật thanh tra năm 2010 đều quy định việc bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra cấp tỉnh. Việc quy định trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phải trao đổi và được sự thống nhất của chánh thanh tra cấp tỉnh là chưa thực sự phù hợp. Mặc dù thực tế rất ít khi xảy ra trường hợp Chánh thanh tra cấp tỉnh không đồng ý với Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra huyện, nhưng luật đã quy định, thì đó được xem là quyền của chánh thanh tra cấp tỉnh. Chánh thanh tra cấp tỉnh có thể thống nhất hoặc không thống nhất với chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức một trường hợp cụ thể nào đó. Điều này dẫn đến khó khăn cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong công tác cán bộ. Bởi lẽ, chức danh Chánh thanh tra huyện là cán bộ thuộc diện UBND cấp huyện quản lý. Việc bổ nhiệm Chánh thanh tra huyện mặc dù Luật trao quyền cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định, nhưng thực tế chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phải tuân thủ và chỉ thực hiện theo kết luận của Ban thường vụ huyện Uỷ về công tác cán bộ. - Về kết quả đạt được Cán bộ thanh tra huyện Đình Lập đa số là những công chức trẻ, năng động, đều có năng lực và trình độ đại học và khả năng xử lý công việc tốt . Vì số lượng cán bộ ít, nên không thể phân công thanh tra viên phụ trách chuyên trách lĩnh vực trong hoạt động thanh tra, mà các thanh tra viên đều có thể 49 tham gia các đoàn thanh tra kinh tế - xã hội, tham gia giải quyết khiếu nại , tố cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh thanh tra huyện giao. Điều này giúp cho các chuyên viên buộc phải nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật về thanh tra và thực tiễn hoạt động thanh tra của đơn vị. - Về hạn chế và nguyên nhân Luật thanh tra năm 2004 và luật thanh tra năm 2010 đều quy định việc bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra cấp tỉnh. Việc quy định trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phải trao đổi và được sự thống nhất của chánh thanh tra cấp tỉnh là chưa thực sự phù hợp. Mặc dù thực tế rất ít khi xảy ra trường hợp Chánh thanh tra cấp tỉnh không đồng ý với Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra huyện, nhưng luật đã quy định, thì đó được xem là quyền của chánh thanh tra cấp tỉnh. Chánh thanh tra cấp tỉnh có thể thống nhất hoặc không thống nhất với chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức một trường hợp cụ thể nào đó. Điều này dẫn đến khó khăn cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong công tác cán bộ. Bởi lẽ, chức danh Chánh thanh tra huyện là cán bộ thuộc diện UBND cấp huyện quản lý. Việc bổ nhiệm Chánh thanh tra huyện mặc dù Luật trao quyền cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định, nhưng thực tế chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phải tuân thủ và chỉ thực hiện theo kết luận của Ban thường vụ huyện Uỷ về công tác cán bộ. Về số lượng biên chế và số lượng phó chánh thanh tra huyện chưa được Luật quy định cụ thể mà phụ thuộc vào sự phân bổ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Vì vậy mà số lượng phó chánh thanh tra ở mỗi nơi một khác. 50 Ví dụ: Thanh tra huyện Đình Lập hiện nay không có Phó chánh thanh tra. Như vậy công việc Phó Chánh Thanh tra phụ trách sẽ do Chánh Thanh tra huyện và các thah tra viên thực hiện điều này ảnh hưởng đến chất lượng công việc và đạt hiệu quả không cao. Trước những bất cập quy định của pháp luật dẫn đến không tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống nghành thanh tra. Việc tuyển dụng, sử dụng quản lý cán bộ, công chức nghành thanh tra, trong đó có thanh tra cấp huyện chưa có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách quản lý, sử dụngTiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên được quy định tại nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ, ngạch thanh tra viên là chức danh mang tính nghề nghiệp và được hưởng phụ cấp đặc thù nhưng không thông qua thi tuyển chỉ tiến hành xét tuyển, đây là một trong những nguyên nhân tạo ra một bộ phận thanh tra viên chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ [2]. Cụ thể như việc tuyển dụng cán bộ, công chức Thanh tra huyện Đình Lập mỗi cán bộ có chuyên nghành khác nhau như chuyên ngành tài chính kế toán, chuyên nghành hành chính, chuyên nghành Luật. Tuy nhiên về số lượng cán bộ thanh tra còn hạn chế dẫn đến việc mỗi cán thuộc chuyên nghành khác nhau nhưng phải thực hiện nhiều công việc cùng một lúc dẫn đến chất lượng công việc hiệu quả không cao. Chánh thanh tra huyện là người đứng đầu cơ quan thanh tra huyện, nhưng tiêu chuẩn Chánh thanh tra, phó chánh thanh tra không được quy định riêng mang tính chuyên nghành. Do vậy mà rất nhiều trường hợp Chánh thanh tra, phó chánh thanh tra không phải là thanh tra viên, điều đó gây khó khăn cho hoạt động quản lý điều hành và tổ chức các đoàn thanh tra. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra quy định “Thanh tra 51 huyện có Chánh thanh tra, các phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác” [3, tr.6]. Do vậy, thanh tra huyện Đình Lập hiện tại không có phó chánh thanh tra là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Do lực lượng cán bộ thanh tra còn thiếu nên các thanh tra viên cùng một lúc vừa phải thực hiện các nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động của nghành thanh tra, vừa tiến hành tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và các công tác như tổng hợp báo cáo, đôn đốc xử lý sau thanh tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đã gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay việc bổ nhiệm thanh tra viên chủ yếu chỉ căn cứ vào các quy định về văn bằng, chứng chỉ, ít chú ý đến những đòi hỏi năng lực về thực tiễn để xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên nhất là đào tạo chuyên sâu một số lĩnh vực chưa được quan tâm đúng mức. Từ những hạn chế trên có thể khẳng định việc xây dựng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là một đòi hỏi hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả công tác của nghành thanh tra nói riêng và công tác quản lý nhà nước nói chung. Đây là nhiệm vụ không chỉ riêng của nghành thanh tra mà của cả chính quyền huyện và phải được tiến hành đồng bộ từ khâu tuyển dụng, bố trí công việc, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thanh tra viên. 2.4.2. Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân về hoạt động thanh tra huyện Đình Lập Thứ nhất, về công tác thanh tra 52 Qua kết quả công tác thanh tra đã nêu trên có thể đưa ra một số đánh giá nhận xét tổng quát về thực trạng thanh tra kinh tế-xã hội của thanh tra huyện Đình Lập trong những năm qua: Kết quả đạt được: Thanh tra huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra và đã tổ chức triển khai thực hiện toàn diện, có hiệu quả, kế hoạch thanh tra hằng năm đã được Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; hầu hết các cuộc thanh tra kinh tế xã hội đều được tổ chức, thực hiện nghiêm túc, có kết quả. Các vụ việc đột xuất do Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện giao, Thanh tra huyện đã giải quyết kịp thời, hậu quả, góp phần phục vụ kịp thời, có hiệu quả, góp phần phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền huyện. Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, hầu hết các cuộc thanh tra của thanh tra huyện đã được các cơ quan, tổ chức, các nhân nhất trí, dư luận đồng tình, ủng hộ. Do vậy, hiệu quả hoạt động thanh tra ngày càng nâng cao; kết quả sau các cuộc thanh tra đã có tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân; đồng thời đã giúp các cơ quan nhà nước chấn chỉnh công tác quản lý, công tác chỉ đọa điều hành, tăng cường các biện pháp phòng ngừa sai phạm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước. Công tác thanh tra đã tập trung vào những lĩnh vực nổi cộm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí như quản lý sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn khác Công tác xử lý sau thanh tra được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức của đối tượng được thanh tra trong thực hiện các kết luận thanh tra. Về hạn chế và nguyên nhân: 53 Thứ nhất, theo luật thanh tra hiện nay thì vị trí vai trò của cơ quan thanh tra được xác định là cơ quan tham mưu, giúp việc của thủ trưởng cơ quan quan lý nhà nước cùng cấp nên tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm không cao, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng của cơ quan này. Chức năng trước tiên của cơ quan thanh tra được quy định tại điều 5 luật thanh tra 2010 là “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng” [23, tr.10]. Do được xác định là cơ quan tham mưu, giúp việc cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp nên thanh tra cấp dưới không có tính liên hệ trực tiếp và chịu sự chỉ đạo, điều hành về hoạt động của cơ quan thanh tra cấp trên. Do vậy, hoạt động của thanh tra huyện còn bộc lộ nhiều hạn chế: Ví dụ: Thanh tra huyện Đình lập có sự phụ thuộc vào cơ quan quản lý cùng cấp (UBND cấp huyện) và người đứng đầu là chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Đình Lập cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kiến nghị và xử lý. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động thanh tra của thanh tra huyện. Thứ hai, mặc dù Luật thanh tra quy định Chánh thanh tra huyện có quyền ra quyết định thanh tra và có thẩm quyền kí ban hành kết luận thanh tra, nhưng trên thực tế Thanh tra huyện Đình Lập trong rất nhiều trường hợp trước khi ký ban hành kết luận vẫn phải xin ý kiến của chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, nhất là những nội dung liên quan đến cán bộ chủ chốt của huyện. Thứ ba, việc thi hành kết luận thanh tra chủ yếu phục thuộc vào thủ trưởng cơ quan quản lý và ý thức chấp hành của đối tượng thanh tra, nên 54 trước khi ký ban hành kết luận thanh tra, việc Chánh thanh tra huyện xin ý kiến của chủ tịch ủy ban nhân dân huyện là nhằm đảm bảo cho kết luận thanh tra được chấp hành một cách nghiêm túc, đầy đủ. Luật thanh tra đã đề cập đến trách nhiệm của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra. Vì vậy, tính, kỷ luật, kỉ cương trong quản lý hành chính bị giảm sút. Thứ tư, việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra còn phụ thuộc quá nhiều vào việc phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, điều này làm mất đi tính độc lập, chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với công tác thanh tra của thanh tra huyện. Thứ năm, một số lĩnh vực như xây dựng cơ bản , quản lý sử dụng đất đai chưa được thanh tra, kiểm tra. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Đình Lập không có chuyên môn ở những lĩnh vực đó. Điều này đặt ra yêu cầu là phải xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra huyện phải có kiến thức và am hiểu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Thứ sáu, Luật Thanh tra năm 2010 quy định “Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày” [23, tr.48]. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều cuộc thanh tra do thanh tra huyện Đình Lập tiến hành thường bị kéo dài, vi phạm thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước. Thực trạng này do một số nguyên nhân: Còn hạn chế trong công tác chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra, việc nắm thông tin về nội dung thanh tra chưa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đề cương chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến đề cương, kế hoạch thanh tra 55 chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm, vì vậy khi tiến hành thanh tra gặp khó khăn trong khâu thẩm tra, xác minh, kết luận. Chế độ thông tin và xử lý vấn đề phát sinh trong hoạt động của Đoàn thanh tra chưa tốt, nhất là trong các khâu lập biên bản, báo cáo kết quả thanh tra của thành viên Đoàn thanh tra nên chưa phát hiện kịp thời những vướng mắc để xử lý ngay trong khi còn thanh tra tại đơn vị. Có cuộc thanh tra bị kéo dài do đối tượng được thanh tra cố tình gây cản trở, không hợp tác như: Cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, cố tình dây dưa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động thanh tra Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiều khó khăn. Trình độ, năng lực của cán bộ, thanh tra viên Thanh tra huyện Đình Lập có nhiều mặt còn hạn chế. Thứ bảy, về việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra: Về xây dựng báo cáo kết quả thanh tra: Khoản 1 điều 49 Luật thanh tra năm 2010 quy định: “Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp” [23, tr.53]. So với quy định đó thì Thanh tra huyện Đình Lập thực tế có một số cuộc thanh tra để kéo dài 1 đến 2 tháng. Điều đó là do sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị được thanh tra, các Đoàn thanh tra mới bắt đầu tập trung soạn thảo báo cáo kết quả thanh tra nên thời gian viết báo cáo thường kéo dài hơn với quy định. 56 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thời hạn báo cáo kết quả thanh tra thường để kéo dài là do Trưởng đoàn thanh tra không chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra mà thường giao cho một thành viên Đoàn thanh tra làm báo cáo. Hơn nữa trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra chưa nghiên cứu xây dựng dự thảo báo cáo kết quả thanh tra trước khi kết thúc thanh tra mà chủ yếu thực hiện công việc này khi đã kết thúc thanh tra tại đơn vị được thanh tra. Một số cán bộ, thanh tra viên tham gia đoàn thanh tra tuy có chuyên môn trong lĩnh vực đó, nhưng hạn chế về nghiệp vụ thanh tra, hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn công tác, nên việc xác định, đánh giá tính đúng, sai, tính hợp lý của thông tin, tài liệu có khi không đảm bảo đúng quy định, gây khó khăn cho việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra. Về ban hành kết luận thanh tra: Khoản 1 điều 50 Luật Thanh tra 2010 quy định: “Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp” [23, tr.54]. Nhìn chung, các dự thảo kết luận thanh tra do trưởng đoàn thanh tra xây dựng, sau đó trình người ra quyết định thanh tra kí ban hành. Nhìn chung, các dự thảo kết luận thanh tra do trưởng đoàn thanh tra xây dựng không khác nhiều so với báo cáo kết quả thanh tra mà Trưởng Đoàn thanh tra đã xây dựng. Vì vậy, việc nhận xét, phân tích đánh giá, quy kết trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân nêu trong dự thảo kết luận thanh tra chưa tương xứng với thẩm quyền của người kí kết luận thanh tra. Đây là một trong những khó khăn khi hoàn chỉnh dự thảo kết luận trước khi ký ban hành, đồng thời cũng là khó khăn cho người ký kết luận thanh tra. Hầu hết các kết luận thanh tra chưa có chiều sâu, chưa 57 làm rõ nguyên nhân của vi phạm, chưa đánh giá chính xác hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước; việc kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong một số trường hợp vẫn chưa rõ ràng, cụ thể; việc đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện sau thanh tra chưa được tổ chức thực hiện tốt, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Tám là, có không ít kết luận thanh tra do Chánh Thanh tra huyện ký ban hành không được chấp hành một cách nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời nên hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và ý thức chấp hành của đối tượng thanh tra chưa tốt. Những bất cập trong hoạt động thanh tra của thanh tra huyện Đình Lập hiện nay do nhiều nguyên nhân, tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau: Đội ngũ thực hiện hoạt động thanh tra của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ, năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp, ý thức và tinh thần trách nhiệm. Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra chưa hoàn chỉnh, nhiều điểm còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra. Quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế. Các cơ quan thanh tra chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị cho nên tính hậu quả của nó thường không cao và phụ thuộc vào thái dộ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị các cơ quan thanh tra kiến nghị. 58 Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương, nhưng do sự phân tán của nền hành chính nên các tổ chức thanh tra nhà nước ở các cấp, các ngành gần như lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp (Thanh tra huyện Đình Lập không thể là ngoại lệ), trong khi sự chỉ đạo của cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên có phần trở thành hình thức, kém hiệu quả. Từ những nội dung trên có thể thấy tổ chức và hoạt động thanh tra huyện hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế, phụ thuộc gần như tuyệt đối vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và người đứng đầu cơ quan đó. Do vậy, hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng không cao. Thứ hai, về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Kết quả đạt được: Mặc dù nguồn nhân lực của cơ quan Thanh tra huyện rất hạn chế, nhưng do đã nhận thức rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giả quyết khiếu nại, tố cáo, từ đó mọi cán bộ, công thức cơ quan Thanh tra huyện đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác này. Nhiệm vụ việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_to_chuc_va_hoat_dong_thanh_tra_tu_thuc.pdf
Tài liệu liên quan