Luận văn Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN

CHỨC VÀ PHÁP LUẬT TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC. 6

1.1. h i qu t về vi n chức v tuyển ụng vi n chức. 6

1.1.1. Khái quát về viên chức. 6

1.1.2. Khái quát về tuyển dụng viên chức. 10

1.1.2.1. Tuyển dụng nhân sự . 10

1.1.2.2. Tuyển dụng viên chức . 12

1.1.3. Vai tr của tuyển dụng viên chức . 14

1.2. Ph p uật về tuyển ụng vi n chức ở Việt N m . 16

1.2.1. Điều chỉnh pháp luật về tuyển dụng viên chức. 16

1.2.1.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về tuyển dụng viên chức. 16

1.2.1.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật về tuyển dụng viên chức . 18

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về tuyển dụng viên chức . 20

1.2.3. Quá trình phát triển pháp luật về tuyển dụng viên chức. 24

1.2.3.1. Pháp luật về tuyển dụng viên chức giai đoạn từ năm 1945-

1975. 24

1.2.3.2. Pháp luật về tuyển dụng viên chức từ 1975 đến nay . 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY . 32

2.1. Thực trạng ph p uật về tuyển ụng vi n chức ở Việt N m hiện

nay. 32

2.1.1. Các văn bản pháp luật quy định về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam

hiện nay. 32

2.1.2. Nội dung của tuyển dụng viên chức theo quy định pháp luật hiện

hành . 35

2.1.2.1. Căn cứ tuyển dụng viên chức. 36

2.1.2.2. Về nguyên tắc tuyển dụng viên chức. 37

2.1.2.3. Điều kiện dự tuyển viên chức. 42

pdf106 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Trong khi đó, đối với ĐVSNCL chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu ĐVSNCL tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho ĐVSNCL thuộc quyền quản lý; quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Ngoài ra,đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Nhìn chung, các quy định về thẩm quyền trong tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức theo tinh thần Luật Viên chức và các văn bản pháp luật hướng dẫn hiện hành thì việc tuyển dụng viên chức tiếp tục được đổi mới theo hướng phân cấp, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu ĐVSNCL trong công tác tuyển dụng, kể cả về 45 kế hoạch, chỉ tiêu, nội dung, hình thức thi tuyển. Nhà nước chỉ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện chung đối với từng ngành, lĩnh vực sự nghiệp. Tuy vậy, Luật Viên chức mới chỉ quy định về thẩm quyền quyết định việc tuyển dụng và thẩm quyền ký đối với những người trúng tuyển vào viên chức mà không quy định cụ thể thẩm quyền về thủ tục tuyển dụng, các tiêu chí đánh giá và xác định người trúng tuyển vào viên chức. Điều này chưa thể hiện được nguyên tắc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu ĐVSNCL trong tuyển dụng viên chức. 2.1.2.5. Phương thức tuyển dụng Theo quy định pháp luật hiện hành thì tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua hai phương thức là thi tuyển và xét tuyển (Điều 23 Luật Viên chức, Mục 2 Chương 2 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP). - Thi tuyển viên chức Phương thức thi tuyển viên chức được quy định cụ thể tại Mục 2 Chương 2 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP bao gồm các nội dung: (1) nội dung và hình thức thi; (2) điều kiện miễn thi; (3) cách tính điểm; (4) xác định người trúng tuyển. Các nội dung này được cụ thể hóa tại Thông tư số 16/2012/TT-BNV ban hành quy định về Quy chế thi tuyển viên chức. Trước đó, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP đã có đề cập phương thức thi tuyển song mới chỉ dừng lại ở việc quy định về Hội đồng tuyển dụng, tính điểm và xác định người truyển trong thi tuyển. Lần đầu tiên, phương thức thi tuyển viên chức được quy định khá chi tiết, rõ ràng các môn thi cũng như nội dung thi được xác định bao gồm các bài thi: kiến thức chung, thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, tin học văn ph ng, ngoại ngữ. Trong đó, điểm thi kiến thức chung tính hệ số 1; điểm thi chuyên ngành được chia làm 2 mảng: thi viết hoặc thi trắc nghiệm tính hệ số 1, thi thực hành tính hệ số 2. C n môn ngoại ngữ/tiếng dân tộc ít người, tin học văn ph ng chỉ là điểm điều kiện mà không tính vào tổng số điểm thi. Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin, bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ hoặc thi tin học văn ph ng. Việc quy định 46 môn thi, nội dung thi, tính hệ số điểm thi theo quy định hiện hành là hoàn toàn phù hợp với tính chất của môn thi. Điều này lý giải bởi để đáp ứng được vị trí việc làm cần tuyển thì về nguyên tắc: thí sinh phải có đủ kiến thức chung và kiến thức chuyên môn. Trước khi có cái nhìn cụ thể, chi tiết cho vị trí của mình thì thí sinh phải có cái nhìn tổng quan, bao quát cho cả một hệ thống: tìm hiểu về pháp luật viên chức nói chung, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hiện hành và những hiểu biết về cơ quan, đơn vị, ngành/lĩnh vực tuyển dụng. Sau đó đ i hỏi thí sinh phải vận dụng những kiến thức chuyên môn trong vị trí việc làm cần tuyển cho bài thi môn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời đ i hỏi thí sinh phải trải qua 2 phần thi đó là thi viết/trắc nghiệm và thi thực hành. Nghị định cũng quy định mở đối với môn thi ngoại ngữ: “Thi một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo tiêu. Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc ít người, việc thi ngoại ngữ được thay thế b ng tiếng dân tộc ít người.”. Như vậy thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 5 thứ tiếng trên để thi và tùy vào từng vị trí việc làm, thí sinh có thể thi tiếng dân tộc ít người do nhu cầu công việc cần tuyển dụng. Điểm có lợi cho thí sinh khi tham gia kỳ thi tuyển viên chức là thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc tin học khi có các điều kiện sau: “1. Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau: a) Có b ng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ; b) Có b ng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo b ng tiếng nước ngoài ở Việt Nam. 2. Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có b ng tốt nghiệp từ trung c p chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.” (Điều 8 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP) Có thể nói, các quy định về thi tuyển viên chức phần nào đã phản ánh được tính chất của phương thức thi tuy nhiên về cơ bản các quy định này giống với quy định thi tuyển công chức tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 47 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, chưa thể hiện được sự khác biệt phương thức thi tuyển của 2 đối tượng này. Tuy nhiên cách tính điểm học tập và điểm tốt nghiệp tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP không đồng nhất Quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo ở cả hình thức niên chế và hình thức tín chỉ. Trong quy chế đào tạo Đại học chính quy của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối với hình thức đào tạo niên chế5 hay tín chỉ6 thì ở phần công nhận tốt nghiệp chỉ có khái niệm làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp mà không có khái niệm “bảo vệ luận văn”. Nghị định cũng không phân biệt môn học và môn thi điều kiện hay không điều kiện. Nghị định không có phần nào yêu cầu môn học đó phải có bao nhiêu học trình mà tính các môn như nhau “trung b nh cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá tr nh học tập”. Điều quan trọng là không phải cơ sở đào tạo nào cũng cung cấp bảng điểm sau khi sinh viên tốt nghiệp. Đồng thời trong quá trình học tập sinh viên thường các môn chuyên ngành số học trình/tín chỉ nhiều hơn nên sinh viên chú trọng hơn, c n các môn điều kiện, các học phần chung thường chiếm số trình/tín chỉ ít hơn. Nhìn chung các số học trình/tín chỉ của các môn học là chênh lệch nhau. Bên cạnh đó, theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về đào tạo niên chế thì điểm thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là môn điều kiện để được xét công nhận tốt nghiệp (chỉ xếp đạt hay không đạt). Tuy nhiên, việc nhiều đơn vị đào tạo lại ghi điểm số cụ thể đối với các môn khoa học này (không có học phần hay tín chỉ) đã vô tình “làm cái cớ” để các đơn vị này tuyển dụng áp đặt vào tính điểm tốt nghiệp Do đó với nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn thực hiện không rõ ràng. - Xét tuyển viên chức Nghị định số 29/2012/NĐ-CP dành 4 điều luật quy định cụ thể các nội dung: Nội dung xét tuyển; Cách tính điểm; Xác định người trúng tuyển; Xét tuyển đặc cách. Theo quy định pháp luật hiện hành thì việc xét tuyển viên chức gồm xét kết 5 Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành ngày 26/6/2006 ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy 6 Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 15/8/2007 Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ 48 quả học tập và kiểm tra, sát hạch. Trong đó, xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển; kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Nghị định cũng quy định rõ các trường hợp xét tuyển đặc cách (Khoản 1 Điều 14) và được cụ thể hóa về quy trình, thủ tục đối với các trường hợp này tại Thông tư số 15/2012/TT-BNV: Trường hợp 1: Người có kinh nghiệm công tác hiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trường hợp 2: Người tốt nghiệp đại học loại giỏi; tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; trường hợp sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì phải công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển, trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian này; Trường hợp 3: Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt có văn b ng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng của ĐVSNCL trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành nghề truyền thống. Các trường hợp xét tuyển đặc cách nêu trên đã thể hiện được phần nào sự ưu ái, quan tâm cũng như cách nhìn nhận từ thực tế của Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật về tuyển dụng viên chức. Các đối tượng được xét tuyển đặc cách này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển của từng ngành, lĩnh vực cũng như từng địa phương. Đồng thời cách thức xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ 49 tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Mục 4 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP. Đây là điểm mới, thể hiện đúng nguyên tắc ưu tiên người có tài năng trong tuyển dụng viên chức. 2.1.2.6. Thủ tục tuyển dụng viên chức Theo quy định pháp luật hiện hành thì thủ tục tuyển dụng viên chức được quy định tại Mục 4 Chương 2 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP trải qua 7 bước sau: ước 1. Thông báo tuyển dụng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức: ước 2. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 20 ngày làm việc kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. ước 3. Chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển để niêm yết công khai tại trụ sở làm việc và thông báo trên trang điện tử của đơn vị (nếu có). ước 4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định thành lập Hội đồng, tuyển dụng để thực hiện việc thi tuyển; ước 5. Thi/xét tuyển; ước 6. Thông báo kết quả và nhận đơn phúc khảo (nếu có); ước 7. Ký kết Hợp đồng làm việc. Có thể thấy, các bước trong quá trình tuyển dụng viên chức được quy định khá chặt chẽ, cụ thể, chi tiết, bắt đầu b ng việc thông báo tuyển dụng cho đến kết thúc thủ tục tuyển dụng là ký hợp đồng làm việc. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nh m giúp các cơ quan tuyển dụng thực hiện thống nhất, đồng bộ và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc xây dựng kế hoạch, thông báo, ra thời hạn tuyển dụng cũng như quá trình thi/xét tuyển. Đồng thời các quy định về thủ tục tuyển dụng theo pháp luật hiện hành giúp cho đối tượng dự tuyển xác định được thời gian, cách thức tuyển dụng để nắm bắt cơ hội cũng như chủ động trong quá trình dự tuyển. Đây 50 cũng là điểm mới mà các văn bản pháp luật về tuyển dụng viên chức trước đó chưa làm rõ trình tự tuyển dụng viên chức này. 2.1.2.7. Chế độ tập sự Việc tuyển dụng viên chức chỉ thực sự chấm dứt khi người được tuyển dụng đạt yêu cầu tập sự, chính thức được tuyển dụng. Do đó, người dự tuyển viên chức sau khi trúng tuyển phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định pháp luật7. Chế độ tập sự đối với người trúng tuyển viên chức được quy định cụ thể tại Mục 6 Chương 2 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về: nội dung tập sự; hướng dẫn tập sự; chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự; trình tự, thủ tục bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp khi hết thời hạn tập sự; chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự. Quy định về chế độ tập sự tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP có bước tiến mới đó là: Nghị định không sử dụng thuật ngữ “thử việc” như Nghị định số 116/2003/NĐ-CP cũng như trong Bộ luật lao động năm 2012, thay vào đó là sử dụng thuật ngữ “tập sự” giống như Luật cán bộ, công chức năm 2008. Đồng thời Nghị định số 29/2012/NĐ-CP cũng bổ sung về nội dung tập sự, quy định rõ thời gian tập sự phải được thể hiện rõ trong hợp đồng làm việc, thay vì bổ nhiệm ngạch là bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp theo đúng tính chất nghề nghiệp của viên chức. 2.2. Thực tiễn việc tổ chức thực hiện ph p uật về tuyển ụng vi n chức ở Việt N m trong những năm trở ại đây Thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức là hoạt động nh m hiện thực hóa nội dung của pháp luật tuyển dụng viên chức đi vào thực tiễn đời sống. Kể từ khi Luật Viên chức năm 2010 được ban hành và có hiệu lực, kéo theo hàng loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh về quan hệ tuyển dụng viên chức có hiệu quả trên thực tế. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức trên cả nước c n tồn tại những khó khăn, vướng mắc, bất cập mà chủ yếu từ phía các cơ quan, đơn vị tuyển dụng viên chức. 7 Khoản 1 Điều 27 Luật Viên chức năm 2010 51 2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức trong những năm trở lại đây Theo số liệu thống kê của Vụ công chức – viên chức, Bộ Nội vụ thì tính đến tháng 6/2014 tổng số viên chức ở nước ta là 1.995.414 người8. Các ĐVSNCL cũng được sắp xếp, kiện toàn cùng với việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính nhà mặc dù vậy thì số lượng các ĐVSNCL trên thực tế vẫn c n khá lớn. Cụ thể là ĐVSNCL thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đến năm 2015 là 1.174 đơn vị, ĐVSNCL thuộc địa phương là 53.657 đơn vị9. Điều kiện kinh tế - xã hội phát triển kéo theo sự tăng nhanh các nhu cầu của người dân về học tập, khám chữa bệnh, các nhu cầu khác về vật chất và tinh thần của người dân, dẫn đến số lượng viên viên chức hoạt động trong các ĐVSNCL tăng là điều tất yếu10. Trong số các ĐVSNCL, các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế chiếm số lượng nhiều n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_tuyen_dung_vien_chuc_o_viet_nam_hien_n.pdf
Tài liệu liên quan