MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: Chế độ pháp lý về xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu 3
I. Hoạt động xuất nhập khẩu và pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu 3
1.Vị trí, vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với vấn đề phát triển kinh tế đất nước 3
2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu 8
II. Chế độ pháp lý về uỷ thác xuất nhập khẩu 11
1. Ý nghĩa của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu nói chung 11
2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu 12
III. Ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 14
1.Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 14
2. Ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 18
3. Thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu 21
4. Các hình thức giải quyết tranh chấp về hoạt động uỷ thác xuất
nhập khẩu 31
Phần II: Thực tiễn áp dụng các chế độ uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 34
I.Tổng công ty Cà phê Việt Nam và hoạt động xuất nhập nhẩu 34
1.Khái quát chung về Tổng công ty Cà phê Việt Nam 34
2.Công tác tổ chức xuất nhập khẩu và vai trò của uỷ thác xuất nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê ViệtNam 40
II. Thực tiễn pháp lý trong ký kết và thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 44
1.Thực tiễn pháp lý trong ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 44
2.Thực tiễn pháp lý trong vấn đề thực hiện các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 45
Phần III: Phương hướng hoàn thiện phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam 49
I.Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan 49
1. Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế 49 49
2. Hoàn thiện pháp luật về xuất nhập khẩu 50 50
3. Cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển ngành Cà phê51 51
II. Các kiến nghị đối với Tổng công ty Cà phê Việt Nam 51
1. Tăng cường công tác quản lý chất lượng Cà phê xuất khẩu 51 51
2. Kiến nghị trong việc tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu 51 51
3. Thường xuyên cập nhật thông tin về sự thay đổi của luật pháp trong hoạt động kinh tế 52 52
Kết luận 53
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3700 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về uỷ thác xuất nhập khẩu và thực tiễn pháp lý trong hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật hiện hành. Căn cứ này được áp dụng chủ yếu cho các hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu được ký kết giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác.
- Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng. Đây là căn cứ đảm bảo cho hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu được ký kết có tính khả thi, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả đồng thời thoả mãn những nhu cầu của thị trường. Căn cứ này thường được các bên tuân thủ nghiêm ngặt vì nó liên quan trực tiếp đến lợi Ých của họ.
- Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của mình. Khi ký kết huợp đồng, các bên phải căn cứ vào những điều kiện chủ quan của mình về tiền vốn, vật tư, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và chức năng hoạt động của mình.
- Tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng bảo đảm về tài sản của bên cùng ký hợp đồng. Đây là một căn cứ quan trọng để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng, tính hợp pháp của mối quan hệ cũng như khả năng thanh toán của mỗi bên nhằm đảm bảo cho hợp đồng có đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế để thực hiện trên thực tế.
2.3 Cách thức ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu :
Cách thức ký kết hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu được hiểu là các phương thức, trình tự thủ tục để các bên xác lập quan hệ hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu.
Nói đến thủ tục trình tự ký kết là nối tới cách thức để ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu và trình tự các bước của các bên để xác lập quan hệ hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu có hiệu lực pháp lý.
Ký kết trực tiếp là cách ký kết giản đơn, hợp đồng uỷ thác được hình thành một cách nhanh chóng khi ký kết bằng cách này . đậi diện của các bên sẽ trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thoả thuận thống nhất ý chí, xác điịnh các điều khoản của hợp đồng và cung ký vào một văn bản. hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu được coi là có hiệu lực pháp lý kể từ khi các bên ký vào văn bản, tuy nhiên trong những trường hợp không thể ký trực tiếp thì các bên có thể ký một cách gián tiếp bằng cách gửi cho nhau những tài liệu giao dịch chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. Việc ký kết hợp đồng gián tiệp nh thế thường tiến hành qua hai bước sau:
Bước 1: Một bên lập đề nghị hợp đồng( thường là bên uỷ thác) trong đó nêu ra những yêu cầu về nội dung uỷ thác và gửi cho bên nhận uỷ thác;
Bước 2: Bên nhận được đề nghị của hợp đồng có nghĩa vụ phải trả lời bằng văn bản và gửi cho bên đề nghị hợp đồng, trong đó ghi rõ những nội dung chấp nhậ và những nội dung chưa chấp nhận và những đề nghị bổ sung. Bên kia cung trả lời là có chấp nhận đề nghị bổ sung hay không.
Hợp đồng được ký kết theo phương pháp này được coi là hình thành và có giá trị pháp lý kể từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả thận vè tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng đã ký kết đó.
Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu dù được ký kết bằng phương pháp nào đều có giá trị pháp lý nh nhau và các bên đều phải nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản đã ký kết.
Trên thực tế thì hai hình thức này được áp dụng rộng rãi trong ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Tuy nhiên do đặc thù của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là các điêù khoản của hợp đồng khá phức tạp và cần có sự tính toán, thương lượng chặt chẽ của các bên nên nếu có điều kiện thì các bên thường chọn phương thức ký kết trực tiếp. Có những trường hợp các bên sử dụng cả hai phương thức để ký kết, đầu tiên dùng biện pháp gián tiếp sau đó trực tiếp thoả thuận và ký kết hợp đồng hoàn chỉnh.
Do yêu cầu cao của nghiệp vụ ký kết hợp đồng, các công ty xuất nhập khẩu thường có các cán bộ chuyên về ký kết, giao dịch hợp đồnguỷ thác xuất nhập khẩu hoặc những công ty này có thể chia xuất nhập khẩu ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau để cán bộ có thể đi chuyên sâu tìm hiểu thị trường và nghiệp vụ.
Đại diện ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu còng nh đại diện ký kết các hợp đồng khác, khi tham gia ký kết hợp đồng thì mỗi bên chỉ cần cử ra một người đại diện cho mình. Nếu là pháp nhân thì đó là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, nếu là cá nhân đăng ký kinh doanh thì đó là người đứng tên trong đăng ký kinh doanh. Tuy nhiện các chr thể trên có thể uỷ quyền cho người khác thay mình ký kết hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu làm đại diện trong ký kết, thực hiện hợp đồng, tham gia tè tung trọng tài khi có tranh chấp.
Tuy nhiên trong thực tế xảy ra không Ýt trường hợp ký kết và thực hiện hợp đồng không có sự uỷ quyền hợp pháp hoặc có nhưng là sau khi đã ký xong làm nảy sinh nhiều tranh chấp khó giải quyết và cũng là chỗ sơ hở để các bê thoái thác việc thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đông dùa vào lý do là hợp đồng vô hiệu toàn bộ do người ký không đúng thẩm quyền.
3. Thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu:
3.1 Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu :
Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu phải được thực hiện theo những nguyên tắc được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế nh sau:
Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ cam kết trong hợp đồng kinh tế trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi Ých của nhau.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, nếu một bên gặp khó khăn có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng thì phải thông báo ngay cho bên kia biết, đồng thời phải tìm mọi biện pháp khắc phục. Bên nhận được thông báo, tuỳ theo khả năng của mình góp phần khắc phục khó khăn đó và tìm mọi biện pháp hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.
3.2.Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ uỷ thác xuất nhập khẩu:
a. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác :
* Nghĩa vụ của bên được uỷ thác:
Nghĩa vụ thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác: Người được uỷ thác cần phải tuân thủ đầy đủ những thoả thuận với bên uỷ thác về việc ký kết cũng như thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá với bên thứ ba. Đó là những thoả thuận về số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả của hàng hoá sẽ xuất hoặc nhập. Nếu bên được uỷ thác mà vi phạm nghĩa vụ này dẫn đến hậu quả là ký kết, thực hiện hợp đồng với bên thứ ba gây thiệt hại cho bên uỷ thác thì họ sẽ phải bồi thường đối vơí thiệt hại đó. Nhưng nếu ngược lại, việc vi phạm nghĩa vụ của bên được uỷ thác lại mang lại lợi Ých cho bên uỷ thác nhiều hơn là yêu cầu đã đề ra thì luật lại không quy định khoản chênh lệch đó sẽ thuộc về ai. Do đó trên thực tế các bên có thể thoả thuận với nhau để phân chia phần lợi Ých này, nếu là uỷ thác nhập hàng thì hai bên có thể thoả thuận để bên uỷ thác nhận hàng và trả cho bên được uỷ thác một khoản tiền.
Thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác, bên được uỷ thác còn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá với bên thứ ba. Nếu có tranh chấp về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá đã ký thì bên được uỷ thác sẽ là người trực tiếp giải quyết với bên thứ ba còn bên uỷ thác chỉ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bên được uỷ thác cũng không được uỷ thác lại cho người khác thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu đã ký trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.
Nghĩa vụ thông báo: Bên được uỷ thác có nghĩa vụ thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác như các biến động của thị trường, tiến trình làm việc với bên thứ ba, khả năng ký kết và thực hiện hợp đồng của bên thứ ba. Người được uỷ thác phải thông báo những thông tin đó để người uỷ thác kịp thời đưa ra những chỉ dẫn thích hợp .Khi có những chỉ dẫn của bên uỷ thác mà phù hợp với hợp đồng uỷ thác thì bên được uỷ thác phải tuân theo những chỉ dẫn đó. Nếu những chỉ dẫn đó mà trái với nội dung hợp đồng uỷ thác và các quy định của pháp luật thì người được uỷ thác có thể không chấp hành.
Nghĩa vụ đối với tài sản, tài liệu được giao để thực hiện công việc uỷ thác: Người được uỷ thác có trách nhiệm phải bảo quản, giữ gìn những tài sản, tài liệu được giao trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác và phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu có hư háng, mất mát mà do lỗi của mình.
Nghĩa vụ bảo mật: Bên được uỷ thác phải giữ bí mật đối với những thông tin có liên quan đến hợp đồng uỷ thác nhằm đảm bảo lợi Ých của người uỷ thác. Ví dụ như những thông tin về nhu cầu cấp thiết của bên uỷ thác đối với việc xuât khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá uỷ thác là nhập khẩu hàng để thực hiện nghĩa vụ giao hàng đối với một hợp đồng khác hoặc xuất khẩu hàng để thu tiền thanh toán cho nghĩa vụ trả nợ đã đến hạn, hàng hoá được uỷ thác bán là hàng tồn kho mà trước đó bên uỷ thác vẫn bán theo giá thị trường và thấp hơn giá bán cho bên thứ ba…
Nghĩa vô giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác: Nếu là uỷ thác xuất khẩu hàng hóa thì phải giao hàng và nếu là uỷ thác nhập hàng thì phải giao tiền cho bên uỷ thác theo đúng thoả thuận về số lượng, chất lượng, thời hạn, phương thức giao.
* Quyền của bên được uỷ thác:
Quyền cơ bản, quan trọng nhất của bên được uỷ thác là nhận phí uỷ thác và không chịu trách nhiệm đối với hàng hoá đã giao cho bên uỷ thác nếu không có thoả thuận khác. Khi bên uỷ thác đã nhận hàng thì dù họ có kiểm tra hàng hay không cũng có thể mặc nhiên coi như họ chấp nhận hàng như khi nhận, tức là hàng đã đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra.
Ngoài ra, bên được uỷ thác còn có quyền được cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác, yêu cầu bên uỷ thác bồi thường thiệt do họ gây ra. Đó có thể là những thiệt hại do bên uỷ thác không giao hoặc nhận hàng đúng thời hạn, đơn phương chấm dứt hợp đồng,…
b. Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác:
Thông qua nội dung các quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ thác ta đã có thể hình dung được nội dung quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác. Theo quy định tại Điều 109, bên uỷ thác có những nghĩa vụ sau: Nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;trả phí uỷ thác; giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác; chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng uỷ thác của bên thứ ba trong trường hợp chấp thuận việc uỷ thác lại của bên được uỷ thác. Có thể thấy việc luật quy định như vậy là không chính xác và rõ ràng bởi quan hệ giữa bên uỷ thác và bên được uỷ thác lại sẽ như một quan hệ uỷ thác mới, giữa họ lại xác lập những quyền và nghĩa vụ mới có thể là giống hoặc tương tự như đã xác lập với bên được uỷ thác trước; dụng ý của quy định bên uỷ thác phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng uỷ thác của bên thứ ba trong trường hợp chấp thuận việc uỷ thác lại của bên được uỷ thác là nhằm loại trừ nghĩa vụ cho bên được uỷ thác sau khi đã uỷ thác lại. Vì thế luật cần quy định là bên được uỷ thác sẽ không chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng uỷ thác của bên được uỷ thác lại nếu nh không có thoả thuận khác.
Về quyền của bên uỷ thác, bên uỷ thác có quyền yêu cầu bên được uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác; khiếu nại đòi bên được uỷ thác bồi thường thiệt hại do bên được uỷ thác gây ra.
3.3 Trình tự, thủ tục thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu:
Đối với hợp đòng uỷ thác xuất khẩu thì trình tự thực hiện gồm các bước sau:
- Ký hợp đồng xuất khẩu
- Mở L/C và kiểm tra L/C
- Chuẩn bị hàng hóa
- Thuê phương tiện vận tải
- Kiểm tra hàng
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng lên phương tiện vận chuyển
- Mua bảo hiểm cho hàng
- Làm thủ tục thanh toán
- Giải quyết khiếu nại, tranh chấp ( nếu có)
Đối với hợp đồng uỷ thác nhập khẩu thì các bước cần thực hiện bao gồm:
- Ký hợp đồng nhập khẩu
- Mở L/C
- Thuê phương tiện vận chuyển
- Mua bảo hiểm cho hàng
- Làm thủ tục hải quan
- Nhận hàng
- Kiểm tra hàng
- Giao hàng cho bên uỷ thác
- Làm thủ tục thanh toán
- Giải quyết khiếu nại, tranh chấp (nếu có)
Cụ thể các bước nêu trên được thực hiện nh sau:
a. Ký kết hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá.
Đây là công việc mà bên nhận uỷ thác phải thực hiện để tực hiện hợp đồng uỷ thác. Trong trường hợp uỷ thác xuất nhập khẩu toàn bộ, có nghĩa là tù việc tìm bạn hàng cho tới các thủ tục xuất nhập khẩu.
Ký hợp đồng xuất nhập khẩu có thể nhành chóng chỉ trong vài ngày cũng có thê phải mất rất nhiều thời gian. Khách hàng nước ngoài là những người sừng sỏ trong lĩnh vực kinh doanh thường tung ra nhiều mánh khoé, thủ đoạn. vì vậy đây là khâu mà người đại diện thương lượng, ký kết phải hết sức thận trọng.
Hợp đồng xuất nhập khẩu đượcký kết phảI phù hợp với những điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Đã là những điều khoản về đối tượng của hợp đồng, phương thức thành toán, phương thức thời gian giao nhận hàng ….
b. Mở L/C và kiểm tra L/C.
Mở L/C và kiểm tra L/C là bước thứ hai mà bên nhận uỷ thác phảI thực hiện theo điều khoản thành toán quốc tế. Về thời hạn mở L/C, nếu các bên không quy định gì thêm sẽ phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Điều này thì các bên thường thoả thuận tuân theo quy tắc thành toán quốc tế của UCP500.
Căn cứ để mở L/C là các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng nhập khẩu. Đây là căn cứ để bên nhập khẩu điền vào đơn xin mở L/C. Sau khi kiểm tra mọi giấy tờ liên quan, nếu ngân hàng thấy hợp lệ thì sẽ chấp nhận mở L/C và thông báo cho các bên liên quan.
c. Chuẩn bị hàng hoá.
Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, bên chủ hàng có trách nhiệm chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng hoá là hợp đồng đã ký với bên nước ngoài- hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Công việc chuẩn bị hàng hoá bao gồm ba khâu:
Một là: thu gom hàng tập trung thành lô hàng xuất khẩu, trong trường hợp hàng hoá không có săn tập trung một chỗ mà cần tập trung từ nhiều nơI khác nhau. Hợp đồng được ký kết vè việc thugom hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng uỷ thác thu mua hàng xuất khẩu, hợp đồng liên doanh, liên kết xuất khẩu,….
Hai là: Đóng gói hàng hoá xuất khẩu: Trong buôn bán quốc tế tuy không Ýt hàng hoá để trần hoặc đẻ rời nhưng đa số là hàng hoá phảI được đóng gói cẩn thận trong quá trình vận chuyển, bảo quản. Để làm tốt khẩu này đòi hỏi các bên phảI nắm vững các yêu cầu cụ thể về việc lùa chọn cách bao gói thích hợp.
Ba là: Kẻ ký mã hiệu hàng hoá xuất nhập khẩu: ký mã hiệu là những ký hiệu bắng số, chữ, hình vẽ được ghi trên bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc giỡ hoặc bảo quản hàng hoá.
d. Thuê phương tiện vận tải:
Đây là bước tiếp theo trong việc thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Bên có trách nhiệm phảI thực hiện việc thuê tàu hoặc phương tiện lưu thông khác để tiến hành vận chuyển hàng hoá.
Các quy định về phương tiện và phương thức vận chuyển phảI tuân theo các thoả thuận về việc này trong hợp đồng xuất nhập khẩu, vì nó liên quan đến việc xác định giá cả của hàng hoá. Thông thường hiện nay các điều khoản này thường tuân theo các quy định trong INCOTERM, đây là nhưng tập quán thương mại quốc tế rất hay được sử dụng trong vận chuyển hàng hoá.
Việc thuê phương tiện vận chuyển cũng thường xảy ra các trường hợp gây khó khăn cho bên có trách nhiệm thuê phương tiện do đó bên này thường uỷ thác việc này lại cho một công ty hàng hải( đối với phương tiện vận chuyển là tàu biển) hoặc các công ty vận chuyển khác thực hiện.
e. Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá.
Đây là bước thứ năm trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Trước khi giao hàng hay nhận hàng, các bên có trách nhiệm kiểm tra hàng hoá theo các yêu cầu đã đề ra về số lượng, chất lượng, phẩm chất, trọng lượng, bao bì…. Hoạt động này được tiến hành nhằm làm cho quá trình thực hiện hợp đồng được hoàn thiện, tránh xảy ra tranh chấp sau khi hàng hoá đã được giao vì trong kinh doanh quốc tế nếu xảy ra tranh chấp thì việc giảI quyết thường gặp rất nhiều khó khăn do xung đột luật, ngăn cách về địa lý….
Khâu này sẽ là căn cứ cho việc giảI quyết các tranh chấp sau này.
f. Mua bảo hiểm cho hàng hoá:
Hàng hoá trong quá trình vận chuyển thường gặp khá nhiều rủi ro tổn thất. Vì vậy mua bảo hiểm cho hàng hoá là một nghiệp vụ không thể thiếu trong kinh doanh quốc tế.
Thông thường thì việc quy định bên nào sẽ mua bảo hiểm cho hàng hoá đã được quy định cùng với việc lùa chọn điều kiện vận chuyển hàng hóa.
g. Làm thủ tục hải quan:
Việc quy định bên nào có trách nhiệm làm thủ tục hảI quan cũng phụ thuộc vào việc các bên lùa chọn trong điều khoản về vận chuyển hàng hoá. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước sau:
Bước thứ nhất là khai báo hải quan: đó là việc bên chủ hàng khai các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai hải quan để cơ quan hảI quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Nội dung tê khai bao gồm các mục như: loại hàng, tên hàng, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tảI, xuất khẩu hay nhập khẩu với nước nào… tờ khai hảI quan phải được xuất trình với một số chứng từ khác mà chủ yếu là hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
Bước thứ hai là xuất trình hàng hoá: hàng hoá xuất nhập khẩu phảI được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát, chủ hàng phảI chịu chi phí về việc mở và đóng các kiện hàng.
Bước thứ ba là thực hiện các quyết định của cơ quan hảI quan: Sau khi kiểm soát các giấy tờ hàng hoá, hảI quan sẽ ra các quyết định như: cho hàng đi qua một cách có điều kiện, cho hàng đI qua sau khi nộp thuế, hàng không được xuất, nhập khẩu…. Nghĩa vụ của chủ hàng là phảI nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định đó.
h. Giao nhận hàng hoá:
Công việc này thường được các bên thực hiện với bên vận tảI hàng hoá, hoặc khi có cán bộ của bên kia đI kèm theo hàng thì sẽ tiến hành các thủ tục cùng với người đó.
Việc giao nhận hàng hoá sẽ liên quan đến L/C và bộ vận đơn. sau khi kiểm tra hàng thấy hàng hoá đúng theo nhưng điều khoản về hàng hoá trong vận đơn thì tiến hành nhận hàng. Thủ tôc nhận hàng khá phức tạp và thường phảI rất cẩn trọng vì phải qua nhiều khâu khác nhau.
Trong khâu này thì các bên sẽ trao cho nhau các giấy tờ, tài liệu cần thiết vÒ hợp đồng để tiến hành việc thanh toán.
i. Thủ tục thanh toán:
Thủ tục thanh toán là bước cuối cùng trong việc thực hiện một hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu. Phương thức thanh toán còng nh nghĩa vụ của hai bên trong quá trình này sẽ được thực hiện theo nội dung đã được thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu.
Thanh toán có thể là thanh toán trực tiếp, bằng cách mở L/C hoặc thanh toán thông qua nhờ thu. Đối với mỗi phương thức thanh toán khác nhau sẽ có các thủ tục khác nhau.
Do phương thức thanh toán trực tiếp tỏ ra có nhiều hạn chế trong điều kiện thông tin và vận chuyển hiện nay do đó nó ngày càng Ýt được sử dông. Hiện nay phương pháp chủ yếu thường xuyên được dụng trong thanh toán quốc tế là thanh toán thông qua việc mở L/C, do hệ thống ngân hàng hiện nay trên thế giới rất hiện đại và việc ngân hàng làm nghiệp vụ thành toán trở nên rất dễ dàng trong các giao dịch có khoảng cách địa lý xa.
Ngoài ra các bên còn có thể sử dụng phương thức thanh toán thông qua việc nhờ thu, phương thức này cũng gần giống nh phương thức mở L/C nhưng có một số khác biệt về nghiệp vụ và thủ tục.
Đối với phương thức thanh toán thông qua nhờ thu và bằng L/C thì bộ hoá đơn chứng từ là rất quan trọng vì nó là cơ sở cho việc tiến hành thanh toán của ngân hàng.
j. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp (nếu có)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, một bên có thể tiến hành các thủ tục khiếu nại đối với bên kia trong thời hạn quy định về những sai sót và vi phạm nghĩa vụ của bên kia. Nêu nh bên bị khiếu nại đồng ý giải quyết theo yêu cầu của bên khiếu nại thì coi nh không phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, khi hết thời hạn để trả lời khiếu nại mà bên bị khiếu nại không trả lời hoặc không chấp thuận với nội dung khiếu nại thì các bên có thể tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Thương mại, Pháp lệnh trong tài Thương mại, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
4. Các hình thức giải quyết tranh chấp về hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu
Do khi người được uỷ thác thực hiện công việc uỷ thác theo hợp đồng thì có thể làm phát sinh các mối quan hệ pháp lý sau: quan hệ giữa bên uỷ thác và bên được uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, quan hệ giữa bên uỷ thác với bên thứ ba theo hợp đồng xuất nhập khẩu. Trong các mối quan hệ này đều có thể phát sinh tranh chấp nhưng tư cách của mối bên khi tham gia giải quyết tranh chấp như thế nào thì còn phụ thuộc vào việc đó là tranh chấp theo hợp đồng nào. Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu thì bên thứ ba chỉ có thể khiếu nại, khởi kiện đối với bên được uỷ thác còn bên uỷ thác sẽ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đối với hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu thì cũng tương tự như vậy, chỉ có bên uỷ thác và bên được uỷ thác tiến hành các hoạt động khiếu nại, khởi kiện với nhau còn bên thứ ba còn lại là một bên chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu nếu có tham gia vào thì chỉ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nguyên nhân do hiện nay luật nước ta chưa có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba theo hợp đồng như pháp luật một số nước quy định. Ví dụ như pháp luật Cộng hoà Pháp cho phép bên thứ ba được khởi kiện theo thủ tục tố tụng chéo ( Điều 1166- BLDS Cộng hoà Pháp)
Các tranh chấp về hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu và hợp đồng xuất nhập khẩu được giải quyết bằng các hình thức sau: Thương lượng, hoà giải qua trung gian , trọng tài và toàn án. Thương lưọng là hình thức giải quyết tranh chấp
Thương lượng là hình thức giải quyết mà các bên sẽ trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện giao dịch để trao đổi giải quyết mâu thuẫn với nhau. Trong thực tế giải quyết tranh chấp thì đây là cách thức được các doanh nghiệp ưa chuộng nhất. Do khi giải quyết tranh chập bằng hình thức thương lượng không những không làm lé bí mật kinh doanh, tiết kiệm thời gian mà còn có thể giữ lại được những quan hệ kinh doanh với các đối tác. khi xảy ra tranh chấp nếu có thể giải quyết bằng hình thức này là tốt nhất.
Hình thức hoà giải là hình thức giải bằng cách thông qua một người trung gian thứ ba, người này có vai trò giúp đỡ các bên phân tích, tìm hiểu pháp luật, hiểu rõ những lợi hại thông qua đó tự gải quyết với nhau để đi đến thống nhất.
Giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài sẽ được tiến hành nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài. Xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp thường thoả thuận trọng tài vì các ưu việt của biện pháp này. Khi áp dụng hình thức này thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài tổ chức hoặc do hai bên thành lập theo quy định của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam năm 2003. Quyết định của trọng tài là quyết định chung thẩm, hai bên có nghĩa vụ phải thi hành quyết định trọng tài một cách tự nguyện và nghiêm tóc.
Nếu các bên không thoa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì tranh chấp có thể được giải quyết bằng toà án. Toà án là cơ quan cuối cùng giải quyết tranh chấp trong mọi trường hợp. Tranh chấp trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu sẽ được thụ lý và giải quyết tại toà án theo trình tự thủ tục tố tụng vụ án kinh tế, vì bản chất của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu là một hợp đồng kinh tế. Quyết định của toà án sẽ được cưỡng chế thi hành đối với các bên.
PHẦN II
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC CHẾ ĐỘ UỶ THÁC
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam
TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT Nam VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.
Khái quát chung về Tổng công ty Cà phê Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty.
Tổng công ty Cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VINACAFE ( Viet Nam National Coffee Corrporation) được thành lập ngày 29 tháng 4 năm 1995theo Quyết định số 251/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và Nghị định số 44/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ phê chuẩn ‘Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cà phê Việt Nam’. Tháng 9/1995, Liên hiệp các xí nghiệp Cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức tổng công ty.
Tổng công ty Cà phê Việt Nam được thành lập với ba mục đích chính là:
Xoá bỏ tình trạng phân tán, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh của ngành Cà phê.
Đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung tài chính, sản phẩm để xây dựng một ngành kinh tế thực sự mạnh mẽ mà Tổng công ty Cà phê Việt Nam là nòng cốt để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tạo điều kiện, khả năng trong hợp tác, đầu tư, thu hót vốn, tranh thủ công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, chế biến Cà phê cả về chiều rộng và chiều sâu, để ngày càng nâng cao khả năng khai thác tiềm năng của từng vùng trong cả nước.
Tổng công ty Cà phê Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập trên cơ sở các thành viên là các doanh nghiệp hách toán độc lập, doanh nghiệp hách toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi Ých kinh tế , tài chính, công nghệ, cung ứng tiêu thụ, dich vụ, thông tin đào tạo, nghiên cứu, tiếp thi hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu trong ngành Cà phê nhằm tăng cường tích tụ tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các thàh viên của t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 23.doc