MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ HÀNH CHÍNH VÀ
PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ HÀNH CHÍNH . 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm của xét xử hành chính . 7
1.1.1. Tranh chấp hành chính . 7
1.1.2. Khái niệm xét xử hành chính. 9
1.1.3. Đặc điểm xét xử hành chính. 10
1.2. Pháp luật về xét xử hành chính . 13
1.2.1 Khái niệm . 13
1.2.2. Nội dung của pháp luật về xét xử hành chính. 15
1.2.3 Vai trò của pháp luật về xét xử hành chính . 18
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về xét xử hành chính và thực hiện
pháp luật về xét xử hành chính . 21
1.3.1. Yếu tố chính trị. 25
1.3.2. Trình độ lập pháp. 25
1.3.3. Trình độ phát triển kinh tế xã hội . 26
1.3.4. Cơ cấu tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. 27
1.3.5. Ý thức pháp luật của tổ chức, cá nhân với tư cách là những người tham
gia tố tụng hành chính. 28
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ HÀNH CHÍNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY . 29
2.1. Thực trạng pháp luật về xét xử hành chính ở nước ta. 29
2.1.1. Hình thức pháp lý của pháp luật về xét xử hành chính . 29
2.1.2. Nội dung của pháp luật xét xử hành chính . 33
2.1.3.Các quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử hành chính . 53
2.1.4. Các quy định pháp luật về trình tự thủ tục tố tụng hành chính . 57
115 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật về xét xử hành chính ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phủ quy định” như Luật TTHC năm 2010.
Một điểm mới được bổ sung trường hợp loại trừ QĐHC thuộc đối tượng
xét xử của Toà hành chính trong Luật TTHC năm 2015 được quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 30 là các quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp
xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Như vậy, ở điều luật
này có hai nhóm vụ việc được loại trừ thuộc thẩm quyền xét xử hành chính.
Một là, các quyết định của Toà án trong việc áp dụng biện pháp xử lý
hành chính. Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13
ngày 20/01/2014 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục xem
xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Toà án nhân dân
thì biện pháp hành chính bao gồm các biện pháp xử lý hành chính đưa vào
trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc [91]. Theo đó, Quyết định của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp
xử lý hành chính có thể bị khiếu nại, kiến nghị hoặc kháng nghị và được giải
quyết theo quy định của Pháp lệnh này và pháp luật có liên quan.
Hai là, các quyết định về việc xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Hành vi cản trở hoạt động tố tụng được hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân, cơ
quan, tổ chức thực hiện nhằm cản trở các hoạt động tố tụng của Toà án mà
chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Theo dự thảo Pháp lệnh Xử lý
hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Toà án nhân dân [16]).
Theo Chương XX Luật TTHC năm 2015, các hành vi cản trở hoạt động tố
tụng hành chính bị xử lý bao gồm 09 nhóm hành vi: (1) Hành vi vi phạm nội
quy phiên tòa; (2) Hành vi xúc phạm uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm,
sức khỏe của người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm
45
vụ theo yêu cầu của Tòa án; (3) Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập
chứng cứ của Tòa án; (4) Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của
Tòa án; (5) Hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ án; (6) Hành vi cản trở
việc giao, nhận, cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án; (7)
Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng theo
yêu cầu của Tòa án; (8) Hành vi đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải
quyết vụ án của Tòa án; (9) Hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi
hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
Luật TTHC năm 2015 chỉ liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật trong tố
tụng hành chính. Theo đó, Quyết định của Tòa án trong việc xử phạt vi phạm
hành chính đối với các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính có thể bị
khiếu nại, tố cáo và được giải quyết theo quy định của Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012, Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011 và quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, một lần nữa khẳng định rằng, QĐHC là đối tượng thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa hành chính là các văn bản thỏa mãn các tiêu chí về chủ
thể, về nội dung, về hình thức của QĐHC theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật
TTHC năm 2015. Đồng thời, QĐHC không thuộc các trường hợp loại trừ thẩm
quyền xét xử của Tòa hành chính theo khoản 1 Điều 30 Luật TTHC năm 2015.
* Hành vi hành chính.
Khái niệm “HVHC” được định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Luật TTHC
năm 2010: “Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước,
cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức
đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp
luật” [54].
46
Cũng tương tự như QĐHC, tại khoản 3 Điều 3 Luật TTHC năm 2015 đã
sửa đổi, bổ sung định nghĩa HVHC trong việc làm rõ hơn chủ thể thực hiện
HVHC như sau: “Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà
nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực
hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp
luật”[65]. Đồng thời, bổ sung thêm định nghĩa HVHC bị kiện tại khoản 4
Điều 3 Luật TTHC năm 2015: “Hành vi hành chính bị kiện là hành vi quy
định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Như vậy, theo Luật TTHC năm 2015, để xác định HVHC là đối tượng
xét xử hành chính phải căn cứ vào cả khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Luật này.
Theo định nghĩa này, HVHC có các đặc điểm sau:
- Về chủ thể: Chủ thể thực hiện HVHC là cơ quan hành chính nhà nước,
cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó.
- Về hình thức: biểu hiện của HVHC là thực hiện hoặc không thực hiện
các quy định của pháp luật.
- Về nội dung: HVHC là thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công
vụ theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, về chủ thể thực hiện HVHC.
Rõ ràng, chủ thể thực hiện HVHC cũng chính là chủ thể ban hành
QĐHC như đã phân tích ở trên.
Do vậy, chủ thể thực hiện HVHC bao gồm: các cơ quan hành chính Nhà
nước, các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan hành chính nhà nước nhưng
47
được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước và những người có thẩm
quyền trong các cơ quan, tổ chức đó.
Thứ hai, về hình thức biểu hiện của HVHC.
HVHC cũng giống như các loại hành vi thông thường “là những phản
ứng, các cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một chủ thể trong một hoàn cảnh
cụ thể nhất định” [65]. Hình thức biểu hiện của hành vi là hành động hoặc
không hành động.
Xét dưới góc độ pháp luật, HVHC là một hành vi pháp lý - “hành vi của
các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý” [18,tr.226]. Hành vi pháp
lý có hai loại là hành vi hợp pháp (những hành vi phù hợp với các nguyên tắc,
quy định của pháp luật) và hành vi bất hợp pháp (những hành vi không phù
hợp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật).
Cần lưu ý rằng, không phải hành vi biểu hiện dưới dạng hành động thì sẽ
là hợp pháp và hành vi biểu hiện dưới dạng không hành động thì sẽ bị coi là bất
hợp pháp. Mà việc hành động hoặc không hành động phù hợp với các nguyên
tắc, quy định pháp luật là hợp pháp, còn hành động hoặc không hành động
không phù hợp với các nguyên tắc, quy định pháp luật là bất hợp pháp. Theo
đó, sự phù hợp của hành vi với các quy định của pháp luật là tiêu chí đánh giá
tính hợp pháp của hành vi còn trạng thái vận động và chủ động của chủ thể khi
là tiêu chí đánh giá phân loại hành vi hành động và không hành động.
Như vậy, HVHC được hiểu là một hành vi pháp lý dưới dạng hành động
hoặc không hành động và được đánh giá tính hợp pháp trên cơ sở quy định
pháp luật tại thời điểm thực hiện hành vi.
Thứ ba, về nội dung của HVHC.
Nội dung của HVHC là việc các chủ thể của hành vi đó, thực hiện hay
không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
48
Cần hiểu rằng, có hai loại HVHC là: hành vi thực hiện và hành vi không
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Hành vi thực hiện công vụ, nhiệm vụ là hành vi thực hiện đúng các hành
vi công vụ theo quy định của pháp luật. Ví dụ như: UBND xã, phường, thị
trấn tiến hành việc hòa giải tranh chấp đất đai; hành vi cắm mốc giao đất cho
người được nhận đất theo quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền....
Ngược lại, hành vi của người hoặc cơ quan có thẩm quyền không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thể hiện dưới dạng họ
không thực hiện đúng, đầy đủ các nhiệm vụ, công vụ được giao theo quy định
của pháp luật. Ví dụ như: UBND có thẩm quyền không cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho người dân.
Những HVHC không thuộc đối tượng xét xử hành chính của Tòa án
Tương tự như QĐHC, pháp luật cũng những trường hợp loại trừ thẩm
quyền xét xử hành chính của tòa án đối với hành vi hành chính cụ thể như sau:
Một là, HVHC thuộc phạm vi bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục theo quy định của pháp luật.
Hai là, HVHC Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử
lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Ba là, HVHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, nếu như đối với QĐHC thì chủ thể ban hành được thể hiện rõ
ràng trên văn bản, thì đối với HVHC lại không hề dễ dàng trong việc phân biệt
HVHC do chủ thể nào thực hiện, hay khi nào thì HVHC là do cơ quan, tổ chức
thực hiện, khi nào thì HVHC do người có thẩm quyền thực hiện. Bởi lẽ, hành
vi của các cơ quan, tổ chức chính là tổng hợp hành vi của tất những người
thuộc cơ quan, tổ chức đó (bao gồm cả những người có thẩm quyền trong cơ
quan, tổ chức đó), mang tính trừu tượng, khó thống kê và định danh cụ thể.
49
Do vậy, để xác định những HVHC là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử
của Tòa hành chính, cần xác định HVHC khi nào là của cơ quan, tổ chức, khi
nào của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó. Tại điểm a, b khoản
2 Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP có hướng dẫn chi tiết về nội dung
này như sau:
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng
do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực
hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là HVHC của
cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà không phải là HVHC
của người đã thực hiện HVHC đó;
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là HVHC
của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện
hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện [29].
2.1.2.3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức thuộc đối tượng khởi kiện
để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản thể hiện dưới hình
thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ
luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.
Để xác định được đúng đối tượng xét xử hành chính với khiếu kiện
quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức thì cần phải xác đối tượng nào là
công chức. Việc xác định đối tượng là công chức phải căn cứ vào Luật cán
bộ, công chức và Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính
50
Phủ quy định chi tiết những người là công chức. Xác định sai đối tượng công
chức sẽ dẫn đến việc thụ lý vụ án, xét xử không đúng quy định của pháp luật.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là một loại quyết định hành chính đặc
thù. Do đó, bên cạnh những dấu hiệu của một quyết định hành chính, quyết
định buộc thôi việc còn có đặc thù là chỉ áp dụng với công chức giữ chức vụ
từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. Như vậy phạm vi quyết định
kỷ luật buộc thôi việc thuộc đối tượng bị khởi kiện chỉ giới hạn về chủ thể bị
kỷ luật mà không phụ thuộc vào cơ quan làm việc của chủ thể đó. Theo đó
công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống nếu bị
kỷ luật buộc thôi việc và không đồng ý với quyết định kỷ luật đó đều có
quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Luật Tố tụng hành chính quy định rõ công chức chỉ được khởi kiện trong
trường hợp bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc. Điều 79 Luật Cán bộ, công
chức năm 2008 quy định 6 hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức, gồm:
Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc.
Trong 6 hình thức kỷ luật này, chỉ có hình thức buộc thôi việc mới là đối
tượng khởi kiện hành chính. Có nghĩa là các hình thức kỷ luật còn lại như
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, công chức chỉ có
quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà không được
quyền khởi kiện vụ án hành chính.
Về bản chất, quyết định kỷ luật buộc thôi việc chính là quyết định hành
chính mang tính chất nội bộ của cơ quan, tổ chức áp dụng đối với công chức
thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức mình. Tuy nhiên, do tính chất đặc
biệt của hình thức kỷ luật nặng nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến
đời sống của người bị buộc thôi việc, nên loại quyết định này được xem là đối
tượng khởi kiện vụ án hành chính nhằm bảo vệ quyền có việc làm của công
chức theo pháp Hiến pháp và pháp luật.
51
2.1.2.4. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh
Theo quy định tại Điều 107 Luật Cạnh tranh năm 2004 thì thẩm quyền
giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là Hội đồng cạnh
tranh và Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương).
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
thuộc đối tượng xét xử hành chính là quyết định của Hội đồng cạnh tranh, của
Bộ trưởng Bộ Công thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh, bao gồm:
- Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết
định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên
quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
- Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với
quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh
tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là
một trong những loại quyết định dù không phải là quyết định hành chính
nhưng vẫn là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.
2.1.2.5. Danh sách cử tri
Theo Luật TTHC năm 2010 thì đối tượng xét xử hành chính là “danh
sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân”. Theo đó, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh
sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc đối tượng khởi kiện để
yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là danh sách do UBND cấp xã
hoặc Chỉ huy đơn vị quân đội nơi có khu vực bầu cử lập (Điều 24 Luật Bầu
52
cử Đại biểu Quốc hội năm 1997 và Điều 24 Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng
nhân dân năm 2003).
Tuy nhiên, để phù hợp với Luật Trưng cầu ý dân năm 2015 nhằm mở
rộng đối tượng khởi kiện vụ án hành chính bao gồm cả danh sách cử tri trưng
cầu ý dân, Luật TTHC năm 2015 đã sửa đổi đối tượng xét xử hành chính là
“danh sách cử tri” cho phù hợp. Theo đó, danh sách cử tri là đối tượng khởi
kiện vụ án hành chính là danh sách bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách bầu
cử Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân do UBND cấp xã
(trường hợp những huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì UBND
huyện) hoặc Chỉ huy đơn vị quan đội nơi có khu vực bầu cử lập (Điều 31 Luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 và Điều 26 Luật
trưng cầu ý dân năm 2015).
Xuất phát từ tính chất đặc thù của loại việc này liên quan đến hoạt động
tổ chức bầu cử của cơ quan có thẩm quyền mà Luật Tố tụng hành chính quy
định cần phải khiếu nại trực tiếp để cơ quan lập danh sách cử tri kiểm tra, xem
xét nhằm kịp thời khắc phục thiếu sót. Như vậy, đối với khiếu kiện về việc lập
danh sách cử tri, cá nhân chỉ có quyền khởi kiện trong trường hợp là đã khiếu
nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải
quyết mà khiếu nại không được giải quyết hoặc khiếu nại đã được giải quyết,
nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại đó. Điều đó có nghĩa là,
khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại không ra quyết định giải quyết khiếu nại thì cá nhân vẫn có quyền
thực hiện khởi kiện vụ án hành chính. Quy định như vậy vừa đảm bảo cho
hoạt động bầu cử diễn ra đúng tiến độ thời gian theo luật định vừa bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri liên quan.
53
2.1.3. Các quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử hành chính
2.1.3.1. Thẩm quyền của Tòa án theo địa giới hành chính
Việc quản lý, thực hiện chức năng, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước
nói chung và của hệ thống Tòa án nói riêng tại Việt Nam hiện nay vẫn dựa
trên cơ sở sự phân định về địa giới hành chính. Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ
rệt của Luật TTHC năm 2010 với Luật TTHC năm 2015 không dừng ở việc
phân định thẩm quyền Tòa án dựa trên xác định địa giới hành chính mà có kết
hợp giữa việc phân định địa giới hành chính với thẩm quyền ban hành QĐHC,
thẩm quyền thực hiện HVHC.
Điều 29, 30 Luật TTHC năm 2010 quy định thẩm quyền xét xử đối với
các khiếu kiện QĐHC, HVHC như sau:
- Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện
QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm
vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ
quan nhà nước đó;
- Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện
QĐHC, HVHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành
chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;
Trong khi đó, Luật TTHC năm 2015 tại Điều 31, Điều 32 quy định thẩm
quyền xét xử đối với QĐHC, HVHC như sau:
- Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện QĐHC,
HVHC của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng
phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong
cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện,
Chủ tịch UBND cấp huyện.
54
- Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm khiếu kiện QĐHC,
HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi
địa giới hành chính với Tòa án.
Như vậy, Luật TTHC năm 2010 quy định QĐHC, HVHC của UBND
cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện do TAND cấp huyện giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm. Trong khi đó, theo quy định của Luật TTHC năm 2015,
QĐHC, HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện không còn
thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện mà thuộc thẩm quyền
xét xử của TAND cấp tỉnh. Như vậy, điểm mới cơ bản là Tòa án cấp huyện
không giải quyết vụ án hành chính mà người khởi kiện đối với QĐHC,
HVHC của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện mà chỉ giải quyết
khiếu kiện đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan
chuyên môn; quyết định buộc thôi việc của thủ trưởng cơ quan, tổ chức.
Lý giải cho việc hạn chế thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện
trong xét xử hành chính có rất nhiều lý do như: nhằm khắc phục tình trạng
ngại, nể nang trong giải quyết vụ án hành chính mà một bên là UBND, Chủ
tịch UBND cấp huyện, nhất là những vụ cần hủy quyết định hành chính và để
bảo đảm tính hiệu quả, khả thi trong việc giải quyết các khiếu kiện hành
chính; hay nhằm hạn chế tác động từ phía UBND cấp huyện đến sự độc lập
của thẩm phán. Tuy nhiên, quy định này cũng đặt ra không ít vấn đề mâu
thuẫn. Theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chủ trương: “Hoàn thành việc
tăng thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện”[3]. Như vậy, quy định này
không phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp về việc mở rộng thẩm quyền cho
tòa cấp huyện; không đề cao được vai trò, bản lĩnh, trách nhiệm của thẩm
phán tòa cấp huyện. Đồng thời, cả trong Nghị quyết lẫn Hiến pháp 2013 đều
khẳng định rõ việc nâng cao tính độc lập của Tòa án trong xét xử. Tức là, đảm
55
bảo độc lập giữa tư pháp và hành pháp nói chung và giữa cơ quan Tòa án với
các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, nếu quy định QĐHC,
HVHC của cấp huyện do TAND cấp tỉnh xét xử thì liệu có tăng cường được
tính độc lập của Tòa án trong xét xử nói chung và xét xử hành chính nói riêng
hay không?
2.1.3.2. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm
Theo khoản 1 Điều 163 Luật TTHC năm 2010, thẩm quyền Hội đồng xét
xử sơ thẩm là: “xem xét tính hợp pháp của QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có
liên quan”. Như vậy, thẩm quyền của Hội đồng xét xử ngoài việc xem xét đối
tượng xét xử hành chính còn có thẩm quyền xem xét các quyết định giải quyết
khiếu nại có liên quan. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều này, Luật lại không quy
định thẩm quyền cho Tòa án có quyền xử lý quyết định giải quyết khiếu nại
có liên quan trong trường hợp tuyên hủy QĐHC trái pháp luật hay tuyên bố
HVHC trái pháp luật. Điều này dẫn đến nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng, khiến cho việc khiếu kiện kéo dài.
Để giải quyết vướng mắc này trong thực tiễn, Luật TTHC năm 2015 đã
bổ sung thẩm quyền của Hội đồng xét xử hành chính sơ thẩm trong việc xem
xét quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan. Theo đó, tại điểm b, điểm c
khoản 2 Điều 193 Luật TTHC năm 2015, Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền
tuyên hủy quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan khi tuyên hủy QĐHC,
HVHC trái pháp luật. Đồng thời, tại điểm b khoản 2 Điều 193 Luật TTHC
năm 2015 cũng quy định Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền “kiến nghị cách
thức xử lý đối với quyết định hành chính trái pháp luật đã bị hủy”.
Ngoài ra, Luật TTHC năm 2015 cũng bổ sung quy định Hội đồng xét xử
sơ thẩm có thẩm quyền xem xét văn bản hành chính liên quan đến QĐHC,
56
HVHC bị khởi kiện và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giải quyết
vụ án. Theo đó, khoản 3, khoản 4 Điều 193 Luật TTHC năm 2015 quy định:
- “Trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét,
xử lý văn bản hành chính liên quan đến QĐHC, HVHC bị khởi kiện quy định
tại khoản 1 Điều 6 của Luật này thì Hội đồng xét xử báo cáo Chánh án Tòa
án đang giải quyết vụ án đó có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm
quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó”.
- Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
việc giải quyết vụ án hành chính mà có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hội đồng xét xử
tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại Điều 112 của Luật này.
Việc bổ sung quy định này được lý giải nhằm để Toà án thực hiện tốt
nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính đúng pháp luật. Để thực
hiện quy định nêu trên, Luật TTHC năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định liên
quan đến việc xem xét, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành
chính có liên quan trong vụ án hành chính, như:
- Trình tự, thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản
quy phạm pháp luật và trách nhiệm thực hiện kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc
bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật (Chương VIII);
- Việc Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi cần đợi kết
quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có
dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm
quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó (Điều 141);
57
- Quyền của Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa trong trường hợp cần
phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính
liên quan đến QĐHC, HVHC bị khởi kiện hoặc phát hiện văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính mà có dấu hiệu trái
với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
và Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp
trên để quyết định nếu quá thời hạn quy định mà không nhận được văn bản trả
lời của cơ quan, người có thẩm quyền (Điều 193, Điều 241)...
2.1.4. Các quy định pháp luật về trình tự thủ tục tố tụng hành chính
2.1.4.1. Thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Luật TTHC năm 2010 thì “Thời
hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện
để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”[54].
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được quy định khác nhau đối với
từng đối tượng khởi kiện. Khoản 2 Điều 104 của Luật TTHC quy định thời
hiệu khởi kiện như sau:
- 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được QĐHC, HVHC, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc;
- 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan
lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không
nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách
cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
58
Theo khoản 1 Điều 103 Luật TTHC năm 2010 quy định về quyền khởi
kiện vụ án hành chính thì người khởi kiện có quyền khởi kiện vụ án hành
chính đối với QĐHC, HVHC nếu không đồng ý với quyết định, hành vi đó
hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phap_luat_ve_xet_xu_hanh_chinh_o_nuoc_ta_hien_nay.pdf