MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LĐCB VÀ XOÁ BỎ LĐCB 3
1.1. KHÁI NIỆM LĐCB 3
1.1.1. Định nghĩa LĐCB 3
1.1.2. Phân loại LĐCB: 5
1.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XOÁ BỎ LĐCB: 7
1.3. KINH NGHIỆM CỦA ILO VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC XOÁ BỎ LĐCB: 9
1.3.1. Kinh nghiệm của ILO về xoá bỏ LĐCB: 9
1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xoá bỏ LĐCB: 11
CHƯƠNG II. PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ LĐCB VÀ XOÁ BỎ LĐCB 13
2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ LĐCB VÀ XOÁ BỎ LĐCB: 13
2.1.1. Đối với lao động trong doanh nghiệp: 13
2.1.2. Đối với người chưa thành niên mại dâm: 18
2.1.3. Đối với người nghiện ma tuý, người mại dâm: 19
2.1.4. Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật bị đưa vào trường giáo dưỡng: 20
2.1.5. Đối với người thi hành án phạt tù phải lao động cải tạo: 21
2.1.6. Đối với người bị buôn bán: 222.1.7. Đối với lao động di trú: 23
2.1.8. Đối với một số đối tượng là học sinh, sinh viên ra trường: 26
2.1.9. Đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự: 27
2.2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC SỬ DỤNG LĐCB: 32
2.2.1. Về chế tài dân sự: 32
2.2.2. Về chế tài hành chính: 32
2.2.3. Về chế tài hình sự: 32
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG LĐCB Ở VIỆT NAM VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LĐCB 35
3.1. THỰC TRẠNG LĐCB Ở VIỆT NAM: 35
3.1.1. Lao động trong doanh nghiệp: 35
3.1.2. Lao động của người chưa thành niên mại dâm: 39
3.1.3. Lao động của các đối tượng nghiện ma tuý, người mại dâm: 40
3.1.4. Lao động giáo dưỡng: 43
3.1.5. Lao động cải tạo của phạm nhân: 43
3.1.6. Lao động di trú và người bị buôn bán: 44
3.1.7 Đối với học sinh, sinh viên ra trường: 49
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LĐCB VÀ XOÁ BỎ LĐCB: 50
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về LĐCB: 50
3.2.2. Những yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về LĐCB và xoá bỏ LĐCB: 52
3.2.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về LĐCB và xoá bỏ LĐCB 52
KẾT LUẬN 60
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4496 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Pháp luật Việt Nam về vấn đề lao động cưỡng bức và xoá bỏ lao động cưỡng bức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phối hợp cùng Bộ Tài chính quy định mức trần loại tiền này.
Điều 23 của Luật quy định về biện pháp kí quỹ của NLĐ như sau: NLĐ thoả thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc kí quỹ theo quy định để đảm bảo thực hiện Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Số tiền này được NLĐ trực tiếp nộp hoặc nhờ doanh nghiệp dịch vụ nộp tại tài khoản riêng mở tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đó đóng trụ sở. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào NLĐ và doanh nghiệp dịch vụ cũng được thoả thuận về số tiền kí quỹ, mà chỉ những người đi làm việc tại các thị trường lao động mà Bộ LĐTB - XH cho phép doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với NLĐ về việc nộp tiền kí quỹ thì mới được thoả thuận với doanh nghiệp.
Khi thanh lý Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc tại nước ngoài thì NLĐ được nhận lại toàn bộ cả gốc lẫn lãi từ tiền kí quỹ của họ. Nếu NLĐ vi phạm Hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc tại nước ngoài thì số tiền đó được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người đó gây ra cho doanh nghiệp. Trường hợp còn thiếu thì NLĐ phải nộp bổ sung, còn thừa thì được nhận lại.
Quyền và nghĩa vụ của NLĐ khi tham gia vào quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài cũng được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 135a BLLĐ; Điều 44 và 45 của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Pháp luật liên quan cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan là Bộ LĐTB - XH, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đó nhằm bảo vệ NLĐ tránh bị lạm dụng khi làm việc ở nước ngoài.
Qua sự phân tích ở trên, ta có thể thấy được bộ phận pháp luật nước ta về lao động di trú quy định khá chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ cả trước, trong và sau khi đi lao động ở nước ngoài nhằm tránh trường hợp NLĐ bị lợi dụng cưỡng bức lao động. Và có thể khẳng định đây không phải là cưỡng bức lao động.
2.1.8. Đối với một số đối tượng là học sinh, sinh viên ra trường:
Trong hệ thống giáo dục hiện hành của Việt Nam có các hệ đào tạo dạy nghề trung học, cao đẳng, đại học và trên đại học. ở các bậc đó, Nhà nước ta đều có chính sách học bổng cho học sinh giỏi, sinh viên dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa thuộc diện cử tuyển; miễn giảm học phí cho các học sinh, sinh viên nghèo khó, thuộc diện chính sách... Đồng thời cũng có những quy định ràng buộc đối với sinh viên đại học được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định kí kết với nhà nước ta “sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước, trong trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo” (Khoản 1, Điều 87 Luật Giáo dục năm 2005). Thời gian làm việc, thời gian chờ phân công tác và mức bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo sẽ do Chính phủ quy định cụ thể.
Đối với sinh viên cao đẳng, đại học thuộc chế độ cử tuyển, được nơi cử đi học cấp học bổng, chi phí đào tạo thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động của cơ quan nhà nước có trách nhiệm, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo đã được nhận theo luật định.
Riêng đối với ngành sư phạm, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của nước nhà cũng như để khuyến khích sinh viên theo học ngành này, tại Điểm 5, Khoản 2, Điều 2 Quyết định 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 quy định miễn thu học phí đối với sinh viên ngành sư phạm; Điểm 3, mục II Thông tư liên tịch 54/ 1998/TTLT - BGDĐT - BTC ngày 31/08/1998 quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên hệ chính quy tập trung ngành sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành giáo dục và đào tạo.
Những người học nghề theo địa chỉ ở vùng núi cao, biên giới, hải đảo theo chế độ cử tuyển, cơ quan nhà nước trả tiền phí học nghề, sau khi học xong phải chấp hành sự phân công, điều động của đơn vị, cá nhân cử đi học. Phí học nghề gồm có các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác tạo điều kiện cho người học. Nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn lại toàn bộ học bổng và chi phí đào tạo nghề.
Đối với những trường hợp được Nhà nước cấp kinh phí cử đi học nghề tại nước ngoài hoặc được phía nước ngoài đài thọ theo thoả thuận với Nhà nước Việt Nam, nếu sau khi hoàn thành khoá đào tạo mà không về nước đúng thời hạn hoặc xin định cư ở nước ngoài không có lí do chính đáng phải bồi thường kinh phí đã nhận.
Trước khi nhận những sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo, học bổng các bên đã có cam kết với nhau về vấn đề việc làm của người nhận sự hỗ trợ. Nếu sau khi ra trường mà không thực hiện đúng các thoả thuận thì phải bồi hoàn lại những gì đã nhận, do đó nó không mang tính bắt buộc đối với NLĐ.
Đối với sinh viên thuộc các trường công an, quân đội thì không phải đóng học phí và sau khi ra trường phải phục vụ trong lực lượng này.
Như vậy các quy định trên cũng không biểu hiện sự cưỡng bức lao động đối với NLĐ là học sinh, sinh viên sau khi ra trường.
2.1.9. Đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự:
a. Đối với sĩ quan quân đội nhân dân (QĐND):
Luật Sỹ quan QĐND Việt Nam năm 1999 quy định điều kiện tuyển chọn đào tạo sỹ quan quân đội tại Điều 4: “Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, tuổi đời, có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự”.
Như vậy, mặc dù là đối tượng phải phục vụ lâu dài trong quân đội nhưng việc gia nhập phục vụ quân đội là hoàn toàn tự nguyện (có nguyện vọng) của cá nhân công dân.
Trong quá trình phục vụ trong quân đội, sỹ quan quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt do đặc thù của ngành - luôn phải làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm (chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu) như được hưởng tiền lương và phụ cấp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội; thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ; được hưởng trợ cấp, phụ cấp như đối với cán bộ công chức có cùng điều kiện làm việc và trợ cấp, phụ cấp có tính chất đặc thù quân sự (Điều 31).
Khi không còn có nhu cầu phục vụ trong quân đội thì sỹ quan được tạo điều kiện để nghỉ hưu, được chuyển công tác hoặc phục viên về địa phương. Họ đều được hưởng các chế độ trợ cấp ưu đãi sau khi thôi phục vụ tại ngũ.
b. Đối với quân nhân chuyên nghiệp:
Theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Quân nhân chuyên nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 238- HĐBT năm 1991, thì quân nhân chuyên nghiệp phải là những người có trình độ chuyên môn kĩ thuật và nghiệp vụ cần thiết, tự nguyện phục vụ trong quân đội dài hạn hoặc ngắn hạn.
Tuỳ theo nhu cầu của đơn vị và bản thân có điều kiện có thể đăng kí phục vụ nhiều thời hạn. Nếu không tự nguyện đăng kí thêm thì được xuất ngũ. Quân nhân chuyên nghiệp chỉ được xét cho xuất ngũ trước khi hết thời hạn đăng kí phục vụ tại ngũ và khi thoả mãn một trong các điều kiện về sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, trình độ chuyên môn kĩ thuật hay khi quân đội tiến hành tinh giản biên chế. Theo quy định tại Điều 15 của Điều lệ thì quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước đối với sỹ quan quân đội xuất ngũ.
c. Đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự:
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là thực hiện nghĩa vụ công dân - nghĩa vụ vẻ vang phục vụ trong QĐND Việt Nam (Điều 2 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, sửa đổi bổ sung 1990, 1994 và 2005).
Theo quy định của pháp luật mọi công dân đều có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân dưới hai hình thức: phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị.
Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của quân nhân phục vụ tại ngũ (Điều 3, 4 và 20 của Luật nghĩa vụ quân sự):
Tất cả công dân là nam đều có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong QĐND Việt Nam; những công dân nữ có chuyên môn cần thiết cho quân đội, trong thời bình, nếu tự nguyện nhập ngũ thì được phục vụ tại ngũ. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi được gọi nhập ngũ trong thời bình. Thời hạn phục vụ tại ngũ thời bình của hạ sỹ quan và binh sỹ là 18 tháng; của hạ sỹ quan chỉ huy, hạ sỹ quan và binh sỹ chuyên môn kĩ thuật do quân đội đào tạo, hạ sỹ quan và binh sỹ trên tàu hải quân là 24 tháng (Điều 14).
Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ có nghĩa vụ và chỉ được sử dụng họ trong các công việc thuần tuý quân sự, đó là huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân (Điều 49).
Do yêu cầu về chất lượng quân đội trong thời bình nên các công dân được gọi nhập ngũ phải đáp ứng những tiêu chuẩn luật định mới được đứng vào hàng ngũ quân đội. Do vậy để đảm bảo công bằng xã hội, để khuyến khích, bảo đảm cuộc sống cho hạ sỹ quan, binh sỹ khi tại ngũ cũng như khi đã xuất ngũ, Nhà nước ta đã quy định các chế độ, chính sách ưu đãi cho đối tượng này. Cụ thể trong thời gian tại ngũ, hạ sỹ quan, binh sỹ được hưởng lương, các khoản phụ cấp theo lương, các quyền lợi khác theo quy định của Chính phủ (Điều 51); được đảm bảo cung cấp kịp thời lương thực, thực phẩm, quân trang…, được nghỉ phép, được ưu tiên mua vé phương tiện giao thông, ưu đãi về bưu phí…(Điều 53)
Bên cạnh đó, gia đình của họ cũng được hưởng các chế độ như được hưởng chế độ khó khăn đột xuất, miễn viện phí khi khám chữa bệnh tại các bệnh viện Nhà nước; con được miễn học phí và đóng góp xây dựng trường (Điều 54).
Khi xuất ngũ thì quân nhân được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm (Điều 55). Đối với hạ sỹ quan, binh sỹ phục vụ tại ngũ đủ thời gian hoặc trên hạn định sau khi xuất ngũ được ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng, sắp xếp việc làm; được miễn chế độ tập sự; được vào học tại trường có giấy báo trước khi đi nhập ngũ… (Điều 56)
Quân nhân dự bị (dự bị động viên):
Theo quy định tại Điều 35 hạ sỹ quan, binh sỹ xuất ngũ sau khi về địa phương trong thời hạn 15 ngày phải đến đăng kí vào ngạch dự bị tại Ban chỉ huy quân sự cấp xã và cấp huyện. Quân nhân dự bị được chia thành dự bị hạng một và dự bị hạng hai (Điều 37).
Điều 38 quy định hạn tuổi phục vụ của hạ sỹ quan và binh sỹ ở ngạch dự bị là nam đến hết 45 tuổi, nữ đến hết 40 tuổi.
Lực lượng dự bị động viên được huy động trong các trường hợp bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh; tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội khi có nhu cầu chiến đấu để bảo vệ địa phương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến mức phải động viên cục bộ (Điều 18 Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên năm 1996). Tuy nhiên, để đảm bảo được tính chất sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực thì quân nhân dự bị phải được huấn luyện thường xuyên và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu.
Quân nhân dự bị khi tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu được hưởng quyền lợi theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Sỹ quan QĐND Việt Nam.
d. Lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất (dân quân tự vệ):
Tham gia DQTV vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân Việt Nam ở độ tuổi từ đủ 18 đến hết 45 đối với nam và từ đủ 18 đến hết 40 đối với nữ. Những người được tuyển chọn vào DQTV nòng cốt nếu hội tụ đủ các điều kiện tại Điều 3 Pháp lệnh DQTV năm 2004: có lí lịch rõ ràng, phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, đủ sức khoẻ để phục vụ trong lực lượng DQTV. Trường hợp công dân đã đăng kí và thuộc biên chế của đơn vị dự bị động viên thì không phải tham gia DQTV.
Tất cả công dân trong độ tuổi luật định phải đăng kí nghĩa vụ DQTV nhưng thời hạn thực hiện nghĩa vụ này có thể khác nhau. Nếu được tuyển chọn vào lực lượng DQTV nòng cốt thì thời hạn phục vụ là 5 năm; đối với dân quân nòng cốt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì thời gian phục vụ có thể kéo dài thêm nhưng không được quá 3 năm; đối với tự vệ nòng cốt căn cứ vào điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan, tổ chức thì thời hạn phục vụ có thể kéo dài đến hết độ tuổi quy định tại khoản 1, Điều 2 của Pháp lệnh (hết 45 tuổi đối với nam, hết 40 tuổi đối với nữ).
Qua phân tích các nhiệm vụ của lực lượng DQTV nói riêng và nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân nói chung được quy định tại Pháp lệnh DQTV và Luật Quốc phòng năm 2005, nhìn chung việc sử dụng DQTV hoàn toàn mang tính chất thuần tuý trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và trong các trường hợp khẩn cấp khi có thiên tai, địch hoạ… Đây là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất và công tác - trong sinh hoạt, hoạt động thường ngày họ là công dân bình thường, vẫn làm các công việc nghề nghiệp của mình một cách bình thường (Điều 1 Pháp lệnh).
Để đảm bảo công bằng xã hội giữa những người tham gia lực lượng DQTV so với những người còn lại trong độ tuổi luật định nhưng không tham gia phục vụ, pháp luật cho phép họ được hưởng nhiều quyền lợi như: cán bộ, chiến sỹ DQTV nòng cốt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được trợ cấp bằng ngày công lao động, nếu làm nhiệm vụ ở nơi có yếu tố nguy hiểm độc hại thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật như đối với NLĐ làm việc trong cùng điều kiện; được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại, hỗ trợ tiền ăn; được nhận nguyên lương và các khoản phụ cấp…; được tạm hoãn thực hiện HĐLĐ; được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bị tai nạn3 Điều 24, 25 Pháp lệnh Dân quân tự vệ; Điều 24, 25 Nghị định 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ.
.
Pháp lệnh cũng quy định: “Nghiêm cấm việc tổ chức, sử dụng lực lượng DQTV trái với quy định của Pháp lệnh” (Khoản 1, Điều 10).
e. Công nhân quốc phòng:
Doanh nghiệp quốc phòng là doanh nghiệp nhà nước và pháp luật lao động có tính chất điều chỉnh chung mọi quan hệ lao động trong mọi loại hình doanh nghiệp nên công dân làm việc trong các doanh nghiệp quốc phòng (gọi chung là công nhân quốc phòng) cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật lao động hiện hành.
Phần lớn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp quốc phòng theo HĐLĐ, trừ một số vị trí cần sử dụng sỹ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp.
2.2. hậu quả pháp lý của việc sử dụng lđcb:
Theo pháp luật Việt Nam cưỡng bức lao động là hành vi trái pháp luật. Do vậy, tùy theo mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi này có thể phải chịu các hậu quả pháp lý hay các chế tài về dân sự, hành chính và hình sự sau:
2.2.1. Về chế tài dân sự:
Sự kiện gây thiệt hại cho người khác do hành vi cưỡng bức lao động là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với chủ thể cưỡng bức. Đây là chế tài dân sự được quy định tại Điều 604 của Bộ luật Dân sự năm 2005: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Thiệt hại do chủ thể cưỡng bức lao động gây ra cho người bị cưỡng bức có thể là thiệt hại về tài sản; thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; tổn thất về tinh thần; thiệt hại do danh dự nhân phẩm bị xâm hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù những tổn thất đã gây ra cho NLĐ mà có ý nghĩa trong việc giáo dục mọi người nhất là NSDLĐ về ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Việc bồi thường phải tuân theo nguyên tắc chung là bồi thường toàn bộ và kịp thời. Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thoả thuận hoặc do Toà án quyết định.
2.2.2. Về chế tài hành chính:
Khoản 4, Điều 10 Nghị định 113/2004/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, quy định mức phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành vi cưỡng bức lao động; bắt NLĐ đặt cọc tiền không đúng quy định của pháp luật. Nếu có gây ra thiệt hại cho NLĐ thì NSDLĐ còn phải bồi thường những thiệt hại đó.
2.2.3. Về chế tài hình sự:
BLHS năm 1999 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định về việc áp dụng chế tài hình sự đối với một số hành vi cưỡng bức lao động nếu có các dấu hiệu cưỡng ép bán dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, giam giữ người trái pháp luật:
- Điều 119 quy định người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm; mua bán phụ nữ với mục đích mại dâm hoặc để đưa ra nước ngoài bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
Người bị hại có thể biết mình bị mua, bị bán; thậm chí có người còn tự nguyện để người khác mua bán mình. Trong trường hợp này, người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán phụ nữ.
Mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài là hành vi phạm tội nghiêm trọng, chỉ cần chứng minh được người phạm tội có ý định đưa người phụ nữ bị mua bán ra nước ngoài là đã thuộc trường hợp phạm tội này rồi, không cần phải đợi đến khi người phụ nữ được đưa ra nước ngoài trót lọt thì mới bị xem là phạm tội.
Cũng cần phân biệt trường hợp mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài với trường hợp tổ chức, cưỡng ép phụ nữ trốn đi nước ngoài có thu tiền, vàng. Nếu tiền, vàng mà người phạm tội thu được là của người phụ nữ trốn đi nước ngoài nộp thì đây không phải là tội mua bán phụ nữ.
- Điều 120 về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em: người nào có những hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em dưới bất kì hình thức nào bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Nếu mua bán trẻ em để đưa ra nước ngoài, để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo (sử dụng đứa trẻ vào việc trộm cắp, lừa đảo, lao động cực nhọc để lấy tiền hoặc sử dụng vào những mục đích tàn ác khác), mục đích mại dâm (mua các em gái về buộc phải bán dâm, bán các em gái cho các ổ mại dâm) thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc bị phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm.
Cũng giống như trường hợp mua bán phụ nữ để đưa ra nước ngoài, nếu có căn cứ xác định người phạm tội có ý định đưa đứa trẻ bị mua bán, bị đánh tráo hoặc bị chiếm đoạt ra nước ngoài trong khi đứa trẻ đó vẫn đang ở trong nước thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ, Khoản 2, Điều 120 BLHS.
- Điều 123 về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định: Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (tức là trường hợp hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật đã gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự cho người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản hoặc đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội) bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
- Điều 254, Khoản 2 quy định người nào cưỡng bức (dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác) buộc người khác thực hiện hoạt động mại dâm thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Trường hợp nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm.
Chương III. thực trạng lđcb ở Việt Nam và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến lđcb
3.1. thực trạng lđcb ở Việt Nam:
LĐCB là một trong những biện pháp lao động có tính chất bắt buộc, ảnh hưởng đến một trong những quyền cơ bản của con người - quyền công dân, đó là quyền tự do lao động. Do đó, xoá bỏ LĐCB để bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực lao động được hầu hết các quốc gia trên thế giới lưu tâm.
Là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế từ năm 1992, Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia thành viên và một trong các nghĩa vụ đó là thực hiện tốt các Công ước của ILO mà nước ta đã phê chuẩn, trong đó có Công ước 29 về LĐCB. Để có cơ sở cho việc thực hiện tốt các quy định của Công ước 29 cũng như tạo điều kiện cho việc hoàn thiện pháp luật trong nước đồng thời tạo cơ sở thực tiễn cho việc phê chuẩn Công ước 105 về xoá bỏ LĐCB trong thời gian tới thì cần có một cái nhìn toàn diện về thực trạng LĐCB ở Việt Nam hiện nay.
3.1.1. Lao động trong doanh nghiệp:
Tài liệu của Vụ Pháp Chế - Bộ LĐTB- XH chuẩn bị cho việc phê chuẩn Công ước 105 cho thấy kết quả kiểm tra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007 như sau:
a. Tuyển dụng lao động vào làm việc tại doanh nghiệp:
Số lao động Việt Nam được tuyển trực tiếp vào làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 47,72%; tuyển qua Trung tâm giới thiệu việc làm là 52,27%. Tuy pháp luật lao động không quy định cũng như không cấm nhưng trên thực tế khi tuyển lao động thì các doanh nghiệp và các Trung tâm đều tiến hành thu tiền đặt cọc hoặc các loại giấy tờ tuỳ thân của NLĐ.
22,72% số lao động khi được tuyển vào doanh nghiệp phải cam kết làm việc trong một thời gian nhất định, không được bỏ việc giữa chừng. 4,54% lao động nữ phải cam kết trong thời gian nhất định không được sinh con.
b. Về độ tuổi của NLĐ:
Các doanh nghiệp được điều tra phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn, có kế hoạch làm ăn lâu dài tại Việt Nam, do vậy vốn hiểu biết và sự tuân thủ về luật pháp Việt Nam trong các lĩnh vực tương đối tốt, trong đó có lĩnh vực pháp luật lao động. Theo kết quả của cuộc điều tra, toàn bộ NLĐ trong các doanh nghiệp đó đều nằm trong độ tuổi lao động, 90% ở độ tuổi từ 20 đến 30 và tuỳ theo tính chất của từng ngành nghề mà nữ giới chiếm khoảng 60%. Việc sử dụng lao động như vậy là đúng độ tuổi như quy định của pháp luật nước ta, không có tình trạng ép buộc NLĐ làm việc trước độ tuổi luật định.
c. Vấn đề thử việc:
Điều 32 BLLĐ quy định NSDLĐ và NLĐ thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên. Lương của NLĐ trong thời gian làm thử ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kĩ thuật cao và 30 ngày đối với lao động khác.
100% lao động tại các doanh nghiệp được điều tra đều được làm thử việc khi mới vào doanh nghiệp và được hưởng lương thử việc. Tuy nhiên, thời gian thử việc thực tế của NLĐ tại các doanh nghiệp này lại dài hơn so với luật định và NLĐ chỉ được nhận mức lương thử việc bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trong trường hợp này, NSDLĐ đã buộc NLĐ làm thử việc trong thời gian dài với mức lương thấp. ở đây có biểu hiện của LĐCB.
d. Hợp đồng lao động:
Toàn bộ số lao động làm việc trong các doanh nghiệp điều tra đều kí HĐLĐ bằng văn bản. Trong đó 45,45% số lao động kí hợp đồng không xác định thời hạn; số còn lại kí hợp đồng xác định thời hạn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp đã thực hiện tốt vấn đề kí HĐLĐ đúng với loại công việc.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện HĐLĐ tại một số doanh nghiệp như Công ty Ree Young, Công ty liên doanh Lạc Tỷ, NSDLĐ có thái độ đối xử thô bạo, xúc phạm tới nhân phẩm của NLĐ.
e. Chế độ nghỉ hằng năm:
Theo số liệu đưa ra từ tài liệu của Bộ LĐTB - XH chuẩn bị cho việc phê chuẩn Công ước 105 thì có 90,9% NLĐ tại các doanh nghiệp được điều tra được nghỉ hàng tuần và nghỉ hàng năm, 100% lao động được nghỉ lễ tết. Số còn lại không được nghỉ hàng tuần và nghỉ hàng năm thì được trả tiền chiếm 93,18%; được nghỉ bù chiếm 6,81%, tuỳ thuộc vào thoả thuận với NSDLĐ và hoàn cảnh của từng doanh nghiệp. Như vậy NLĐ trong các doanh nghiệp này không bị cưỡng bức trong vấn đề thời giờ nghỉ ngơi.
f. Thời giờ làm thêm:
Trong khu vực doanh nghiệp, làm thêm giờ là một hiện tượng khá phổ biến đối với NLĐ. Vụ Pháp Chế - Bộ LĐTB - XH cho hay có 81,81% số NLĐ được hỏi trả lời có làm thêm giờ, trong đó 90,9% lao động đồng ý làm thêm giờ sau khi được NSDLĐ hỏi ý kiến. 95,54% lao động làm thêm giờ trả lời rằng họ tự nguyện làm mà không phải do doanh nghiệp ép buộc. 27,3% lao động phải làm thêm quá 200 giờ/năm, trong đó 54,54% phải làm thêm giờ thường xuyên. 22,73% số người được hỏi trả lời họ chỉ được trả lương làm thêm giờ như lương làm việc bình thường, 77,27% lao động làm thêm giờ được trả lương cao hơn lương làm việc bình thường. Đặc biệt, 18% ý kiến cho rằng việc họ phải làm thêm giờ là do định mức lao động quá cao, nếu không làm thêm giờ thì không thể hoàn thành định mức được giao. 15,59% lao động đi làm thêm nhằm “giết thời gian”; 31,81% đi làm thêm để tăng thu nhập cá nhân; 6,81% đi làm thêm là do yêu cầu công việc.
Tóm lại, tại các doanh nghiệp có tổ chức cho công nhân làm thêm giờ, số giờ làm thêm vượt quá quy định là không nhiều, phần lớn NLĐ đều được hỏi ý kiến và đồng ý với việc làm thêm giờ. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp đã thực hiện đúng với quy định của BLLĐ hiện hành. ở đây không có dấu hiệu cưỡng bức lao động làm thêm giờ, làm thêm giờ trái phép hoặc không trả lương làm thêm giờ.
g. Tiền lương:
Nhìn chung các doanh nghiệp điều tra đều thực hiện tốt quy định trả tiền lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật Việt Nam về vấn đề LĐCB và xoá bỏ LĐCB.doc