MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 2
1. Lý do chọn đề tài. 2
2. Tình hình nghiên cứu. . 4
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn. . 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. . 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. . 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 7
7. Kết cấu của luận văn. . 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ TÌNH
HÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY. 8
1.1. Một số vấn đề về hội nhập quốc tế . 8
1.2. Thực trạng Phật giáo Việt Nam hiện nay. . 20
Chương 2: THỰC TRẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ . 43
2.1. Hội nhập Phật giáo về vấn đề văn hóa, tư tưởng. 43
2.2. Hội nhập Phật giáo đối với hoạt động đời sống xã hội Việt Nam. . 49
Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI PHẬT
GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ. 62
3.1 Những vấn đề đặt ra. 62
3.2 Giải pháp và kiến nghị. 63
KẾT LUẬN . 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 82
88 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại quý tộc thì ưa cuộc sống ẩn
dật gần gũi thiên nhiên giống như những đạo sĩ. Trong cung điện, hầu hết
các phi tần đều sùng mộ Phật giáo, nhiều người lập bàn thờ Phật và thường
xuyên đi lễ chùa.
Nhiều tác phẩm văn chương của Việt Nam đã thể hiện tinh thần hoà
quyện tam giáo sâu sắc. Nàng Kiều của Nguyễn Du luôn bị Đạm Tiên (Đạo)
ám ảnh, có người thân là Kim Trọng, Vương Quan đi học rồi làm quan
(Nho), khi tính mạng lâm nguy thì được vãi Giác Duyên (Phật) cứu giúp.
Chàng Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu xuất thân là Nho sinh, khi gặp
nạn thì nương nhờ cửa Phật, và được tiên ông cho thuốc chữa sáng mắt.
Người Việt đã không chỉ dung hợp văn hoá, tôn giáo ngoại lai với
nhau mà quan trọng hơn là dung hợp chúng với văn hoá và tín ngưỡng bản
địa. Do đó, tất cả các tôn giáo khi đến nước ta đều bị Việt Nam hóa mạnh
mẽ. Người dân đã tiếp nhận Phật giáo và Đạo giáo rồi kết hợp với tín
ngưỡng phổ biến của cư dân nông nghiệp là đạo thờ Mẫu để hình thành nên
một thứ “Tam giáo bình dân”, trong đó Nho giáo được thay bằng đạo Thánh
Mẫu. Hầu hết các ngôi chùa cổ ở Việt Nam đều không chỉ thờ Phật mà còn
thờ mẫu hoặc thờ thần theo cấu trúc “Tiền Phật hậu Mẫu” hay “Tiền Phật
hậu Thần”, ở nhiều nơi, gian thờ Mẫu còn lấn át cả không gian thờ Phật.
Hiện nay, các hoạt động hầu bóng, hầu đồng của các con nhang đệ tử vẫn
thường được tổ chức tại các ngôi chùa. Với Phật giáo, sự kết hợp đó đã tạo
ra dòng Phật giáo dân gian, với truyền thuyết về Phật mẫu Man Nương và
những tích chèo cổ như Quan Âm Thị Kính, hay truyện thơ về công chúa
Ba... cùng những quan niệm độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
39
* Phật giáo dân gian:
Trong lĩnh vực tư tưởng, hầu như mọi học thuyết tôn giáo đều được
người dân Việt Nam chấp nhận, miễn là nó không xâm phạm lợi ích quốc
gia và không xúc phạm văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất,
cũng như ý thức thường trực của mỗi người dân đất Việt là cảnh giác đề
phòng ngoại xâm. Vì vậy, tôn giáo ở xứ sở nào đến cũng được sẵn sàng đón
nhận nhưng không tràn lan, xô bồ, thiếu chọn lọc, trái lại chúng ta luôn xem
xét, cân nhắc thận trọng. Để có được vị trí nhất định trong đời sống tinh thần
người dân Việt Nam, một tôn giáo trước hết cần phải thể hiện được những
đóng góp tích cực của nó đối với công cuộc dựng nước và giữ nước và sau
đó nó phải hoà đồng, dung hợp được với tín ngưỡng bản địa.
Xét ngay từ yếu tố nội sinh, Phật giáo mang tính thích ứng cao, khi
đến đâu nó cũng nhanh chóng kết hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng
bản địa. Ở Việt Nam, dòng Phật giáo dân gian đã có lịch sử gần 20 thế kỷ,
bởi những mầm mống của nó đã xuất hiện ngay từ khi Phật giáo được truyền
bá vào nước ta. Đây là sự dung hợp giữa Phật giáo Ân Độ với tín ngưỡng cổ
của người Việt. Ngay từ buổi đầu du nhập, Phật giáo nhanh chóng bị bản địa
hoá và trở thành chỗ dựa tinh thần chống lại nhiều đợt sóng xâm lăng, đồng
hoá về văn hoá của các thế lực ngoại bang trong nhiều thời đại. Do đó, Phật
giáo ở Việt Nam có những nét đặc thù. Trước hết là quan niệ m về Đức
Phật, Đức Phật trong Phật giáo Việt Nam được tạo ra phù hợp với những
yếu tố có sẵn của văn hoá bản địa và những yêu cầu lịch sử. Điều này thể
hiện rõ nhất ở hệ thống tín ngưỡng Tứ pháp (Phật điện). Trong tín ngưỡng
này, các hiện tượng tự nhiên vốn được người Việt cổ thần thánh hoá từ trước
đó như mây, mưa, sấm, chớp được Phật hóa trở thành Phật Pháp Vân, Pháp
Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện; trong đó Phật Pháp Vân là biểu trưng và là hình
tượng trung tâm. Đây có thể được coi là sự nhượng bộ đầu tiên của Phật
40
giáo khi du nhập vào Việt Nam. Trong tín ngưỡng Phật điện, chúng ta không
thể tìm thấy hình ảnh Đức Phật Ân Độ, đồng thời tín ngưỡng cũ cũng được
bổ sung thêm những nội dung mới. Mặc dù cả hai đều không giữ được tính
thuần khiết ban đầu nhưng đây là việc làm cần thiết, bởi nhờ đó mà Phật
giáo có thể dễ dàng bám rễ vào nền văn hoá Việt Nam, đồng thời tín ngưỡng
bản địa cũng có thêm sức sống mới. Tín ngưỡng Phật điện hình thành ở
trung tâm Luy Lâu đã truyền đi các địa phương khác và trở thành một trong
những chỗ dựa về tâm linh của cả dân tộc Việt Nam qua nhiều thời đại và
còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong lịch sử, các lễ hội rước Phật để cầu mưa
thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt không chỉ phổ biến ở các địa phương mà
ngay cả triều đình cũng đứng ra tổ chức các nghi lễ này. Cho đến nay, ngày
Phật đản vẫn được tổ chức gắn với lễ nghi nông nghiệp tại chùa Dâu (Thuận
Thành - Bắc Ninh).
Dòng Phật giáo dân gian còn độc đáo ở xu hướng hài hoà âm dương
thiên về nữ tính. Các vị Phật ở Ân Độ có hình tượng đàn ông, nhưng khi
sang đến nước ta thì bên cạnh Phật ông còn có Phật bà. Và trong tâm thức
người Việt thì Phật bà có gì đó gần gũi hơn, vì thế Phật bà Quan Âm trở
thành vị thần hộ mệnh cho tất cả cư dân. Bằng trí tưởng tượng phong phú và
sâu sắc, người dân Việt còn tạo ra Phật bà của riêng mình. Người con gái
của Man Nương được xem là Phật tổ Việt Nam. Man Nương được coi là
Phật Mẫu. Ngày nàng sinh con được lấy làm ngày Phật đản. Việt Nam có cả
một hệ thống các Phật bà như: Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện,
Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, Bà Bồ tát... thậm chí ngay cả Đức Phật Thích
Ca vốn là đàn ông mà trong các bức tranh dân gian vẫn được hình dung như
đàn bà. Bên cạnh đó nước ta có khá nhiều chùa mang tên các bà như: Bà
Dâu, Bà Đậu, Bà Tướng, Bà Dàn, Bà Đá, Bà Đanh, Bà Nành, Bà Ngô, Bà
Móc... Trong quá khứ cũng như hiện tại, đa số Phật tử tại gia là phụ nữ.
41
Phật giáo ở Việt Nam có tính linh hoạt đặc biệt. Như trên đã phân
tích, bản thân đạo Phật là một tôn giáo có những nội dung rất dễ được tiếp
thu và biến đổi để phù hợp với điều kiện cụ thể. Với những người Việt bình
dân, đặc biệt là phụ nữ ít được học hành (vì điều kiện xã hội trọng nam
khinh nữ) thì những giáo lý cao siêu, trừu tượng chỉ có thể nằm nguyên
trong kinh sách ở sau cửa chùa chứ không thể thâm nhập được sâu rộng
trong quần chúng.
Ở các nước chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo cũng có dòng Phật
giáo dân gian nhưng cùng với thời gian nó thường chí mai một đi. Nhưng
Phật giáo dân gian ở Việt Nam mang đậm màu sắc tín ngưỡng, phản ánh
ước vọng của người Việt cổ vẫn tồn tại với tư cách là một hiện tượng văn
hoá thông qua các lễ hội ở các làng quê trên khắp lãnh thổ nước ta.
* Chủ trương cứu độ nhập thế:
Như chúng ta đã biết, triết học Ấn Độ cổ đại được ví như ngón tay chỉ
mặt trăng, tất cả các học thuyết của nền triết học này, dù chính thống hay
không chính thống đều được xây dựng nhằm tìm ra con đường, phương tiện
để đạt tới sự giác ngộ, giải thoát chúng sinh khỏi luân hồi, đau khổ; và Phật
giáo ra đời cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Không phải vô cớ khi người
ta gọi đạo Phật là “Đạo giải thoát”. Lý tưởng giải thoát của tôn giáo này là
điều không cần bàn cãi. Hệ thống phương pháp được các nhà tu hành áp
dụng để đạt tới Niết bàn vô cùng đa dạng, phong phú, trong đó đa số là
những hình thức tu tập mang tính xuất thế, tìm cách xa lánh cuộc đời. Tuy
nhiên mục đích thoát khổ, chứng ngộ Niết Bàn cũng như các phương pháp
đó không thực sự phù hợp với người Việt Nam, đặc biệt là người Việt bình
dân. Vì thế bên cạnh việc tiếp biến, dung hợp Phật giáo sao cho phù hợp với
lợi ích thiết thực của dân tộc, các thiền sư Việt Nam cũng có những đóng
góp đáng kể vào kho tàng lý luận Phật giáo, trong đó có việc chỉ ra một con
42
đường chứng ngộ Niết Bàn thiết thực và độc đáo. Đó là con đường “Cứu
nhân độ thế”.
Đi đến giác ngộ bằng con đường cứu nhân độ thế, Phật giáo Việt Nam
mang trong mình tinh thần yêu nước, thương dân. Chính tinh thần này đã
đưa nhiều nhà sư Việt Nam đến với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử và tạo nên một trong những nét đặc
trưng tiêu biểu nhất của Phật giáo Việt Nam, đó là xu hướng nhập thế. Và
tinh thần nhập thế được biểu hiện rõ nét hơn cả trong chủ trương của thiền
phái Trúc Lâm. Thiền sư Thích Thanh Từ đã có bài lý giải vì sao ông chủ
trương khôi phục Phật giáo thời Trần, bởi theo ông đó chính là Phật giáo của
dân tộc, với tất cả những đặc trưng tiêu biểu cho cốt cách, tinh thần và
những đức tính tốt
Tiểu kết: Ở Chương 1 tác giả đã giải quyết những vấn đề lý luận chung của
Luận văn. Trong đó, đề cập đến tình hình chung của hội nhập quốc tế; tập trung đi
sâu vào hình thức hội nhập văn hóa, bởi lẽ bao hàm trong văn hóa có cả tôn giáo nói
chung và phật giáo nói riêng. Khái quát lịch sử Phật giáo Việt Nam; tình hình chung
của Phật giáo Việt Nam hiện nay; đặc điểm Phật giáo Việt Nam và những yếu tố
giúp Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành trong quá trình xây dựng và phát
triển của đất nước. Từ thực trạng chung của vấn đề hội nhập quốc tế và Phật giáo
Việt Nam hiện nay, ở Chương 2 tác giả sẽ tập trung làm rõ những biến đổi của Phật
giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
43
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. Hội nhập Phật giáo về vấn đề văn hóa, tư tưởng.
2.1.1 Trong vấn đề văn hóa tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một trong những vấn đề đối với bất cứ một tôn giáo nào
trên thế giới. Nếp sống sinh hoạt tôn giáo của người con Phật khác với tôn
giáo khác, ở chỗ là cũng tự do tín ngưỡng nhưng đối với Phật giáo thì tự do
theo luật Nhân quả. Chính vì lẽ đó mà đạo Phật trở thành đặc thù so với mọi
tôn giáo trong việc tự do tín ngưỡng. Đây là điều mà Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cần phải quan tâm. Vấn đề tự do tín ngưỡng là điểm khởi đầu cho việc
đem đạo vào đời nhằm mục đích nuôi dưỡng tâm từ bi và phụng sự chúng
sanh. Để có được điều này cần phải hội đủ các điều kiện sau: thứ nhất là ngôi
chùa, hai là vị tu sĩ hướng dẫn và cuối cùng là tổ chức chương trình tu học
Trong vấn đề sinh hoạt tâm linh, chùa là ngôi nhà tâm linh, là quê
hương thứ hai của người con Phật, còn là nơi thanh tịnh vắng vẻ cho những ai
muốn tìm lại chính mình. Chính vì thế mà chùa cần phải được xây dựng như
thế nào để thu hút tín đồ. Thiết nghĩ, chúng ta cũng nên xây và trang trí ngôi
chùa phải như thế nào cho thật thoáng mát, giúp cho ta có cảm giác thảnh thơi
thì mới thu hút được quần chúng. Điều kiện cần và đủ thứ hai là người hướng
dẫn, vị tu sĩ là người đứng ra hướng dẫn họ trên bước đường tâm linh. Chính
vì thế mà phải có kiến thức Phật học uyên thâm, phải là một nhà tâm lý học,
biết tâm tư và nguyện vọng của con người đồng thời cần phải học hỏi kinh
nghiệm của người đi trước. Điều đặt biệt là phải biết uyển chuyển và hòa
mình để đáp ứng nhu cầu của họ, nếu hợp pháp thì ta thuận theo và ngược lại,
44
ta cũng phải giải thích rỏ ràng cho họ hiểu...Song song với việc điều hành
quản lý phải biết tổ chức chương trình tu học cho Phật tử hầu góp phần mở
mang kiến thức, áp dụng lời dạy của đức Phật vào trong cuộc sống hằng ngày
để họ được an lạc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống đời thường. Hiện nay ở
Việt Nam có nhiều chùa tổ chức khóa tu cho Phật tử như khóa tu “Phật Thất”
ở chùa Hoằng Pháp thu hút đến hàng ngàn người tham dự, “Một Ngày An
Lạc” ở chùa Phổ Quang cũng thu hút khá đông Phật tử, rồi tổ chức thọ “Bát
quan trai” cũng được vài trăm người tham dự.
Chính vì thế để cho nguồn tâm linh con người mỗi ngày nâng cao thì
Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng và Giáo hội Phật giáo thế giới nói
chung, phải có một đường lối đúng đắn, lựa chọn người đạo cao, đức trọng
mà giao nhiệm vụ để điều hành một tổ chức hay một tập thể cho phù hợp.
Đồng thời Giáo hội Phật giáo phải là nguồn động viên an ũi, khích lệ tinh
thần cho họ...
2.1.2. Trong vấn đề văn hóa nghệ thuật
Văn hóa nghệ thuật là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất hiện nay
trong Phật giáo, một nền văn nghệ phật giáo là một nền văn nghệ biểu hiện
tình thương và tinh thần cứu khổ và như thế một nền văn nghệ được hướng
dẫn bởi tinh thần Phật giáo và tất nhiên phải được giáo hội nâng đỡ, ủng hộ.
Có như vậy thì ý thức hiện đại hóa Phật giáo được phổ biến rộng rãi. Đặt biệt
trong lĩnh vực này thu nhiều văn nghệ sĩ tham gia, họ là những người yêu
mến đạo Phật, họ ước ao muốn đem lời ca tiếng hát của mình ca ngợi đạo
Phật nhưng cũng đồng thời phụng thờ lý tưởng. Vì sao họ lại yêu mến đạo
Phật đến thế. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì Phật giáo chưa bao giờ đi quá xa
để tách khỏi tính dân tộc từ hàng ngàn năm trước. Chính vì thế mà đã cho ra
đời nhiều tác phẩm văn học hiện đại và sát với thực tế
45
Bên cạnh đó chúng ta còn khuyến khích văn nghệ sĩ trong việc nghiên
cứu giáo lý bằng cách đọc sách nghe thuyết giảng hầu góp phần giải quyết
những mâu thuẫn trong cuộc sống; một cuốn phim, một đoạn cải lương, một
vở kịch hay một cuốn sách đều mang âm hưởng của Phật giáo, nhằm đem đạo
Phật đi vào cuộc đời. Mục đích của văn nghệ là tạo ra cho người thưởng thức
một cảm giác thoái mái sau những giờ làm việc căng thẳng, nhưng cũng đồng
thời nó còn trình bày được những vấn đề thực tại của cuộc sống theo tinh
thầnTứ Diệu Đế để làm phát sinh nơi người đọc có những nhận thức rỏ ràng
về thực tại của cuộc sống, nhằm nuôi dưỡng và phát triển tâm từ và cuối cùng
động viên họ diệt trừ những khổ đau kiến lập an lạc ngay trên cuộc đời này.
Chính vì thế, chúng ta cần có nhiều tổ chức hoạt động văn nghệ dành
cho cư sĩ, tham gia vào trong những ngày lễ lớn và nhiều hoạt động khác
đồng thời ban tổ chức mời những ca sĩ nghệ sĩ về tham gia bởi họ là những
người nổi tiếng trên sân khấu thì ít nhiều gì cũng là người đem lại niềm tin
cho kẻ khác và chính sự phát triển của nền văn học nghệ thuật Phật giáo này,
được xem là phương tiện vĩ đại nhất, thể hiện được tinh thần dấn thân và nhập
thế tích cực nhất trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
2.1.3. Trong lĩnh vực giáo dục
“Sự nghiệp tri thức của nhân loại là sự khám phá liên tục về thực tại và
truyền trao những kết quả khám phá ấy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực
tại ở đây là thực tại tâm linh cũng như thực tại vật lý và xã hội. chân lý bất cứ
khám phá được từ đâu cũng mang tính cách nhân bản liên hệ với nhân thức
của con người. bởi vì chân lý vừa linh động vừa không có tính cách thuần túy
khách quan. Cho nên vai trò của người giáo dục không phải là vai trò của
một cái máy truyền đạt kiến thức mà vai trò của người giáo dục phải là vai
trò của thực thể sinh động và tràn đầy ý thức”6
46
Tầm quan trọng của giáo dục Phật giáo: cổ đức từng nói “ ngọc bất
trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý” nghĩa là “ngọc không mài không
thành vật quý người không học thì không đạo lý”.
Hiện nay giáo dục là một vấn đề luôn đặt lên hàng đầu đối với Phật
giáo. Bởi lẽ trên thế giới hiện nay có hai khuynh hướng tồn tại và đối lập nhau
nhưng lại đi song song với nhau đó là sự phát triển không ngừng của khoa học
kỹ thuật vật chất đối với con người ngày một dư thừa nhưng trong khi đó đạo
đức, nhân cách của con người ngày một suy đồi, tệ nạn xã hội ngày một gia
tăng. Việt Nam là một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_giao_viet_nam_trong_thoi_ky_hoi_nhap_quoc_te.pdf