- Phân lập vi khuẩn E. colitrong phân và thịt bò, heo bằng phương pháp
định lượng. Từ đó đánh giá mức độ vệ sinh thực phẩm bằng cách so sánh với tiêu
chuẩn Việt Nam về số lượng E. colitrên thịt tươi (TCVN 7046 - 2002). Sử dụng
kỹ thuật multiplex - PCR để phát hiện các gen độc lực của vi khuẩn E. coliphân
lập được bằng qui trình định lượng.
- Phân lập định tính vi khuẩn E. colitrong phân bê tiêu chảy, phân heo
con tiêu chảy, thịt bò và thịt heo. Phát hiện các gen độc lực của E. coliđã phân
lập định tính bằng kỹ thuật multiplex - PCR.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát hiện một số gen độc lực của E. coli phân lập được từ phân và thịt bò, heo bằng kỹ thuật multiplex - PCR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế lại phản ứng.
+ Các bản sao vừa tổng hợp không kết hợp với mồi mà lại bắt cặp với
nhau.
Số chu kỳ của phản ứng tùy thuộc số lượng mẫu ban đầu. Số bản mẫu 105
thì cần khoảng 25 – 30 chu kỳ, số bản mẫu 102 – 103 thì số chu kỳ phải là 35 – 40.
2.2.3 Các thành phần của một phản ứng PCR
- DNA mẫu: là thành phần cần khuếch đại.
- Mồi (primer): Mồi là những đoạn oligonucleotide mạch đơn, có trình tự
bổ sung với trình tự base của hai đầu mạch khuôn để khởi đầu quá trình tổng hợp
DNA. Việc chọn mồi là giai đoạn quyết định của phản ứng PCR. Các mồi được
chọn phải đặc trưng cho trình tự DNA cần khuếch đại, không trùng với các trình
tự lặp lại trên gen, không có sự bắt cặp bổ sung giữa mồi xuôi và mồi ngược và
cũng không có những cấu trúc kẹp tóc do sự bắt cặp bổ sung trong cùng một mồi.
Chiều dài các mồi tối thiểu cho hầu hết các ứng dụng PCR là 18 nucleotide
(thường là 18 – 24 nucleotide). Trình tự nằm giữa hai mồi “xuôi” và “ngược”
không quá lớn, phản ứng PCR sẽ tối ưu trên những trình tự nhỏ hơn 1Kb.
- Taq polymerase: Taq polymerase là một DNA polymerase chịu nhiệt,
được chiết tách từ vi khuẩn Thermus aquaticus ở suối nước nóng. Taq DNA
polymerase không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và xúc tác sự tổng hợp từ đầu đến
Download» Agriviet.com
20
cuối quá trình phản ứng dưới sự hiện diện của Mg2+. Taq DNA polymerase tổng
hợp DNA theo hướng 5’ → 3’ và hoạt động tốt nhất ở 70 - 720 C.
- Các nucleotide (dNTP- deoxyribonucleotide triphosphate): Là hỗn hợp 4
loại: dATP, dTTP, dCTP, dGTP làm nguyên liệu cho phản ứng tổng hợp DNA.
- Dung dịch đệm: Thành phần dung dịch đệm có thể thay đổi tuỳ loại
enzyme được sử dụng, quan trọng nhất là ion Mg2+. Nó hình thành một phứp hợp
hoà tan với dNTP, rất cần cho quá trình liên kết các dNTP, xúc tác cho emzyme
polymerase, làm tăng nhiệt độ nóng chảy (Tm) của DNA mạch đôi. Nồng độ
Mg2+ (thường được sử dụng ở dạng MgCl2) là một yếu tố ảnh hưởng mạnh đến
hiệu quả và tính đặc hiệu của phản ứng PCR. Ngoài ra nồng độ MgCl2 có thể ảnh
hưởng đến quá trình bắt cặp của mồi, nhiệt độ để biến tính DNA thành dây đơn,
hoạt động của enzyme và sự trung thực của kết quả. Nồng độ Mg2+ phải được xác
định cho từng phản ứng qua nhiều thử nghiệm. Nồng độ MgCl2 trong hổn hợp
phản ứng cuối cùng thường biến thiên từ 0,5 – 5mM (Hồ Huỳnh Thùy Dương,
1998).
Download» Agriviet.com
21
5’ 3’
3’ 5’
5’ 3’
3’ 5’
5’ 3’
3’ 5’
5’ 3’
3’ 5’
A
B
C
AND KHUÔN MẪU
Lặp lại
n vòng
Hình 2.1 Nguyên lý của phản ứng PCR
A : Biến tính – tách rời 2 mạch của phân tử DNA
B : Ủ bắt cặp – cặp mồi chuyên biệt bắt cặp với khuôn
C : Kéo dài – DNA polymerase tổng hợp mạch mới kể từ mồi đã bắt cặp
dưới sự hiện diện của 4 loại dNTP và chất đệm thích hợp
Thời gian
(phút)
Nhiệt độ (0C)
40
50
60
70
90
100
80
1 2 3 4 5 6
Lặp lại n lần 1 chu kỳ
A
B
C
94 – 95 0C
40 – 60 0C
72 0C
Hình 2.2 Chu kỳ nhiệt độ của phản ứng PCR
Download» Agriviet.com
22
2.2.4 Phân tích kết quả PCR
Sản phẩm của phản ứng PCR (đoạn DNA được khuếch đại) sẽ được phát
hiện bằng phương pháp điện di.
Nguyên tắc của phương pháp điện di là dựa vào đặc tính cấu trúc của các
DNA. DNA là các đại phân tử tích điện âm đồng đều trên khắp bề mặt nên khi
chịu tác động của một điện trường, chúng sẽ di chuyển về cực dương của điện
trường. Sự di chuyển của phân tử trong bản gel dưới tác động của một điện
trường phụ thuộc vào khối lượng phân tử (tức là số nucleotide) và nồng độ các
chất cấu thành gel, điện thế.
Điện di được thực hiện theo phương nằm ngang hoặc đứng. Các DNA trong
gel agarose được hiện hình dưới tia tử ngoại (UV) nhờ ethidium bromide, chất
này có khả năng gắn xen giữa các base của acid nucleic và phát huỳnh quang
dưới tác dụng của tia UV (bước sóng λ = 300 nm) thành vạch màu đỏ da cam.
Để ước lượng kích thước DNA bằng gel agarose, người ta sử dụng một
“yếu tố đánh dấu trọng lượng phân tử” (molecular weight marker – MWM) là
một tập hợp nhiều trình tự DNA có kích thước đã biết (DNA ladder).
2.3 Multiplex – PCR
Multiplex - PCR là một cải tiến của kỹ thuật PCR mà trong đó có thể nhân
lên đồng thời nhiều đoạn DNA mong muốn bằng cách sử dùng đồng thời nhiều
cặp mồi trong một phản ứng. Multiplex - PCR đầu tiên được mô tả bởi
Chamberlain năm 1988 và kể từ đó multiplex - PCR được ứng dụng rất nhiều
trong các lĩnh vực kiểm tra DNA (Protocol online).
Download» Agriviet.com
23
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2004 đến ngày 30/11/2004.
Địa điểm
- Mẫu khảo sát được lấy từ các chợ lẻ, lò mổ, hộ - trại chăn nuôi ở TP. Hồ
Chí Minh và Long An.
- Việc nuôi cấy, phân lập vi khuẩn được thực hiện tại Phòng thực hành
Kiểm nghiệm thú sản và môi trường, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Việc xác định các gen độc lực của E. coli được thực hiện tại Trung tâm
Phân tích thí nghiệm Hóa sinh, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh.
3.2 Nội dung
- Phân lập vi khuẩn E. coli trong phân và thịt bò, heo bằng phương pháp
định lượng. Từ đó đánh giá mức độ vệ sinh thực phẩm bằng cách so sánh với tiêu
chuẩn Việt Nam về số lượng E. coli trên thịt tươi (TCVN 7046 - 2002). Sử dụng
kỹ thuật multiplex - PCR để phát hiện các gen độc lực của vi khuẩn E. coli phân
lập được bằng qui trình định lượng.
- Phân lập định tính vi khuẩn E. coli trong phân bê tiêu chảy, phân heo
con tiêu chảy, thịt bò và thịt heo. Phát hiện các gen độc lực của E. coli đã phân
lập định tính bằng kỹ thuật multiplex - PCR.
Download» Agriviet.com
24
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phân lập vi khuẩn E. coli
Đối tượng lấy mẫu
- Thịt bò, heo được lấy từ các chợ lẻ (dùng cho qui trình định lượng).
- Bề mặt quày thịt bò, thịt heo được lấy trong lò mổ (dùng cho qui trình
phân lập định tính).
- Phân bê và phân heo con tiêu chảy được lấy từ một số trại và hộ chăn
nuôi.
- Phân bò và phân heo bình thường được lấy từ một số trại và hộ chăn
nuôi.
Cách lấy và bảo quản mẫu
- Mẫu thịt: Chọn ngẫu nhiên miếng thịt để lấy mẫu. Khối lượng mẫu là 50
g thịt.
- Mẫu bề mặt quày thịt: Chọn ngẫu nhiên quày thịt ở giữa ca giết mổ.
Dùng gạc vô trùng lau bề mặt quày thịt với tổng diện tích khoảng 200 cm2.
- Mẫu phân bình thường: Dùng muỗng múc khoảng 25 g ở phần giữa cục
phân gia súc mới thải.
- Mẫu phân tiêu chảy: Phân được lấy từ trực tràng bằng tăm bông (± 0,1 g)
rồi cho vào môi trường vận chuyển Carry Blair.
Tất cả các loại mẫu sau khi lấy đều được đựng trong dụng cụ vô trùng và
giữ lạnh ở 4 – 80C cho đến khi tiến hành xét nghiệm (mẫu được giữ tối đa 24 giờ).
Số lượng mẫu
Số lượng mẫu khảo sát được tính là số mẫu đã phân lập được vi khuẩn E.
coli từ các mẫu đã lấy.
Download» Agriviet.com
25
Số lượng mẫu khảo sát
STT Đối tượng mẫu Phân lập
định tính
Phân lập qua
định lượng
1 Thịt heo 49 23
2 Thịt bò 34 8
Bình thường 25 10
3 Phân heo
Tiêu chảy 22 -
Bình thường 21 10
4 Phân bò
Tiêu chảy 10 -
Tổng cộng 161 51
Qui trình phân lập vi khuẩn E. coli
- Từ mẫu thịt và mẫu phân bình thường, vi khuẩn E. coli được phân lập,
định lượng theo qui trình FAO (1992).
- Mẫu phân bê và heo con tiêu chảy được cấy ria trực tiếp trên môi trường
EMB hoặc MAC, ủ ở 37oC trong 24 giờ. Khuẩn lạc E. coli điển hình trên môi
trường EMB sẽ dẹp, có màu tím ánh kim với tâm sậm màu, và trên môi trường
MAC có màu hồng, tròn, lồi.
- Mẫu bề mặt quày thịt (200 cm2) được làm đồng đều trong 180 ml pepton
đệm phosphate và dập mẫu trong 60 giây. Bổ sung kháng sinh cefixime với nồng
độ 0,0125 mg/l (FDA, 2002). Ủ ở 37oC trong 24 giờ. Pha loãng canh tăng sinh 10
lần với nước sinh lý vô trùng. Hút 100 μl canh tăng sinh ở nồng độ 10-1 dàn đều
lên bề mặt đĩa thạch CT-SMAC. Ủ ở 37oC trong 24 giờ. Vi khuẩn E. coli
O157:H7 điển hình thường phát triển trên môi trường CT-SMAC tạo khuẩn lạc
không màu hoặc màu xám với tâm đục.
Download» Agriviet.com
26
Mẫu (thịt, phân bình thường)
Làm đồng đều mẫu
Pha loãng
LTB
(350C / 24h)
EC
(44,50C / 24 - 48h)
EMB
(350C / 24h)
Thử IMVC
(350C / 24h)
Kết quả
tổng số E. coli
MAC
(370C / 24h)
Chọn khuẩn lạc
Cấy NA (350C / 24h)
LY TRÍCH DNA
QUI TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG QUI TRÌNH ĐỊNH TÍNH
Mẫu phân Mẫu thịt
Peptone + Cefixime
(370C / 24h)
CT - SMAC
(370C / 24h)
Chọn khuẩn lạc
điển hình
Chọn khuẩn lạc
điển hình
Làm đồng đều mẫu
MULTIPLEX - PCR
Sơ đồ 3.1 Qui trình phân lập vi khuẩn E. coli
Download» Agriviet.com
27
Ghi nhận kết quả tổng số vi khuẩn E. coli có trong 1 g phân và 1 g thịt tươi.
Đối với mẫu thịt, so sánh kết quả tổng số vi khuẩn E. coli với chỉ tiêu của
tiêu chuẩn thịt tươi (TCVN 7046 - 2002) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
theo quyết định số 22/2002/QĐ-BKHCN. TCVN qui định sản phẩm thịt tươi đạt
TCVN có số lượng E. coli không quá 100 vi khuẩn / gam.
3.3.2 Ly trích DNA từ vi khuẩn E. coli phân lập được
Theo Cebula và ctv (1995), kết hợp với phương pháp ly trích DNA từ E.
coli của Cerna (2003) và Botteldoorn (2003), chúng tôi tiến hành ly trích DNA từ
vi khuẩn E. coli phân lập được bằng phương pháp nhiệt như sau:
- Chọn khoảng 20 khuẩn lạc E. coli trên môi trường thạch cho vào
eppendorf đựng sẵn 1 ml nước cất 2 lần vô trùng.
- Đun sôi trong 10 phút.
- Chuyển ngay vào tủ –70 oC, giữ trong 10 phút.
- Rã đông hoàn toàn.
- Ly tâm với tốc độ 10.000 rpm trong 3 phút.
- Thu phần nổi làm DNA khuôn mẫu.
3.3.3 Xác định gen độc lực eae, hly, stx1, stx2, stx2e, sta, stb, lt-I của E.
coli phân lập được từ thịt và phân
Việc phát hiện các gen độc lực của E. coli được thực hiện bằng 2 phản
ứng multiplex – PCR với máy luân nhiệt (thermal cycler):
- Multiplex – PCR1: phát hiện các gen eaeA, hlyA, stx1, stx2.
- Multiplex – PCR2: phát hiện các gen stx2e, sta, stb, lt-I
Trong quá trình thực hiện phản ứng multiplex – PCR, mẫu đối chứng dương
(EDL933 hoặc H44) được thực hiện đồng thời với những mẫu khảo sát.
+ EDL933 là đối chứng dương với các gen eaeA, hlyA, stx1, stx2.
+ H44 là đối chứng dương với các gen stx2e, stb, lt-I.
Download» Agriviet.com
28
Hai mẫu đối chứng dương này được cung cấp từ Phòng thí nghiệm Trường
Đại học Thú y Toulouse (Pháp).
Số mẫu xét nghiệm các gen độc lực của E. coli
Mẫu E. coli phân lập được Số mẫu thực hiện PCR
Phương pháp
phân lập Đối tượng mẫu
Multiplex –
PCR1
Multiplex –
PCR2
Phân bò 10 10 Phân
bình thường Phân heo 10 10
Thịt bò 8 8
ĐỊNH
LƯỢNG
Thịt
Thịt heo 23 23
Phân bê 10 10 Phân
tiêu chảy Phân heo con 22 22
Phân bò 21 21 Phân
bình thường Phân heo 25 25
Thịt bò 34 34
ĐỊNH
TÍNH
Thịt
Thịt heo 49 49
TỔNG CỘNG 212 212
Multiplex – PCR1
* Trình tự các primer được sử dụng trong multiplex – PCR1:
Gen
độc
lực
Primer Trình tự primer (5’ → 3’)
Kích cỡ đoạn
DNA khuếch đại
(bp)
stx1 Stx1-F Stx1-R
ATAAATCGCCATTCGTTGACTAC
AGAACGCCCACTGAGATCATC 180
stx2 Stx2-F Stx2-R
GGCACTGTCTGAAACTGCTCC
TCGCCAGTTATCTGACATTCTG
255
eaeA EaeA-F EaeA-R
GACCCGGCACAAGCATAAGC
CCACCTGCAGCAACAAGAGG
384
hlyA HlyA-F HlyA-R
GCATCATCAAGCGTACGTTCC
AATGAGCCAAGCTGGTTAAGCT 534
(Dẫn liệu của Paton và Paton, 1998)
Download» Agriviet.com
29
* Các thành phần của phản ứng multiplex – PCR:
STT Thành phần Nồng độ
1 PCR Buffer 1 X
2 MgCl2 2 mM
3 dNTPs 200 μM
4 Mồi
Stx1-F 250 nM
Stx1-R 250 nM
Stx2-F 250 nM
Stx2-R 250 nM
EaeA-F 250 nM
EaeA-R 250 nM
HlyA-F 250 nM
HlyA-R 250 nM
5 Taq - polymerase 0,5 UI
6 DNA khuôn mẫu 1 μl
7 Nước cất 2 lần Vừa đủ 50 μl
* Chu trình nhiệt trong phản ứng multiplex – PCR1 (Paton và Paton,
1998):
Bước 1 Bước 3
95 oC / 1 phút 95 oC / 1 phút
65 oC / 2 phút 63 oC / 2 phút
72 oC / 1,5 phút 72 oC / 1,5 phút
Bước 2 Bước 4
95 oC / 1 phút 95 oC / 1 phút
64 oC / 2 phút 62 oC / 2 phút
72 oC / 1,5 phút 72 oC / 1,5 phút
10 chu kỳ
1 chu kỳ
1 chu kỳ
1 chu kỳ
Download» Agriviet.com
30
Bước 5 Bước 7
95 oC / 1 phút 95 oC / 1 phút
61 oC / 2 phút 60 oC / 2 phút
72 oC / 1,5 phút 72 oC / 2,5 phút
Bước 6
95 oC / 1 phút
60 oC / 2 phút
72 oC / 1,5 phút
Multiplex – PCR2
* Trình tự các primer được sử dụng trong multiplex – PCR2:
Gen
độc
lực
Primer Trình tự primer (5’ → 3’)
Kích cỡ
đoạn DNA
khuếch đại
(bp)
lt-I
LT-F
LT-R
GGCGACAGATTATACCGTGC
CCGAATTCTGTTATATATGTC 696
sta STa-F STa-R
TTAATAGCACCCGGTACAAGCAGG
CTTGACTCTTCAAAAGAGAAAATTAC
147
stb
STb-F
STb-R
ATCGCATTTCTTCTTGCATC
GGGCGCCAAAGCATGCTCC
172
stx2e
Stx2e-F
Stx2e-R
CCTTAACTAAAAGGAATATA
CTGGTGGTGTATGATTAATA
230
(Dẫn liệu Blanco và ctv, 1997)
1 chu kỳ
10 chu kỳ
11 chu kỳ
Download» Agriviet.com
31
* Các thành phần của phản ứng multiplex – PCR2:
STT Thành phần Nồng độ
1 PCR Buffer 1 X
2 MgCl2 1,5 mM
3 dNTPs 200 μM
4 Mồi
Stx2e-F 225 ng
Stx2e-R 225 ng
STa-F 150 ng
STa-R 150 ng
STb-F 45 ng
STb-R 45 ng
LT-I-F 150 ng
LT-I-R 150 ng
5 Taq - polymerase 0,5 UI
6 DNA khuôn mẫu 3 μl
7 Nước cất 2 lần Vừa đủ 50 μl
* Chu trình nhiệt trong phản ứng multiplex – PCR2 (Nguyen Ngoc
Hai, 2002):
94 oC / 5 phút
94 oC / 45 giây
52 oC / 45 giây
72 oC / 1 phút
72 oC / 10 phút
3.3.4 Điện di trên gel agarose và đọc kết quả điện di
Sau phản ứng multiplex - PCR, 10 μl sản phẩm PCR + 2 μl loading
dye được điện di trên gel agarose 1,5% trong TBE. Thang ladder cũng được
điện di đồng thời. Thời gian điện di là 35 – 40 phút ở 100 V và 250 mA.
Gel điện di được ngâm trong 30 phút với dung dịch ethidium bromide
1 mg/ml TBE. Sau đó rửa sạch bằng nước và chụp hình gel với tia UV bằng
25 chu kỳ
Download» Agriviet.com
32
máy chụp gel (phần mềm Quality One 2000, Bio-Rad). Các băng DNA được
xác định bằng cách so với các băng của đối chứng dương và thang ladder
100 bp (AB gene, UK).
Hình 3.1 Kết quả điện di sản phẩm PCR1
EDL933: đối chứng dương (stx1, stx2, eae, hly); 1, 2, 4, 5, 6 là các mẫu xét nghiệm.
Hình 3.2 Kết quả điện di sản phẩm PCR2
H44: đối chứng dương (lt-I, stb, stx2e); Lad:thang chuẩn;
1, 4, 5, 6 là các mẫu xét nghiệm
1 2 EDL 4 5 6
993
534 bp (hly)
255 bp (stx2)
384 bp (eae)
180 bp (stx1)
1 H44 Lad 4 5 6
500 bp
230 bp (stx2e)
696 bp (lt-I)
172 bp (stb)
Download» Agriviet.com
33
Chương 4
KẾT QUẢ – THẢO LUẬN
4.1 Tổng số vi khuẩn E. coli và kết quả phát hiện các gen độc lực
của E. coli phân lập được từ phân và thịt bò, heo bằng qui trình định
lượng
Xác định tổng số vi khuẩn E. coli của 10 mẫu phân bò bình thường,
10 mẫu phân heo bình thường, 8 mẫu thịt bò và 23 mẫu thịt heo theo qui
trình định lượng, kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Tổng số vi khuẩn E. coli trong phân và thịt bò, heo
Đối tượng mẫu Số mẫu
Tổng số E. coli (X ± SE)
(MPN/g)
Kết quả phát
hiện gen độc lực
Phân bò 10 9,5*106 ± 7,4*106 Không phát hiện
PHÂN
Phân heo 10 102*106 ± 46,3*106 Không phát hiện
Thịt bò 8 14,8*104 ± 4,2*104 Không phát hiện
THỊT
Thịt heo 23 0,4*104 ± 1,1*104 Không phát hiện
E. coli là vi khuẩn thuộc nhóm coliforms sống thường trực và chiếm
ưu thế trong đường ruột của người và gia súc, theo phân phát tán vào môi
trường bên ngoài. Số lượng E. coli trong phân biến thiên giữa các loài.
Ngoài ra số lượng E. coli còn phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng tiêu chảy,
cách chăm sóc quản lý, tình trạng sinh lý của cá thể… Kết quả xác định
tổng số E. coli trong phân bò và phân heo trong 20 mẫu phân của khảo sát
này cho thấy tổng số vi khuẩn E. coli trong phân bò tương đối thấp hơn
Download» Agriviet.com
34
trong phân heo. Paton và Paton (1998) khẳng định E. coli trong phân chính
là nguồn vấy nhiễm quan trọng xâm nhập vào sản phẩm thịt trong quá trình
giết mổ, chế biến thịt; và theo Keel và Parmelee (1968), E. coli được xem
là chỉ tiêu chắc chắn để đánh giá mức độ vấy nhiễâm phân vào thịt (dẫn liệu
Doyle và Padhye, 1989).
Thật vậy, trong quá trình giết mổ, E. coli từ phân dễ dàng vấy nhiễm
nền sàn, dụng cụ giết mổ, nước sử dụng, phương tiện vận chuyển… Do đó
nếu qui trình giết mổ gia súc, vận chuyển và phân phối thịt không tuân thủ
nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh thì nguy cơ vấy nhiễm E. coli từ phân
vào thịt càng tăng.
Chúng tôi đã tiến hành định lượng tổng số vi khuẩn E. coli theo qui
trình định lượng của FAO (1992) cho 8 mẫu thịt bò và 23 mẫu thịt heo thu
thập từ các chợ lẻ (bảng 4.1). Kết quả định lượng cho thấy tổng số vi khuẩn
E. coli trung bình trên thịt bò là 14,8*104 ± 4,2*104 MPN/g biến thiên từ
1,1*104 đến 35*104 MPN/g. So sánh với tiêu chuẩn TCVN 7046 – 2002 qui
định số vi khuẩn E. coli trên 1 gam thịt tươi không quá 100 vi khuẩn thì
trong tổng số 8 mẫu khảo sát, không có mẫu thịt bò nào đạt TCVN. Tổng số
E. coli trung bình trên thịt heo là 0,4*104 ± 1,1*104 MPN/g, biến thiên từ
0,4*102 đến 4,5*104 MPN/g. Trong tổng số 23 mẫu thịt heo khảo sát thì có
6/23 mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh về chỉ tiêu E. coli (chiếm tỉ lệ 26,1%).
Tổng số E. coli trung bình trên 1 gam thịt heo tương đối thấp hơn trên
thịt bò mặc dù số lượng E. coli trung bình trên 1 gam phân heo cao hơn trên
phân bò. Điều này có thể là do sự khác nhau trong cách giết mổ, vận
chuyển và bày bán. Bò được giết mổ khô, hoàn toàn không được rửa nước
trong suốt quá trình giết mổ. Thịt bò được công nhân giết mổ pha lọc tại lò
mổ và vận chuyển đến chợ lẻ bằng các phương tiện thô sơ. Trong khi đó,
trong quá trình giết mổ heo, quày thịt heo được rửa thường xuyên và nửa
Download» Agriviet.com
35
thân thịt được vận chuyển đến chợ lẻ rồi mới pha lọc, ngoài ra người bán
thịt cũng thường cạo sạch bề mặt thịt trước khi pha lọc, do đó thịt heo hạn
chế được sự vấy nhiễm tại lò mổ, dẫn đến số lượng E. coli trên thịt heo ít
hơn trên thịt bò.
Mặc dù số lượng E. coli trong các mẫu phân bò, heo là rất cao, kể cả
E. coli trên thịt bò, heo. Tuy nhiên với 51 mẫu E. coli phân lập được từ phân
và thịt theo qui trình định lượng nhưng chúng tôi đều không phát hiện được
gen độc lực bằng kỹ thuật multiplex - PCR.
Lưu ý rằng trong qui trình định lượng, E. coli được tăng sinh chọn lọc
trong môi trường EC ở 44,5oC trong 24 giờ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng
ở nhiệt độ cao (≥ 44oC) những chủng E. coli gây bệnh phát triển yếu dần,
còn những chủng E. coli cộng sinh (flora) phát triển nhanh hơn. Ngoài ra Hill
và Carlisle còn ghi nhận rằng nếu tăng sinh trong môi trường ở 44,5oC có
thể làm mất plasmide mã hóa những yếu tố độc lực và làm giảm số lượng
những dòng E. coli gây bệnh có trong thực phẩm (theo dẫn liệu của Doyle
và Padhye, 1989)
Cũng theo dẫn liệu của Doyle và Padhye (1989), nhằm đánh giá khả
năng phát hiện các E. coli gây bệnh có trong thực phẩm theo qui trình của
FDA, một nghiên cứu khác của Hill và các cộng tác viên nhận thấy rằng
mỗi loại thực phẩm bán lẻ có khoảng 4,7 dòng E. coli khác nhau, nhưng sau
quá trình tăng sinh trong EC ở 44,50C thì 30% chủng E. coli không thể phát
hiện được (không sinh gas sau 48 giờ), những E. coli tồn tại được trong quá
trình tăng sinh có khoảng 20 – 95% E. coli tạo độc tố LT bị mất plasmide.
Như vậy quá trình tăng sinh theo qui trình của FDA thì không thích hợp cho
việc phát hiện có hiệu quả và đáng tin cậy đối với những dòng E. coli gây
bệnh có trong thực phẩm. Thí nghiệm giảm nhiệt độ tăng sinh (< 44oC) trong
quá trình phân lập E. coli theo qui trình của FDA lại cho thấy việc giảm tính
Download» Agriviet.com
36
chọn lọc của môi trường do có quá nhiều vi khuẩn khác trong canh tăng sinh
phát triển lấn át vi khuẩn E. coli gây bệnh.
Từ những lý do trên, chúng tôi cho rằng ưu điểm của phương pháp
phân lập E. coli theo qui trình định lượng có thể xác định được tổng số vi
khuẩn E. coli trong mẫu khảo sát, nhưng E. coli phân lập được hoàn toàn
không bao gồm những chủng E. coli gây bệnh (do không thể vượt qua giai
đoạn tăng sinh ở nhiệt độ 44,5oC), đặc biệt là nhóm EHEC với thành viên
đặc trưng là O157:H7 – tác nhân gây ngộ độc thực phẩm được quan tâm
hàng đầu. Đây có lẽ là lý do ảnh hưởng đến kết quả không phát hiện được
các gen độc lực của E. coli thu thập từ qui trình định lượng. Do vậy tổng số
vi khuẩn E. coli xác định được bằng qui trình định lượng chỉ phản ánh mức
độ vấy nhiễm E. coli vào thực phẩm nhưng không thích hợp cho việc phát
hiện các gen độc lực.
4.2 Kết quả phát hiện các gen độc lực của E. coli phân lập được
từ phân bê tiêu chảy và phân heo con tiêu chảy
Nhằm bước đầu thử nghiệm qui trình phân lập định tính và qui trình
phát hiện các gen độc lực của E. coli, chúng tôi chọn 2 đối tượng có khả
năng phát hiện các dòng E. coli gây bệnh cao nhất là phân bê tiêu chảy và
phân heo con tiêu chảy để khảo sát.
Ở phân bê tiêu chảy
Kết quả phát hiện các gen độc lực của E. coli phân lập được từ 10
mẫu phân bê tiêu chảy được trình bày ở bảng 4.2.
Download» Agriviet.com
37
Bảng 4.2 Kết quả phát hiện gen độc lực của E. coli trong phân bê
tiêu chảy
Gen độc lực
Mẫu
eae hly stx1 stx2 stx2e sta stb lt-1
1 - - + - - - - -
2 + - + - - - - -
3 - - - - - - - -
4 - - - - - - - -
5 + + + + - - - -
6 - + + - - - - -
7 - - - - - -
8 + + - + - - - -
9 - - - - - - + -
10 - - - - - - + -
Cộng 3 3 4 2 0 0 2 0
Tỷ lệ (%) 30,0 30,0 40,0 20,0 0 0 20,0 0
Trong tổng số 10 mẫu E. coli phân lập từ phân bê tiêu chảy, có 7/10
mẫu (70%) phát hiện có gen độc lực, bao gồm:
- 5/10 mẫu (50%)phát hiện được gen stx (stx1 hoặc/và stx2)
- 3/10 mẫu (30%) phát hiện được gen eae
- 3/10 mẫu (30%) phát hiện được gen hly
- 2/10 mẫu (20%) phát hiện được gen stb
Như vậy với 10 mẫu E. coli từ phân bê tiêu chảy, có 7/10 mẫu (70%)
phát hiện được ít nhất 1 gen độc lực, có mẫu phát hiện được 3 – 4 gen độc
Download» Agriviet.com
38
lực. Gen stx được phát hiện với tỉ lệ cao nhất (5/10 mẫu – 50%). Smith
(1988) và Gyles (1992) cho rằng nhiều loài gia súc mang STEC không có
biểu hiện triệu chứng, một vài dòng STEC có khả năng gây tiêu chảy cho
bò, đặc biệt là bê. Trong 5 mẫu E. coli của phân bê tiêu chảy mang gen stx,
có 3 mẫu đồng thời mang gen eae và 3 mẫu đồng thời mang gen hly. Theo
Barrett (1992), độc tố Stx là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để
gây bệnh tiêu chảy. Do đó sự xuất hiện đồng thời các gen eae, hly với các
gen s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-a6.PDF