Luận văn Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang

MỤC LỤC

 

Trang

Mở đầu 1

Chương 1: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở KIÊN GIANG 4

1.1. Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển thủy sản ở Kiên Giang 4

1.1.1. Ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Kiên Giang 4

1.1.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang 7

1.2. Những đặc điểm chủ yếu của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang 17

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở KIÊN GIANG 21

2.1. Thực trạng của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở

Kiên Giang 21

2.1.1. Xét về từng loại hình kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang 21

2.1.2. Năng lực của kinh tế tư nhân trên các lĩnh vực của ngành thủy sản ở Kiên Giang 25

2.1.3. Sự đóng góp của kinh tế tư nhân đối với tỉnh 30

2.1.4. Về cơ chế hoạt động 32

2.1.5. Hạn chế của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở

Kiên Giang 33

2.2. Những vấn đề cần giải quyết để phát triển lành mạnh kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang 36

2.2.1. Việc quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong một số lĩnh vực còn lỏng lẻo 36

2.2.2. Quyền lợi của người lao động trong kinh tế tư nhân ở lĩnh vực thủy sản chưa được đảm bảo 39

2.2.3. Công tác quản lý vệ sinh môi trường chưa đạt yêu cầu đặt ra 40

2.2.4. Việc cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến chưa đầy đủ và đều đặn 40

2.2.5. Vấn đề đào tạo, nâng cao kiến thức cho người lao động trong ngành thủy sản Kiên Giang còn nhiều hạn chế 41

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY NĂNG LỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NGÀNG THỦY SẢN Ở KIÊN GIANG 44

3.1. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang 45

3.2. Coi trọng đầu tư phát triển nghề cá 50

3.3. Quy định chính sách phân phối thu nhập hợp lý, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân 51

3.4. Tổ chức lại sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang 53

3.5. Cần có những biện pháp kiên quyết và đồng bộ để chấm dứt tệ dùng chất nổ, xung điện, chất độc để đánh bắt thủy sản 59

3.6. Khuyến khích các đơn vị kinh tế tư nhân hợp tác và liên kết với nhau theo những hình thức thích họp như góp vốn, cung cấp dịch vụ, liên kết đào tạo 60

Kết luận 62

Danh mục tài liệu tham khảo 64

 

 

 

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy năng lực của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên một ha là 1.515 hộ (chiếm 28,86%) và nhỏ hơn 1 ha là 3.716 hộ, chiếm 70,87%. Số hộ nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng đều qua các năm, diện tích nuôi trồng không ngừng được mở rộng, năm 1992 với diện tích là 15.883 ha, năm 1995 là 21.189 ha, năm 1998 là 27.663 ha và năm 1999 là 29.319 ha. ở nuôi trồng thủy sản cũng gặp tình cảnh số lượng hộ tăng nhưng sản lượng thu hoạch thì có xu hướng giảm rõ rệt, từ 0,53 tấn/ha năm 1994 đến năm 1996 còn 0,39 tấn/ha, năm 1998 chỉ đạt 0,32 tấn/ha và năm 1999 chỉ còn 0,21 tấn/ha. Nguyên nhân của việc giảm mạnh do diện tích nuôi sò giảm vì nước ngọt từ các kênh xả lũ biển gây ảnh hưởng đến môi trường sinh sản của sò giống. Vừa qua chỉ mới tập trung chủ yếu vào nuôi tôm nước lợ, nuôi sò huyết, cá ao, mương vườn, nuôi cá ruộng lúa... nên quy mô nuôi còn nhỏ, chưa tập trung. Chủ lực trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là hộ gia đình, hiệu quả kinh tế quá thấp, thậm chí bị mất mùa nên việc tích tụ vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất không lớn, mức đầu tư năm 1995 là 12,5 tỷ trên tổng diện tích là 21.189 ha, bình quân mức đầu tư là 3.041.362 đồng trên một ha. Đến năm 1998 tổng mức đầu tư là 14 tỷ đồng trên tổng diện tích 27.662 ha, bình quân mức đầu tư là 506.091 đồng trên 1 ha và bình quân một hộ đầu tư là 2.666.000 đồng. Như vậy tính từ 1995-1998, mức đầu tư bình quân theo hộ thì tăng nhưng theo diện tích thì giảm. Lĩnh vực chế biến thủy sản: Kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là chế biến nước mắm, mực khô, sơ chế mực, cá khô, tôm khô, ngân chỉ... đặc biệt có nước mắm chiếm 67%. Với phương pháp chế biến thủ công và dựa vào kinh nghiệm gia truyền là chính. Qua các năm công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển chậm, thậm chí có xu hướng giảm, còn doanh nghiệp tư nhân cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT thì phát triển đều đặn, mức đầu tư phát triển vừa, ổn định, năm 1995 mức đầu tư đạt 12,5 tỷ đồng đến năm 1997 mức đầu tư tăng thêm 7,1 tỷ đồng. Trong đó có một doanh nghiệp tư nhân đầu tư 6,3 tỷ đổi mới dây chuyền chế biến cá bột, và năm 1999 có 2 doanh nghiệp tư nhân ở Phú Quốc đã xuất khẩu sang Pháp 260.000 lít nước mắm đạt 650.000 USD Trong lĩnh vực này, kinh tế tư nhân đã thu hút hàng ngàn lao động. Dịch vụ hậu cần: Kinh tế tư nhân phát triển chủ yếu trong dịch vụ đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nước đá cho lực lượng tàu thuyền khai thác hải sản. Xu hướng này ngày càng phát triển do nhu cầu đánh bắt xa bờ. - Mức đầu tư của kinh tế tư nhân trong khu vực cơ khí và sửa chữa tàu thuyền đạt qua các năm như sau: Năm 1995 là 12 tỷ đồng, năm 1997 là 14,4 tỷ đồng tăng gấp 1,2 lần so với năm 1995, đến năm 1998 là 34 tỷ đồng. - Còn trong chế biến nước đá với 67 nhà máy sản lượng sản xuất 17.448.000 cây, mức đầu tư 1998 là 54,205 tỷ đồng. Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần, so với kinh tế tư nhân, kinh tế Nhà nước đầu tư rất mạnh, nhất là vào xây dựng cảng cá. Có hơn 68 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu phục vụ cho khai thác thủy sản, trong đó có một cơ sở của công ty quốc doanh đánh cá Kiên Giang, còn lại kinh tế tư nhân có khả năng đóng mới 200-300 tàu/năm và phục vụ sửa chữa hàng ngàn tàu thuyền các loại, đủ sức đóng và sửa chữa tàu thuyền có công suất từ 600 CV trở xuống. Vận chuyển hàng thủy sản trên bộ ưu thế thuộc về kinh tế tư nhân, đáp ứng được yêu cần vận chuyển hàng hải sản ngày càng cao. Kinh tế tư nhân cũng nắm phần lớn cơ khí sản xuất, vật tư trang thiết bị cho nghề cá. Thương mại thủy sản: Trong lĩnh vực này kinh tế tư nhân phát triển với tốc độ nhanh, từ năm 1990 - 1999 hầu như chiếm lĩnh thị trường nội địa, tiêu thụ khối lượng lớn hải sản khai thác được. Điều này được chứng minh qua bản thống kê sau. Biểu số 8: Tình hình thu mua tiêu thụ hải sản qua các năm 1990 - 1999 Năm Tổng Sản lượng khai thác (tấn) Kinh tế Nhà nước thu mua chế biến XK Kinh tế tư nhân thu mua đưa vào lưu thông Tỷ lệ % sản lượng thu mua Kinh tế Nhà nước Kinh tế tư nhân 1990 93000 24000 69000 25,80 74,20 1991 102500 40000 62500 39,02 60,98 1992 112000 47196 64804 42,14 57,86 1993 140000 50500 89500 36,07 63,93 1994 155000 48600 106400 31,35 68,65 1995 170200 80050 90150 47,03 52,97 1996 190756 121000 69765 63,42 36,58 1997 196535 117923 78612 60,00 40,00 1998 210100 104577 105523 49,77 50,23 1999 218500 103650 114850 47,40 52,60 (Nguồn: Báo cáo Sở Thủy sản Kiên Giang qua các năm). Những năm đầu của thập kỷ 90 kinh tế tư nhân chiếm ưu thế trong lĩnh vực thu mua nguồn hàng, từ những năm 1995 trở về sau tỷ trọng của kinh tế Nhà nước không ngừng gia tăng, từ 47,03% năm 1995 lên 63,42% của năm 1996, sau đó thì có dấu hiệu giảm xuống, năm 1997 còn 60%, năm 1998 còn 49,77% và 1999 là 47,4%. Tỷ lệ thu mua và tiêu thụ như vậy, nhưng thực tế kinh tế Nhà nước chỉ cung cấp tôm đông, cá đông, mực đông, hải sản khác có giá trị kinh tế để xuất khẩu và phần lớn là sản lượng cá xô để đưa vào chế biến bột cá làm thức ăn gia súc, còn lượng thủy sản dùng làm thực phẩm tươi, khô vẫn do tư nhân nắm phần chủ động điều phối thị trường trong tỉnh. 2.1.3. Sự đóng góp của kinh tế tư nhân đối với tỉnh Số liệu thực hiện những chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế tư nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành thủy sản cho thấy: Về sản lượng: năm 1998 kinh tế tư nhân khai thác được 169.004 tấn chiếm 79,30% tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh và năm 1999 đạt 181.300 tấn chiếm 82,97%, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Vị chế biến: Trong tổng sản lượng chế biến của toàn ngành thủy sản năm 1998 là 38.514 tấn, bao gồm các mặt hàng: cá đông, tôm đông, mực đông, cá fillet, ghẹ đông, bột cá, cá hộp, hải sản đông lạnh khác và cá khô, tôm khô các loại, nước mắm, trong đó kinh tế tư nhân đạt 18.232 tấn, chiếm 47,35% và năm 1999 chiếm 52,6%. Tuy tỷ lệ chế biến của kinh tế tư nhân cao hơn kinh tế Nhà nước, nhưng xét giá trị sản lượng chế biến, kinh tế Nhà nước đạt cao hơn nhiều vì chủ yếu doanh nghiệp Nhà nước chế biến các mặt hàng dùng cho xuất khẩu như tôm đông, cá đông, mực đông, ghẹ đông, cá fillet, cá hộp,... còn kinh tế tư nhân chủ yếu là sản phẩm chế biến cho tiêu thụ nội địa như cá, mực, tôm dạng khô và nước mắm, một số ít sản lượng nước mắm xuất khẩu. Về nuôi trồng: năm 1998 tổng sản lượng là 8.947 tấn, và năm 1999 là 6387 tấn, trong đó kinh tế tư nhân mà chủ yếu là kinh tế hộ gia đình chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Về doanh thu: các thành phần kinh tế trong năm 1998 đạt 1.540,167 tỷ đồng trong đó kinh tế tư nhân thực hiện 1.132,00 tỷ đồng chiếm 73,50%. Về vốn: các thành phần kinh tế trong năm 1998 đầu tư 2.280,145tỷ đồng: Trong đó kinh tế tư nhân đầu tư 2.191,520 tỷ đồng, chiếm 96,115%, chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực khai thác; năm 1999 chỉ trong lĩnh vực khai thác tư nhân đã đầu tư là 31.909,635 tỷ đồng. Chứng tỏ sức huy động vốn của dân vào lĩnh vực kinh tế thủy sản rất cao. Về lao động: số lượng lao động bình quân trong ngành thủy sản Kiên Giang năm 1998 là 48.076 người, trực tiếp vào hoạt động nghề cá, kinh tế tư nhân : 45.619 người, chiếm 94,89%. Bên cạnh đó còn tạo ra hàng ngàn việc làm khác, như vá lưới, vận chuyển... Về lương bình quân: năm 1998 lương bình quân trong kinh tế Nhà nước là 806.000 đồng/tháng/người; lương bình quân trong kinh tế tập thể là 600.000 đồng; lương bình quân trong kinh tế tư bản nhà nước là 900.000 đồng; lương bình quân trong kinh tế tư nhân là 500.000 đồng. Trên thực tế thành phần tư bản nhà nước tại Kiên Giang kinh doanh trong năm 1996-1997 lỗ và năm 1998 chỉ lời có 410 triệu đồng (theo số liệu báo cáo tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp), sở dĩ lương bình quân cao do doanh nghiệp được miễn thuế lợi tức trong các năm đầu theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, công nhân làm việc được trả lương theo công việc hợp đồng và giờ giấc khắt khe. Ngoài ra họ không đảm bảo đúng một số chế độ cho người lao động. Từ cuối năm 1998 đến nay thì không còn kinh tế tư bản nhà nước trong ngành này vì làm ăn thua lỗ, đã giải thể. Người lao động trong kinh tế tư nhân có mức thu nhập thấp hơn so với các thành phần kinh tế khác trong ngành(500.000đ/tháng), nhưng giờ công lao động thì tương đối thoáng, chẳng hạn như trong lĩnh vực khai thác tuy doanh thu chiếm tỷ trọng cao, nhưng thời gian lao động chỉ có 9 tháng là tối đa; trong nuôi trồng, chế biến, hệ số ngày giờ trong lao động cũng chỉ chiếm trên dưới 70%. Về nộp ngân sách: trong năm 1998 đạt 35,900 tỷ đồng trong đó kinh tế Nhà nước nộp 15,500 tỷ đồng, kinh tế tư nhân nộp 20,400 tỷ, chiếm 56,82%. So tỷ lệ nộp ngân sách trên doanh thu thì kinh tế Nhà nước: 15,500 tỷ/ 373,6 tỷ = 0,0414 (4,14%); kinh tế tư nhân: 20,900 tỷ/1.132tỷ = 0,01846 (1,846%). Mặc dù số liệu chưa thật chuẩn xác, nhưng cũng cho thấy mức thu ngân sách chênh lệch nhau khá nhiều, vì thành phần kinh tế tư nhân chủ yếu áp dụng mức thuế khoán nên còn thất thu. Năm 1999, kinh tế tư nhân nộp ngân sách là 15,3 tỷ đồng chiếm 55,63% tổng nộp ngân sách của toàn ngành. Về lợi nhuận: ngành thủy sản của tỉnh trong năm 1998 thu được khoảng 87,874 tỷ đồng, trong đó kinh tế Nhà nước: 13,5 tỷ, chiếm 15,362%; kinh tế tư nhân: 73,580 ty, chiếm 83,736%. Xem xét tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cho thấy kinh tế Nhà nước: 13,5/373,6 = 0,0361 (3,613%); kinh tế tư nhân: 73,580/1.132 = 0,065 (6,5%). Con số này một phần nói lên hiệu quả kinh doanh, một phần chỉ rõ yếu tố thất thu thuế, nhờ đó kinh tế tư nhân có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn hẳn kinh tế Nhà nước trong ngành. Từ sự phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế tư nhân so với các loại hình kinh tế khác hoạt động trong ngành thủy sản, từ năm 1998 đến 1999, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng cho ta một cách nhìn tổng quát về sự đóng góp quan trọng của kinh tế tư nhân cho sự phát triển của ngành, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu thập cho người lao động và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách của tỉnh, và càng khẳng định thêm sự cần thiết tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở ngành này. 2.1.4. Về cơ chế hoạt động Chủ doanh nghiệp tư nhân là người trực tiếp sở hữu vốn, nên có chủ đích thực và các quan hệ liên quan tới tài sản như thế chấp, thuê mướn, kế thừa... rõ ràng, sòng phẳng. Lợi ích cá nhân gắn với sở hữu tư nhân là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, và quyền hạn, trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi gắn chặt với nhau, do đó, các cơ sở kinh tế tư nhân có tính chủ động cao, năng động ứng xử trước những biến động thị trường, bộ máy quản lý doanh nghiệp thường đơn giản, gọn, nhẹ. Quan hệ kinh tế tư nhân với quản lý Nhà nước có phần đơn giản hơn. Nhà nước không cần đầu tư trực tiếp lớn cho khu vực kinh tế này mà chỉ cần có chiến lược, chính sách đúng đắn để khuyến khích phát triển và hỗ trợ khi cần. Mục đích hoạt động của kinh tế tư nhân thường rõ ràng và đơn giản là thu lợi nhuận tối đa, không bị các mục tiêu kinh tế - xã hội khác chi phối như đối với doanh nghiệp Nhà nước; đây là phương thức tối ưu hóa cục bộ hiệu quả kinh tế. Các chủ doanh nghiệp có thể chủ động, nhanh nhạy chớp thời cơ kinh doanh. 2.1.5. Hạn chế của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang Thông qua sự xem xét kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần và thương mại thủy sản ở Kiên Giang ta thấy nổi lên những hạn chế như sau: Khai thác: Nguồn thủy sản vùng ven bờ đang có dấu hiệu ngày càng cạn kiệt, cụ thể sản lượng khai thác bình quân /CV/năm có xu hướng giảm dần xuống qua các năm; trong cơ cấu sản lượng khai thác được thì các loại thủy sản có giá trị kinh tế thấp tăng. Số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ còn quá lớn, hiện nay những tàu thuyền có công suất dưới 29 CV chiếm đến 53,55% tổng số tàu thuyền của tỉnh, loại tàu này chủ yếu khai thác ven bờ. Sản lượng hải sản khai thác tại Kiên Giang cho đến nay đã vượt quá khả năng cho phép, với trữ lượng các loại hải sản được xác định (qua điều tra khảo sát) là 464.660 tấn, khả năng cho phép khai thác dưới 40% trữ lượng, bằng 208400 tấn/năm, trên thực tế sản lượng khai thác qua các năm như sau: Năm 1992 là 112.000 tấn đạt 53,74% sản lượng cho phép; chỉ tiêu tương ứng năm 1993 là 140.000 tấn và 68,17%; 1994 là 155.000 tấn và 74,38%; 1995 là 170.200 tấn và 81,67%; 1996 là 190.765 tấn và 91,54%; 1997 là 196.535 tấn và 94,31%; 1998 là 210.100 tấn và 100,81%; 1999 là 218.500 tấn và 104,85%. Số liệu trên chưa gồm sản lượng hải sản mà tàu thuyền các tỉnh bạn đến ngư trường Kiên Giang khai thác. Như vậy, chỉ với lượng khai thác hải sản của tàu thuyền trong tỉnh thì năm 1999 đã vượt 4,85% sản lượng cho phép khai thác. Điều này đòi hỏi phải tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản đối với các loại hình kinh tế tham gia vào đây để tránh tình trạng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Loại hình doanh nghiệp tư nhân trong khai thác thực tế vẫn chưa đăng ký đầy đủ số lượng hoạt động theo Luật doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là đối với loại tàu thuyền có công suất từ 20 CV trở xuống. Nuôi trồng thủy sản: Do kinh tế hộ gia đình và tiểu chủ dựa trên cơ sở lợi thế của điều kiện tự nhiên vùng ven biển, sông ngòi, mương vườn để phát triển nghề nuôi trồng nên việc tổ chức nuôi trồng còn phân tán, quy mô nhỏ, tích lũy thấp, thiếu vốn, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn là điều mới mẻ, phần lớn da vào kinh nghiệm tích lũy được qua thực tế là chính. Việc tổ chức sản xuất theo kiểu chuyên canh, thâm canh còn quá ít so với khả năng và nguồn lợi. Đầu tư của Nhà nước vào lĩnh vực này còn quá mỏng, do đó không đủ lực để khai thác thế mạnh và hiệu quả nuôi trồng không cao, từ đó hạn chế việc tích lũy vốn để tái đầu tư. Chế biến: Mặc dù kinh tế tư nhân phát triển mạnh về số lượng nhưng quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, họ chỉ đa dạng những mặt hàng truyền thống và sơ chế những mặt hàng tươi ướp đá cung cấp cho đơn vị chế biến xuất khẩu của Nhà nước. Các cơ sở chế biến hàng tươi sống của kinh tế tư nhân đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng do các chất thải không được xử lý. Dịch vụ hậu cần nghề cá: Tuy ngành đóng tàu và sửa chữa tàu đủ sức phục vụ cho nghề khai thác thủy sản trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh nhưng kỹ thuật chủ yếu là thủ công và bán thủ công, phần lớn dựa vào kinh nghiệm của những người cao tuổi, hàng chục cơ sở đóng tàu nằm rải rác phân tán ở các huyện, thị trong tỉnh. Như vậy dịch vụ đóng, sửa tàu chỉ mới phát triển theo chiều rộng chưa đi vào chiều sâu. Vận tải tuy đã đáp ứng cho nhu cầu lưu thông nhưng kỹ thuật bảo quản hàng thủy sản vận chuyển còn hạn chế, nhất là vận tải thủy, chỉ mới dùng phương pháp ướp đá nên làm giảm chất lượng sản phẩm. Việc tổ chức kinh doanh các dịch vụ hậu cần còn mang tính phiến diện, chưa đồng bộ, thiếu cân đối, nhiều khâu còn bỏ trống, như sản xuất ngư lưới cụ, bao bì thủy sản, trong khi đó nước đá lại có xu hướng sản xuất thừa (cung lớn hơn cầu). Thương mại: Kinh tế tư nhân trong khâu lưu thông hàng thủy sản một mặt làm sôi động thị trường, mặt khác gây ra tình trạng tranh mua tranh bán, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm mất trật tự trong lĩnh vực này. Về mặt phân tích, chúng ta chia ra từng lĩnh vực, nhưng trong thực tế hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nghề cá, tạo nên sự khép kín đan xen nhau, nhìn chung các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng ngày càng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Về cơ chế chính sách: Phát triển tàu có công suất lớn để khai thác xa bờ là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đang được triển khai rầm rộ, nhưng thực hiện chưa có trọng tâm, trọng điểm, mà theo kiểu rải mành, chưa kết hợp với công nghiệp hóa ngành khai thác của tỉnh. Chính sách đầu tư vào nghề cá trên các lĩnh vực chưa được cân đối đồng bộ, đã ảnh hưởng đến phát triển nguồn lực, nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên và nuôi trồng. Hiện nay, các ngành chức năng vẫn chưa có số liệu nghiên cứu thật chính xác về trữ lượng cũng như khả năng khai thác cho phép trên ngư trường Kiên Giang. Hiện tại, chúng ta dựa vào kết quả điều tra nghiên cứu của tổ chức FAO (thời kỳ 1968 - 1971) của Viện nghiên cứu hải sản - Bộ thủy sản (1978 - 1981) và tài liệu thăm dò, khai thác của Liên Xô trong các năm 1978 - 1986 cùng thực tế khai thác của ngư dân qua các năm để dự tính nguồn lợi hải sản vùng biển Kiên Giang. Chính sách đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng còn quá hạn hẹp so với tiềm năng sẵn có. Nhìn chung, kinh tế tư nhân hoạt động trên các lĩnh vực của nghề cá đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhưng vì quá chú trọng tới lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt, chạy theo lợi nhuận, nên cũng gây ra tình trạng không bình thường trong quan hệ kinh tế, mất ổn định xã hội, ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa nghiêm chỉnh chấp hành đăng ký kinh doanh. 2.2. Những vấn đề cần giải quyết để phát triển lành mạnh kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản Kiên Giang Để khắc phục những điểm hạn chế của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang đã nêu trên, cần phải giải quyết một số vấn đề cấp thiết để tiếp tục phát triển loại hình này: 2.2.1. Việc quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân trong một số lĩnh vực còn lỏng lẻo Còn hàng trăm tàu có công suất nhỏ khai thác ven bờ, chưa đăng ký kinh doanh, khi có chủ trương cấm khai thác thủy sản ven bờ thì nhiều ngư dân gặp khó khăn. Việc đăng ký quản lý kiểm tra tàu từ 20 CV trở xuống thiếu chặt chẽ, một số huyện vẫn tiếp tục cho đóng mới và đăng ký tàu nhỏ cào bờ, xiệp mé. Vì vậy, tình trạng khai thác thủy sản ven bờ vượt quá sản lượng cho phép cứ tiếp diễn. Nhà nước chưa có chính sách đầu tư hợp lý vào ngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng và khai thác. Việc điều tra, quy hoạch còn yếu, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu các biện pháp khoa học đồng bộ về giống, thức ăn và phòng trị bệnh... nên sản lượng thu được rất thấp. Chính sách thuế khoán đối với kinh tế tư nhân không hợp lý, nhưng chậm được sửa đổi, nên thất thu nhiều, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa kinh tế tư nhân với kinh tế Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo thuế khoán thì kinh doanh lỗ hay lãi đều phải nộp như nhau. Mặt khác, khoán quá thấp thì thất thu, khoán quá cao thì nhiều đơn vị không kham nổi, phải ngừng kinh doanh chờ thời cơ, thậm chí bỏ nghề. Qua khảo sát của ngành thuế trong tháng 5/1999 đối với nghề cào đơn, cào đôi máy từ 250 CV, nếu tỷ lệ điều tiết thuế là 6,25% trên doanh thu như hiện nay thì số thuế thu được là 40,07 triệu, nhưng trên thực tế chỉ thu được 26,21 triệu đồng, tức chênh lệch so với thuế khoán là 13,36 triệu đồng. Tổng hợp kết quả khảo sát tất cả các nghề trong lĩnh vực khai thác thủy sản tháng 5/1999 thì bị thất thu thuế trên 14% doanh số. Trong lĩnh vực thương mại, sự bất hợp lý của thuế khoán lại thể hiện ở tình trạng thuế chồng lên thuế. Chẳng hạn, một chủ kinh doanh mua, bán hải sản có dùng phương tiện tàu, thuyền thì phải chịu đến 3 lần thuế trên một sản phẩm: khi tàu đi thu mua trên biển hàng tháng phải đóng thuế khoán khoảng 3 triệu đồng/tàu; khi chuyển hàng ra khỏi tỉnh thì phải đóng thuế buôn bán chuyến trên doanh số lô hàng chở đi, ngoài ra hàng tháng đơn vị đó phải đóng thêm một khoản thuế cho điểm cố định của mình. Bởi thế, đơn vị nào muốn tồn tại, có lợi nhuận, phải tìm cách trốn lậu thuế. Thí dụ: đơn cử hộ Lê Thị Thuận (Năm Thuận) ở thị xã Rạch Giá, năm 1998, thuế thu từ tàu đi thu mua trên biển là 300.475.000 đồng, thuế khoán điểm cố định: 83.098.300 đồng, thuế lượng hàng chuyển bán ngoài tỉnh là 370.201.200 đồng; tổng số thuế đã thu cho ngân sách là 753.765.000 đồng. Với tỷ lệ điều tiết là 4,25% của cả ba hình thức kinh doanh thì ngành thuế đã quản lý được doanh thu 17,777.485 tỷ đồng, nhưng trên thực tế doanh số cao hơn. Các số liệu trong báo cáo của Chi cục thuế cho thấy: hiện có 190 cơ sở hoạt động, nhưng trên thực tế con số này lớn hơn nhiều vì nhiều doanh nghiệp không đăng ký, nghĩa là thất thu cả về số hộ cả về doanh số. Từ khi thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (01/01/1999) hàng chục doanh nghiệp tư nhân xin giải thể, nhưng lại biến tướng hoạt động theo Nghị định 66/HĐBT để lẩn tránh thuế. Trong lĩnh vực chế biến hải sản, chủ yếu là sơ chế, tiêu thụ trong nước là chính, thì điểm nổi bật là chưa xác định được đầy đủ nguồn nguyên liệu mua vào, tỷ lệ hao hụt trong quá trình sơ chế và số lượng bán thành phẩm bán ra, do chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, ghi chép sổ sách tại cơ sở, nên việc quy định nghĩa vụ mang tính chất ước lượng bình quân. Do đó, các cơ sở chế biến thường tìm cách luồn lách, gian lận thuế. Theo số liệu của Chi cục thuế thì mới chỉ quản lý được 80% doanh số mua vào, bán ra. Nhà nước cũng thất thu trong lĩnh vực đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, theo báo cáo liên ngành Thuế - Thủy sản, thì mới chỉ quản lý được khoảng 26%. Việc tổ chức quản lý chất lượng hàng thủy sản của kinh tế tư nhân chưa chặt chẽ, chưa ngăn chặn được việc tiêu thụ thủy sản kém phẩm chất. Thậm chí có một số cơ sở vì chạy theo lợi nhuận đã không ngần ngại độn cả tạp chất vào nguyên liệu thủy sản. Điều này đã vi phạm quy chế vệ sinh, an toàn thực phẩm, không những làm hại sức khỏe người tiêu dùng mà còn làm mất uy tín hàng xuất khẩu của ta trên thị trường thế giới. 2.2.2. Quyền lợi của người lao động trong kinh tế tư nhân ở lĩnh vực thủy sản chưa được đảm bảo Các quyền lợi chính đáng của người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bảo đảm an toàn lao động vừa qua ít được chủ quan tâm mặc dù Nhà nước đã có quy định thành luật. Điều này dẫn đến một sự đau lòng là hàng trăm ngư dân bị thiệt mạng trong cơn bão số 5-1997 do không đủ phao cứu sinh trên tàu đánh cá. Đó là trách nhiệm trước hết thuộc về người sử dụng lao động nhưng cũng phải thấy rằng đó còn là trách nhiệm của những ngành chức năng thiếu kiểm tra, kiểm soát an toàn lao động cho nghề cá cũng như thực hiện các chính sách do Nhà nước ban hành để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. Mặt khác, người lao động trong lĩnh vực khai thác thủy sản còn chịu sự bóc lột qua cách ăn chia. Hiện nay ở Kiên Giang, tỷ lệ ăn chia phổ biến là 6/4 hoặc 5/5 sau khi trừ chi phí kể cả chi phí lên đá, khấu hao hàng năm, còn lại chủ được 6 thợ được 4, trong đó phân chia theo tỷ lệ điểm từng người trên tàu, mà tài công và thợ máy, lưới trưởng được điểm cao nhất, nhưng phần lớn tài công và chủ tàu là một. Đồng thời chủ tàu còn là người cung cấp trực tiếp hậu cần cho từng chuyến biển, nên họ kê bao nhiêu người lao động biết bấy nhiêu. Sau mỗi chuyến biển về chủ tàu thông báo lại cho người lao động như thế nào thì họ biết như thế đó. Vậy là người lao động bị thiệt thòi nhiều đường, chỉ còn biết trông cậy vào tăng sản lượng khai thác, còn chủ tàu thì sản lượng cao hay thấp vẫn được lời. Trong lĩnh vực thương mại, chế biến thủy sản người lao động cũng chỉ biết nhận tiền công được trả theo sự thỏa thuận miệng giữa chủ và người lao động, không có hợp đồng lao động, nên giờ giấc, công việc tùy theo quyết định của chủ. Phần lớn người lao động trong nghề cá có trình độ học vấn thấp, lao động giản đơn là chủ yếu, do đó ít am hiểu về chính sách, pháp luật nên khó tự bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình. Mặt khác do sức ép cung về lao động phổ thông hiện nay quá lớn so với cầu, vấn đề tìm việc nuôi thân và gia đình cực kỳ khó khăn, nên dù người lao động có biết mình bị thiệt thòi cũng vẫn phải chấp nhận. Trong khi đó các ngành chức năng, các tổ chức công đoàn hầu như chưa với tới được và chưa có cách giải quyết hợp lý. Dần dần sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo ngày một xa và tình trạng thiệt thòi của người lao động ngày một nhiều, tạo nên hậu quả xã hội ngày càng nghiêm trọng. 2.2.3. Công tác quản lý vệ sinh môi trường chưa đạt yêu cầu đặt ra Đây cũng là vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm vì việc xử lý vệ sinh môi trường không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng dân cư. Hiện nay việc xử lý chất thải khí, lỏng, rắn, tiếng động, chưa được tốt, đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường rất lớn, nhất là các cơ sở chế biến thủy sản, nguyên liệu mau ươn, chống thối, mặc dù vừa qua các ngành chức năng đã rất cố gắng trong quản lý vệ sinh môi trường nhưng ô nhiễm không giảm mà thậm chí còn tăng lên. 2.2.4. Việc cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến chưa đầy đủ và đều đặn Do việc cung ứng nguyên liệu chưa đầy đủ và đều đặn nên chưa tận dụng được công suất máy móc, thiết bị để hạ giá thành sản phẩm, không tạo được việc làm thường xuyên cho công nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động khai thác và nuôi trồng còn thiếu sót, khó khăn. Vẫn còn những kiểu khai thác mang tính chất hủy diệt nguồn thủy sản, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, số tàu công suất nhỏ còn nhiều, khai thác vẫn tập trung gần bờ là chủ yếu. Hoạt động nuôi trồng thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, mang nặng tính tự phát, nên tốc độ phát triển chậm so với các tỉnh lân cận, chủ yếu là kinh tế hộ. 2.2.5. Vấn đề đào tạo, nâng cao kiến thức cho người lao động trong ngành thủy sản Kiên Giang còn nhiều hạn chế Về giáo dục ý thức chấp hành pháp luật: Vừa qua Sở thủy sản và các ngành chức năng của Kiên Giang đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền phổ biến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVSAU.DOC
  • docBIA.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
Tài liệu liên quan