LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY QUYỀN LÀM
CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC . 8
1.1. Các khái niệm cơ bản. 8
1.2. Mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong quản lý nhà nước. 17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong quản lý nhà nước. 28
Tiểu kết chương 1. 33
Chương 2: VưƠNG TRIỀU TRẦN VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH TRỌNG DÂN, THÂN DÂN TRONG TRỊ QUỐC VÀ ĐIỀU
HÀNH CHÍNH SỰ. 34
2.1. Sự hình thành và phát triển của triều Trần trong tiến trình lịch sử Việt
Nam . 34
2.2. Tư tưởng trọng dân, thân dân trong trị quốc và điều hành chính sự của
triều Trần. 39
2.3. Những thành công và hạn chế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc của triều Trần trên nền tảng tư tưởng trọng dân, thân dân. 61
Tiểu kết chương 2. 74
Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRIỀU TRẦN VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ THAM KHẢO VỀ PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ
CỦA NHÂN DÂN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY. 76
3.1. Bài học kinh nghiệm của Triều Trần . 76
3.2. Những giá trị tham khảo của Triều Trần về phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 81
Tiểu kết chương 3. 95
KẾT LUẬN . 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 98
PHỤ LỤC 1. 101
PHỤ LỤC 2. 102
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước – Bài học kinh nghiệm từ Triều Trần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, địa vị trong cộng đồng để truyền tải quyết tâm chính trị của nhà nước,
để muôn dân yên lòng cùng đồng tâm chống giặc đó là một phương pháp quản lý
rất hay và hiệu quả. Những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, với
bao sự vất vả, cực nhọc nay được diện kiến đấng thiên tử, được tiếp đãi trọng thể
nơi chốn cung đình, được bàn bạc, được nêu ý kiến trước mặt vua đã để lại
những sự cảm động sâu sắc, chưa bao giờ mối quan hệ giữa nhà nước với nhân
dân lại gần gũi, chan hòa và khăng khít như thế.
45
Hội nghị Diên Hồng diễn ra với thời gian không dài nhưng có ý nghĩa
vô cùng lớn lao đối với lịch sử dân tộc, về mặt chính trị hội nghị là tiền đề
quan trọng giúp cho quân và dân Đại Việt thống nhất về mặt chủ trương,
đường lối để chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên
lần thứ hai, bảo vệ thành công độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt. Về
phương diện quản lý, hội nghị là phương thức vô cùng độc đáo trong việc đưa
ra các quyết sách, các quyết định quản lý, khi đã tập hợp được ý chí và trí tuệ
của nhân dân. Hội nghị Diên Hồng cũng đã thể hiện được một tư tưởng vô
cùng tiến bộ của triều Trần đó là trách nhiệm đối với quốc gia là trách nhiệm
của toàn dân, quốc gia không của riêng ai nên ai cũng phải có trách nhiệm, ai
cũng có quyền trước vận mệnh của đất nước.
Thứ hai, triều Trần luôn chủ động lắng nghe ý kiến nhân dân, gần gũi
với đời sống nhân dân.
Dù bận trăm công, nghìn việc nhưng các vua nhà Trần vẫn dành nhiều
thời gian để tìm hiểu cuộc sống của nhân dân, có tư tưởng nhập thế ngay cả
khi đã đi theo con đường tu hành. Sau cuộc kháng chiến chống quân Mông
Cổ lần thứ nhất thắng lợi vua Trần Thái Tông đã nhường ngôi cho con là Thái
tử Hoảng vào ngày 24 tháng 2 năm 1258 lui về chuyên chú vào Phật học, tuy
nhiên đây không phải là một sự nghỉ ngơi thuần túy. Thượng hoàng Trần Thái
Tông đã thực hiện nhiều chuyến đi mang tính chất vi hành đến nhiều vùng,
miền của đất nước, bên cạnh việc truyền bá đạo Phật, dựng am tu hành, người
còn thường xuyên tìm hiểu đời sống nhân dân, khuyến khích nhân dân tăng
gia sản xuất, chiêu mộ dân phiêu tán các nơi để khai hoang, trồng cấy [4].
2.2.3. Lấy lợi ích của nhân dân, của quốc gia dân tộc là lợi ích cốt
lõi, khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự tồn vong của đất nước
Tính giai cấp và tính xã hội là tính chất đặc trưng cơ bản của tất cả các
hình thái nhà nước, đối với nhà nước phong kiến nói chung tính giai cấp và
46
tính xã hội được phân định một các hết sức rõ ràng, sâu sắc. Tính giai cấp thể
hiện ở việc nhà nước phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, giai cấp
cầm quyền, quyền lực của giai cấp thống trị được đặt lên hàng đầu và đi kèm
với nó là hệ thống pháp luật và công cụ khác để bảo vệ. Tính xã hội thể hiện ở
việc nhà nước phải xử lý, giải quyết các công việc chung, điều hòa các mâu
thuẫn trong xã hội, thực hiện các nhiệm vì sự tồn tại, ổn định và phát triển
chung của xã hội. Trong nhà nước phong kiến thì tính giai cấp và tính xã hội
được phản ánh rất rõ nét, giai cấp thống trị mà đại diện ở đây là nhà vua được
bảo vệ quyền lực tuyệt đối, lợi ích tuyệt đối, bất kể hành vi nào xâm phạm lợi
ích của nhà vua, của hoàng gia, quý tộc đều bị nghiêm trị, thậm chí là trừng
phạt hết sức hà khắc và tàn bạo, cho dù nhà nước phong kiến đó đang ở giai
đoạn suy vong. Tính xã hội thể hiện ở việc nhà nước sử dụng sức mạnh của
mình để giải quyết một số các vấn đề có ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội như
thiên tai, địch họa, chiến tranh và nhìn chung quyền lợi, lợi ích của nhân dân
luôn ở dưới, luôn thấp hơn quyền lợi của giai cấp thống trị. Đây là một quy
luật phổ biến, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội con người.
Tuy nhiên, đối với Vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam, mối quan
hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội lại được xử lý một cách hết sức linh hoạt,
nhạy bén và hài hòa tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử. Song dù cho điều kiện
xã hội có diễn biến như thế nào thì triều Trần với tư tưởng trọng dân, thân
dân, lấy dân làm gốc vẫn luôn lấy lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia,
dân tộc là lợi ích cốt lõi, lợi ích của dòng họ, của hoàng tộc muốn đảm bảo thì
phải cố kết chặt chẽ với lợi ích của toàn dân. Tư tưởng chính trị quan trọng
này được thể hiện một cách xuyên suốt trong thời kỳ trị vì của nhà Trần, được
thể hiện sinh động và phong phú cả trong thời chiến và thời bình và được
minh chứng qua hàng loạt các sự kiện lịch sử, các chính sách phát triển kinh
tế xã hội.
47
Sự kiện lịch sử đầu tiên và rõ nét nhất thể hiện được việc triều Trần
luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc và nhân dân lên trên hết đó là ba lần kháng
chiến chống quân Mông Nguyên. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên
Mông được nhìn nhận, đánh giá và phân tích rất nhiều dưới góc nhìn quân sự,
tuy nhiên trong khuôn khổ một công trình nghiên cứu về khoa học quản lý,
cần đánh giá sự kiện này dưới giác độ quản lý nhà nước. Sự xâm lược của
quân Mông Nguyên là một vấn đề quản lý phức tạp, sự kiện này diễn ra đặt ra
rất nhiều câu hỏi đòi hỏi nhà quản lý ở đây là vương triều Trần phải trả lời,
đòi hỏi phải có một chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán và hiệu quả.
Triều Trần đứng trước một đòi hỏi cấp thiết của lịch sử song cũng là đứng
trước lựa chọn khó khăn trong việc đưa ra chính sách quản lý. Lúc này dưới
những yêu sách của triều đình nhà Nguyên vua tôi nhà Trần có hai sự lựa
chọn, một là chấp nhận đầu hàng, triều cống, xóa bỏ tước vị dâng toàn bộ lãnh
thổ và giang sơn cho quân giặc để hy vọng bảo toàn lợi ích của vương triều
của hoàng tộc, hai là tập trung toàn bộ lực lượng, đoàn kết thống nhất trên
dưới một lòng, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng quân giặc, bảo vệ vững
chắc lãnh thổ và nền độc lập của Đại Việt. Có thể nói đây là một quyết định
quản lý khó khăn nhất trong lịch sử hành chính nhà nước thời kỳ phong kiến
bởi lẽ quyết định này không những chỉ ảnh hưởng đến sự tồn vong của một
vương triều mà còn ảnh hưởng toàn bộ quá trình tồn tại, phát triển và tương
lai của một dân tộc. Chứng kiến uy lực khủng khiếp của vó ngựa Mông Cổ,
chứng kiến biết bao thành trì, biết bao vương quốc đã vĩnh viễn biến mất sau
bão táp từ thảo nguyên, một bộ phận quý tộc họ Trần đã bộc lộ sự sợ hãi, giao
động về tư tưởng, khi được vua Trần Thái Tông hỏi kế sách đánh giặc “Thái
úy Trần Nhật Hiệu ngồi dựa mạn thuyền chấm ngón tay xuống nước viết
thành hai chữ “Nhập Tống” nghĩa là xin nhập vào nước Tống để cầu cứu
quân nhà Tống bảo vệ che chở. Khi vua hỏi: “Quân Tinh Cương đâu?” (quân
bản bộ của Thái úy Nhật Hiệu) thì ông trả lời: “Thần gọi chúng không đến”
48
[4, tr118]. Một số quý tộc khác của họ Trần như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc thì
quay lung phản bội tổ quốc, làm tay sai cho giặc. Về mặt chính trị và đạo đức
những cá nhân trên là những kẻ phản bội tổ quốc, phản bội lại truyền thống
yêu nước quý báu của dân tộc, sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà không
màng đến lợi ích của muôn dân, về mặt quản lý nhà nước các các nhân trên
đại diện cho phương pháp quản lý mang tính chủ hòa, thỏa hiệp.
Tư tưởng chủ hòa, hèn nhát vấp phải sự kháng cự rất quyết liệt của tư
tưởng chủ chiến, quyết tâm phá giặc bằng mọi giá dù đầu rơi máu chảy cũng
không suy chuyển.
Cũng với vấn đề về cuộc chiến không thể tránh khỏi với quân Nguyên,
Vua Thái Tông đã hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ và nhận được câu trả lời
hết sức ngắn gọn, bình tĩnh nhưng đầy quyết tâm sục sôi: “Đầu thần chưa rơi
xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”[11;tr173]. Câu trả lời ấy tuy ngắn gọn những
đã thể hiện một chủ trương lớn, một quyết sách chính trị rất táo bạo và đúng
đắn đó là phải chiến đấu cho dù có hy sinh xương máu để bảo vệ giang sơn,
xã tắc. Trong lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba, trước thế
giặc rất mạnh, triều đình phải rút lui bảo toàn lực lượng, vua Nhân Tông một
lần nữa đưa ra vấn đề nên hòa hoãn, tạm hàng để cứu muôn dân, đây là một
hành động thể hiện tấm lòng vì nước vì dân, sẵn sàng hy sinh lợi ích của
vương triều để đổi lại hạnh phúc, ấm no và hòa bình của nhân dân, vấn đề này
được vua Trần đề cập trực tiếp với Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn, rất đồng cảm và thấu hiểu tấm lòng của vị quân vương song
phần vì cũng xuất phát từ lòng yêu dân phần vì hiểu rất rõ bản chất của quân
xâm lược Mông Nguyên, Hưng Đạo vương đã khẳng khái trả lời:“Nếu bệ hạ
muốn hàng, xin hãy chém đầu thần đi đã”[11]. Lời nói đó khẳng định chủ
trương trước sau như một của triều Trần đối với nạn ngoại xâm, chỉ có chiến
đấu, chỉ có quyết tâm kháng chiến mới bảo vệ được độc lập, tự do, bảo vệ
49
được muôn dân trăm họ, không bao giờ đầu hàng, không bao giờ sợ hãi,
không bao giờ dâng giang sơn xã tắc, để mặc sự sống chết của trăm họ dưới
vó ngựa của kẻ thù.
Thực tế lịch sử đã chứng minh triều Trần đã có quyết định đúng đắn,
lựa chọn chính sách quản lý phù hợp, hiệu quả với mục tiêu duy nhất, cốt lõi
nhất là vì độc lập dân tộc vì lợi ích của nhân dân. Bên cạnh đó, triều Trần
luôn lấy lợi ích của nhân dân là nội dung trọng tâm, cốt lõi trong đường lối trị
nước và chính sách quản lý đó là tư tưởng lấy dân làm gốc trong bộ máy lãnh
đạo triều đình, hoàng tộc. Có thể nói tư tưởng “ lấy dân làm gốc” là tư tưởng
chính trị xuyên suốt trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam, trải qua nhiều thế kỷ được vận dụng linh hoạt, sáng tạo song
luôn có sự nhất quán, có tính kế thừa và phát huy, tư tưởng “lấy dân làm gốc”
là chiến lược không bao giờ thay đổi dù xã hội, đất nước có vận động và phát
triển như thế nào. Lấy lợi ích của nhân dân làm tôn chỉ trong hành động của
nhà nước và được thể hiện rất rõ thông qua tư tưởng chính trị của những
người đứng đầu nhà nước, đứng đầu bộ máy chính quyền. Vua Trần Nhân
Tông từng nói: “Hỏi dân chúng không chỉ ở chỗ tìm sự thông thái của họ mà
là tập hợp ý chí yêu quý non song của họ, cho Dân hiểu chúng ta vì họ, cùng
với họ, bảo vệ muôn đời mảnh đất cho con cháu họ! Không có sức dân, lòng
dân, ý dân, chí dân thì mọi triều đại đều sụp đổ khỏi cần đến ngoại xâm”
[25, tr.100]. Khi được Vua Anh Tông hỏi kế sách giữ nước và chống giặc khi
có họa ngoại xâm, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn khái quát chân lý
hết sức ngắn gọn nhưng mang tầm chiến lược “Khoan thư sức dân để làm kế
sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”[11;tr79]. Lòng dân, sức dân, ý
chí của nhân dân được đánh giá đúng với vị trí, vai trò của nó, đó là cội nguồn
sức mạnh của dân tộc, là yếu tố tiên quyết không chỉ giúp một đất nước giữ
vững bờ cõi mà còn giúp cho quốc gia cường thịnh, ổn định và phát triển, khi
50
nào và ở đâu quyền lợi chính đáng của nhân dân được đảm bảo thì nơi đó uy
tín của nhà nước, của chính quyền được khẳng định. Một quốc gia mà lòng
dân và ý chí của nhà lãnh đạo là một, một quốc gia mà từ người dân bình
thường đến lãnh đạo cấp cao đều đồng lòng, nhất chí thì đó là một quốc gia
mạnh, một quốc gia bất khả chiến bại.
2.2.4. Chăm lo đời sống nhân dân, chủ động giải quyết các mâu
thuẫn giữa nhà nước và nhân dân thông qua giáo dục, thuyết phục
Trong suốt thời gian 175 năm trị vì của vường triều Trần những võ
công lịch sử, những trận đánh với chiến tích chói lọi đã trở thành mảng màu
chính trong bức tranh chính trị đương thời, song để thấy hết được những giá
trị tư tưởng của nhà Trần trong vấn đề quản lý nhà nước, đặc biệt là mối quan
hệ với nhân dân cần có nhiều góc nhìn đa chiều, cần đặt các chiến tích quân
sự ngang bằng với những thành quả quản lý nhà nước trong điều kiện hòa
bình. Tuy nhiên dù là trong thời bình hay thời chiến, triều Trần cũng luôn đề
cao các chính sách chăm lo đời sống cho nhân dân.
Để chuẩn bị lực lượng quân sự thường trực có kĩ chiến thuật tốt, đồng
thời đảm bảo đời sống sản xuất, lao động của nhân dân được diễn ra bình
thường, không bị xáo trộn, nhà Trần tiếp tục thực hiện chính sách “ ngụ binh
ư nông”, cho binh lính thay phiên về nhà làm ruộng chăm lo sản xuất, vừa
đảm bảo lực lượng thường trực sẵn sàng chiến đấu, vừa đảm bảo đời sống
nhân dân, cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân khi chiến tranh
xảy ra.
Trong thời chiến, triều Trần thực hiện chiến thuật “ thanh dã” tức là
chủ động sơ tán, di tản tất cả của cải vật chất và con người khỏi các vùng
chiến sự, khỏi những nơi tập trung đông dân cư, chiến thuật này đã đạt được
hai mục tiêu quan trọng, một là về mặt quân sự, làm phá sản âm mưu tốc
chiến tốc thắng, làm tiêu hao sinh lực địch, chậm bước tiến của kẻ thù, không
51
cho chúng có đủ nhu yếu phẩm và lương thực, về mặt xã hội, bảo vệ tốt tài
sản và tính mạng của người dân, đảm bảo ngay trong tình thế chiến tranh
khốc liệt đời sống nhân dân vẫn được duy trì ổn định. Đây là một chính sách,
một biện pháp quản lý hết sức hiệu quả, góp phần không nhỏ vào chiến thắng
lớn của Đại Việt trước quân xâm lược Mông Nguyên.
Trong thời bình và đặc biệt là thời kỳ hậu chiến, sự quan tâm, chăm lo
của triều Trần đối với đời sống nhân dân càng thể hiện rõ nét thông qua quyết
tâm chính trị cũng như các hoạt động cụ thể của nhà nước mà đứng đầu là vua
Trần. Vua Trần Thái Tông vị vua mở nghiệp họ Trần là tấm gương sáng để
các thế hệ sau noi theo, học hỏi, khi đất nước tạm yên bình, vua chăm lo vỗ về
trăm họ, tuyển chọn, rèn luyện và sử dụng nhân tài trong bộ máy nhà nước,
ngài chú trọng sản xuất nông nghiệp, trực tiếp đi thuyền thị sát việc phòng hộ
đê điều mùa lũ lụt, ngài còn cho tập hợp dân phiêu tán để khai khẩn đất
hoang, lập làng lập ấp. Đặc biệt vua Trần Thái Tông và các vua Trần sau này
rất quan tâm đến bộ phận người dân là các dân tộc thiểu số ở các vùng biên
giới, ngoài việc thường xuyên phủ dụ, hỗ trợ về mặt vật chất, khi những cộng
đồng người này bị đe dọa từ phương bắc nhà vua đã ngự giá thân chinh cầm
quân tiễu trừ giặc cướp đẩy lùi quân phiến loạn, bảo vệ sự yên bình cho đồng
bào. Chiến tranh binh lửa kéo dài là mối họa và gây nên sự tàn phá khủng
khiếp đối với sản xuất, tuy không để lương thực thực phẩm lọt vào tay giặc
song thời gian chiến tranh gần như không thể sản xuất được gì, chính vì vậy
sau khi đất nước yên bình Đại Việt đối mặt với nguy cơ ruộng đất bỏ hoang,
tình trạng đói kém có thể xảy ra và nguy hiểm không kém gì giặc ngoại xâm.
Ngay sau khi chiến thắng trở về kinh đô trong lần thứ 3 chống quân Nguyên,
vua Trần Nhân Tông đã cho xuống chiếu đại xã thiên hạ, nơi nào bị binh lửa
cướp phá thì miến tô dịch. Trước tình hình nạn đói năm 1290, vua cho lấy
thóc công chẩn cấp cho dân nghèo và miễn thuế lệ. Có thể nói trong thời kỳ
52
thịnh trị của triều Trần hai vấn đề quan trọng bậc nhất đó là dưỡng dân và sử
dụng sức mạnh nhân dân trong dựng nước và giữ nước, và cho đến thời đại
ngày nay của chúng ta, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới vấn đề cốt
lõi của quản lý nhà nước không có gì nằm ngoài lợi ích của nhân dân, đó vừa
là mục tiêu vừa là động lực của nền hành chính.
Không chỉ chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đến tâm tư nguyện vọng
của nhân dân mà triều Trần còn xử lý rất tốt, rất thỏa đáng, thấu tình đạt lý
những mâu thuẫn, bức xúc trong quần chúng nhân dân thông qua con đường
giáo dục, thuyết phục. Sự kiện tiêu biểu khẳng định cho đường lối trị quốc đầy
tính nhân văn này là sự kiện Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật dẹp loạn Đà
Giang. Trong lịch sử các triều đại phong kiến, tính cát cứ, tự trị của một số thủ
lĩnh người dân tộc là một hiện tượng phổ biến, nó nói nên sự đa dạng trong văn
hóa, phong tục tập quán và cũng phản ánh tính phức tạp của đời sống chính trị ở
một quốc gia đa dân tộc với hình thế lãnh thổ phức tạp, và cũng chính vì thế mà
việc các thế lực tù trưởng địa phương nổi dậy chống đối, chiếm cứ gây rối là
điều khó tránh khỏi. Sự gây rối chống đối này xảy ra có thể do nhiều nguyên
nhân, hoặc đến từ tham vọng chính trị của các thủ lĩnh địa phương, hoặc xuất
phát từ sự bất công trong việc cai trị của quan chức địa phương. Để bảo vệ quyền
lực của chính quyền trung ương, bảo vệ đời sống nhân dân ở các vùng phụ cận,
yêu cầu quản lý đặt ra là phải nhanh chóng dẹp yên nội loạn, giải quyết tốt mâu
thuẫn phát sinh. Qua nghiên cứu lịch sử nhiều thời kỳ có thể thấy trước vấn đề
quản lý này rất nhiều nếu không muốn nói là tuyệt đại đa số các triều đại lựa
chọn phương án là dùng lực lượng quân sự, đánh dẹp, đập tan sức mạnh quân sự
của lực lượng phản loạn, đàn áp mạnh mẽ và có lúc còn có phần tàn bạo, hà
khắc. Tuy nhiên đối với vương triều Trần thì đường lối xử lý, phương pháp quản
lý lại được thực hiện một cách hoàn toàn khác, đó là thông qua con đường giáo
dục, thuyết phục, vận động đối thoại.
53
Năm 1280 ở vùng Đà Giang có một tù trưởng là Trịnh Giác Mật dấy
binh làm phản, đạo Đà Giang nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc giữ vị trí trọng
yếu về chính trị và quân sự, đặc biệt trong bối cảnh họa xâm lăng từ phương
bắc luôn thường trực thì Đà Giang có vai trò càng quan trọng, là phên dậu của
tổ quốc, chính vì vậy việc làm phản của Trịnh Giác Mật vượt ra ngoài khuôn
khổ của mâu thuẫn giữa địa phương và trung ương, giữa dân và triều đình trở
thành nguy cơ lớn đối với an ninh, chính trị quốc gia. Trước tình thế đó vua
Trần cử Chiêu Văn Duật là người cầm quân dẹp loạn vừa thể hiện tính quan
trọng của vấn đề vừa thể hiện chủ trương của triều Trần ngay từ đầu là dẹp
loạn thông qua con đường giáo hóa, đối thoại. Là hoàng tử thứ sáu của vua
Trần Thái Tông, Chiêu Văn Vương là người văn võ song toàn, vừa có tài làm
tướng lại am hiểu văn hóa, tinh thông ngôn ngữ, phong tục, tập quán của
nhiều quốc gia, dân tộc, ông được cử cầm quân dẹp giặc là một sự lựa chọn
rất đúng đắn. Với lực lượng quân sự mạnh và tài năng điều binh khiển tướng
của mình, Trần Nhật Duật có thể ngay lập tức triển khai binh lực đánh tan
Trinh Giác Mật song là bậc nho tướng đương thời, lại là người khoan dung,
độ lượng, ông đã chọn cách thức đối thoại, lắng nghe, giáo dục thuyết phục để
dẹp yên sự chống đối. Trước lời đề nghị có tính thách thức rất lớn từ Trịnh
Giác Mật muốn ông một mình một ngựa đến trại để đàm phán, Trần Nhật
Duật nhận lời. Về mặt phương pháp quản lý, với tình thế lúc đó rất nhiều
quan điểm cho rằng như vậy là liều lĩnh là mạo hiểm, là chủ quan, khinh địch
song đó lại là một sự lựa chọn tinh tế, khôn ngoan và hiệu quả. Ngay từ khi
nhận nhiệm vụ Trần Nhật Duật đã ý thức được rất rõ chỉ có bằng cách đối
thoại, chỉ bằng lòng nhân nghĩa chân thành thì mới hóa giải được can qua,
đem lại thái bình lâu dài cho nhân dân không chỉ là nhân dân cả nước mà còn
là người dân ở chính đạo Đà Giang. Bằng vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa
các dân tộc thiểu số, Trần Nhật Duật đã thể hiện là một lãnh đạo có phong
54
cách gần dân, am hiểu tường tận đời sống, phong tục tập quán của nhân dân,
từng cử chỉ lời nói hành động của ông đều hết mực giản dị, gần gũi với bà con
người Mán. Không ai chứng kiến cuộc nói chuyện, trao đổi giữa Trần Nhật
Duật và Trịnh Giác Mật, chỉ biết rằng sau cuộc gặp gỡ đầy thiện chí ấy thì
Trịnh Giác Mật đã đem cả vợ con binh tướng bản bộ đến hàng, thề trung
thành với họ Trần với Đại Việt, “Khi tới trại, người Man dàn vây mấy chục
lớp và đều cầm đao thương chĩa vào phía trong. Nhật Duật đi thẳng vào, trèo
lên trại. Mật mời ông ngồi. Nhật Duật thạo biết tiếng nói và am hiểu phong
tục của nhiều nước, cùng ăn bốc, uống bằng mũi với Mật. Người Man thích
lắm. Khi Nhật Duật trở về, Mật đem gia thuộc đến doanh trại đầu hàng. Mọi
người đều vui lòng kính phục vì không mất một mũi tên mà bình được Đà
Giang. Đến khi về kinh sư, (Nhật Duật) đem Mật và vợ con hắn vào chầu, vua
rất khen ngợi ông. Sau đó, vua cho Mật về nhà, giữ con hắn ở lại kinh đô. Nhật
Duật mến nuôi hết lòng, xin triều đình ban tước thượng phẩm và cho vào trông
ao cá, sau cũng cũng cho về nhà”[11;tr187].. Sức mạnh của lòng nhân nghĩa,
sức mạnh của giáo dục của sự lắng nghe, thấu hiểu vượt xa sức mạnh của trăm
vạn quân mã, và còn giải quyết được một cách triệt để những mâu thuẫn nổi lên
trong xã hội, song giáo dục, thuyết phục cũng phải dựa trên nguyên tắc lấy lợi
ích quốc gia, dân tộc là trên hết, giáo dục trên cơ sở pháp luật.
2.2.5. Phát huy sức mạnh lòng dân trong các vấn đề quốc gia đại sự
Quyền làm chủ của nhân dân là một khái niệm không tồn tại trong chế
độ phong kiến, nhưng đã được xây dựng ươm mầm với tư tưởng “ dân là gốc”,
mọi vấn đề quốc gia đại sự thành hay bại đều là nhờ sức dân, nhân dân có tham
gia vào các chính sách của nhà nước hay không, mức độ tham gia như thế nào
quyết định lớn đến hiệu quả quản lý. Sức mạnh lòng dân thể hiện ở ba góc độ,
thứ nhất là mức độ đồng tình, thứ hai là sự đóng góp trí tuệ và thứ ba là sự
tham gia trực tiếp thực hiện. Ở các phần trên chúng ta đã thấy được sự đồng
55
tình cũng như đóng góp trí tuệ của nhân dân trong chính sách trị nước của triều
Trần, trong phần này góc độ thứ ba đó là sự tham gia trực tiếp thực hiện các
chính sách lớn của đất nước, các vấn đề quốc gia đại sự sẽ được làm sáng tỏ.
Sức mạnh của lòng dân là một phạm trù không mới trong đời sống
chính trị nước ta ngay từ những hình thái nhà nước sơ khai nhất, vì là nhà
nước được xây dựng trên nền tảng văn minh nông nghiệp, sản xuất nông
nghiệp đi liền với quá trình chinh phục thiên nhiên, đắp đê, làm thủy lợi,
phòng chống thiên tai nên từ rất sớm người Việt đã có tinh thần đoàn kết,
đùm bọc lẫn nhau để huy động được sức mạnh lớn nhất của cộng đồng, đó là
hình thái sơ khai nhất của sức mạnh lòng dân. Cùng với sự phát triển của các
hình thái nhà nước, hoạt động đoàn kết, huy động sức mạnh của nhân dân
được diễn ra trên nhiều mặt, đặc biệt là trong tình thế có chiến tranh, lúc này
sức mạnh lòng dân không chỉ biểu đạt thông qua những việc làm cụ thể mà
còn thể hiện ở việc đóng góp trí tuệ, mưu lược vào công cuộc chống ngoại
xâm. Trong thời đại nhà Trần và nhất là ở thời kỳ đầu, đất nước liên tục phải
trải qua nạn xâm lăng, những năm tháng binh lửa nối tiếp nhau, những đội
quân xâm lược lớp sau đông đảo, hung hăng hơn lớp trước liên tiếp uy hiếp
Đại Việt, với đặc thù là một quốc gia có diện tích nhỏ, dân số, binh lực và
tiềm lực quốc phòng không thể so sánh với một đế chế hung mạnh như nhà
Nguyên, triều Trần chỉ có một con đường duy nhất đó huy động cao nhất và
lớn nhất sức mạnh của lòng dân, lực lượng nơi dân, của cải nơi dân để chống
giặc, chống lại giặc ngoại xâm có thể nói là nhiệm vụ quản lý đầu tiên được
thực hiện dưới mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm. Cái tinh túy trong
việc phát huy sức mạnh lòng dân của triều Trần ở chỗ, chủ trương đường lối
của nhà nước được phổ biến và quán triệt thực hiện rất sâu rộng trong toàn bộ
nhân dân và nhân dân cũng tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp
quản lý của nhà nước. Với chính sách “thanh dã – vườn không nhà trống”,
triều Trần đã tổ chức tuyên truyền phổ biến một cách có hiệu quả, bằng chứng
56
là giặc Nguyên đi đến đâu cũng chỉ chiếm được những gian nhà, mảnh vườn
bỏ trống, không thức ăn, không nhu yếu phẩm, thậm chí nguồn nước có thể có
độc, kể cả kinh thành Thăng Long vốn phồn thịnh, nhộn nhịp cũng ngay lập
tức trở thành một tòa thành trống trơn. Nhân dân Đại Việt dù là tầng lớp nào,
dù xuất thân khác nhau song đã đoàn kết thực hiện tốt chính sách lớn của nhà
nước, đảm bảo tối đa hiệu lực, hiệu quả của chính sách quản lý. Dưới thời kỳ
nhà Trần, chiến tranh quân sự không đơn thuần là cuộc đối đầu giữa hai đội
quân mà nó là cuộc chiến giữa một đội quân thiện chiến bậc nhất đương thời
với một quốc gia nhỏ bé song đã phát huy cao độ sức mạnh của lòng dân, một
cuộc chiến mà bên cạnh những chiến lược quân sự, bên cạnh những đội quân
anh dũng còn là những biện pháp quản lý vô cùng hiệu quả có tác dụng chẳng
kém gì một đội quân
2.2.6. Kiên quyết nghiêm trị và có thái độ cứng rắn đối với tầng lớp
quý tộc có biểu hiện xa dân, coi thường nhân dân
Một tư tưởng, đường lối, chính sách đúng đắn không chỉ cần được thực
hiện mà còn cần có cơ chế bảo vệ, giữ gìn. Vương triều Trần coi trọng nhân
dân bao nhiêu, các vua Trần yêu nước, thương dân bao nhiêu thì cũng có thái
độ rất nghiêm khắc, cứng rắn với biểu hiện xa dân, coi thường nhân dân,
chống lại lợi ích của nhân dân bấy nhiêu.
Triều Trần là một triều đại phong kiến có bộ máy quan lại mang tính
chất quý tộc, tức là hầu hết quan lại, vương tôn đều là người nội tộc, mang họ
Trần, chính vì thế mà lợi ích của nhà nước và dòng họ là đồng nhất, quan hệ
họ hàng, thân thích rất bền chặt và được giữ gìn, trân trọng. Tuy nhiên dù cho
đội ngũ quan lại có quan hệ thân thích như thế nào với nhà vua, dù nắm giữ vị
trí cao như thế nào trong triều đình, thậm chí là thái tử nếu có biểu hiện xa
dân, coi thường nhân dân, phản bội lại lợi ích của nhân dân thì cũng ngay lập
tức bị nghiêm trị không có sự dung túng, khoan nhượng.
57
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, không ít các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_huy_quyen_lam_chu_cua_nhan_dan_trong_quan_ly_n.pdf