Trong lao động gia đình. Lao động gia đình ở đây được hiểu là bao gồm các công việc như nội trợ, chăm sóc con cái, người già, quản lý và chi tiêu trong gia đình. Lao động tại gia đình chiếm rất nhiều thời gian vừa gián tiếp vừa trực tiếp tạo ra hiệu quả kinh tế đối với mỗi hộ gia đình, do vậy thực hiện công việc không chỉ là thước đo vị trí, tầm quan trọng của chồng hoặc vợ mà còn là cơ sở đánh giá vai trò của giới liên quan đến kinh tế gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đo lường hiệu quả kinh tế của dạng công việc này vẫn còn bất cập và thiếu khách quan, công bằng. Trong quan niệm xã hội cũng như của mọi người thường coi đây là công việc hiển nhiên mà người phụ nữ phải đảm nhận, là công việc “lặt vặt” không có giá trị (vì vậy mà không được trả công). Kết quả khảo sát (của tác giả LV) cũng cho thấy trên 80% phụ nữ không những đảm đương công việc sản xuất mà còn đảm đương các vai trò nội trợ vốn được coi là “thiên chức của phụ nữ, như nuôi dạy con cái, chăm sóc người già, giặt giũ, nấu cơm, đi chợ và các công việc khác. Những công việc này cho đến nay vẫn chưa nhận được sự đánh giá thỏa đáng từ phía gia đình và xã hội. Đặc biệt, sự tham gia của nam giới vào lĩnh vực này là rất ít. Biểu dưới đây cho ta hình dung vai trò của vợ và chồng trong đời sống kinh tế hộ gia đình các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, qua đó thấy tiềm năng thực sự của mỗi giới trong lĩnh vực này.
107 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Những số liệu chứng minh thành tựu lớn trong những năm qua trong công tác xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc thiểu số, ngoài những tác động khách quan thì phải tính đến sự đóng góp của phụ nữ.
Mặt khác, những vấn đề bất cập của phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay cũng là những vấn đề lớn và đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục. Chính những mặt hạn chế như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, điều kiện sức khỏe và đặc biệt là tâm lý tự ti với những thói quen truyền thống, cộng với những phong tục tập quán lạc hậu, lối sống khép kín từ bao đời nay, đã ngăn cản việc phát huy tiềm năng của họ.
Trình độ học vấn là yếu tố có tác động lớn đến việc phát huy tiềm năng của phụ nữ. Thực tế cho thấy rằng, trình độ học vấn của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nói chung là thấp, có sự khác nhau giữa nam và nữ, nam thường có trình độ học vấn cao hơn và tỷ lệ mù chữ thấp hơn. Đặc biệt ở những vùng cao, có nhiều chị em không biết đọc và ký tên mình. Bên cạnh sự khác biệt về giới, vị trí địa lý, thì hoàn cảnh kinh tế cũng tác động lớn đến trình độ học vấn, người nghèo ít có cơ hội đến trường nên trình độ học vấn thấp hơn.
Qua số liệu điều tra ở dân dân tộc Dao ở Thái Nguyên, thì trình độ học vấn của cộng đồng người Dao là rất thấp. Học vấn trung bình của nữ trong nhóm hộ đói là lớp 2,3, hộ nghèo là lớp 2,7, hộ trung bình là lớp 3,3. Tỷ lệ này ở nam giới tương ứng là 2,9; 3,2 và 3,9. Không có một người nào trong nhóm hộ nghèo đói học đến phổ thông trung học, còn nhóm hộ trung bình chỉ có 8,5 % nam và 4,9% nữ học đến cấp này [27, tr.65].
Tác động của trình độ học vấn đến việc phát huy tiềm năng của phụ nữ là rất lớn. Thứ nhất, là tác động tới việc học tập của trẻ em. Theo kết quả khảo sát cho thấy: nếu người phụ nữ mù chữ, hoặc có trình độ học vấn thấp thì ít quan tâm đến con cái và rất khó dạy con học, điều này thể hiện ở tỷ lệ con của các bà mẹ mù chữ hoặc trình độ thấp được đến trường thấp hơn so với các bà mẹ có trình độ tiểu học là 20%, thấp hơn so với các bà mẹ có trình độ phổ thông cơ sở là 35,6%. Sự chênh lệch này đối với số con đi học đúng tuổi, không lưu ban là 13,9% và 16,9%. Các bà mẹ có trình độ tiểu học có tỷ lệ con đi học mẫu giáo là 66,7%, cấp trung học cơ sở là 80% (các bà mẹ mù chữ thường có độ tuổi từ 40 trở lên nên ít có con trong độ tuổi mẫu giáo)[27, tr.65]
Số lượng con của các bà mẹ không đi học thì đi tiêm chủng thấp, chỉ có 63,6%, tỷ lệ này ở con của các bà mẹ có trình độ tiểu học là 72,8%, trung học cơ sở là 97,1%. Tuy không có số liệu cụ thể nhưng theo nhận định của cán bộ y tế thì chị em có trình độ học vấn cao thường chủ động trong việc sinh con hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai.
Thứ hai, là tác động đến chế độ dinh dưỡng của trẻ em. Học vấn của người mẹ cải thiện chế độ dinh dưỡng trực tiếp thông qua chất lượng chăm sóc con cái. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, ở các nước đang phát triển cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa số năm đi học bình quân của người mẹ với tỷ lệ tử vong của trẻ.
Học vấn của phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến tương lai con cái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội nâng cao năng lực của phụ nữ như tham gia tập huấn kỹ thuật, họp hành và khả năng tổ chức gia đình.
Kết quả điều tra (của tác giả LV) cũng cho thấy trình độ học vấn cao thì khả năng tham gia vào công tác xã hội cũng tăng. Ví dụ, phụ nữ có trình độ trung học phổ thông trở lên thì tỷ lệ tham gia tập huấn kỹ thuật là 43,5%, cao hơn các bà mẹ có trình độ tiểu học là 20,4% và cao hơn các bà mẹ không đi học là 34%. Nhiều ý kiến khi phỏng vấn, trả lời rằng: nếu phụ nữ có học vấn cao hơn chồng mới thường xuyên được đi họp hoặc đi tập huấn, vì trong các buổi họp thường phổ biến những vấn đề liên quan đến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mà người phụ nữ giữ vai trò chính.
Những nghiên cứu cụ thể cũng cho thấy nếu phụ nữ có học vấn cao sẽ có kiến thức nhất định trong chăm sóc sức khỏe mọi thành viên trong gia đình và cho bản thân mình. Đặc biệt những hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe sinh sản là rất cần thiết. Việc đẻ ít con sẽ giảm bớt gánh nặng đáng kể về nuôi con và chăm sóc con, phụ nữ sẽ có điều kiện hơn, có nhiều cơ hội hơn tham gia hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình. Cùng với việc giảm bớt chi phí cho con cái thì cuộc sống gia đình sẽ được cải thiện. Mặt khác việc sinh ít con sẽ giảm được tác hại của việc sinh đẻ đến sức khỏe của người phụ nữ, sức khỏe được nâng lên thì họ sẽ phát huy được tiềm năng của mình trong mọi lĩnh vực.
2.2. Những tiềm năng của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (từ thực tiễn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và một số tộc người cụ thể)
2.2.1. Vài nét chung về nguồn lực con người, nguồn lực lao động ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
Nguồn lực con người, nguồn lực lao động của đồng bào các dân tộc là nguồn lực lớn. Dưới đây là một số số liệu cụ thể:
Tỉnh Hòa Bình với dân số (2003) 776.800 người, trong đó nam chiếm 49,65%, nữ là 50,35%, là một tỉnh đa dân tộc, trong đó người Mường chiếm 62,98%, người Kinh: 27,84%, người Thái: 4,45%, người Tày: 2,63%, người Dao: 1,50%, người Mông: 0,45%. Cư dân các tộc người khác chiếm khoảng 0,14% dân số. Khoảng 80% cư dân ở nông thôn (650.579 người) và 20% ở thành thị (126.221 người). Lao động của tỉnh tập trung hơn 80% trong nông, lâm nghiệp, khoảng 11% lao động trong công nghiệp, xây dựng, còn lại là khu vực dịch vụ [71].
Dân số Sơn La (2003) là 965.955 người, trong đó nữ chiếm 49,81% và nam là 50,19%, mật độ dân số 67 người/km2, với 89% dân số nông thôn, gồm 12 tộc người chủ yếu: người Thái có 528.912 người (54,76%); người Kinh:168.256 người (17,42%); Mông: 152.473 người (12,99%); Mường: 78.743 người (8,15%); Dao: 17.617 người (1,82%); người Xinh mun: 17.237 người (1,8%); Khơ mú: 10.869 người (1,13%); La ha: 5.403 người (0,55%); Kháng: 7.162 người (0,74%); Lào: 3.228 người (0,3%); Tày: 886 người (0,09%); Hoa: 160 người (0,02%); cư dân các tộc người khác là 1.293 người (0,23%).[3, tr.7]
Tỉnh Lai Châu có 19 tộc người, trong đó người Thái chiếm 33,7%, người Mông 23,6%, người Dao 14,8%, người Kinh 11,2%, người Hà Nhì 5,6%, còn lại là các dân tộc khác.
Tỉnh Điện Biên có 18 tộc người (người Thái chiếm 40,8%, người Mông 28,8%, người Kinh 19,7%, người Khơ mú 3,2% còn lại là các tộc người khác).
Một lợi thế về nguồn nhân lực của Tây Bắc là số lao động làm trong ngành kinh tế khá cao. ở tỉnh Sơn La, tổng số lao động đang làm trong các ngành kinh tế là 430.000 người chiếm khoảng 45,64% dân số (số lao động thành thị 66.000 người, số lao động nông thôn là 364.000 người). Con số tương đương của tỉnh Hòa Bình là 450.000 người, chiếm 57% dân số (số lao động làm việc trong nông - lâm nghiệp chiếm gần 83,6%, trong công nghiệp và xây dựng 5,7%, trong các ngành khác 10,7%).
Các tỉnh vùng Đông Bắc cũng có tình hình tương tự. Tỉnh Thái Nguyên có dân số là 120.300 người, trong đó nữ chiếm 50,16%, nam là 49,84%, gồm 9 tộc người chung sống, trong đó đa số là người Kinh, chiếm 75,5%, dân tộc Tày chiếm 10,7%, dân tộc Nùng khoảng 5,1% còn lại là các dân tộc Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Mông, Hoa. Tổng số lao động toàn tỉnh là 594.500 người, trong đó lao động tập trung ở công nghiệp là 65.500 người; nông, lâm nghiệp: 423.200 người và dịch vụ: 105.800 người.
Tỉnh Bắc Kạn dân số là 291.700 người, trong đó nữ chiếm 50,05%, nam là 49,95%, bao gồm nhiều tộc người sinh sống, song dân tộc chiếm số đông là Kinh, Tày và Dao. Trong tổng số lao động 155.500 thì có tới 122.900 lao động nông, lâm, thủy sản; 9.600 lao động công nghiệp và xây dựng; 23.000 lao động dịch vụ.
Tỉnh Hà Giang (2003) có tổng số dân là 66 vạn người, trong đó nữ chiếm 50,50%, nam là 49,50%, bao gồm 22 dân tộc anh em chung sống. Tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm 90%, trong đó dân tộc Mông 30,8%; dân tộc Tày chiếm 25,05%; Dân tộc Dao là 15,06%, còn lại là các dân tộc khác. Trong đó, lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 247.800 người; trong công nghiệp xây dựng: 21.300 người và trong dịch vụ: 28.800 người [5, tr.4].
Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực ở vùng núi phía Bắc thấp hơn các vùng trong cả nước, trình độ dân trí thấp, trình độ khoa học còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đẩy mạnh CNH, HĐH. Ví dụ: ở tỉnh Lai Châu, số lượng người không biết chữ chiếm tỷ lệ khá lớn trong độ tuổi, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 3,16% (trong đó lao động có trình độ trên đại học là 42 người, đại học là 2.984 người, lao động có trình độ cao đẳng là 1.340 người). Lao động qua đào tạo ở tỉnh Điện Biên chỉ chiếm 13% lực lượng lao động của cả tỉnh, trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm 14%, trung cấp chiếm 54%, công nhân kỹ thuật chiếm 19%, cao đẳng và đại học chiếm 13%. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trở lên ở tỉnh Hòa Bình chỉ chiếm 8%, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở thành thị khá lớn chiếm 6,6% [71, tr.24].
Mặc dù nguồn lực phụ nữ các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn những hạn chế nhất định, song trong những năm qua, với những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước phù hợp với đặc thù của vùng đã tạo điều kiện cho người phụ nữ ở đây phát huy được những tiềm năng của mình. Tiềm năng đó được thể hiện qua những lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và trong đời sống gia đình.
2.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế
Phụ nữ các dân tộc thiểu số có vị trí rất quan trọng trong kinh tế gia đình, nhất là trong bối cảnh kinh tế “tự cung tự cấp” trước đây và trong tình hình “khoán 10, giao đất, giao rừng” hiện nay. Trong xã hội cổ truyền và cả hiện nay, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nói riêng, phụ nữ là người mẹ, người vợ, là người nội trợ “tay hòm chìa khóa” trong chi tiêu, điều tiết các sinh hoạt kinh tế trong gia đình và làm ra của cải vật chất. Nói như vậy là không quá đề cao phụ nữ mà mỗi giới đều có “thế mạnh” riêng. Song ở đây, chúng ta không thể phủ nhận vai trò nổi trội hay “tính trội” trong các hoạt động kinh tế gia đình của người phụ nữ.
Trong các sinh hoạt kinh tế gia đình, phụ nữ dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc có vai trò quan trọng. Họ tham gia hầu hết các hoạt động kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, tự quản chi tiêu duy trì cuộc sống cho các thành viên trong gia đình.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp: Đặc điểm môi trường tự nhiên của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đã chi phối đặc điểm kinh tế nông nghiệp truyền thống của các tộc người. Miền núi phía Bắc với các loại hình kinh tế nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi...tương ứng với vùng cao, rẻo giữa, vùng thấp hay thung lũng.
Cơ cấu kinh tế của các tộc người ở khu vực này là trồng trọt, chăn nuôi và một số ngành nghề thủ công. ở mỗi vùng, mỗi dân tộc, tùy vào điều kiện môi trường tự nhiên và tập quán lao động, văn hóa..., mà các lĩnh vực hoạt động kinh tế đó có sự khác nhau.
ở dân tộc Tày, các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, người phụ nữ có vị trí chủ yếu trong các công việc chăn nuôi, trồng trọt: Gieo, nhổ mạ (76,4%), cấy (80%). Người phụ nữ Dao ở Bắc Kạn thì công việc trồng lúa ruộng là 54,3% (nam 45,7%), công tác nương rẫy: nữ là 67,8% (nam 32,2%); chăn nuôi lợn gà: nữ: 71,7% (nam: 28,3%) [68].Trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trừ một vài lĩnh vực nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn như cày, bừa, lấy nước, đập lúa..., còn tất cả các lĩnh vực còn lại đều do người phụ nữ, người vợ trong gia đình đảm nhận hoặc cùng hợp tác với chồng. Điều đó khẳng định trong nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, trong cơ chế khoán 10 khi hộ gia đình là “đơn vị kinh tế nông nghiệp” thì phụ nữ là người “tề gia” không chỉ trong lĩnh vực nội trợ mà ngay cả công việc đồng áng. Mức độ trên ở các tộc người, và các tỉnh có sự khác nhau song về cơ bản phụ nữ vẫn đóng vai trò chính. Ngoài ra, khối lượng công việc kết hợp giữa vợ với chồng cũng khá lớn và quan trọng. Tuy nhiên, vai trò và cường độ làm việc của phụ nữ dân tộc thiểu số ở nhiều khu vực có khác nhau. Dưới đây là những con số khá lý thú về chỉ số “vai trò”, “khả năng” và “cường độ làm việc” của phụ nữ dân tộc thiểu số ở một huyện miền núi phía Bắc:
Bảng 2.1: Tình hình lao động của phụ nữ với những hoạt động kinh tế hộ gia đình tại huyện Hà Quảng (Cao Bằng) [64, tr.29]
Đơn vị tính: %
Thành phần dân tộc
Vai trò phụ nữ trong kinh tế gia đình
Tỷ lệ công việc chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm
Cường độ làm việc của phụ nữ
Chính
Phụ
Bình thường
Quá sức
Tày
60%
40%
80%
30%
70%
Nùng
50%
50%
60%
40%
60%
Mông
40%
60%
50%
50%
50%
Dao
40%
60%
60%
80%
20%
Bảng trên cho thấy phụ nữ các dân tộc có vai trò trong hoạt động kinh tế gia đình không hoàn toàn như nhau. Số phụ nữ dân tộc Tày có vai trò chính cao nhất 60%, mức trung bình là phụ nữ Nùng 50%, và dưới 40% là phụ nữ Dao và Mông là 40%. Điều đó phản ánh môi trường sống, mối tương quan về giới trong lao động qua nhận thức của cộng đồng và chính bản thân người phụ nữ. Công việc chủ yếu do họ đảm nhận từ 50% (Mông, Dao) đến 80% (Tày). Đặc biệt, chỉ số làm việc quá sức chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ Tày (70%), Nùng (60%), trung bình ở phụ nữ Mông (50%) và thấp ở Dao (20%). Gọi là thấp nhưng với 20% trở lên là đã khá cao so với điều kiện sống của phụ nữ. Đấy là chưa kể đến số liệu trên là ở một huyện có mức sống tương đối ổn định so với nhiều huyện vùng cao.
Qua kết quả nghiên cứu tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, những năm gần đây có sự chia sẻ của người chồng trong nhiều công việc sản xuất mà trước đây được coi là “công việc riêng” của phụ nữ. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực công việc nặng nhọc nhất định như cấy hái, sản xuất, chăn nuôi trong gia đình, phụ nữ vẫn là người đảm nhận chính. Bảng số liệu sau cho thấy rõ điều này:
Bảng 2.2: Người làm chính trong công việc gia đình [phụ lục 2]
Đơn vị tính: %
Người làm chính
Loại công việc
Vợ
Chồng
Cả hai
Người khác
Khó trả lời
Cầy bừa
3,1
48,8
11,1
5,0
32,0
Cấy
51,2
2,1
11,1
3,4
32,0
Chăm sóc cây
25,1
25,3
12,9
4,1
32,6
Thu gom sản phẩm
30,7
21,7
13,7
3,7
30,2
Làm vườn
44,7
8,8
16,8
3,8
25,5
Chăn nuôi
50,9
5,9
17,1
2,9
23,3
Bán sản phẩm
51,4
6,5
12,7
0,6
27,9
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nếu xét theo khía cạnh tộc người, phụ nữ dân tộc thiểu số phải đảm đương những công việc sản xuất, chăn nuôi nhiều hơn so với phụ nữ dân tộc Kinh. Gần 60% phụ nữ người dân tộc khác tự đảm nhiệm chính hoạt động chăn nuôi trong khi đó sự chia sẻ của hai vợ chồng chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn là 17,1%. Tỷ lệ này tương ứng ở người Kinh là 51% và 33%.
Tóm lại, thông qua các con số cụ thể chúng ta thấy các khả năng và sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất và qua đó chúng ta có thể coi như là một tiêu chí để đánh giá năng lực hoạt động kinh tế của họ
Trong lao động gia đình. Lao động gia đình ở đây được hiểu là bao gồm các công việc như nội trợ, chăm sóc con cái, người già, quản lý và chi tiêu trong gia đình.... Lao động tại gia đình chiếm rất nhiều thời gian vừa gián tiếp vừa trực tiếp tạo ra hiệu quả kinh tế đối với mỗi hộ gia đình, do vậy thực hiện công việc không chỉ là thước đo vị trí, tầm quan trọng của chồng hoặc vợ mà còn là cơ sở đánh giá vai trò của giới liên quan đến kinh tế gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đo lường hiệu quả kinh tế của dạng công việc này vẫn còn bất cập và thiếu khách quan, công bằng. Trong quan niệm xã hội cũng như của mọi người thường coi đây là công việc hiển nhiên mà người phụ nữ phải đảm nhận, là công việc “lặt vặt” không có giá trị (vì vậy mà không được trả công). Kết quả khảo sát (của tác giả LV) cũng cho thấy trên 80% phụ nữ không những đảm đương công việc sản xuất mà còn đảm đương các vai trò nội trợ vốn được coi là “thiên chức của phụ nữ, như nuôi dạy con cái, chăm sóc người già, giặt giũ, nấu cơm, đi chợ và các công việc khác. Những công việc này cho đến nay vẫn chưa nhận được sự đánh giá thỏa đáng từ phía gia đình và xã hội. Đặc biệt, sự tham gia của nam giới vào lĩnh vực này là rất ít. Biểu dưới đây cho ta hình dung vai trò của vợ và chồng trong đời sống kinh tế hộ gia đình các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, qua đó thấy tiềm năng thực sự của mỗi giới trong lĩnh vực này.
Bảng 2.3: Mức độ tham gia của vợ và chồng trong công việc nội trợ gia đình [phụ lục 2]
Đơn vị tính: %
Người làm chính
Loại việc
Vợ
Chồng
Cả hai
Người khác
Nấu ăn
Giặt giũ
Đi chợ
Giữ tiền
Chăm sóc và dạy con học
Chăm sóc người già
68,0
69,5
82,9
77,3
41,1
37,0
4,4
3,4
2,8
11,1
9,3
13,7
17,8
19,1
12,9
11,1
48,8
47,8
9,2
8,0
0,3
0,6
0,8
1,6
Kết quả trên cho thấy công việc gia đình đều do người phụ nữ đảm nhận. Chỉ số cường độ làm việc của phụ nữ thấp nhất là 37,0% (ở việc chăm sóc người già ốm), cao nhất là việc đi chợ (82,9%). Trong khi đó, ở nam giới, chỉ số tham gia công việc gia đình cao nhất là 13,7% (chăm sóc người già ốm) và thấp nhất là chỉ số đi chợ (2,8%), giặt giũ (3,4%). Việc kết hợp giữa vợ và chồng chỉ số cao nhất là 48,8% (chăm sóc và dạy con học) và 47,8% (chăm sóc người già ốm), thấp nhất là chỉ số công việc giữ tiền (11,1%). Việc kết hợp giữa vợ và chồng cũng như chồng tham gia vào công việc nội trợ ngày càng tăng là phản ánh nhận thức của gia đình, cộng đồng và người chồng (với tư cách về giới) đối với phụ nữ - người vợ còn phản ánh vai trò kinh tế của người phụ nữ ngày càng tăng và ngày được nâng cao.
Khả năng tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế ở khu vực dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn biểu hiện quyền và vai trò quyết định của họ trong các lĩnh vực của đời sống. Với bản tính chịu thương chịu khó, với trách nhiệm tình thương đối với gia đình, chồng, con, phụ nữ ngày càng tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội với khả năng và vai trò ngày càng có ảnh hưởng và không thể phủ nhận được.
Sử dụng và tiếp cận các nguồn lực: Quyền sử dụng các nguồn lực như vốn, nhà ở, đất đai là thể hiện khả năng tự quyết định và định đoạt những vấn đề liên quan đến cuộc sống của phụ nữ cũng như nam giới. Việc tăng khả năng ra quyết định của phụ nữ cũng không có nghĩa là làm giảm vị thế của nam giới mà ngược lại nhằm tăng cường sự hợp tác, thống nhất giữa vợ và chồng trong gia đình.
Trong điều kiện kinh tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn, sản xuất hàng hóa và dịch vụ xã hội cũng chưa phát triển thì công việc sản xuất kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ là những công việc hết sức quan trọng đối với gia đình nông thôn. Đối với các công việc này thì khả năng đảm nhận của phụ nữ là rất lớn, chiếm vị trí là người làm chính. Tuy nhiên, trên thực tế họ không phải là người quyết định chính các hoạt động này.
Công cuộc đổi mới đất nước đã thúc đẩy quá trình dân chủ, bình đẳng trong gia đình và ngoài xã hội ở nông thôn miền núi phía Bắc phụ nữ cũng có nhiều nét mới. Vị thế của phụ nữ đã có những thay đổi, phụ nữ đã vươn lên khẳng định quyền của mình, chủ động cùng chồng trao đổi, bàn bạc để đi đến quyết định hướng sản xuất: trồng cây gì, nuôi con gì, đầu tư ra sao cho phù hợp? sử dụng nguồn vốn như thế nào cho có hiệu quả?
Số liệu khảo sát (của tác giả LV) cho thấy, 21% số người được hỏi có nghề nghiệp làm ruộng cho rằng quyền quyết định về sử dụng đất là ở người chồng và 10,8% khẳng định là do người vợ quyết định. Tương tự, khi hỏi về việc ra quyết định trong nghề thủ công, buôn bán thì tỷ lệ phụ nữ ra quyết định trong vấn đề này chiếm 14% và nam giới là 18%. Như vậy, vai trò ra quyết định của phụ nữ phụ thuộc vào tính chất hoạt động lao động sản xuất. Xu hướng chung của vấn đề này là cả hai vợ chồng cùng bàn bạc thống nhất và ra quyết định, nhất là trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (55,5%). Đối với việc xây dựng và sửa chữa nhà cửa, số liệu cho thấy tính chất bình đẳng trong việc cùng bàn bạc để đưa ra quyết định chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,4%; người chồng tự quyết định: 33,3% và vợ: 12,4%.
Tuy nhiên mức độ bình đẳng trong việc đưa ra quyết định quan trọng đối với gia đình người Kinh và gia đình các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng có sự chênh lệch nhất định. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh có tới 19,2% người chồng trong gia đình người dân tộc quyết định và người vợ chỉ chiếm 7,3%; cả hai vợ chồng là 46,9%. Trong khi đó tỷ lệ này đối với nhóm người Kinh là người chồng quyết định chiếm 24,4%; người vợ quyết định chiếm 12,3% và xu hướng cả hai vợ chồng cùng quyết định là 62,8% [Xem bảng 2.4].
Bảng 2.4: Người quyết định chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh [phụ lục 2]
Đơn vị tính:%
Người quyết định
Dân tộc
Vợ
Chồng
Cả hai
Người khác
Kinh
12,3
24,4
62,8
0,5
Thiểu số
7,3
19,2
46,9
10,5
Vấn đề sử dụng vốn cho trồng trọt, chăn nuôi hay kinh doanh cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với hộ gia đình. Trước đây do định kiến không tin vào khả năng nhanh nhạy, tháo vát của phụ nữ trong tiếp cận thị trường nên các công việc này thường là do nam giới quyết định. Điều đó đã hạn chế khả năng của phụ nữ khi thực hiện chức năng kinh tế gia đình. Dưới tác động của chính sách đổi mới, việc quyết định vay vốn và sử dụng vốn thay đổi rõ nét. Phụ nữ không đơn thuần làm chức năng phục vụ chồng con mà họ muốn thực sự bình đẳng với nam giới trong phát triển kinh tế gia đình. Cụ thể những gia đình có phụ nữ đảm nhận chính công việc đồng áng thì việc vay vốn và sử dụng vốn cũng thuộc về quyền quyết định của họ. Tuy nhiên, đối với những gia đình mà học vấn và vốn sống của người chồng cao hơn thì vấn đề này do người chồng quyết định.
Trong buôn bán, dịch vụ công cộng:
Trong hoạt động kinh tế cộng đồng hiện nay, phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế quốc dân, song có thể thấy tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ kinh doanh. ở mỗi dân tộc, mỗi địa phương, phụ nữ tham gia hoặc được đào tạo các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là trình độ nghề nghiệp được đào tạo còn nhiều hạn chế, thiếu quy hoạch, thiếu nguồn và cân đối giữa các vùng, các dân tộc. Có nơi tuy đã có chủ trương chính sách nhưng vận dụng vào thực tế còn lúng túng.
Tỉnh Điện Biên có 3.978 phụ nữ tham gia, đông nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng chưa có chị em nào được đào tạo từ trung cấp trở lên. Trong lĩnh vực giáo dục có 3100 chị có trình độ nghề nghiệp chiếm số lượng cao nhất (đại học 117, trung cấp 2983); y tế: 750 chị (đại học 31, trung cấp 480 chị); ngành bưu điện có số lượng phụ nữ tương đối: 165 chị (11 đại học, 39 trung cấp, số còn lại chưa được đào tạo); ngành văn hóa nghệ thuật có 62 chị trong đó đại học 3, trung cấp 35, số còn lại chưa được đào tạo.
Trong chiến lược phát triển phụ nữ nói riêng và của địa phương nói chung, trước yêu cầu CNH, HĐH đất nước, đào tạo để có trình độ từ thấp lên cao về số lượng và chất lượng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Thực tế cho thấy, để phụ nữ các dân tộc thiểu số có điều kiện tham gia các lĩnh vực hoạt động kinh tế, cần phải đào tạo có quy hoạch, có đầu tư. Khắc phục lối nhìn theo hiệu quả kinh tế trước mắt và đào tạo chắp vá như hiện nay.
Trong sản xuất nghề thủ công:
Trong các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta, trồng bông và dệt vải thổ cẩm là nghề truyền thống của phụ nữ. Đặc biệt, người Thái là một trong những tộc người nổi tiếng về dệt vải thổ cẩm truyền thống. Nghề dệt truyền thống này được bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu. Cây bông cho nguyên liệu dệt là cây trồng gắn liền với phụ nữ dân tộc Thái. Mọi công việc trồng bông chủ yếu là do người phụ nữ đảm nhiệm. ở một số gia đình thì công việc trồng bông được chia đều cho cả vợ và chồng nhưng sau đó các công việc khác như chăm sóc, thu hoạch đến chế biến bông đều do phụ nữ đảm nhiệm. Chu trình sản xuất đến chế biến bông thành sợi và dệt vải bao gồm nhiều khâu như chọn bông, cán bông, quấn bông, xe sợi..., đòi hỏi chị em phải tốn nhiều công sức và thời gian. Vì vậy, việc trồng bông, dệt vải được tiến hành hầu như quanh năm, trong những thời gian rảnh rỗi.
Người ta không thể tính được số ngày công lao động của phụ nữ trong công việc này. Nhưng những sản phẩm của họ đã chứng tỏ sức bền bỉ và nghệ thuật tài hoa của họ. Với nghề thủ công này, người phụ nữ đã đem lại lợi ích kinh tế gia đình tương đối lớn.
Đối với nhu cầu ăn mặc, chị em đã cung cấp cho cả gia đình những đồ dùng bằng vải như chăn, vải, đệm, quần áo, khăn túi. Về giá trị kinh tế, khăn piêu (một loại khăn đội đầu) của người Thái Yên Châu rất nổi tiếng, được các khách du lịch và cư dân láng giềng ưa chuộng. Vì thế, ngày nay, khăn piêu và một số sản phẩm dệt khác đã trở thành hàng hóa, được bán rộng rãi trên thị trường, tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Nghề dệt ở Yên Châu hiện nay, ngoài việc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt còn là nguồn thu đáng kể của các hộ. Riêng ở bản Pút có khoảng 20 chị em thường xuyên mang các sản phẩm do họ dệt đi tiêu thụ. Phương thức tiêu thụ của họ là bán và trao đổi. Trong lúc nông nhàn, khoảng tháng 12, tháng 1 dương lịch (tháng 7, 8 theo lịch Thái), chị em thường mang đệm, chăn, màn, khăn piêu, quần áo và những sản phẩm dệt khác đi bán hoặc đổi các mặt hàng tiêu dùng như chó, lợn, dê, ngựa với các tộc người khác như người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuy gtri dduc truyen thong cua Pn DTTS.doc