Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6
1.1. Đổi mới giáo dục ở nước ta 6
1.2. Vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục nước ta 22
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY 34
2.1. Tình hình chung về giáo dục và đặc điểm đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở Tỉnh Bến Tre 34
2.2. Thành tựu và hạn chế của việc phát huy vai trò đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ở tỉnh Bến Tre 42
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BẾN TRE ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI 74
3.1. Những quan điểm cơ bản nhằm phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre hiện nay 74
3.2. Những giải pháp chủ yếu 81
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3278 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ø lao Minh. Đến nay, Bến Tre là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL còn bị tách biệt với cả nước bởi những con sông lớn, khiến Bến Tre như một “ốc đảo”. Đây là nguyên nhân làm cản trở sự phát triển của Bến Tre. Hiện nay cầu Rạch Miễu cơ bản hoàn thành (hợp long cầu Rạch Miếu giai đoạn một nhịp phía Bến Tre vào 20/8/2008 và sẽ thông cầu vào tháng 9/2008, theo dự kiến) sẽ mở ra sự phát triển thuận lợi cho Bến Tre. Diện tích tự nhiên phần đất liền của tỉnh là 2.315 km2 chiếm 0,68% diện tích cả nước và khoảng 5,83% diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Vùng lãnh hải rộng khoảng 20.000 km2, dân số 1.356.302 người, mật độ trung bình là 579 người/km2 (thành Thị:125.174 người, chiếm 09,33%; nông thôn: 1.230.858 người, chiếm 90,67%).
Lao động: số người tuổi lao động (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi), chiếm 62,54%.
Cơ cấu lao động: Lao động nông nghiệp 79,83%; công nghiệp-xây dựng chiếm 7,14% và dịch vụ chiếm 13,03%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2006 là 26,74%.
Thành phần dân tộc Bến Tre chủ yếu là người kinh. Trong suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc sinh sống nơi đây đã đoàn kết chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm, cùng xây dựng quê hương.
Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đặc biệt là thủy sản và kinh tế vườn. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng bình quân năm 2005-2007 là 9,22%, cơ cấu kinh tế đến năm 2007: Khu vực I là 50,63%, khu vực II là 15,88% và khu vực III là 33,48%. Thu nhập bình quân đầu người Bến Tre là 600 USD/người/năm.
Trong những năm qua Bến Tre đã thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu chủ yếu so kế hoạch đề ra. Đời sống người dân Bến Tre từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng, hộ nghèo giảm dần, nhưng vẫn còn khoảng 11% (theo tiêu chí mới).
Bến Tre là một trong những tỉnh gánh chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, với 35.000 liệt sĩ, trên 18.000 thương binh và 2.112 bà mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đội ngũ giáo viên Trung học phổ thơng tỉnh Bến Tre ra đời, phát triển và sinh sống trong điều kiện nêu trên nên đã chịu khơng nhỏ ảnh hưởng và sự chi phối của hồn cảnh và những yếu tố đĩ. Một mặt họ là những giáo viên cĩ tinh thần trách nhiệm lao động cần cù, chăm chỉ cĩ khả năng chịu đựng, đương đầu với thách thức khĩ khăn, sát cánh cùng nhân dân sống cĩ tình làng-nghĩa xĩm đùm bọc lẫn nhau, cĩ tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp giáo dục với khát vọng, mong muốn truyền đạt cũng như chuẩn bị “lấp đầy” kiến thức cho các em học sinh giúp các em trưởng thành và cĩ đủ điều kiện khả năng, điều kiện tham gia xây dựng quê hương, gĩp phần sớm đưa quê hương thốt khỏi tình trạng nghèo của một “ốc đảo”, bị chia cắt với bên ngồi bởi những con sơng lớn như hiện nay. Mặt khác, do điều kiện lịch sử luơn phải đương đầu với các thế lực phong kiến và thực dân đế quốc xâm lược, chịu nhiều đau thương trong chiến tranh và vốn từ trong tiềm ẩn cĩ một chút “ngang tàng, phĩng khống”, “khơng chịu lệ thuộc”, mà người dân trên vùng đất này cho đến nay vẫn cịn tư tưởng “tự do”. Bên cạnh với nền sản xuất nơng nghiệp từ lâu đời, lại bị cách biệt với bên ngồi nên một bộ phận người dân Bến Tre cĩ lối sống khép kín, ít quan tâm đến “bên ngồi”, bảo thủ, trì trệ, cục bộ địa phương, cịn chậm nhận thức những giá trị mới… những yếu tố trên đây đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình đội ngũ giáo viên thực hiện vai trị giáo dục hiện nay của mình.
Thứ hai, đội ngũ giáo viên trung học phổ thơng tỉnh Bến Tre ra đời và phát triển, là cái nơi của phong trào Đồng khởi 1959-1960.
Xứ sở Bến Tre, một vùng bốn bề sơng nước. Cả nước biết đến Bến Tre “Quê hương Đồng khởi”, là một trong những trọng điểm đánh phá quyết liệt của Mỹ-ngụy qua bốn chiến lược chiến tranh. Nhưng đất và người Bến Tre đã vượt qua khĩ khăn thử thách để xứng danh với 8 chữ vàng “Anh dũng, Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt Ngụy”. Và Bến Tre khơng chỉ là một trong những cái nơi “Đồng khởi” mà cịn được xem là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục cách mạng miền Nam lúc bấy giờ. Dù bom đạn Mỹ pháo bầy, dù điều kiện khĩ khăn, dù chiến tranh ác liệt nhưng các thầy cơ vẫn bám trường, bám lớp, vẫn đứng vững trên bụt giảng để hồn thành nhiệm vụ chống giặc dốt, giúp cho mọi người đều biết đọc, biết viết. Dù ở giai đoạn nào thì nhắc đến phong trào giáo dục cách mạng miền Nam người ta đều nhớ đến Bến Tre. Những chiến cơng oanh liệt của quân và dân Bến Tre đã gĩp phần viết nên trang sử vẻ vang chĩi lọi của dân tộc Việt Nam. Những tên đất, tên người đã trở thành niềm tự hào của bao thế hệ người dân Bến Tre hiện nay và cả mai sau. Quân và dân Bến Tre đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, gĩp phần to lớn vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, giải phĩng hồn tồn miền Nam thống nhất đất nước. Nhưng sự hy sinh của nhân dân Bến Tre là hết sức lớn lao. Lịch sử và những chiến cơng của quân và dân Bến Tre là bản anh hùng ca bất diệt, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quật cường quyết chiến và quyết thắng quân xâm lược. Từ lâu, Bến Tre đã là vùng đất” địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh ra những nhân vật cĩ trình độ học vấn uyên thâm. Vị tiến sĩ đầu tiên của xứ Nam kỳ lục tỉnh, quê vùng biển Ba Tri, Bến Tre-Phan Thanh Giản, thi đỗ tiến sĩ năm 30 tuổi. Trương Vĩnh Ký quê vùng trái cây nổi tiếng Cái Mơn - Chợ Lách, “học vấn uyên bác” thơng thạo hơn 10 thứ tiếng. Chỉ trong 40 năm hoạt động đã để lại 118 tác phẩm thuộc đủ thể loại. Sau ngọn cờ thơ văn yêu nước tiêu biểu nữa sau thế kỷ XIX - Nguyễn Đình Chiểu và Phan Văn Trị mà tên tuổi gắn với cuộc bút chiến sơi nổi nhất thời bấy giờ đánh vào một nho sĩ bán mình cho giặc-Tơn Thọ Tường.
Trong lịch sử, người dân nơi đây vừa kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, vừa mang đậm nét độc đáo riêng của con người vùng đất cù lao. Bến Tre vốn là vùng đất hoang sơ mới được khai phá theo bước chân “Người mang gươm đi mở đất” của cha ơng người Việt từ miền ngồi đến, vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Gần ba thế kỷ chống giặc ngoại xâm và ách áp bức bĩc lột của phong kiến, người dân Bến Tre đã phải đổ biết bao xương máu, mồ hơi để giữ gìn và biến mảnh đất hoang sơ, rừng thiêng nước độc thành vùng đất trù phú, giàu tiềm năng như hơm nay.
Từ trong gian khổ và đau thương của chiến tranh, đã xuất hiện ở Bến Tre những kì tích lịch sử gắn liền với những con người anh hùng, vùng đất anh hùng. Gần như tay khơng, người Bến Tre đã vùng lên với ngọn đuốc đỏ rực từ vườn dừa Mỏ Cày đã cháy bùng lên phong trào Đồng khởi “diệt ác, phá kìm” lan rộng khắp miền Nam. Phong trào đấu tranh chính trị của “đội quân tĩc dài”, của những người phụ nữ Bến Tre như một huyền thoại đẹp đã đi vào lịch sử dân tộc mà tiêu biểu là bà Nguyễn Thị Định.
Những sự kiện điển hình đĩ đã cho thấy con người Bến Tre cĩ đầy đủ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: Yêu nước nồng nàn, kiên cường bất khuất, thơng minh, sáng tạo…đĩ là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh tinh thần gĩp phần hun đút nên bản lĩnh, ý chí để các thế hệ người Bến Tre hơm nay vững bước tiến lên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Từ những truyền thống cách mạng cĩ được đã hình thành nên con người Bến Tre trong đĩ cĩ đội ngũ giáo viên Trung học phổ thơng từ tình cảm dân tộc sâu sắc đến đức tính kiên trì bền bỉ sự mạnh dạn, tự tin và rất nhân ái, vị tha nhưng cũng đầy dũng khí cương quyết khơng khoan nhượng trước những cái xấu, những sai trái trong đời sống xã hội.
Thứ ba, đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bến Tre ra đời và phát triển trong điều kiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gian khổ và quyết liệt.
Giai đoạn 1954-1960: Do thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân nên sau Hiệp định Giơneovơ, ở Bến Tre chỉ có hai trường tư thục là trường Hàn Thuyên và trường Lê Lợi ở Thị xã Bến Tre dạy đến lớp đệ tứ (lớp 9 ngày nay). Hai trường này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu học tập của người dân. Lúc này để có thể duy trì được hoạt động giáo dục cách mạng, Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức các trường tư và lãnh đạo, vận động nhân dân xây cất trường lớp ở nông thôn, động viên giáo viên vùng địch về dạy, vừa chống giặc dốt vừa lôi kéo lực lượng. Đối với giáo dục phổ thông: thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban-Tuyên-Văn-Giáo đã vận động nhân dân xây cất trường tư thục Mỹ Lồng (huyện Giồng Trôm) làm thí điểm, tập hợp học sinh ở các xã lân cận để mở lớp. Hầu hết giáo viên trường tư thục Mỹ Lồng đều là người của cách mạng.
Từ kinh nghiệm hoạt động của trường tư thục Mỹ Lồng, Tỉnh ủy và Ban Tuyên-Văn-Giáo xây dựng thêm một số trường tư thục khác như trường: Bình Hòa, Châu Thới (huyện Giồng Trôm), Hàm Luông (huyện Mỏ Cày). Song song với việc lập trường tư thục thị xã như các trường tư thục ở Giồng Trôm, Mỏ Cày, lãnh đạo cũng quan hệ chặt chẽ với một số giáo viên yêu nước ở một số trường bán công tư thục thị xã như các trường Phong Châu, Công Hòa, Phước Thiện, Tân Dân, Lê Lợi để thống nhất nội dung đấu tranh, đồng thời xây dựng một số giáo viên nòng cốt và học sinh tiến bộ ở trường Lạc Long Quân của địch để vận động đấu tranh.
Giai đoạn 1960-1969: Từ cuối năm 1959, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng đang trên đà phát triển mạnh. Thực hiện Nghị quyết trung ương lần thứ 15 của Đảng, Đảng Bộ Bến Tre lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tiến hành diệt ác, phá kìm. Ngày 17- 01-1960, cuộc “Đồng khởi” đã nổ ra ở ba xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp giành được thắng lợi, sau đó lan ra toàn tỉnh và cả miền Nam.
Sau các phong trào Đồng khởi, phong trào giáo dục phát triển mạnh, trên diện rộng, hoạt động có hiệu quả. Phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển rầm rộ, số học sinh ngày càng đông, đầu năm 1964, tiểu ban Giáo dục tỉnh chính thức được thành lập. Mở lớp sư phạm trung cấp tại ấp Thới Hòa (huyện Giồng Trôm) đào tạo khoảng 50-60 giáo viên. Ngoài chuyên môn, giáo viên còn được bồi dưỡng lý luận chính trị. Theo báo Chiến Thắng, đầu năm 1964 ở các xã trên toàn tỉnh có 915 lớp với 816 giáo viên, 40.375 học sinh. Phong trào giáo dục Cách mạng ở Bến Tre đã phát triển thành cao trào, huyện có trường cấp II, tỉnh có trường cấp III.
Năm 1970, thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh địch triển khai kế hoạch, bình định xây dựng và bình định phát triển, hệ thống đồn bót dày đặc. Toàn tỉnh có 916 đồn bót và tháp canh. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy chủ trương đưa hoạt động giáo dục Cách mạng chuyển sang đấu tranh văn hóa với dịch là chính. Ta cũng tìm cách tạo thế hợp tác đưa những giáo viên cách mạng vào trường địch giảng dạy nhằm hạn chế đầu độc văn hóa đối với học sinh, đồng thời từng bước lôi kéo giác ngộ giáo viên yêu nước. Nhờ những nỗ lực và sáng tạo trong hoạt động, phong trào giáo dục cách mạng ở Bến Tre nhanh chóng phục hồi.
Trước đại thắng mùa xuân 1975, ngành giáo dục Bến Tre đã tham gia mọi công tác chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công mới. Tất cả giáo viên và học sinh đều được trang bị cho cuộc tổng tấn công. Tất cả giáo viên và học sinh đều được trang bị sẵn sàng chiến đấu. Tiểu ban Giáo dục bố trí, xây dựng lực lượng, nắm chắc ban điều hành và giáo viên các trường của địch, vận động giáo viên, học sinh bảo vệ cơ sở vật chất, sẵn sàng cho kế hoạch tiếp quản vào ngày 1-5-1975. Đó chính là cơ sở hình thành đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh Bến Tre sau này.
Từ đó đến nay, được đầu tư và quan tâm đúng mức, giáo viên THPT Bến Tre đã có những chuyển biến tích cực về qui mô, phát triển về chất lượng và hiệu quả. Được hun đúc từ cách mạng, những năm gần đây số trường, lớp THPT của tỉnh Bến Tre được mở rộng với nhiều loại hình, số học sinh THPT không ngừng được phát triển về số lượng cả về chất lượng rất khả quan, với định hướng: “Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình nội dung, phương pháp giáo dục, trọng tâm là tổ chức thực hiện tốt chương trình phân ban ở lớp 10, lớp 11,12; sử dụng tốt các công cụ phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp và giáo dục pháp luật” [39, tr.13], phát triển và nâng cao chất lượng các cấp học, bậc học phải “Xây dựng mội trường lành mạnh, đẩy mạnh phong trào: “dạy thật, học thật, thi thật” và đánh giá đúng thật chất kết quả học tập của học sinh, tạo sự chuyển biến tích cực, vững chắc cho những năm học tới” [39, tr.2]. Trung bình mỗi năm có khoảng 12.000 học sinh tốt nghiệp THPT (đạt tỉ lệ- 87,17%), số học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm khoảng 3.600 em (đạt tỉ lệ 30%). Giáo viên THPT Bến Tre đã góp phần không nhỏ cho đất nước.
Cùng với việc mở rộng qui mô các trường THPT và nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học này, ngành giáo dục Bến Tre đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, có trình độ giáo dục học trò. Năm học 2006-2007 “Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được chú trọng; Ngành đã và đang thực hiện sắp xếp lại đội ngũ thầy cô giáo và tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, nâng cao trình độ, từng bước nâng cao chất lượng khắc phục sự không đồng bộ về đội ngũ” [38, tr.11]. Trong những năm qua số lượng giáo viên có trình độ đại học về tỉnh công tác có những chyển biến tốt đẹp, góp phần khắc phục tình trạng thiếu giáo viên của tỉnh. Trong sự phát triển đó, đội ngũ giáo viên THPT Bến Tre không ngừng tăng dần theo các năm học. Số lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở từng cấp học được nâng lên. Với kết quả này không chỉ phục vụ tốt công tác giảng dạy trong giai đoạn mới mà còn giúp tỉnh thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đội ngũ giáo viên THPT chính là lực lượng tiếp thêm sức chiến đấu cho Đảng bộ và nhân dân Bến Tre, góp phần để sớm đưa Bến Tre ra khỏi là tỉnh nghèo, chậm phát triển như hiện nay.
2.2.4. Thành tựu và hạn chế của việc phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông trong quá trình đổi mới giáo dục ở tỉnh Bến Tre
Nhận thức vai trò đối với công tác giáo dục, đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bến Tre đã không ngừng cố gắng thực hiện vai trò của mình, góp phần làm đổi mới giáo dục cả nước nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng. Từ đó, có thể đánh giá những thành tựu cơ bản cũng như những hạn chế chủ yếu trên các mặt sau đây.
Thứ nhất, thành tựu và hạn chế trên lĩnh vực giáo dục thế giới quan khoa học, chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống.
Thế giới quan khoa học tạo niềm tin, định hướng hoạt động và quan hệ của từng người, hay của xã hội nói chung. Quá trình giảng dạy những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện trong nội dung chương trình các môn học-đặc biệt là ở môn giáo dục công dân, đội ngũ giáo viên bước đầu giúp các em hình thành những quan điểm duy vật biện chứng, các qui luật phát triển của tự nhiên, xã hội và của tư duy. Với thế giới quan khoa học được thầy cô trang bị học sinh THPT tỉnh Bến Tre tạo được niềm tin, định hướng cho các em bước vào đời trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thanh niên quan tâm. Vì vậy, người thầy giáo không chỉ là “kỹ sư của tâm hồn” mà còn là người hành nghề một nghề nghiệp cần được chức năng hóa, chuyên môn hóa cao độ theo yêu cầu đa dạng, sinh động của công việc phát triển giáo dục.
Trong điều kiện hiện nay, khi mà Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để phá hoại, với điều kiện kinh tế thị trường thì đội ngũ giáo viên THPT có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao các phẩm chất chính trị, tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho học sinh ở các trường THPT của tỉnh. Việc giáo dục cho học sinh các giá trị xã hội cơ bản, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới và những chính sách lớn của Đảng của Nhà nước giúp các em nhận ra và tôn trọng, những giá trị đích thực của cuộc sống về lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu CNXH. Thầy cô đã truyền dạy để cho học sinh có được lòng tự hào về truyền thống dân tộc, giúp các em có ý thức phải biết tôn trọng lợi ích của cá nhân, lợi ích của tập thể, của xã hội, có niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trước những diễn biến tình hình kinh tế-xã hội nhất là tình hình “Cơn bão giá cả”, “lạm phát”, cuộc sống gặp khó khăn, nhưng phần lớn học sinh THPT vẫn bình tĩnh quan tâm chăm lo học tập và tích cực tham gia vào các tổ chức đoàn thể làm công tác tuyên truyền vận động gia đình, người thân góp phần ổn định tại địa phương. Số học sinh ở các trường THPT tỉnh Bến Tre đứng vào hàng ngũ của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tính đến tháng 6/2008 là 118.662, mỗi năm có khoảng 838 học sinh là đoàn viên ưu tú được dự học lớp đối tượng Đảng, đến nay đã kết nạp được 52 học sinh, sinh viên vào Đảng cộng sản Việt Nam. Điều này đã thể hiện sự trưởng thành về ý thức chính trị và lập trường tư tưởng của học sinh, đồng thời khẳng định vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng cho học sinh THPT tỉnh Bến Tre.
Trong các trường THPT việc giáo dục đạo đức cho học sinh được đội ngũ giáo viên xác định là lĩnh vực cực kỳ quan trọng để phát triển nhân cách cho học sinh, là nhiệm vụ có tầm chiến lược bao trùm và xuyên suốt quá trình giảng dạy và giáo dục của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: Thể dục, Trí dục, Mỹ dục, Đức dục …”. Từ những nguyên tắc, phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học trung thực khiêm tốn, dễ thích nghi, giàu lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm được giáo viên chuyển tải qua các giá trị nhân văn trong các tác phẩm văn học, qua truyền thống lịch sử đấu tranh của quê hương Bến Tre đã dần thấm sâu vào học sinh thông qua và được biểu hiện trong các hoạt động học tập, rèn luyện một cách tích cực và tự giác. Vì vậy, tỷ lệ bình quân học sinh có hạnh kiểm tốt qua các năm là 79,44%, học sinh giỏi là 10,14%, khá là 36,66% và học sinh yếu là 0,26%.
Ngoài việc trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, đội ngũ giáo viên còn giáo dục cho các em ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đoàn thể, Nội qui của Nhà trường. Số học sinh vi phạm pháp luật có giảm trong những năm gần đây. Có được như thế là nhờ vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện có đức, có tài. Niềm vui của người thầy không phải chuyên tiền bạc mà chính là thành quả đào tạo của các thế hệ học sinh.
Việc xây dựng cho học sinh lối sống tốt đó là lối sống tích cực, chủ động, linh hoạt, giản dị, lành mạnh, tiết kiệm, có mục đích, có kế hoạch biết đồng cảm, chia sẻ. Có kỷ luật và tinh thần hợp tác trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội được đội ngũ giáo viên rất quan tâm. Các em học sinh khẳng định rằng những chuẩn mực đạo đức, lối sống, hành vi tốt mà thầy cô trang bị là rất cần thiết với học sinh THPT tỉnh Bến Tre. Đó là sự đồng cảm, sẻ chia khó khăn được biểu hiện bằng thăm hỏi, giúp đỡ khi bạn bè gặp chuyện chẳng may, phong trào “nuôi heo đất” giúp gia đình bạn học khó khăn, xây nhà tình thương, quyên góp ủng hộ thiên tai, bão lụt.
Những phẩm chất về thế giới quan, về đạo đức cách mạng, về tư tưởng chính trị và lối sống tốt đẹp mà đội ngũ giáo viên đã trang bị cho học sinh THPT tỉnh Bến Tre đã thực sự góp phần đào tạo một thế hệ lao động mới có tinh thần yêu nước, yêu quê hương, có lối sống đúng đắn với những ước mơ và hoài bảo cao đẹp, có lòng nhân ái, làm việc học tập theo kỷ luật, pháp luật, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công và đặc biệt là ý thức vươn lên không chịu nghèo khó để lập thân, lập nghiệp, quyết tâm phấn đấu không ngừng để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, ở Bến Tre vẫn còn những học sinh thể hiện suy nghỉ thiếu “chín chắn” nên không tích cực học tập, rèn luyện, nhận thức của các em chưa sâu sắc về các chuẩn mực tư tưởng chính trị XHCN, một số học sinh không nhiệt tình và ít quan tâm thậm chí không quan tâm đến các vấn đề thời sự, chính trị của đất nước và thế giới. Một bộ phận học sinh chưa đạt chuẩn về đạo đức, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt còn thấp (10,14%), trong khi số học sinh hạnh kiểm yếu lại có khuynh hướng tăng, đây là điều đáng quan tâm của thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Thực trạng trên cho thấy việc hình thành, củng cố và phát triển thế giới quan khoa học cho học sinh vẫn chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển con người trong giai đoạn hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng không thể thiếu của quá trình đổi mới giáo dục nhất là trong học sinh THPT ở Bến Tre còn có những hạn chế nhất định. Tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế này là vấn đề mà bản thân đội ngũ giáo viên ở các trường THPT và ngành GD-ĐT tỉnh Bến Tre rất quan tâm nhiều năm qua.
Thứ hai, thành tựu và hạn chế trên lĩnh vực giáo dục tri thức văn hoá, khoa học kỹ thuật.
Với tư cách là người chủ tương lai của đất nước, thì thanh niên trong đó có học sinh THPT phải học tập, rèn luyện để là “bông hoa của chế độ”. Trong những vấn đề mà học sinh phải rèn luyện có được tri thức phổ thông, cơ bản về khoa học đã đề ra với những yêu cầu ngày càng cao với trình độ học vấn chung của thế hệ trẻ trong đó có học sinh THPT. Vì vậy, chương trình phát triển giáo dục giai đoạn 2005-2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre nêu rõ: “Tổ chức tốt hơn việc nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến” [44, tr.8]. Do vậy, đội ngũ giáo viên ở các trường THPT phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc trang bị tri thức khoa học, kỹ năng, trình độ cao cho học sinh.
Trong các trường THPT tỉnh Bến Tre, những kiến thức phổ thông, cơ bản về tự nhiên, xã hội, về kinh tế, chính trị, pháp luật được đội ngũ giáo viên trang bị một cách hệ thống cho học sinh thông qua quá trình giảng dạy các môn học. Tiếp thu những tri thức này học sinh thật sự có trình độ học vấn phổ thông tương đối hoàn chỉnh làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực cá nhân để tiếp nhận lượng tri thức ở trình độ cao hơn. Điều này được thể hiện ở kết quả xếp loại học lực, kết quả thi tốt nghiệp, thi đại học vừa qua.
Cùng với việc trang bị tri thức văn hóa, khoa học cho học sinh, đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Bến Tre còn góp phần quan trọng trong việc phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh nhà. Nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói: “Để giải quyết thành công nhiệm vụ xây dựng đất nước theo những mục tiêu to lớn mà các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- mục lục.doc