Luận văn Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

MTTQ vừa có nhiệm vụ tham gia triển khai QCDC thôngqua công tác

tuyên truyền, công tác phối hợp với CQ, vừa có chứcnăng giám sát việc triển

khai thực hiện QCDC. Hoạt động giám sát được nhân dân và MTTQ các cấp

đặc biệt coi trọng, tập trung vào các nội dung đã được quy định trong QC như:

giám sát hoạt động của HĐND, UBND, đại biểu HĐND, cán bộ, công chức

NN; giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến QLC của

nhân dân.

Để thực hiện tốt chức năng giám sát, một số nơi trong quá trình triển

khai công tác tuyên truyền, MTTQ các cấp đã hết sứcchú trọng việc vận động

nhân dân thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối vớitoàn bộ các hoạt động

trong quá trình triển khai QCDC; nhất là QLC trực tiếp của nhân dân. Nhiều

hình thức, biện pháp giám sát được nhân dân và MTTQcác cấp thực hiện,

đem lại những hiệu quả thiết thực, đó là:

pdf139 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống góp đ−ợc 1,81 tỉ đồng vào quỹ ngày vì ng−ời nghèo. Mặt khác, do phát huy tốt QC trong việc chọn đối t−ợng để ủng hộ; nhân dân đ−ợc bàn bạc công khai, dân chủ từ thôn, xóm lên xã nên không có đối t−ợng đ−ợc tặng tiền, tặng nhà lại gây thắc mắc trong nhân dân. c) Thực hiện QCDC còn góp phần tích cực vào sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004, nhiệm kỳ 2004 - 2009, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI. UBMTTQ và CQ đã phối hợp chặt chẽ hơn trong việc tổ chức các hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi c− trú, nhân dân đã đóng góp những ý kiến thẳng thắn, chân tình với các ứng cử viên; qua đó giúp cho MTTQ các cấp lựa chọn, giới thiệu đ−ợc những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn, xứng đáng để bầu vào Quốc hội và các cơ quan dân cử ở ĐP. Điều đó thể hiện ý thức chính trị và tinh thần trách nhiệm cao của đại đa số cử tri trong việc phát huy QLC của mình để xây dựng CQ ngày càng trong sạch, hoạt động có hiệu quả, thực sự là của dân. d) Theo quy định của QCDC thì Ban công tác MT có nhiệm vụ tham gia phối hợp với Tr−ởng thôn, ấp, bản trong việc xây dựng cộng đồng dân c−. Đây là một hoạt động khá nổi bật của MT cơ sở trong thời gian qua. Những năm tr−ớc đây, việc bầu Tr−ởng thôn ch−a có h−ớng dẫn cụ thể của trung −ơng; nh−ng trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhiều địa 64 ph−ơng đã ban hành văn bản h−ớng việc bầu Tr−ởng thôn, Tổ tr−ởng tổ dân phố; và về cơ bản việc bầu Tr−ởng thôn, Tổ tr−ởng tổ dân phố ở các nơi đều diễn ra dân chủ, đúng luật, thực sự là những đợt sinh hoạt chính trị có nghĩa quan trọng ở khu dân c−, thu hút đ−ợc đông đảo nhân dân tham gia (nhiều nơi có tới 100% cử tri tham dự). Từ khi thực hiện Quyết định số 13/2002 của Bộ nội vụ, thì việc bầu Tr−ởng thôn, tổ tr−ởng tổ dân phố đã đi vào nề nếp hơn. Quy trình bầu tr−ởng thôn đ−ợc thực hiện nh− sau: căn cứ vào tiêu chuẩn của Tr−ởng thôn, Ban công tác MT hiệp th−ơng giới thiệu nhân sự để đ−a ra hội nghị nhân dân ở thôn, làng để nhân dân trực tiếp quyết định; nhân dân bầu bằng cách bỏ phiếu kín, hoặc giơ tay do hội nghị nhân dân quyết định. Qua kiểm tra, khảo sát và báo cáo của các địa ph−ơng; thì nhìn chung các Ban công tác MT ở thôn, làng của các ĐP đã tham gia tích cực, có hiệu quả công tác hiệp th−ơng giới thiệu nhân sự, vận động nhân dân đi bầu, giám sát việc kiểm phiếu, cũng nh− phối hợp tổ chức các hội nghị nhân dân ở thôn, làng để nhân dân bầu Tr−ởng thôn. Qua tổng kết thực tiễn việc bầu Tr−ởng thôn, UBTWMTTQ đã cùng với Bộ nội vụ ra thông t− liên tịch h−ớng dẫn quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tr−ởng thôn. MTTQ ở cơ sở còn tham gia phối hợp với CQ và các tổ chức thành viên trong việc xây dựng tổ an ninh nhân dân, tổ bảo vệ sản xuất, tổ hòa giải nhân dân, tổ nhân dân tự quản v.v ở thôn, làng, ấp, bản; nh−: lựa chọn, giới thiệu ng−ời để nhân dân bầu vào tổ hòa giải, tham gia tuyên truyền pháp luật về hòa giải cho nhân dân. Đây là những tổ chức ở cơ sở góp phần thiết thực vào việc bảo vệ an ninh trật tự ở địa ph−ơng và giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; hạn chế đ−ợc nhiều các vụ khiếu kiện v−ợt cấp; vận động nhân dân đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đoàn kết t−ơng trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; bảo đảm cho QCDC thực hiện có hiệu quả. ở tỉnh Đồng Tháp, MTTQ đã phối hợp với ngành t− pháp kiện toàn đ−ợc 1014 tổ hòa giải/ 139 xã, ph−ờng, thị trấn, với 4725 thành viên; trong 5 năm qua đã 65 hòa giải thành 23.255/30.403 vụ việc, đạt tỉ lệ 76,4% (trong đó MT và các đoàn thể đóng vai trò nòng cốt). ở Nam Định, hiện nay tất cả 3685 khu dân c− trong tỉnh đều đã kiện toàn đ−ợc các tổ hòa giải (mỗi tổ có từ 5 đến 7 thành viên, gồm cán bộ MT, đại diện các đoàn thể và những ng−ời có uy tín tại khu dân c−); trong những năm qua các tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải hàng ngàn vụ việc, với tỉ lệ thành công là trên 70%. MTTQ các tỉnh trong cả n−ớc đã phối hợp với Sở t− pháp theo sự h−ớng dẫn của Bộ t− pháp và UBTWMTTQ để tổ chức cuộc thi hòa giải viên giỏi trong toàn tỉnh, tiến tới cuộc thi hòa giải viên giỏi toàn quốc năm 2001 nhằm động viên và nâng cao chất l−ợng hoạt động của công tác hòa giải. ở tỉnh Cần Thơ, qua 3 năm thực hiện QCDC, MTTQ cơ sở trong tỉnh đã tham gia tổ chức hòa giải thành hơn 9000 vụ việc, xích mích mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. ở Tuyên Quang [52], MTTQ các cấp đã chú trọng phối hợp với các cơ quan chức năng kiện toàn, củng cố và duy trì hoạt động của các tổ hòa giải, hiện toàn tỉnh có 2.248 tổ hòa giải với 9.118 thành viên, trong 3 năm 1998 -2000 đã tiếp nhận 5.855 vụ và đã hòa giải thành 5.201 vụ đạt 88%. e) Thực hiện các quy định của QCDC về vai trò của MT trong việc xây dựng h−ơng −ớc, quy −ớc và Thông t− liên tịch số 03, ngày 31/03/2000 của UBTWMTTQ với Bộ t− pháp, Bộ văn hóa thông tin về việc h−ớng dẫn xây dựng và thực hiện h−ơng −ớc, quy −ớc của thôn, làng, ấp, bản [53]; thời gian qua MT nhiều địa ph−ơng, nhất là MT cấp xã và Ban công tác MT đã tích cực, chủ động và đóng vai trò là nòng cốt trong việc phối hợp xây dựng và vận động, tổ chức để nhân dân thông qua. Nhiều nơi, Ban công tác MT cùng với Tr−ởng thôn và Bí th− chi bộ ở thôn, bản, khu dân c− đã chủ động phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bàn bạc, xây dựng, góp ý vào các bản Dự thảo h−ơng −ớc, quy −ớc làng văn hóa ở từng khu dân c− tr−ớc khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các h−ơng −ớc, quy −ớc đ−ợc ban hành nhằm điều chỉnh nhiều lĩnh vực trong cuộc sống ở cộng đồng dân c−, nh−: quy −ớc xây dựng gia đình văn hóa, quy −ớc về việc 66 c−ới, việc tang, lễ hội, quy −ớc bảo vệ an ninh. Đến hết tháng 6 năm 2003, nhiều ĐP có các thôn, làng, ấp, bản xây dựng đ−ợc h−ơng −ớc, quy −ớc có tỉ lệ cao nh− tỉnh Ninh Bình (100%), tỉnh Hà Tĩnh (87%). Việc xây dựng và thực hiện h−ơng −ớc, quy −ớc ở thôn, làng, ấp, bản đã góp phần làm lành mạnh một b−ớc môi tr−ờng xã hội, môi tr−ờng văn hóa giáo dục, quan hệ ứng xử trong gia đình và cộng đồng ngày càng tốt đẹp; làm ổn định tình hình an ninh trật tự, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân, của cộng đồng dân c− ở các làng, xóm, khối phố, xây đắp thêm tình làng nghĩa xóm, làm giảm đ−ợc nhiều mâu thuẫn ở cộng đồng dân c−; bảo vệ môi tr−ờng, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. ở Bắc Giang, khi thực hiện h−ơng −ớc, quy −ớc đã giúp bài trừ đ−ợc nhiều các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan trong nhân dân, nh−: trong việc c−ới đã bỏ đ−ợc những thủ tục ăn hỏi r−ờm rà, không hút thuốc, không uống r−ợu say, cô dâu mặc áo dài dân tộc; trong việc tang không tổ chức cầu hồn, không lăn đất, không để thi hài quá 24 tiếng, không thổi kèn quá khuya.v.v; đặc biệt ở xã Quảng Minh (huyện Việt Yên), nhờ thực hiện h−ớng −ớc mà MTTQ đã vận động nhân dân trong xã không tổ chức ăn, uống r−ợu trong ngày lễ tang, làm tiết kiệm đ−ợc từ mỗi đám từ 3 đến 5 triệu đồng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, nhìn chung MTTQ các cấp, nhất là ở cấp cơ sở đã tham gia rất tích cực, có hiệu quả, từ khâu tham gia vào nhóm soạn thảo đến việc vận động nhân dân đến dự các các hội nghị góp ý kiến, thảo luận và thông qua h−ơng −ớc, quy −ớc; góp phần tích cực vào công tác xây dựng h−ơng −ớc, quy −ớc ở các ĐP. Song một số ĐP, MTTQ còn ch−a chủ động đi sâu nghiên cứu để góp phần cùng với cấp ủy Đảng và CQ xây dựng quy chế, quy −ớc và h−ơng −ớc theo sự h−ớng dẫn của cấp trên; nội dung các h−ớng −ớc, quy −ớc còn quy định chung chung, thiếu cụ thể, ch−a bao quát hết các vấn đề trong địa bàn dân c−, ch−a căn cứ vào truyền thống tốt đẹp và đặc điểm của từng địa ph−ơng; việc phê duyệt h−ơng −ớc, quy −ớc của UBND cấp huyện còn chậm, dẫn đến tiến độ xây dựng h−ơng −ớc, quy −ớc ở 67 thôn, làng, ấp, bản ở một số địa ph−ơng còn chậm. Các tỉnh Nam bộ, do ch−a có tiền lệ của h−ơng −ớc, quy −ớc nên lúng túng trong việc xây dựng h−ơng −ớc ở thôn, ấp. f) Để thực hiện tốt các chức năng thực hiện QCDC, mấy năm qua, từ TW đến ĐP UBMTTQ các cấp đã tập trung kiện toàn, củng cố và nâng cao chất l−ợng hoạt động của các Ban công tác MT. Điều lệ của MTTQ đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các Ban công tác MT; trong đó có việc phối hợp với tr−ởng thôn xây dựng cộng đồng dân c−, vận động nhân dân thực hiện các chủ tr−ơng, chính sách của Đảng, pháp luật của NN, thực hiện nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND và thực hiện QCDC. UBMTTQ các cấp ở ĐP đã và đang rà soát, kiểm tra việc tổ chức và hoạt động của Ban công tác MT để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất l−ợng hoạt động của Ban. Tính đến hết năm 2000, cả n−ớc đã kiện toàn đ−ợc 87.438 Ban công tác MT với hơn 600 ngàn ng−ời. Đây là một lực l−ợng quan trọng, góp phần thực hiện tốt QCDC ở các ĐP nói chung cũng nh− công tác MT tham gia thực hiện QCDC nói riêng. Tuy nhiên, trong công tác phối hợp giữa UBMTTQ các cấp với HĐND và UBND trong việc thực hiện QCDC có lúc còn thiếu chặt chẽ, ch−a th−ờng xuyên, có nơi còn mang tính hình thức. Nhiều nơi ch−a xây dựng đ−ợc QC phối hợp giữa UBMTTQ với CQĐP; một số nơi việc lồng ghép thực hiện QCDC vào nội dung của cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân c−" còn ch−a chặt chẽ hoặc có nơi còn lúng túng khi thực hiện; một số nơi, UBMTTQ xã, ph−ờng còn có biểu hiện e ngại, thiếu tin t−ởng vào hiệu quả của QC, cho rằng CQ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hiện QCDC; có những địa ph−ơng CQ ch−a làm đầy đủ trách nhiệm theo QC, nh−ng UBMT không kiến nghị, nên hoạt động phối hợp có lúc còn mang tính hình thức. Một số nơi, UBMT còn ch−a nhận thức rõ vai trò của mình trong việc tham gia thực hiện QCDC; công tác chỉ đạo còn chung chung, thiếu kiểm tra đôn đốc, triển khai các chủ tr−ơng của cấp trên còn chậm và không sâu. 68 Một số địa ph−ơng, UBMT còn ch−a chủ động đi sâu nghiên cứu để góp phần cùng với cấp ủy Đảng và CQ xây dựng QC, quy −ớc và h−ơng −ớc theo sự h−ớng dẫn của cấp trên. Một số điều trong h−ơng −ớc, quy −ớc về hình phạt còn trái pháp luật. 2.4. Đánh giá khái quát hoạt động giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ của Mặt trận Tổ quốc MTTQ vừa có nhiệm vụ tham gia triển khai QCDC thông qua công tác tuyên truyền, công tác phối hợp với CQ, vừa có chức năng giám sát việc triển khai thực hiện QCDC. Hoạt động giám sát đ−ợc nhân dân và MTTQ các cấp đặc biệt coi trọng, tập trung vào các nội dung đã đ−ợc quy định trong QC nh−: giám sát hoạt động của HĐND, UBND, đại biểu HĐND, cán bộ, công chức NN; giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến QLC của nhân dân. Để thực hiện tốt chức năng giám sát, một số nơi trong quá trình triển khai công tác tuyên truyền, MTTQ các cấp đã hết sức chú trọng việc vận động nhân dân thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với toàn bộ các hoạt động trong quá trình triển khai QCDC; nhất là QLC trực tiếp của nhân dân. Nhiều hình thức, biện pháp giám sát đ−ợc nhân dân và MTTQ các cấp thực hiện, đem lại những hiệu quả thiết thực, đó là: a) Thông qua việc phối hợp với CQ để thực hiện các nội dung của QCDC. ở ĐP đại diện MT tham gia với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện QC của từng cấp (nhiều nơi là Phó ban chỉ đạo). Việc phối hợp th−ờng xuyên, chặt chẽ với CQ trong toàn bộ quá trình triển khai, thực hiện QC là để MT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho MT thực quyền giám sát việc thực hiện QC ở ĐP. Thực tế trong những năm qua cho thấy, ở nhiều nơi công tác phối hợp giữa MT và CQĐP trong việc thực hiện QCDC là có hiệu quả; một số nơi MT đã góp nhiều ý kiến 69 và kiến nghị kịp thời, có giá trị giúp cho cấp ủy Đảng, CQ có những quyết sách phù hợp, đúng đắn hơn để thực hiện tốt QC ở ĐP. b) Thông qua hình thức tiếp dân và xử lý đơn th− khiếu nại tố cáo của công dân, ở đây bên cạnh việc cùng với CQĐP tích cực đẩy mạnh việc triển khai và thực hiện QCDC ở địa bàn của mình, MTTQ các cấp luôn luôn lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng của dân để phản ánh, kiến nghị với CQ xem xét, giải quyết. Nếu thấy có biểu hiện nào ch−a đúng từ phía cán bộ CQ thì nhân dân hoặc MT kiến nghị để xử lý. Mặt khác, MT còn giám sát CQ giải quyết những khiếu nại tố cáo, những kiến nghị đó của dân. ở Tây Ninh, qua 3 năm thực hiện QCDC, MT và các đoàn thể nhân dân đã giám sát CQ giải quyết khiếu nại tố cáo đ−ợc 81,6% số đơn th− khiếu nại tố cáo; giám sát hoạt động của đại biểu dân cử đã kiến nghị cơ quan chức năng bãi miễn 11 đại biểu HĐND cấp xã; giám sát CQ xử lý 40 tr−ờng hợp cán bộ ĐP bị sai phạm v.v...ở Yên Bái, qua 6 năm thực hiện QCDC, MT tiếp 1.650 l−ợt công dân với 2.105 đơn khiếu nại tố cáo; qua nghiên cứu xem xét, MT đã có công văn yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và trả lời cho MT và công dân đ−ợc biết, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công dân. c) Một hình thức khác là thông qua việc tham gia các kỳ họp của HĐND cấp xã, các buổi tiếp xúc cử tri để giám sát hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND, giám sát hoạt động của cán bộ UBND. Hoạt động này diễn ra khá th−ờng xuyên và thu đ−ợc nhiều kết quả. Qua đó, nếu cử tri và MT phát hiện thấy đại biểu nào không làm tròn trách nhiệm của mình thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, hoặc bãi nhiệm hoặc không bầu vào các cơ quan dân cử trong nhiệm kỳ sau. Ví dụ ở tỉnh Đắc Lắc, kỳ họp HĐND lần thứ nhất xã Eadoal (huyện MĐrak) nhiệm kỳ 1999-2004 qua phát hiện và kiến nghị của dân và MT đã đề nghị bãi nhiệm không công nhận 1 đại biểu HĐND xã. ở Hải Phòng sau 3 năm triển khai thực hiện QCDC nhân dân, MT và các đoàn thể quần chúng của thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động giám sát; kết quả đã phát hiện đ−ợc 225 vụ vi phạm kỷ luật, trong đó có 102 vụ vi phạm về dân 70 chủ, 123 vụ vi phạm về kinh tế. Qua đó đã đề nghị cấp ủy, CQ, HĐND cấp xã xử lý kỷ luật 243 cán bộ, Đảng viên với hình thức khiển trách, cảnh cáo đến buộc thôi việc; trong đó có 35 ng−ời là Bí th−, Phó bí th−, 56 ng−ời là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã, ph−ờng. Thời gian qua, nhiều nơi nh− Thừa Thiên Huế, Yên Bái, Hải D−ơng. Bắc Giang...MT tỉnh đã phối hợp với Th−ờng trực HĐND hàng năm tiến hành khảo sát, đánh giá và phân loại chất l−ợng của đại biểu HĐND các cấp với sự tham gia đóng góp của hàng ngàn cử tri. Qua các đợt khảo sát, đánh giá, MT đã có văn bản đề nghị HĐND các cấp có những giải pháp giúp đỡ những đại biểu yếu kém, hoặc đề nghị cho thôi không tham gia làm đại biểu với những ng−ời không hoàn thành nhiệm vụ hay không còn tín nhiệm với nhân dân. d) Hình thức giám sát phổ biến và có kết quả cao đó là thông qua hoạt động của TTND ở cấp xã. Theo quy định của pháp luật thì TTND do MT xã, ph−ờng tổ chức, h−ớng dẫn và chỉ đạo hoạt động [61]. Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của TTND đã đ−ợc MT các cấp chú trọng nên đã có những b−ớc phát triển khá mạnh mẽ. Tính đến nay, cả n−ớc đã có 9.829 Ban TTND cấp xã đ−ợc thành lập trên tổng số 10.500 xã (đạt tỷ lệ 93,61%)[76]. Sau khi đ−ợc kiện toàn tổ chức, các địa ph−ơng đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các Ban TTND. Theo quy định trong QC thì TTND là công cụ để nhân dân xã thực hiện quyền giám sát trực tiếp việc thực hiện QCDC. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, hoạt động của TTND ở các nơi đã thực hiện tốt chức năng giám sát, phát hiện đ−ợc nhiều các việc làm vi phạm pháp luật, kiến nghị với CQ để xử lý thu về cho NN hàng tỷ đồng, góp phần không nhỏ trong việc làm hạn chế những tiêu cực ở cơ sở trên các lĩnh vực nh− đất đai, giao thông, thu chi ngân sách, chính sách đối với các đối t−ợng đ−ợc h−ởng −u đãi của NN v.v... Từ khi có chủ tr−ơng xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, các Ban TTND là công cụ để nhân dân ở xã thực hiện quyền giám trực tiếp việc thực hiện QC và thực tế đã tích cực thực hiện nhiệm vụ giám sát của mình theo các 71 nội dung đã đ−ợc quy định trong QC. Nhiều nơi, khi triển khai ở những xã làm điểm, Ban TTND đã cử ủy viên trực tiếp giám sát quá trình xây dựng các công trình ở xã, thôn, làng nh−: xây dựng đ−ờng giao thông, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo...Nhân dân ở những nơi đó rất yên tâm khi có TTND thay mặt mình trực tiếp giám sát quá trình xây dựng hạ tầng cơ sở ở các khu dân c−; ng−ợc lại các Ban TTND có trách nhiệm rất cao khi đ−ợc nhân dân giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, phát hiện những việc làm không đúng pháp luật hoặc không đúng với những yêu cầu mà nhân dân đã bàn và quyết định trực tiếp. MTTQ các cấp ở ĐP đã tập trung chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Ban TTND xã, ph−ờng gắn với việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Nhiều nơi nh−: Hải D−ơng, Hà Nội, Lào Cai, Bến Tre, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Tiền Giang... là những ĐP làm tốt công tác TTND. Ví dụ ở Hải D−ơng, do thực hiện tốt QCDC mà trong năm 1998-1999 các Ban TTND cấp xã trong tỉnh đã phát hiện 3.861 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết xong đạt 90% số vụ kiến nghị; thu hồi cho NN đ−ợc 96.285 m2 đất, trên 454 triệu đồng và 57 tấn thóc. Công tác giám sát hoạt động của các đại biểu HĐND xã cũng đ−ợc các Ban TTND đẩy mạnh và thu đ−ợc nhiều kết quả tích cực. Ban TTND ph−ờng 26 (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) nhận đ−ợc đơn tố cáo ông Phó chủ tịch UBND ph−ờng nhận hối lộ 50 triệu đồng, TTND đã trực tiếp gặp đ−ơng sự, thu thập các chứng cứ liên quan, thấy rằng việc tố cáo là có căn cứ nên đã kiến nghị với Đảng ủy và UBND ph−ờng xem xét giải quyết. Sau khi kiểm tra, xác minh, UBND ph−ờng đã xác nhận hành vi vi phạm pháp luật của ông Phó chủ tịch UBND ph−ờng là có thật và đã xử lý kỷ luật. ở xã An Bài (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) qua giám sát, TTND, đã phát hiện một đại biểu HĐND xã là cán bộ th−ơng binh xã hội của xã có biểu hiện không rõ ràng về chi trả tiền chính sách; đã kiến nghị HĐND và UBND kiểm tra. Kết quả đại biểu đó đã lợi dụng chức vụ để tham ô và xử lý bằng hình thức bãi nhiệm đại biểu HĐND, cho thôi công tác và phải hoàn trả lại số tiền đã biển thủ. ở Thừa Thiên Huế, từ cuối năm trở lại đây, TTND đã phát hiện 3.633 vụ việc vi phạm, 72 kiến nghị CQ kiểm tra xử lý 3209 vụ, chiếm tỷ lệ 88.32%, thu về cho NN 398.923 triệu đồng, đ−a hơn 30.000 m2 đất công bị lấn chiếm vào diện quản lý của NN, xử lý kỷ luật hoặc khiển trách 27 cán bộ cơ sở có vi phạm, 1 ng−ời bị khai trừ ra khỏi Đảng. Huyện Duy Tiên (Hà Nam) sau 3 năm triển khai thực hiện QCDC, trong công tác giám sát việc thực hiện chế độ đối với các đối t−ợng chính sách; lực l−ợng TTND đã phát hiện, kiến nghị xử lý 2 cán bộ làm công tác chi trả chính sách, đã lợi dụng sơ hở trong quản lý, khai man để tính tiền phụ cấp của những đối t−ợng h−ởng chính sách đã qua đời dùng vào việc ăn tiêu, chi phí cho mình, đã khởi tố tr−ớc pháp luật và thu về cho NN 43 triệu đồng; ngoài ra còn giám sát việc thu chi ngân sách xã và kiến nghị 70 vụ chi không đúng nguyên tắc, thu về cho NN gần 2 tỷ đồng. Nhiều nơi nh− Cà Mau, Hà Tĩnh, Lào Cai... qua hoạt động TTND cũng đã kiến nghị với CQ xử lý hàng trăm vụ việc vi phạm pháp luật thu về cho NN hàng tỷ đồng; nhiều nơi TTND qua kiến nghị đã buộc CQ phải trả lại cho nhân dân tiền thu về đất, thu về điện v−ợt trội so với quy định hàng triệu đồng. Những kết quả đạt đ−ợc qua hoạt động của TTND đã thực sự khẳng định đ−ợc uy tín, vị trí và tầm quan trọng của TTND và đã đ−ợc các địa ph−ơng tiến hành tổng kết 10 năm hoạt động trong năm 2001 trên phạm vi toàn quốc - một loại hình hoạt động tự quản không thể thiếu ở cơ sở và sẽ góp phần tích cực vào việc giám sát thực hiện QCDC ở xã. Tuy nhiên, vai trò giám sát của MT ở nhiều nơi còn hạn chế. Trình độ cán bộ MT còn non yếu. Dù QCDC đã triển khai đ−ợc hơn 6 năm, nh−ng ở một số nơi, MT cấp xã còn ch−a nắm vững đ−ợc nội dung QC và ch−a xác định đ−ợc vai trò, nhiệm vụ của công tác MT tham gia thực hiện QCDC; một số nội dung giám sát của nhân dân còn yếu, đó là: giám sát thu chi ngân sách xã, giám sát việc quản lý dụng đất đai, giám sát các dự án của NN, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân đầu t− trực tiếp cho cơ sở và giám sát kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã. Bởi, để giám sát các nội dung trên đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt 73 chẽ, tạo điều kiện thuận lợi của CQ và các cơ quan hữu quan. TTND đã đ−ợc kiện toàn và đi vào hoạt động khá tốt, nh−ng một số nơi hoạt động còn hình thức, thành lập ra mà hiệu quả hoạt động yếu; không đ−ợc tập huấn nghiệp vụ hoặc có nh−ng sơ sài; kinh phí lại không đảm bảo nên hiệu quả ch−a cao, ch−a t−ơng xứng với chức năng của mình. Giám sát của nhân dân đ−ợc quy định trong QCDC khá rõ về nội dung, ph−ơng thức giám sát nh−ng ch−a có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời và xử lý các kiến nghị qua giám sát của nhân dân. Vì vậy, MT ở cơ sở còn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. 2.5. Đánh giá khái quát kết quả và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém Những mặt đ−ợc. Qua 6 năm triển khai xây dựng và thực hiện QCDC, có thể khẳng định đây là một chủ tr−ơng hết sức đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và NN ta; đáp ứng kịp thời những tâm t−, nguyện vọng, những vấn để bức xúc của nhân dân, nên đ−ợc đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình h−ởng ứng. Thực hiện QCDC đã làm chuyển biến một b−ớc trong nhận thức của cán bộ công chức, đảng viên và nhân dân về phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Đến nay, ph−ơng châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã từng b−ớc đi vào cuộc sống [59]. Việc thực hiện QCDC đã có tác dụng tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của ĐP; là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế-xã hội ĐP, phát huy QLC của nhân dân, khơi dậy và phát huy nguồn lực vật chất và tinh thần to lớn trong nhân dân để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ xã hội, xây dựng cộng đồng dân c− tự quản ở thôn, bản. Qua thực hiện QCDC, nhân dân còn tích cực tham gia vào việc xây dựng Đảng, xây dựng CQ, MT, các đợt sinh hoạt chính trị của đất n−ớc và địa ph−ơng. 74 Thực hiện QCDC đã thúc đẩy việc đổi mới và nâng cao chất l−ợng HTCT ở cơ sở; sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phải chú trọng đổi mới; công tác quản lý, điều hành của CQ năng động và trách nhiệm hơn; hoạt động của MT các cấp phải đổi mới mạnh mẽ theo h−ớng dân chủ thực chất hơn, gần dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân hơn. Việc thực hiện QCDC đã tác động tốt tới tinh thần đoàn kết nội bộ trong Đảng và nhân dân; làm cho mối quan hệ giữa Đảng với CQ và nhân dân ngày càng đ−ợc củng cố, gắn bó mật thiết hơn; góp phần làm hạn chế nhiều tiêu cực ở cơ sở. Thực hiện các nhiệm vụ của mình theo Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, MTTQ các cấp càng thấy rõ trách nhiệm của mình phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền vận động nhân dân, tham gia thực hiện các quy định của QCDC và đẩy mạnh hoạt động giám sát việc thực hiện QC; Hệ thống MTTQ các cấp đã có nhiều đổi mới về tổ chức và ph−ơng thức hoạt động, nhất là các Ban Công tác MT ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố; qua đó vai trò, vị trí của MTTQ đ−ợc khẳng định. Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế Trong quá trình triển khai và thực hiện QCDC ở cấp xã, mặc dù điều kiện hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, nh−ng MT các cấp, nhất là cấp cơ sở đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, vừa vận động nhân dân phát huy QLC, vừa thực hiện chức năng giám sát theo quy định, vừa phối hợp với CQ cùng cấp tổ chức thực hiện QC, qua đó đã khẳng định đ−ợc vị trí, vai trò của MT. Tuy nhiên, công tác Mặt trận Tổ quốc tham gia thực hiện Quy chế dân chủ còn rất nhiều hạn chế, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, ch−a đạt kết quả nh− mong muốn. Đó là: Một số cấp ủy Đảng, CQ, MTTQ vẫn ch−a nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích, động lực và những tác dụng to lớn của việc thực hiện dân chủ 75 trực tiếp, nên ch−a th−ờng xuyên quan tâm chỉ đạo, rút kinh nghiệm, cũng nh− theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát th−ờng xuyên việc thực hiện QCDC. Việc triển khai tổ chức thực hiện QCDC chỉ đ−ợc chú trọng ở giai đoạn mới triển khai; thời gian sau đó nhất là sau khi tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện QC thì ở nhiều nơi còn buông lỏng, thiếu đôn đốc kiểm tra việc thực hiện QC. ở nhiều nơi, những kết quả sau 6 năm thực hiện QC không có nhiều thay đổi so với sau khi sơ kết 3 năm. ở một số nơi, Ban chỉ đạo thực hiện QC ở cấp huyện, cấp xã hoạt động còn yếu, chậm đ−ợc kiện toàn củng cố, nhất là sau Đại hội Đảng bộ các cấp và bầu cử. Nhiều nơi, việc gắn thực hiện QCDC với cải cách hành chính, sửa đổi cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính làm còn chậm; xây dựng h−ơng −ớc và quy −ớc cũng còn chậm; thậm chí có nhiều nơi đến nay vẫn ch−a xây dựng đ−ợc h−ơng −ớc, quy −ớc hoặc đã xây dựng nh−ng ch−a đ−ợc cấp huyện phê chuẩn. Việc thực hiện QCDC gắn với xây dựng HTCT th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.pdf
Tài liệu liên quan