Luận văn Phát triển bền vững du lịch biển Thành phố Nha Trang

“Quy hoạch tổng thểphát triển du lịch Khánh Hoà” được thực hiện năm 1995

trong bối cảnh ngành du lịch nước ta phát triển với tốc độtương đối nhanh, Việt

Nam vừa đạt con số1 triệu lượt khách du lịch quốc tếvào năm 1994. Việc nghiên

cứu dựbáo một mặt có tính đến bối cảnh phát triển chung của cảnước nhưViệt

Nam vừa trởthành thành viên ASEAN, Mỹvừa bãi bỏlệnh cấm vận và thiết lập

ngoại giao với Việt Nam, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang gia tăng rất

nhanh.; mặt khác cũng tính đến những yếu tốthuận lợi của Khánh Hoà nói riêng,

chính vì thếtrong phương án dựbáo của Quy hoạch năm 1995 đưa ra dựbáo lượng

khách quốc tế đạt 197 ngàn lượt vào năm2000 và 360 ngàn lượt vào năm 2005

pdf143 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển bền vững du lịch biển Thành phố Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang trọng, lịch sự chuyên phục vụ các món hải sản tươi sống hay các món ăn đặc thù của người Trung Hoa. Tọa lạc ven bờ biển, tận dụng phần diện tích biển ven bờ, các nhà hàng đã nuôi thả các loại thủy hải sản trong môi trường thuần túy tự nhiên nhằm đảm bảo cung cấp cho thực khách các món ăn tươi và ngon nhất như những sản vật đặc biệt của biển cả dành cho du khách khi đến với Vinpearland. Những nhà hàng rất cao cấp và cũng rất thơ mộng như Dragon, Ocean, Trung Hoa, … luôn sẵn sàng để đem đến cho thực khách những bữa ăn ngon nhất trong khung cảnh lịch sự, lãng mạn nhất. Theo thực tế khảo sát thực địa, các nhà hàng này vào những ngày cao điểm, nhất là vào giờ ăn trưa, ăn tối, tuy là nhà hàng cao cấp, giá cả khá đắt đỏ, song lượng thực khách rất đông, gần như là không còn một bàn trống nào. Mặc dù vậy, những ngày bình thường thì lượng khách lại chủ yếu tập trung ở các cửa hàng thức ăn nhanh do tiện lợi và giả cả hợp lý hơn dù thực đơn kém phong phú và không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Cửa hàng thức ăn nhanh chủ yếu là các loại bánh sandwiches, hamburger, mì gói, kem và một số đồ uống đóng chai. 8. PHỐ MUA SẮM Hiện nay, tại Vinpearl có khoảng 100 gian hàng trong khu phố mua sắm. Ở đó toát lên sự sang trọng, lịch lãm từ cách bài trí đến giá trị của những món hàng hoá đắt tiền. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm tính truyền thống Việt Nam trở nên giá trị hơn khi được đặt trong những của hàng sang trọng. Bên cạnh đó còn có những gian hàng quần áo, trang sức rực rỡ của những dòng sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, nhìn chung những mặt hàng ở đây còn khá đơn điệu, chủ yếu là các hàng thủ công mỹ nghệ, chưa mang nét đặc trưng của địa phương cũng như chưa tạo được dấu ấn cũng như sự thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, giá cả còn khá cao, thiếu tính cạnh tranh trong kinh doanh. Có lẽ đây là hạn chế rất đáng tiếc vì không thu hút được nhiều khách mua hàng trong khi Vinpearl mỗi ngày đón một lượng khách tham quan đông đảo như hiện nay, nhu cầu mua sắm đồ lưu niệm cũng như một số mặt hàng thiết yếu khác cũng khá cao. Ngoài ra, trong khu vực này cũng có một số điểm dừng chân khá thú vị. Đó là những chiếc ghế đá sạch sẽ trước các cửa hàng được khéo léo xếp ngay dưới bóng mát cây xanh hay tiệm cà phê nhỏ rất khiêm tốn nhưng lịch lãm ở chiếu nghỉ của bậc tam cấp khu mua sắm. Tất cả tạo nên sự hài hoà trong không gian vốn đã rất đẹp và nên thơ này. 12. Khu du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà Cách TP Nha Trang 5 km về phía Bắc, nằm bên bờ sông Cái với không gian thơ mộng, trung tâm suối nước khoáng nóng Tháp Bà thực sự là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Hàng năm nơi đây đón tiếp khoảng trên 100,000 lượt khách, họ không chỉ đến đây để tham quan, giải trí mà còn để nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Đến khu vực trung tâm, du khách có cảm giác thật mát dịu bởi những rặng cây xanh, hồ tạo cảnh, công viên, hồ bơi. Những ngôi nhà xinh xắn, những khóm hoa đủ màu khoe sắc... Nơi đây cung cấp những dịch vụ mới lạ như: ôn tuyền thủy liệu pháp, hồ bơi và thác khoáng nước ấm, ngâm tắm nước khoáng nóng, ngâm tắm bùn khoáng tập thể. Thú vị hơn là ngâm tắm bùn khoáng nóng đặc biệt trong các hồ đôi, hồ đơn. Tại đây, ngâm tắm cũng phải theo quy định: đầu tiên là làm sạch cơ thể rồi tắm phun mưa, tiếp đến là ngâm trong hồ bùn riêng biệt chừng 20 phút, sau đó dành thêm 20 phút phơi nắng để các khoáng chất có lợi cho cơ thể ngấm vào da, rồi xả sạch bằng nước khoáng nóng. Nếu không tắm bùn mà chỉ ngâm tắm bằng nước khoáng ấm, khoáng nóng hoặc hồ bơi thì thời gian kéo dài tùy thích. Những chiếc hồ tắm nước khoáng đủ các kích cỡ, mang những cái tên dễ thương như Chiền Chiện, Bạch Hạc, Hoa Hồng, Hoàng Yến, Thiên Nga... nằm rải rác theo triền đồi Ngọc Sơn tạo cho du khách cảm giác lãng mạn. Chen giữa những chiếc hồ là các tảng đá nằm chồng lên nhau, những tán cây rừng xanh tốt. tiếng chim hót lảnh lót, tiếng gió thổi rì rào tạo nên âm thanh tuyệt hay. Tắm xong, du khách cảm thấy rất sảng khoái, người như nhẹ nhàng hơn, da mịn màng hơn, tóc mượt hơn. Nơi đây còn có các dịch vụ: xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu. Nếu khách có nhu cầu sẽ được nghỉ ngơi trong những nhà Bungalow nép mình bên rặng cây xanh hoặc những nhà nghỉ dưỡng biệt lập trên đồi dành riêng cho cá nhân hay từng gia đình. Nơi đây còn có nhà hàng đáp ứng các nhu cầu ăn uống của mọi người, được thưởng thức các món ăn ngon trong khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, thật là ấn tượng. Nước khoáng nóng và bùn được khai thác từ hai nguồn: Vĩnh Phương (Nha Trang) và Ninh Lộc (Ninh Hòa). Nước khoáng nóng được lấy lên từ mỏ ở Vĩnh Phương sâu 100 m, bảo đảm tuyệt đối vệ sinh được bơm thẳng về trung tâm với chiều sâu dài hơn 4 km. Bùn sau khi lấy lên từ lòng đất được qua máy ly tâm loại bỏ các tạp chất nặng (cát, đá, sỏi...) để lọc ra chất bùn nhuyễn mịn nhất và được đun nóng để tắm. Nước khoáng nóng Tháp Bà là nước khoáng Clorua natri silic có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhanh hơn làm cơ thể mau phục hồi, xóa tan mệt mỏi, chữa những chứng bệnh về đau khớp, thần kinh tọa, đau gân, cơ, căng thẳng thần kinh, nhức đầu kinh niên... Bùn khoáng Tháp Bà có hiệu quả rất tốt đối với một số bệnh như bệnh gút, khớp mãn tính, lao xương, hạch, viêm mãn tính phụ khoa, các rối loạn chức năng sinh dục phụ nữ... 13. Khu du lịch Diamond Bay – Wonderland Khu du lịch Diamond Bay có diện tích 180 ha, nằm trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, cách sân bay Cam Ranh 15 phút và cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 10 phút đi ô tô. Tuy là một khu du lịch mới mở song nơi đây đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008. Được đầu tư trên 500 triệu đô la Mỹ, khu du lịch Diamond Bay được xây dựng ở một địa thế rất đẹp có sự kết hợp giữa cảnh quan bờ biển, sông, núi đồi, chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Crown convention center là một trong những điểm nhấn đặc biệt của Diamond bay, với sân khấu có sức chứa 7,500 chỗ ngồi, nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008, ngày 14/7/2008. Khu du lịch này cũng là nơi đầu tiên ở Việt Nam đầu tư xây dựng sân golf đánh ra biển, gồm 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế, do chuyên gia thiết kế sân golf nổi tiếng thế giới Andy Dye thực hiện. Diamond bay là một quần thể du lịch có cảnh quan tuyệt đẹp với các loại hình nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí như: Khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao, gồm 342 phòng, trong đó, 142 phòng được thiết kế trong 4 tòa nhà 3 tầng và 166 phòng villa với ban công riêng biệt hướng ra biển hoặc ra công viên. Khu trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, sân khấu đa năng (Crown convention center), hàng tháng Diamond Bay triển lãm các ngành công nghiệp, thời trang, các chương trình văn hóa ca múa nhạc, … đặc biệt khu sân khấu đa năng được thiết kế và giám sát xây dựng bởi các chuyên gia nước ngoài, với sức chứa kỷ lục đến 7,500 chỗ. Sàn diễn rộng hơn 1,500 m2, được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại nhằm phục vụ cho các chương trình tầm cỡ quốc tế và khu vực, thu hút du khách khắp nơi. Ngoài ra, nơi đây còn có trung tâm báo chí rộng 2,000 m2 với trang thiết bị hiện đại thích hợp cho 1,000 phóng viên tác nghiệp. Khu nhà hàng gồm cụm các nhà hàng sang trọng, phục vụ nhiều loại hình ẩm thực khác nhau như nhà hàng Ngọc Bích (Jade) ở sảnh lớn của khách sạn, là nhà hàng lớn với sức chứa 250 khách, phục vụ mỗi ngày với thực đơn quốc tế. Nhà hàng Hoàn Vũ (Universe) phục vụ cho các sự kiện được đặ ngay trong phòng hội nghị với sức chứa 200 khách. Nhà hàng Sao Biển (Star) chuyên phục vu5hai3 sản trong khu Wonderpark, sức chứa 500 chỗ. Nhà hàng Pool Launge ngay sát hồ bơi phục vụ thức ăn nhanh và nước uống. Khu spa hiện đại là sự kết hợp tuyệt vời giữa truyền thống và hiện đại nhằm mang đến cho du khách sự thư thái và thoải mái. Với những phương pháp truyền thống như châm cứu, tắm hơi, tắm trong hồ thủy lực, liệu pháp thư giãn bằng hương thơm được chiết xuất từ các loài hoa cỏ thiên nhiên, du khách được phục vụ chu đáo và thật sự khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực. Khu thể thao gồm sân tennis và câu lạc bộ golf. Đối với những ai đam mê môn thể thao sang trọng này thì Diamond bay thực sự là một địa điểm lý tưởng với không chỉ sân golf 18 lỗ, sân tập golf hiện đại mà có cả biệt thự golf. Khu vui chơi giải trí lại gồm nhiều trò chơi mới lạ, hấp dẫn thú vị như nhảy dù, leo núi, lặn biển, khám há dưới đại dương, khám phá sinh thái trên đất liền, công viên cây xanh và khu thác đổ. Khu du lịch Diamond bay được xây dựng trong 4 giai đoạn và dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Với sự xuất hiện của Diamond bay resort, Nha Trang đã có thêm một khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế và ngành du lịch Việt Nam sẽ mở thêm nhiều cơ hội để thu hút du khách quốc tế. 14. Công viên Phù Đổng Công viên nằm gần trung tâm thành phố, ngay trên đường Trần Phú, bờ biển Nha Trang với diện tích hơn 2 ha, bãi biển sạch, yên tĩnh. Công viên Phù Đổng không chỉ là nơi vui chơi giải trí mà còn là địa điểm lý tưởng cho tắm biển, thư giãn sau những giờ làm việc mệt nhọc. Công viên bao gồm khu công viên nước, khu vui chơi giải trí cho trẻ em và người lớn, khu ẩm thực, nhà hàng,…. 15. Khu du lịch Trí Nguyên Nằm về phía Nam thành phố, cách trung tâm khoảng 5km và cách cảng biển Nha Trang khoảng 2km, khu du lịch Trí Nguyên được xây dựng trên hòn Miễu hay còn gọi là đảo Trí Nguyên. Năm 1976, hồ cá Trí Nguyên (tên gọi lúc bấy giờ) chỉ gồm 2 hồ cá lớn và nhỏ nuôi cá cảnh phục vụ cho du khách tham quan. Mới đầu nơi đây còn rất hoang sơ, nhưng đến năm 1997, nơi đây đã được công ty Du lịch Khánh Hòa đầu tư 10 tỷ đồng để xây dựng thủy cung Trí Nguyên hình dạng như một con tàu cổ đã hóa thạch vươn lên giữa lòng biển khơi. Tàu dài 60m, cao 30m. Bên trong con tàu được chia thành các tầng: tầng trệt có hồ nuôi cá, tầng 1 là nơi bán hàng mỹ nghệ, tầng 2 là nhà hàng. Trên boong tàu là cột buồm và khẩu súng thần công. Đây cũng là vị trí lý tưởng để ngắm nhìn biển khơi. Từ năm 1999, khu du lịch được khai thác với hiệu quả cao và chỉ trong vòng 4 năm đã hoàn vốn. Không dừng lại ở đó, khu du lịch Trí Nguyên còn tiếp tục đầu tư tạo nhiều điểm mới mẻ thu hút du khách. Những mô hình tôm, cua, nấm, … cao 7m, nặng 5 tấn đã được xây dựng tạo nét chấm phá ấn tượng cho khu du lịch. Đến với khu thủy cung, du khách sẽ được tham quan và biết đến nhiều loại động vật biển lạ, quý hiếm như cá nhám, cá ngựa, cá chép Nhật Bản, cá chim Napoleon, cá Picasso,…. Tất cả hiện ra trước mắt du khách như một đại dương thu nhỏ. Ngoài ra, còn có khu hồ cá lộ thiên có mái che và câu cá giải trí. Cách khu du lịch Trí Nguyên khoảng 500m có bãi tắm Bãi Sạn, nơi đây du khách có thể rảo bước trên bãi sạn với những hòn sỏi to nhỏ đủ kích thước, có viên to bằng nắm tay người lớn, … đây là một trong những bãi tắm rất độc đáo của Việt Nam. Du khách cũng được phục vụ ẩm thực tại khu du lịch Trí Nguyên cũng như tại nhà hàng ở bãi Sạn với các món hải đặc sản tươi ngon. Ban đêm du khách có thể tham gia chương trình câu cá đêm, tàu thường xuất phát lúc 18h đưa du khách đến các đảo câu cá, sau đó quay về Bãi Sạn để đốt lửa thưởng thức món hải sản vừa câu và qua đêm tại đảo. Cơ sở lưu trú ở đảo còn hạn chế, hiện chỉ có thể tiếp nhận khoảng 80 khách ngủ qua đêm tại các lều trại. Tuy nhiên du khách có thể cắm trại qua đêm trên đảo. Hiện nay, công ty Du lịch Khánh Hòa đã tổ chức được đội tàu 5 chiếc, mỗi chiếc chở được 50 khách từ đất liền ra tham quan đảo và ngược lại. Đồng thời cũng có dịch vụ vận chuyển bằng cano, đội tàu cũng được tăng cường vào những dịp cao điểm như lễ, Tết để phục vụ nhu cầu của du khách.  Tuyến du lịch * Tuyến du lịch quốc gia 1/ Nha Trang – Phan Thiết - thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (QL. 1A, đường sắt hoặc đường biển); 2/ Nha Trang - Phan Rang - Đà Lạt (QL.21 qua đèo Ngoạn Mục); 3/ Nha Trang và các tỉnh Tây Nguyên gắn với tuyến du lịch con đường xanh Tây Nguyên (QL.20 và 26) là tuyến du lịch mới; 4/ Nha Trang - Đà Nẵng - Huế - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Đường hàng không, đường sắt, QL1A, đường biển); 5/ Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh đi Lâm Đồng (qua đường Khánh Lê) 6/ Tuyến du lịch tàu biển : Phục vụ khách tàu biển chủ yếu khu vực trong thành phố Nha Trang và dọc theo trục không gian Nha Trang - Diên Khánh 7/ Tuyến du lịch dọc theo quốc lộ IA: - Vân Phong – Nha Trang - Cam Ranh ; - Nha Trang – Vân Phong - Đại Lãnh ; 8/ Tuyến du lịch khám phá : Thành phố Nha Trang đi Trường Sa. * Tuyến du lịch địa phương 1/ Tuyến Nha Trang - Ninh Hoà - Vạn Ninh ; 2/ Tuyến Nha Trang - Cam Ranh - Khánh Sơn ; 3/Tuyến Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh. 4/ Tuyến Cam Ranh - Khánh Sơn; 5/ Tuyến Dốc Lết - Hòn Gốm; 6/ Tuyến thác Tà Gụ – Hòn Bà - thác Yang Bay. 7/ Tuyến du lịch đường biển Thành phố Nha Trang đi các đảo ven bờ; 8/ Tuyến du lịch tham quan các di tích văn hóa - lịch sử Nha Trang – Diên Khánh. Kết luận chương 2 Nha Trang thực sự có tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế trong việc phát triển du lịch. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh, lại có nhiều khu du lịch, điểm tham quan, … Nha Trang có thể cung cấp cho du khách những sản phẩm và các dịch vụ du lịch hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, được định hướng và đầu tư mạnh mẽ, ngành du lịch Nha Trang đang ngày càng khởi sắc, để có thể nhanh chóng trở thành một trung tâm du lịch cấp quốc gia và cấp vùng. Tuy là một vùng đất du lịch được thiên nhiên trao gửi nhiều ưu đãi, song để thực sự phát triển mạnh mẽ, Nha Trang cần được đầu tư hơn nữa các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và các sản phẩm du lịch như tăng cường tổ chức các lễ hội có quy mô lớn mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm lưu niệm mang dấu ấn dịa phương. Đồng thời cũng tăng cường quảng cáo, tiếp thị để du khách có thể tiếp cận nguồn thông tin và có kế hoạch du lịch. Không chỉ vậy, các công ty du lịch cũng nên có kế hoạch tour, bán tour qua các trang web du lịch, thiết kế lịch vận chuyển và nhất là cần có sự quan lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo các tour phải được thực hiện đúng với lộ trình và chất lượng đảm bảo nhằm đem lại sự hài lòng và sự tín nhiệm cho du khách. Với tình hình phát triển du lịch như hiện nay, Nha Trang cũng đã tiếp cận rất gần với quan điểm phát triển bền vững. Song để duy trì sự phát triển ổn định và đảm bảo tính bền vững, các cơ quan có thẩm quyền cần có sự giám sát, quản lý chặt chẽ cũng như cần có sự hoạch định chiến lược cụ thể và những giải pháp thích hợp. Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TP. NHA TRANG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 3.1. Định hướng phát triển du lịch biển Nha Trang theo hướng bền vững 3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch theo hướng bền vững - Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững, phát triển gắn với bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái. - Phát triển du lịch văn hóa: phát triển du lịch dựa trên nguyên tắc bảo vệ, phát huy truyền thống – bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để bổ sung và làm phong phú thêm cho văn hóa địa phương, mở rộng và đa dạng hóa các chương trình phục vụ du khách. - An ninh quốc phòng: phát triển du lịch phải gắn liền với việc bao vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội. An ninh quốc phòng và hòa bình là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch. - Phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường để đảm bảo tính bền vững và hợp lý. - Phát triển du lịch phải gắn với yếu tố văn hóa cộng đồng, có sự tham gia của cộng đồng địa phương, phát triển kinh tế địa phương và đa dạng hóa các loại hình du lịch dựa trên lợi thế về sự phong phú của các nguồn tài nguyên du lịch – tự nhiên và nhân văn. - Phát triển du lịch phải chú trọng đến yếu tố môi trường, xanh – sạch – đẹp luôn là tiêu chí quan trọng để thu hút khách du lịch. - Nghiên cứu du lịch, quy hoạch các điểm, khu du lịch và đào tạo nguồn nhân lực địa phương cho du lịch. - Ưu tiên các dự án du lịch dài hạn để củng cố nền tảng về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực được đào tạo, kỹ năng quản lý, nguồn khách,… để phát triển du lịch trong tương lai, đồng thời giảm thiểu các tác hại về môi trường. 3.1.2. Cơ sở cho việc định hướng phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang Việc định hướng phát triển du lịch biển Nha Trang được hình thành dựa trên các cơ sở: - Nghị quyết 39 - NQ/TW của Bộ Chính trị về miền Trung đã xác định những phương hướng cơ bản của vùng và tạo cơ hội đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng và cả với Khánh Hoà; - Chiến lược phát triển của Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt giai đoạn 2001 – 2010. - Quyết định số 194/2005/QĐ/TTg ngày 04/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực Miền Trung – Tây Nguyên trong đó Nha Trang được xác định là trung tâm du lịch của các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận. - Quyết định 251/2006/QĐ-TTg ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 ; - Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005 – 2010; - Chương trình Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2001 - 2005 và đến năm 2010 đã được HĐND Tỉnh Khánh Hoà khoá III – kỳ họp thứ 3 (ngày 20/2/2001) thông qua; - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt tại quyết định số 1800/QĐ-UB, ngày 27/6/1995; - Tiềm năng du lịch và các nguồn lực khác của Tỉnh. - Hiện trạng tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Khánh Hoà, vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. - Xu hướng của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 trong bối cảnh Du lịch Việt Nam đang hội nhập cùng với khu vực và thế giới. - Nhu cầu của dòng khách du lịch nội địa trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và từng bước được nâng cao. - Xu hướng tăng trưởng của nguồn khách trên các tuyến du lịch quốc gia. - Các dự án đầu tư (cả trong nước và nước ngoài) về du lịch và các ngành liên quan đến du lịch ở Khánh Hoà và các tỉnh phụ cận đã được cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư. 3.1.3. Các phương án phát triển bền vững Nha Trang là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Khánh Hòa, do đó, sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ngành du lịch nói riêng của Nha Trang luôn gắn liền với sự phát triển chung của toàn tỉnh Khánh Hòa. + Phương án 1: Phương án này được tính toán dựa trên tốc độ phát triển như hiện nay của ngành du lịch Khánh Hoà. Theo đó đến năm 2010 du lịch Khánh Hoà đón được 1,35 triệu lượt khách du lịch (450 ngàn lượt khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 2.250 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 8,18% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 3.550 tỷ đồng. Năm 2020 đón được 3 triệu lượt khách du lịch (1,25 triệu lượt khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 9.454 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 10,24% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 17.389 tỷ đồng. + Phương án 2: Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay và dựa trên định hướng của "Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà đến 2020” và dựa trên định hướng phát triển du lịch khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, trong đó Nha Trang được xác định là trung tâm khu du lịch của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Theo đó đến năm 2010 du lịch Khánh Hoà đón được 1,5 triệu lượt khách du lịch (500 ngàn lượt khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 2.500 tỷ đồng (trong đó doanh thu du lịch đạt 1.500 tỷ), ngành du lịch chiếm 9,09% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 4.089 tỷ đồng. Năm 2020 đón được 3,4 triệu lượt khách du lịch (1,4 triệu lượt khách quốc tế); thu nhập du lịch đạt 10.640 tỷ đồng (doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ), ngành du lịch chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch từ 2011 - 2020 khoảng 18.600 tỷ đồng. + Phương án 3: Được tính toán với tốc độ phát triển cao hơn phương án 2. Phương án này có nhiều khả năng đạt được trong điều kiện thuận lợi của mối quan hệ quốc tế, mối quan hệ liên vùng và khả năng đảm bảo cho việc đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt đầu tư vào những khu du lịch tổng hợp như Cam Ranh, Vân Phong... Theo phương án này đến năm 2010 du lịch Khánh Hoà đón được 1,7 triệu lượt khách du lịch (550 ngàn lượt khách du lịch quốc tê); thu nhập du lịch đạt 2.790 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 10,14% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 4.901 tỷ đồng. Năm 2020 đón được 4,1 triệu lượt khách du lịch (1,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế); thu nhập du lịch đạt 1.288 tỷ đồng, ngành du lịch chiếm 13,96% tổng GDP của tỉnh; nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch là 24.372 tỷ đồng. Lựa chọn phương án phát triển: Khả năng đạt được của phương án 1 là hiện thực ngay cả khi không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển du lịch của cả nước, cũng như với định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020, chính vì vậy phương án này được đưa ra để tham khảo. Phương án 2 phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được hai yêu cầu lớn trên nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi - giải trí - thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v... Phương án 3 đòi hỏi có sự đầu tư lớn và đồng bộ nên được dùng làm dự phòng và là phương án phấn đấu khi tỉnh có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. 3.1.4. Điều chỉnh các chỉ tiêu cụ thể 3.1.4.1. Chỉ tiêu về khách du lịch “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khánh Hoà” được thực hiện năm 1995 trong bối cảnh ngành du lịch nước ta phát triển với tốc độ tương đối nhanh, Việt Nam vừa đạt con số 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 1994. Việc nghiên cứu dự báo một mặt có tính đến bối cảnh phát triển chung của cả nước như Việt Nam vừa trở thành thành viên ASEAN, Mỹ vừa bãi bỏ lệnh cấm vận và thiết lập ngoại giao với Việt Nam, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang gia tăng rất nhanh...; mặt khác cũng tính đến những yếu tố thuận lợi của Khánh Hoà nói riêng, chính vì thế trong phương án dự báo của Quy hoạch năm 1995 đưa ra dự báo lượng khách quốc tế đạt 197 ngàn lượt vào năm 2000 và 360 ngàn lượt vào năm 2005. Tuy nhiên, do có nhiều yếu tố mới nảy sinh (kể cả khách quan và chủ quan, trong nước và quốc tế) như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, đại dịch SARS, H1N1, A H1N1,... diễn biến phức tạp của bối cảnh chính trị quốc tế và khu vực, tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút thị trường khách du lịch quốc tế, chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn thấp, công tác quảng bá du lịch còn nhiều bất cập... đã ảnh hưởng đến sự thu hút dòng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hoà nói riêng và đến nước ta nói chung. Xuất phát từ những lý do nêu trên, lượng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hoà chỉ đạt 69,05% so với dự báo. Để phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tế cũng như bối cảnh chung của cả nước, cần thiết có sự điều chỉnh lượng khách quốc tế đến Khánh Hoà trong giai đoạn (2006 - 2010); đồng thời cân nhắc đến các yếu tố thuận lợi như Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn và thân thiện nhất châu Á; Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn 2010; tiềm năng tài nguyên du lịch của Khánh Hoà được quốc tế đánh giá cao; nhiều dự án xây dựng các khu du lịch đã dần hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định nâng cao chấct lượng của dịch vụ du lịch; ngành du lịch Khánh Hoà được Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và các cấp các ngành quan tâm tạo điều kiện phát triển... để tính toán chỉ tiêu khách du lịch quốc tế cho giai đoạn 2010 - 2020. Đối với chỉ tiêu về khách du lịch nội địa, trong quy hoạch trước đây cũng đã nghiên cứu tính toán đến các yếu tố thuận lợi và hạn chế của Khánh Hoà. Tuy nhiên trong thực tế phát triển, có một số yếu tố thuận lợi chưa được tính đến như Nhà nước thực hiện chế độ làm việc 5 ngày đối với người lao động, kinh tế phát triển ổn định, đời sống người dân được tăng lên..., do vậy nhu cầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH017.pdf