Luận văn Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các thuật ngữ viết tắt. iv

Danh mục các sơ đồ, hình vẽ .v

Danh mục các bảng . vi

Mục lục. viii

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .2

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.3

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .6

CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CAO SUTIỂU ĐIỀN .6

1.1 KHÁI NIỆM VỀ CAO SU TIỂU ĐIỀN.6

1.1.1 Đặc điểm của cao su tiểu điền.6

1.1.2 Vai trò của cao su tiểu điền.6

1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CAO SU.8

1.2.1 Đặc điểm sinh học.8

1.2.2 Điều kiện và yêu cầu để phát triển cây cao su .9

1.2.3 Quy trình trồng và chăm sóc cao su.11

1.2.4 Kỹ thuật khai thác mủ của cây cao su .13

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU

TIỂU ĐIỀN .14

1.3.1. Quan điểm về phát triển cao su tiểu điền .14

1.3.2. Các nhân tố tự nhiên .15

1.3.3. Các nhân tố xã hội.16

1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH .17

1.4.1. Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA đánh giá hiệu quả sử dụng

yếu tố đầu vào. .17

1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển và hiệu quả cao su tiểu điền 22

1.4.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh qui mô, cơ cấu và tốc độ phát triển của cao su tiểu

điền.22

1.4.2.2 Các chỉ tiêu về yếu tố sản xuất chủ yếu của các hộcáou tiểu điền.22

1.4.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư và chi phí .22

1.4.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ .23

1.4.2.5 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế .24

1.5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI

VIỆT NAM .26

1.5.1. Tình hình sản xuất cao su tiểu điền trên thế giới .26

1.5.2. Tình hình sản xuất cao su tiểu điền ở Việt Nam.30

1.5.3. Phát triển cao su tiểu điền của tỉnh Quảng Trị.31

1.5.3.1. Lịch sử ngành cao su tỉnh Quảng Trị.31

1.5.3.2.Tiềm năng và sản lượng cao su của Tỉnh Quảng Trị .33

1.6.3.3.Công nghiệp chế biến sản phẩm mủ cao su .34

1.6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở

VIỆT NAM .35

1.6.1 Thiếu quy hoạch cho phát triển cao su tiểu điền.35

1.6.2. Năng suất của cao su tiểu điền còn thấp .35

1.6.3. Khả năng tiếp cận thông tin của các hộ trồng cao su tiểu điền hạn chế.37

1.6.4.Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm đối với các hộ trồng cao su tiểu điền.37

1.6.5. Chưa có chính sách và hệ thống hỗ trợ hiệu quả cho cao su tiểu điền .37

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ.39

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .39

2.1.1.1 Vị trí địa lý .39

2.1.1.2 Về khí hậu .40

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội. .40

2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai.40

2.1.2.2 Dân số và lao động.43

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng.45

2.1.2.4 Văn hóa, xã hội .46

2.1.2.5 Tình hình phát triển kinh tế.47

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

VĨNH LINH .51

2.2.1. Định hướng và các chương trình dự án phát triển cao su tiểu điền

của huyện.51

2.2.2. Thực trạng phát triển cao su tiểu điền của huyện .52

2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .54

2.3.1 Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra.54

2.3.1.1.Nhân khẩu và lao động.54

2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai và vốn vay.55

2.3.1.3 Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập .57

2.3.1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su hộ điều tra.58

2.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây cao su .59

2.3.2.1. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản .59

2.3.2.2. Tình hình đầu tư chi phí SX cao su thời kỳ kinh doanh của các hộ điều tra60

2.3.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của hộ điều tra.61

2.3.2.4. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng hàng năm .62

2.3.2.5. Phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng cao su tiểu điền.65

2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cao su. .69

2.3.3.1. Phân tích mối liên hệ giữa GO, MI, NB với các loại đất.69

2.3.3.2. Phân tích mối liên hệ giữa GO, MI, NB với các loại giống.71

2.3.3.3. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất mủ cao su với tuổi vườn cây.73

2.3.3.4. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất mủ cao su với phân bón .74

2.3.4. Một số khó khăn chính của các hộ cao su tiểu điền.75

2.3.5. Phân tích chuỗi cung mủ cao su tại địa phương.78

2.3.5.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm mủ cao su .78

2.3.5.2.Phân tích chuỗi cung sản phẩm.80

2.3.6. Những rủi ro gặp phải trong sản xuất cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại

địa bàn nghiên cứu .81

2.3.6.1 Rủi ro về mặt thị trường.81

2.3.6.2 Rủi ro trong sản xuất. .82

CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CAO SU

TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH .85

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CAO

SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP .85

3.1.1. Một số qui định của WTO đối với hàng nông sản .85

3.1.2. Dự báo diện tích, sản lượng cao su Việt Nam và cung, cầu cao su trên

thế giới.86

3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN VĨNH LINH .88

3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất cao su ở huyện Vĩnh Linh .88

3.2.2. Một số giải pháp phát triển cao su tiểu điền ở huyện Vĩnh Linh.88

3.2.2.2. Nhóm giải pháp vi mô.97

PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .99

I. KẾT LUẬN.99

II. KIẾN NGHỊ.100

TÀI LIỆU THAM KHẢO.102

PHỤ LỤC

pdf133 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, 76 trạm biến áp 10- 20/04KV với tổng dung lượng 10.200 KVA, 132 km đường dây 0,4 KV và hàng ngàn km đường dây nhánh 0,2 KV đưa điện về 21/22 xã thị trấn, cấp điện cho 25.000 hộ với mức dùng điện bình quân trên đầu người năm 2008 là 100 KW/h/1 người/1 năm, tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 90%.[19] 2.1.2.4 Văn hóa, xã hội Về văn hóa: đã được quan tâm đầu tư phát triển, trong những năm vừa qua huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về văn hóa thông tin cho cán bộ từ huyện đến xã, thôn. Phát động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa. Đến năm 2010 tổng số làng bản phát động xây dựng đơn vị văn hóa 190/195 làng bản, số làng bản được công nhận là 175 làng bản; số cơ quan, đơn vị phát động xây dựng đơn vị văn hóa là 130/130 đơn vị, số cơ quan được công nhận là 130 đơn vị. Thể dục thể thao được quan tâm đầu tư đúng mức, hàng năm huyện đã tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền, đua thuyền truyền thống nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Dịch vụ du lịch từng bước phát triển, đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, tuy nhiên khả năng thu hút khách du lịch vẫn còn thấp. Về Giáo dục đào tạo: Ngày càng được quan tâm phát triển; đến năm 2010 số xã, thị trấn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và Tiểu học đúng độ tuổi đạt 100% đơn vị; số trường đạt chuẩn quốc gia 35 trường; tỷ lệ huy động vào mẫu giáo trong độ tuổi đạt 93%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Về y tế: Hệ thống y tế từ huyện đến xã, thị trấn tiếp tục được cũng cố và hoàn thiện cả về cơ sở vật chất và đội ngủ y, bác sỹ, cán bộ y tế. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân là 4,5; số gường bệnh/ 1 vạn dân là 32. Việc nghiên cứu, sáng kiến khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật trong khám chữa bệnh được quan tâm, mang lại hiệu quả tích cực. Công tác phòng bệnh được tăng cuờng, kiểm soát cơ bản các loại dịch bệnh. Các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Công tác xã hội hoá y tế được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm. Đến nay có 22/22 trạm y tế có cán bộ y tế, 21/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. 2.1.2.5 Tình hình phát triển kinh tế Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá cố định 1994) giai đoạn 2000 - 2010 như sau: Bảng 2.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp Chỉ tiêu Năm 2000(Tr.đ) Năm 2005 (Tr.đ) Năm 2010 (Tr.đ) So sánh 2005/2000 (%) So sánh 2010/2005 (%) 1. Nông nghiệp 164.050 217.531 297.475 105,8 106,5 - Trồng trọt 96.500 121.421 183.370 104,7 108,6 - Chăn nuôi 51.150 49.110 51.058 99,2 100,8 - Dịch vụ 16.400 47.000 63.047 123,4 106,1 2. Lâm nghiệp 21.400 24.081 52.967 102,4 117,1 - Trồng và chăm sóc rừng 8.100 4.770 13.086 90,0 122,4 - Khai thác rừng và lâm sản 9.300 14.061 31.011 108,6 117,1 - Dịch vụ và lâm nghiệp khác 4.000 5.250 8.870 105,6 111,1 3. Thuỷ sản 18.400 62.488 96.048 127,7 109,0 - Nuôi trồng 2.700 37.545 53.076 169,3 107,2 - Khai thác 13.100 17.043 27.232 105,4 109,8 - Dịch vụ 2.600 7.900 15.740 124,9 114,8 ( Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH huyện Vĩnh Linh năm 2010) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Qua bảng phân tích số liệu trên cho ta thấy, nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) của ngành nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 là 5,8%; ngành lâm nghiệp là 2,4% và ngành thuỷ sản là 27,7%. Giai đoạn 2006 - 2010 nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) của ngành nông nghiệp là 6,5%, ngành lâm nghiệp là 17,1% và thủy sản 9,0%. Ngành nông nghiệp: Về trồng trọt: Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 4,7% và giai đoạn 2006 - 2010 là 8,6%. Nhân tố tăng trưởng chủ yếu của các giai đoạn này là sản lượng cao su tăng từ 512 tấn năm 2000 lên 1.918 tấn năm 2005 (nhịp độ tăng hàng năm 30,2%) và tăng lên 6.551 tấn năm 2010 (nhịp độ tăng hàng năm 27,8%), sản lượng cao su tăng nhanh là do diện tích cây cao su đã đến kỳ đưa vào thu hoạch tăng lên (năm 2005 là 1.475 ha, năng suất 13 tạ/ha; năm 2010 là 4.310 ha, năng suất tăng lên 15,2 tạ/ha); sản lượng hồ tiêu tăng từ 210 tấn năm 2000 lên 630 tấn năm 2005 (nhịp độ tăng hàng năm 24,6%) và tăng lên 840 tấn năm 2010 (nhịp độ tăng hàng năm là 5,9%). Bên cạnh đó, sản lượng lúa cũng tăng từ 25.146 tấn năm 2000 lên 31.010 tấn năm 2010. Để đạt được những thành tựu trên, thành công trước hết phải kể đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; thể hiện rõ nhất là ở ngành trồng lúa, lạc và cao su, đưa diện tích cao su đủ năm tuổi vào khai thác; năng suất lúa cả năm 2000 là 39 tạ/ha, năm 2010 là 45,6 tạ/ha; năng suất lạc năm 2000 là 14 tạ/ha, năm 2010 là 23,9 tạ/ha; năng suất cao su năm 2000 là 10 tạ/ha, năm 2010 là 15,2 tạ/ha... Các giống lúa, lạc phẩm chất tốt đã phát triển đại trà, mức thu nhập sau khi đã trừ đi chi phí đã tăng 2 lần. Điều này đã khẳng định những định hướng đúng đắn trong việc khai thác tốt 2 vùng canh tác chủ yếu của huyện là vùng đồng bằng và vùng đất đỏ bazan. Mức khai thác diện tích canh tác vùng đất đỏ Vĩnh Linh từ 80% năm 2000 với chủ yếu là màu lương thực được nâng lên 95% năm 2010 với chủ yếu là cao su, hồ tiêu và lạc, mức khai thác diện tích canh tác vùng đồng bằng đã tiến đến gần đến giới hạn cực đại, đã và đang nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất.Việc xây dựng các vùng sản xuất lúa chất lượng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 cao đã làm gia tăng giá trị sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong huyện, trong tỉnh. Ngoài ra đã hình thành các vùng chuyên rau màu truyền thống như: môn, từ tía..tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Về chăn nuôi: Đã đẩy mạnh phát triển theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gia trại, việc du nhập các giống mới đã chú trọng phát triển. Trong đó đàn bò tiếp tục được lai tạo theo hướng Zebu hóa nhằm nâng cao tầm vóc và cải tiến giống bò vàng ở địa phương cho năng suất, chất lượng và giá trị cao hơn. Tổng đàn bò hàng năm khoảng 11.000 - 12.500 con, tổng đàn trâu từ 7.000 - 7.500 con, đàn lợn 33.000 - 44.00 con, đàn gia cầm 250 - 350 nghìn con. Ngành lâm nghiệp Tuy tăng trưởng chậm nhưng đã thể hiện được một bước thay đổi về chất; từ chỗ chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên chuyển sang trồng, tái sinh rừng và khai thác rừng trồng. Trong đó, chuyển biến lớn nhất là công tác trồng và chăm sóc rừng trước đây chủ yếu ở các lâm trường quốc doanh và mang tính phong trào trong một bộ phận nhân dân. Đến nay, nghề trồng rừng và chăm sóc rừng đã trở thành nghề sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho các hộ phía Tây huyện. Tổng diện tích đất quy hoạch đến năm 2020 cho lâm nghiệp là 32.950,4 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 21.947,51 ha, đất rừng phòng hộ là 10.900 ha, đất rừng đặc dụng là 102,89 ha. Trong giai đoạn 2000 - 2010 bằng những chương trình, dự án như PAM, 327, 773, 661 toàn huyện đã trồng mới được khoảng 4.500 ha, hàng năm trồng được 950 - 1.000 ha rừng. Phong trào trồng cây phân tán những năm gần đây trong nhân dân, các hội nghề nghiệp đã phát triển nhanh, mỗi năm bình quân trồng được 1triệu - 1,2 triệu cây phân tán; ươm 1,5 - 2,2 triệu cây giống. Bước đầu đã ngăn chặn được tình trạng phá rừng và đã đóng cửa rừng năm 2008. Ngành thuỷ sản Là ngành có bước tăng trưởng đột phá, giai đoạn 2000 - 2010 nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 18,8%, trong đó đáng chú ý là giá trị sản xuất của nuôi trồng và dịch vụ. Để đạt được nhịp độ tăng trưởng này là nhờ diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh và giữ ổn định 700 - 750 ha, trong đó diện tích nuôi tôm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 là 250 - 300 ha; sản lượng nuôi trồng 1.500 - 1.600 tấn, trong đó sản lượng tôm là 700 - 800 tấn, với mức giá thị trường hiện tại mỗi vụ thu hoạch tôm có thể thu được trên 35 tỷ đồng. Nuôi tôm thủy sản trong những năm gần đây phát triển mạnh, đây là bước đột phá có tính quyết định để tăng nhanh sản lượng nuôi trồng của huyện và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Về công nghiệp - xây dựng: Đây là nhóm ngành có xuất phát điểm thấp nhưng có nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn định, nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) giai đoạn 2001 - 2005 đạt 14,3%; giai đoạn 2006 - 2010 đạt 20,0%, trong đó: Ngành công nghiệp: Sau quá trình co cụm, giải thể một số xí nghiệp, HTX, mất dần các tổ chức đội ngành nghề; bước vào giai đoạn 2000 - 2010 ngành công nghiệp phát triển nhanh, ổn định trong cơ chế mới, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông - lâm - thuỷ sản. Nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá cố định 1994) giai đoạn 2001 - 2005 là 17,5%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 21,0%. [18] Phát triển đa dạng ngành nghề, công nghệ thẩm mỹ, những ngành nghề mạnh nhất là cơ khí, may mặc, mộc dân dụng, khai thác vật liệu xây dựng, xay xát lúa, chế biến hải sản, nước đá...Về công nghệ phổ biến vẫn đang là công nghệ phổ thông trình độ thấp, về tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình. Ngành xây dựng: Nhịp độ tăng hàng năm giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá cố định 1994) giai đoạn 2001 - 2005 đạt 10,0%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 18,8% trong đó phát triển nhanh là xây dựng điện, giao thông, trường học, trụ sở, nhà ở, công trình cấp nước sản xuất, sinh hoạt và các công trình phúc lợi xã hội khác. Về Thương mại - dịch vụ: Trong những năm qua, ngành thương mại - dịch vụ phát triển phong phú và đa dạng bao gồm: Thương mại thuần tuý, dịch vụ du lịch nghỉ mát, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng, tính dụng, tài chính, bưu điện, giao thông vận tải, dịch vụ nông - lâm - ngư nghiệp..., trong đó: - Giao thông vận tải phát triển mạnh nhưng tổ chức quản lý chưa tốt. Với hệ thống đường bộ, đường thuỷ về tận các bản làng và lực lượng vận tải gồm hơn: 450 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 ô tô, máy kéo, 40 thuyền gắn máy nhưng việc phân luồng, phân tuyến chưa hợp lý, chất lượng phương tiện chưa tốt; trong mùa mưa bão, giao thông còn gặp nhiều trở ngại, phần lớn người điều khiển giao thông vận tải đã được đào tạo cơ bản. 2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH LINH 2.2.1. Định hướng và các chương trình dự án phát triển cao su tiểu điền của huyện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh linh lần thứ XIII, đã nêu mục tiêu phấn đấu : " 1. Khai thác mọi tiềm năng để phát triển kinh tế, tập trung đẩy mạnh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, mở rộng ngành nghề tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa; củng cố, xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống. " .... Với tư tưởng chỉ đạo về sản xuất Nông nghiệp : "... Phát triển cây công nghiệp, cây xuất khẩu dài và ngắn ngày phù hợp với điều kiện đất đai, thị trường theo hướng ổn định cây tiêu, cây chè, khuyến khích trồng cây cao su...". Vĩnh Linh là một huyện có tiềm năng phát triển nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới. Vào thời điểm thực hiện chương trình dự án cao- su tiểu điền, Vĩnh Linh tuy đã hình thành ba vùng kinh tế lớn: Vùng núi, trung du và đồng bằng, nhưng chưa thực hiện được bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Nông nghiệp, cơ bản vẫn là độc canh cây lúa, chưa hình thành được các vùng chuyên canh và khẳng định hiệu quả của các vùng sản xuất đó. Vấn đề đặt ra đối với Đảng bộ và chính quyền huyện Vĩnh Linh là phải sớm hình thành bằng được "Chương trình dự án phát triển cao-su tiểu điền". Phải đưa cây cao-su trở thành cây trồng chính, ngành sản xuất chính mới có thể nhanh chóng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Là cây công nghiệp dài ngày, cao-su có nhiều ưu thế hơn so với cây công nghiệp khác: thích nghi với nhiều loại đất, chịu hạn tốt, không cần phải tưới; quy trình sản xuất ít phức tạp, chi phí chỉ bằng 50% cây công nghiệp khác; chu kỳ kinh doanh 30-40 năm. Vùng bắc sông Bến Hải phía tây của huyện Vĩnh Linh là nơi có nhiều tiềm năng, đất có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp 3.680 ha. Sau quá trình điều tra hiện trạng lập quy hoạch phát triển sản xuất của vùng, tháng 2-1993, UBND huyện đã lập dự án "Đầu tư di ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 dân phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế mới bắc sông Bến Hải". Mục tiêu của dự án là tổ chức khai thác sử dụng có hiệu quả hợp lý tiềm năng đất đai, tạo việc làm, phân bố lại lao động dân cư trên địa bàn và xây dựng làng kinh tế mới. UBND huyện đã phối hợp các ban, ngành chức năng và ban quản lý dự án chỉ đạo một cách chặt chẽ. Theo đó nhiều đợt di dân được thực hiện. Lúc đầu chỉ chuyển lao động lên vùng đất mới khai hoang, khi sản xuất đã ổn định toàn bộ gia đình chuyển lên lập nghiệp. Phát triển cây trồng, vật nuôi là thế mạnh của vùng kinh tế mới, nhưng cây trồng chính vẫn là cao-su. Bên cạnh đó vẫn có những cây trồng khác bổ trợ dưới tán cao-su khi chưa khép tán như môn, lạc, đậu đỗ,... Cùng với dự án di dân phát triển kinh tế mới ở miền núi, vùng gò đồi và các vùng lân cận cũng có bước chuyển dịch khá mạnh theo hướng thâm canh và chuyên canh. Hàng chục trang trại phát triển kinh tế nông lâm tổng hợp được ra đời. Nhiều hộ được cấp hàng chục ha đất để khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng cao-su... đã đưa tổng diện tích cao-su của vùng lên 620,25 ha. Cùng với việc đầu tư sản xuất tại vùng kinh tế mới, điện đường trường trạm cũng được xây dựng để ổn định cuộc sống lâu dài cho nhân dân. 2.2.2. Thực trạng phát triển cao su tiểu điền của huyện Thành công bước đầu của dự án kinh tế mới bắc sông Bến Hải cho phép Vĩnh Linh có một tầm nhìn chiến lược lâu dài hơn. Tháng 5-1996, UBND huyện cho lập dự án: "Xây dựng dự án cao-su trên vùng đất đỏ Vĩnh Linh". Thêm một tín hiệu vui nữa cho ngành nông nghiệp Vĩnh Linh: HĐND tỉnh Quảng Trị đã có quyết sách kịp thời cho vay vốn bù lãi suất để mở rộng dự án vùng cao-su tiểu điền. Đây là thời kỳ được sự chỉ đạo tích cực và quyết liệt nhất bởi cây cao-su trồng tại dự án kinh tế mới bắc sông Bến Hải được xác định là rất thích hợp với thời tiết thổ nhưỡng, chống chịu được sâu bệnh. Chương trình lớn này đã được định hướng và quy hoạch phân vùng cụ thể với diện tích 4.000 ha. Với mục đích sử dụng đất đỏ ba-dan có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, cần nhanh chóng đưa cây cao-su vào vùng đất đỏ thay thế rừng trồng phi lao, bạch đàn. Đó là nội dung chủ yếu của bước một, phát triển cao-su mà vẫn giữ được diện tích cây lương thực đang trồng, đồng thời mở rộng diện tích trồng lạc, khoai lang,... nhờ trồng xen trong cao- su giai đoạn chưa khép tán. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Bảng 2.4. Diện tích - Năng suất- Sản lượng cao su tiểu điền qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 2005 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng diện tích Ha 5206 5656 5867,1 6066,0 6653,1 6861,0 Trong đó : Trồng mới Ha 300 300 400 200 587,1 208 Diện tích thu hoạch Ha 1175 3475 4006,8 4110,0 4310,1 4620,5 Năng suất Ta/ha 13 15 16,2 14,5 15,3 15,2 Sản lượng Tấn 1527,4 5213 6.495,6 5.959,5 6.611,1 7010,0 Số hộ Hộ 4120 4650 4889 5298 5608 5746 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh 2011) Nếu năm 1993 diện tích trồng mới chỉ 253,9 ha thì đến cuối năm 2005 diện tích trồng mới cao-su tiểu điền đạt 3.274 ha, đưa tổng diện tích cao-su toàn huyện năm 2005 là 5.206 ha, với 4120 hộ trồng; đến năm 2011: 6.861 ha, với 5746 hộ trồng. Nếu so sánh mức độ phát triển cao su tiểu điền năm 2011 so với năm 2005 cho thấy: về tổng diện tích chỉ tăng 31,8%; nhưng về diện tích thu hoạch tăng 293,2%; về năng suất tăng 16,9%; Nên sản lượng tăng 359%; Các xã có diện tích cao-su lớn: Vĩnh Thủy 860 ha, thị trấn Bến Quan và Nông trường Quyết Thắng 1.303 ha, Vĩnh Thạch 283 ha, Vĩnh Trung 293 ha, Vĩnh Khê 231 ha, Vĩnh Hà 400 ha,... Trong các xã nói trên có 50-60% số hộ đều có diện tích trồng cây cao-su cho thu nhập bình quân 12 triệu đồng/tháng. Việc chuyển dịch đất trống, đồi núi trọc và một số diện tích cây trồng kém hiệu quả khác sang trồng cây cao-su đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế về cây trồng. Bước đầu đã tạo ra hơn bảy nghìn tấn mủ khô làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt 60 triệu đồng/ha/năm. Dự án đã đạt được thành công vượt bậc, một nghề mới được hình thành, nghề sản xuất cao-su. Nông dân Vĩnh Linh có thêm 8.000 việc làm mới, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Những năm tới chương trình vẫn được khuyến khích đầu tư với hai mô hình phổ biến là cao-su tiểu điền vùng đông và trang trại ở vùng tây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2006-2015 huyện Vĩnh Linh phấn đấu trồng mới 1.200 ha cao-su, chủ yếu thuộc dự án Làng thanh niên lập nghiệp, các xã miền núi, vừa kết hợp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 với trồng dặm để tăng độ đông đặc đúng thiết kế và tiết kiệm đất. Phấn đấu đưa diện tích cao-su đến năm 2015 đạt hơn 8.000 ha, để đến năm 2015 có tổng sản lượng 8.000 - 8.500 tấn mủ khô. Tạo việc làm mới cho 1.200 - 1.300 lao động, đưa tổng giá trị thu nhập bình quân nhân khẩu đạt 33 triệu đồng vào năm 2015. Huyện tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc, Làm tốt công tác dự tính, dự báo, thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ bệnh hại cho cây cao-su. Khai thác đúng quy trình, không khai thác cao-su chưa đến kỳ thu hoạch. Xây dựng thương hiệu cho cây cao-su Vĩnh Linh để có thể cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức các cuộc hội thảo giữa các bên liên quan: Công ty cao-su Quảng Trị, nhà máy chế biến, xã, HTX, hộ nông dân,... nhằm có phương hướng tối ưu về tiêu thụ mủ cao-su cho nông hộ... 2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1 Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra 2.3.1.1.Nhân khẩu và lao động Đề tài đã tiến hành điều tra 90 hộ gia đình có diện tích cao su trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị. Nhân khẩu và lao động là nhân tố nguồn lực quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả trồng cao su của các nông hộ. Dựa trên kết quả điều tra, khảo sát tại các hộ trồng cao su như đã trình bày ở chương 1, chúng ta có thể nhận thấy những đặc trưng cơ bản về tình hình nhân khẩu và lao động được thể hiện ở bảng số liệu 2.5 Bảng 2.5. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra (BQ hộ) Chỉ tiêu ĐVT Phân theo xã ANOVA Bến Quan Vĩnh Long Vĩnh Tân BQ chung F Sig. 1. Nhân khẩu Người 3,83 4,00 4,10 3,98 0,521 0,596 - Nhân khẩu nam Người 1,83 1,97 2,00 1,93 0,397 0,674 2. Lao động gia đình LĐ 2,27 2,33 2,37 2,32 0,156 0,856 - Lao động trồng cao su LĐ 1,23 1,33 1,30 1,29 0,333 0,718 3. Tuổi của chủ hộ Tuổi 43,77 52,17 50,70 48,88 7,413 0,001 4. Trình độ VH của chủ hộ Lớp 9,43 7,03 8,13 8,20 7,418 0,001 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Bình quân chung nhân khẩu của các hộ điều tra là không cao, tương ứng với 3,98 người/hộ và không có sự khác biệt về bình quân nhân khẩu giữa 3 nhóm hộ. Do bình quân nhân khẩu không cao, nên bình quân lao động/hộ cũng ở mức 2,32 lao động/hộ.Trong đó lao động trồng cao su 1,29 lao động/hộ. Với mức bình quân về lao động này thì nhiều hộ có diện tích cao su lớn sẽ không đảm bảo nhân lực tự làm mà phải thuê ngoài. Thực hiện phân tích ANOVA, với giá trị Sig. >0,05 nên không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 (số lao động bình quân giữa 3 nhóm hộ là như nhau). Độ tuổi bình quân của chủ hộ trồng cao su tiểu điền là 48,8 tuổi. Đây vừa là ưu điểm đồng thời cũng là nhược điểm trong quá trình trồng cao su. Ưu điểm là ở chỗ khi tuổi đời của các chủ hộ càng cao thì kinh nghiệm của các chủ hộ đúc rút được càng nhiều và thận trọng trong sản xuất. Nhược điểm là do tuổi đời của các chủ hộ cao nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh chóng, đồng thời với tuổi đời cao sẽ khiến nhiều hộ bảo thủ trong cách chăm sóc và khai thác cây cao su, đồng thời không mạnh dạn đầu tư, sợ rui ro. Tuổi đời lớn cùng với trình độ văn hoá không cao (lớp 8,2) sẽ là một rào cản cực lớn trong việc tăng năng suất khai thác mủ cao su bằng các công nghệ mới. Như vậy, để chủ hộ có thể tiếp thu được các kỹ thuật mới trong chăm sóc và khai thác mủ cao su, khuyến nông cùng các ngành có chức năng tại địa phương phải kiên trì tập huấn cho người dân mà còn phải vận động, khuyên bảo để người dân có thể yên tâm sử dụng các công nghệ, kỹ thuật mới. Nhìn vào bảng phân tích ANOVA, với giá trị Sig. < 0,05 nên thể hiện sự khác biệt về trình độ và tuổi chủ hộ của các nhóm khá lớn. 2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai và vốn vay Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng đối với trồng cao su tiểu điền qua số liệu tra 90 hộ trên địa bàn nghiên cứu cho thấy: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bảng 2.6. Tình hình sử dụng đất đai và vốn vay của các hộ điều tra (BQ hộ) Chỉ tiêu ĐVT Phân theo xã Bến Quan Vĩnh Long Vĩnh Tân BQ chung I. Tổng diện tích đất Ha 2,68 3,79 2,41 2,98 1. Đất ở Ha 0,02 0,02 0,02 0,02 2. Đất SX nông nghiệp Ha 2,22 2,52 2,02 2,26 - Đất trồng cao su Ha 2,05 1,80 1,53 1,78 3. Đất nuôi trồng thủy sản Ha 0,18 0,01 0,24 0,14 4. Đất lâm nghiệp Ha 0,27 1,24 0,12 0,56 II. Vốn vay SX cao su Tr.đ 35,42 26,69 33,86 31,78 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Diện tích đất canh tác bình quân của 1 hộ điều tra tại huyện Vĩnh Linh là 2,98 ha. Đây là một diện tích khá lớn so với mức bình quân diên tích chung của hộ sản xuất nông nghiệp tại việt nam. Nhưng trên địa bàn huyện Vĩnh Linh thì đây là một diện tích phù hợp với những hộ sản xuất cao su. Trong đó: Bình quân đất ở 200m2/hộ (theo quy định của nhà nước), Đất lâm nghiệp bình quân 0,56 ha/hộ, đất nuôi trồng thuỷ sản 0,14 ha/hộ. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp 2,26 ha/hộ. Trong đó diện tích trồng cao su chiếm 1,78 ha/hộ, chiếm 78,8% đất SX nông nghiệp. Với diên tích này khá phù hợp với lao động bình quân của hộ mà được thể hiện ở trên. Tỷ lệ diện tích đất trồng cao su trên diện tích đất nông nghiệp nó phản ánh khá đặc trưng giữa các vùng sản xuất trong huyện. Thị trấn Bến quan đây là vùng thuộc núi của huyện, có diện tích đất phù hợp chủ yếu với trồng cao su và cây lâm nghiệp người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ trồng cao su và lâm nghiệp nên diện tích cao su bình quân hộ lớn nhất 2,05 ha/hộ chiếm 92,34% đất sản xuất nông nghiệp. Xã Vĩnh long là xã có thế mạnh về cả đồng bằng và đồi núi xen kẻ nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá lớn 2,52ha/hộ, tuy nhiên diên tích cao su bình quân trên hộ ở mức 1,8ha/hộ chiếm 71,4% đất sản xuất nông nghiệp. Riêng xã Vĩnh Tân là vùng đất đỏ Ba dan rất phù hợp trồng các loai cây ngắn và dài ngày. Tuy nhiên bình quân diên tích đất trên hộ không lớn nên diên tích cao su chỉ ở mức 1,53 ha/hộ, chiếm 75,7% đất nông nghiệp. Về vay vốn để sản xuất cao su dựa vào nguồn lực của hộ và chính sách của nhà nước nên việc vay vốn trồng cao su của các vùng cũng có khác nhau. Bình quân ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 mức vay chung của các hộ trồng cao su 31,78 triệu/hộ. So với diện tích trồng cao su bình quân thì mức vay này là khá lớn. Thị trấn bến Quan là thị trấn vùng núi mới thành lập đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mặt khác được nhà nước cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để trồng cao su nên vốn vay trên hộ khá lớn 35,42 triệu đồng/hộ, Xã Vĩnh Long đời sống của người dân ở đây có khá hơn, có thu nhập từ nhiều nguồn nên vốn vay đầu tư ch cao su ít hơn chỉ 26,69 triệu/hộ. Riêng Vĩnh Tân có dự án đa dạng hoá nông nghiệp được bù lãi suất nên nông dân mạnh dạn vay vốn trồng cao su bình quân 33,86 triệu đồng /hộ 2.3.1.3 Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập là thể hiện năng lực sản xuất và ngành sản xuất chính của hộ. Qua bảng kết quả điều tra thu nhập của 90 hộ của 3 vùng trồng cao su trong huyện cho thấy thu nhập từ những hộ trồng cao su là khá lớn 176,83 triệu đồng /hộ/năm. Trong đó thu nhập từ trồng trọt 144,01 triệuđ/hộ/năm chiếm 81,44%, từ chăn nuôi 13,29 triệu đồng/hộ/năm chiếm 7,53%; Thu nhập khác 19,53 triệu đồng/hộ/năm chiếm 11,04 % trong tổng thu hập của hộ. Như vậy thu nhập từ sản xuất trồng trọt lớn nhất trên 81% và trong đó thu nhập từ cao su 80.8% trong thu nhập từ trồng trọt, chứng tỏ rằng những hộ trồng cao su có thu nhập từ cao su là chủ yếu. Bảng 2.7. Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra (BQ hộ/năm) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Phân theo xã BQ chungBến Quan Vĩnh Long Vĩnh Tân Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng thu nhập 149,87 100,00 197,27 100,00 183,37 100,00 176,83 100,00 1. Thu nhập từ trồng trọt 127,00 84,74 153,80 77,96 151,23 82,47 144,01 81,44 - Thu nhập từ cao su 95,96 75,56 128,37 83,47 121,67 80,45 115,33 80,08 2. Thu nhập từ chăn nuôi 7,00 4,67 11,37 5,76 21,50 11,73 13,29 7,52 3. Thu khác 15,87 10,59 32,10 16,27 10,63 5,80 19,53 11,04 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Giá trị thu nhập bình quân hộ theo vùng cũng được thể hiên khá rỏ giữa các vùng trong huyện. Thị trấn Bến Quan là vùng núi phía tây của huyện điều kiện sản xuất không mấy thuận lợi nên thu nhập bình quân hộ chỉ 149,87 triệu/năm; Xã Vĩnh Long là xã có lợi thế cả về đồng bằng và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_cao_su_tieu_dien_tren_dia_ban_huyen_vinh_linh_tinh_quang_tri_1375_1912290.pdf
Tài liệu liên quan