MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu đồ ix
Danh mục sơ đồ ix
Danh mục hình ix
Danh mục hộp ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
2.1. Cơ sở lý luận: 3
2.1.1. Một số khái niệm liên quan 3
2.1.2. Vai trò, đặc điểm, lợi ích kinh tế của ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam 3
2.1.3. Đặc tính kinh tế kỹ thuật của bò sữa 9
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò sữa 11
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi bò sữa 20
2.2. Cơ sở thực tiễn 23
2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa của một số nước trên thế giới 23
2.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam 24
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 36
3.2. Phương pháp nghiên cứu 44
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 44
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 45
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 46
3.2.4. Phương pháp phân tích 46
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 47
108 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2004. Qua kết quả điều tra cuối năm 2012, cho thấy tỷ lệ hộ
nghèo từ 1,0% năm 2005 xuống còn 0,11% năm 2012.
Đời sống của người dân không ngừng được nâng cao với giá trị sản xuất
nông nghiệp/1ha đất canh tác đạt khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Các sản phẩm
sản xuất ra có thị trường tiêu thụ, điều kiện canh tác thuận lợi, cơ sở hạ tầng
tương đối đồng bộ, phân bố tập trung, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
không ngừng được cải thiện. Về thu nhập, hiện nay thu nhập trung bình của
huyện nhìn chung mới đạt ở mức trung bình so với toàn Thành phố. Nhưng với
tốc độ đô thị hóa cùng với những điều kiện phát triển thuận lợi, trong những năm
tới chắc chắn thu nhập trung bình của huyện sẽ tăng cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41
Bảng 3.1. Tổng hợp tình hình dân số từ năm 2010 đến năm 2014
Đơn vị tính : Người
STT Đơn vị hành chính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Thị trấn ĐA 27.307 27.661 27.725 28.642 28.803
2 Mai Lâm 12.292 12.494 12.682 13.726 13.814
3 Đông Hội 9.957 10.212 10.955 11.143 11.258
4 Xuân Canh 10.185 10.379 10.792 10.899 10.973
5 Tàm Xá 4.229 4.289 4.455 4.538 4.572
6 Vĩnh Ngọc 12.803 13.120 13.783 14.281 14.405
7 Hải Bối 16.143 16.496 17.003 19.756 19.272
8 Kim Chung 29.507 35.039 35.223 30.801 30.251
9 Võng La 9.111 11.394 12.138 11.350 11.861
10 Đại Mạch 9.813 10.249 12.194 16.561 16.695
11 Nam Hồng 12.580 12.756 13.164 13.424 13.546
12 Kim Nỗ 12.442 12.673 12.982 13.891 14.050
13 Vân Nội 10.682 10.941 11.573 11.780 11.901
14 Tiên Dương 15.787 16.181 16.933 17.629 17.843
15 Uy Nỗ 16.795 17.178 17.656 17.276 17.541
16 Cổ Loa 18.752 19.118 19.592 17.838 18.013
17 Dục Tú 16.260 16.514 17.128 17.456 17.586
18 Vân Hà 9.485 9.755 10.509 10.818 10.945
19 Liên Hà 15.544 15.993 16.558 16.742 16.772
20 Thụy Lâm 17.019 17.358 17.963 18.761 18.972
21 Việt Hùng 15.347 15.621 16.131 16.401 16.537
22 Xuân Nộn 12.880 13.107 13.724 14.023 14.187
23 Nguyên Khê 12.507 12.693 13.562 13.887 14.021
24 Bắc Hồng 11.808 12.020 12.791 13.255 13.320
Tổng cộng 339.240 353.240 367.220 374.883 377.048
41
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đông Anh, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
Qua bảng 3.1 cho thấy, dân số trên địa bàn huyện khá cao, và cũng tương đối
ổn định trong các năm từ 2010 tới 2014, nếu năm 2010 dân số là 339,24 người thì
sau 5 năm tức là năm 2014 dân số là 377048 người. Với số lượng người trên địa bàn
huyện dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Xu thế phát triển đô thị trên địa bàn huyện Đông Anh sẽ tập trung vào khu
vực Bắc sông Hồng - Đầm Vân Trì - khu di tích Cổ Loa; khu vực phía bắc huyện
Đông Anh và dọc tuyến đường cầu Nhật Tân - Sân bay Nội Bài. Phát triển khu
vực này đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tổ chức không gian, cảnh quan thích hợp
trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.
3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
a. Hệ thống đường giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của
Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn huyện Đông Anh có 2
tuyến đường sắt chạy qua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái
Nguyên và Lào Cai; có đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc
tế Nội Bài cửa ngõ thông thương với quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các
tuyến đường đi các tỉnh phía bắc. Hệ thống đường huyện đã được nâng cấp,
rải nhựa, nhất là các trục đường Kinh tế Miền Đông, Bệnh viện Đông Anh đi
Đền Sái... đã được đầu tư rất đồng bộ, đã và đang phát huy hiểu quả trong
việc giao thương phát triển kinh tế. Đường liên xã được bảo dưỡng đảm bảo
thông suốt 24/24 xã, thị trấn. Sự thuận lợi về giao thông sẽ là tiền đề cho sự
phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của huyện trong tương lai.
b. Hệ thống công trình thủy lợi: Hiện nay trên địa bàn huyện có các sông
chính như: sông Đuống, sông Hồng, sông Cà Lồ và ngoài ra còn có vùng đầm Vân
Trì với diện tích khoảng 130 ha đã chủ động được nước tưới, tiêu, thoát úng.
c. Hệ thống mạng lưới điện và cấp thoát nước:
Hệ thống mạng lưới điện: Huyện Đông Anh được cung cấp điện từ lưới
điện quốc gia. Cơ sở hạ tầng ngành điện đã được cải tạo, nâng cấp từ các trạm hạ
thế, lưới điện quốc gia. Hiện 24/24 xã, thị trấn được dùng lưới điện quốc gia.
Cấp thoát nước: Hiện nay Đông Anh có một số trạm cung cấp nước
sạch, tuy nhiên nước dùng cho sinh hoạt của đa số nhân dân được lấy từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
giếng khoan, giếng khơi, nước mưa. Với nhu cầu như hiện nay, nước mặt và
nước ngầm đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, tuy vậy cần
phải được quan tâm xử lý nước sinh hoạt cho nhân dân tốt hơn.
d. Hệ thống trường học: Mạng lưới trường, lớp được duy trì và phát
triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân
trong huyện. Đến nay toàn huyện có 28 trường mầm non, 29 trường tiểu học,
25 trường trung học cơ sở, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 04 trường
phổ thông trung học và 6 trường dân lập. Cơ sở vật chất trường học được đầu
tư bổ sung, thay thế các phòng học cấp 4 bằng các phòng học kiên cố, đảm
bảo môi trường xanh – sạch – đẹp, thiết bị, phương tiện dạy học và thực
hành được trang bị tương đối đầy đủ, phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy và học.
e. Cơ sở y tế: Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về chăm sóc sức
khỏe nhân dân, công tác khám chữa bệnh ngày càng cải thiện. Chất lượng
khám chữa bệnh từng bước nâng lên. Các hình thức chăm sóc sức khỏe nhân
dân ngày càng đa dạng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân. Trang
thiết bị y tế được nâng cấp ở các tuyến. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố,
kiện toàn và phát huy tác dụng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 Bệnh viện,
01 phòng khám đa khoa khu vực, 24 xã, thị trấn có trạm y tế xã và 166 cơ sở
khám bệnh tư nhân. Đến nay 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
f. Mạng lưới bưu chính – viễn thông: Ngành bưu chính – viễn thông
đã có sự tiến bộ đáng kể, tạo nên sự đổi mới trong trao đổi thông tin, đặc biệt
là thông tin bằng điện thoại di động. Mạng lưới thông tin liên lạc đã được
quan tâm phát triển, chất lượng cơ bản tốt, góp phần tích cực vào việc phát
triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ được sử dụng kết
hợp trong đề tài. Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong các bước nghiên
cứu sau:
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, địa điểm nghiên cứu phải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
mang tính đại diện cho các vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của huyện Đông
Anh để nghiên cứu. Chúng tôi chọn tại xã Tàm Xá, tại xã Hải Bối, tại xã Mai
Lâm làm địa bàn nghiên cứu. Bởi các tại xã này của Đông Anh có chăn nuôi ổn
định và phát triển sớm, diện tích bãi bồi và đồng rộng thuận lợi cho phát triển
trồng cỏ, ngô làm thức ăn cho bò sữa, đồng thời đây là các tại xã có số lượng hộ
và số lượng bò sữa lớn nhất tại huyện Đông Anh.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Bảng 3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin thu thập Nguồn thu thập
Các số liệu về tình hình chung
của tại huyện Đông Anh (điều
kiện tự nhiên, đất đai, dân số, lao
động)
Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng
thống kê, Phòng kinh tế, Phòng Lao động -
TBXH, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế tại
xã hội huyện Đông Anh
Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,
kết quả nghiên cứu liên quan đến
đề tài
Thu thập qua các tạp chí, sách báo, các văn
bản của Nhà nước và truy cập trên mạng
Internet để có nội dung liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
3.2.2.2. Số liệu sơ cấp
a. Thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra các hộ chăn nuôi bò sữa
- Cách chọn hộ: chọn 90 hộ
Thu thập số liệu qua 90 hộ chăn nuôi bò sữa; do quy mô chăn nuôi bò sữa ở
mỗi hộ là khác nhau nên dựa vào quy mô đàn bò sữa ở các hộ để tiến hành điều
tra, thu thập số liệu. Xác định quy mô đàn bò ở các hộ qua thống kê của ban
khuyến nông địa phương cùng với sự hướng dẫn của ban quản lý thôn, xã trong
địa bàn điều tra.
Sau khi xác định được quy mô đàn bò sữa các hộ chăn nuôi tiến hành điều
tra thu thập thông tin về tình hình chăn nuôi, cũng như các thuận lợi khó khăn ...
của nhóm hộ điều tra, từ đó đề ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển đàn bò sữa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
trên địa bàn huyện. Cụ thể việc chọn các hộ chăn nuôi bò sữa theo quy mô đàn
bò như sau:
Quy mô I: 1-2 con: chọn 30 hộ
Quy mô II: 3- 4 con: chọn 30 hộ
Quy mô III: >4 con: chọn 30 hộ
Quá trình điều tra, lấy thông tin từ các hộ chăn nuôi được ghi chép qua sổ
tay, qua ghi âm phỏng vấn các hộ về thực trạng chăn nuôi của các hộ, trong đó
năm bắt các thông tin về thuận lợi cũng như khó khăn của hộ chăn nuôi để đưa ra
phương hướng cũng như các giải pháp khắc phục khó khăn.
Trực tiếp triển khai tới các hộ phiếu điều tra, để các hộ cung cấp các thông
tin về chăn nuôi bò sữa của bản thân, cũng như địa phương.
Bên cạnh việc thu thập số liệu qua phiếu điều tra, phỏng vấn các hộ chăn
nuôi thì kết hợp phỏng vấn cán bộ địa phương, đặc biệt ban khuyến nông để nắm
rõ hơn, cụ thể hơn về tình hình chăn nuôi của địa phương.
Kết hợp các thông tin hai chiều từ phía hộ chăn nuôi và các cán bộ quản lý,
để từ đó xác định được cụ thể các thông tin, cũng như tình hình chăn nuôi của địa
phương. Qua đó đưa ra các giải pháp tốt nhất nhằm giúp các hộ chăn nuôi phát
triển sản xuất, nâng cao thu nhập làm giàu chính đáng cho bản thân.
b. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA).
Để tiến hành thu thập số liệu cho nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp
đánh giá nhanh có sự tham của người dân. Các công cụ PRA sẽ giúp thu thập
thông tin liên quan đến các chỉ tiêu phân tích trong đề tài.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn
những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.
- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý
bằng bằng phần mềm excel, máy tính cá nhân... tiến hành phân tổ thống kê để
làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.
3.2.4. Phương pháp phân tích
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
Sử dụng phương pháp thống kê như phân tổ, số tương đối, số tuyệt đối, số
bình quân để tính toán các chỉ tiêu, kết quả nghiên cứu.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích sự biến động theo thời gian và
không gian về số lượng bò sữa, sản lượng sữa...
3.2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ chăn nuôi, cán bộ thú y, đại
diện thu mua, đại diện các hợp tác xã, cũng như các chủ hộ chăn nuôi có nhiều
kinh nghiệm về các nội dung liên quan đến vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển chăn nuôi bò sữa bao gồm cả ba mặt:
kinh tế, tại xã hội, môi trường. Bao gồm:
- Chỉ tiêu về số lao động tham gia chăn nuôi;
- Số lượng bò sữa;
- Sản lượng tiêu thụ ;
- Giá bán/lít;
- Tổng giá trị sản xuất;
- Năng suất sữa bình quân(Kg/con/ngày);
- Số hộ chăn nuôi;
- Trình độ văn hoá của các chủ hộ;
- Tỷ lệ giải quyết việc làm (quy mô sử dụng lao động cho chăn nuôi bò
sữa/hộ);
- Tỷ lệ hộ sử dụng hầm Biogas;
- Phát triển hệ thống nước thải...
- Tổng chi phí trực tiếp;
- Chi phí thức ăn;
- Chi phí thú y, phối giống;
- Chi phí dụng cụ, điện;
- Tổng diện tích đất chăn nuôi và đất trồng cỏ, ngô;
- Chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện Đông Anh
4.1.1. Tổng quan chăn nuôi bò sữa tại huyện Đông Anh
4.1.1.1. Tình hình về tăng trưởng đàn bò sữa tại huyện
Trên địa bàn huyện Đông Anh, cho tới thời điểm năm 2015 số lượng đàn
bò sữa tập trung chủ yếu ở các xã Xuân Canh; Tàm Xá; Mai Lâm; Hải Bối và
Võng La. Cụ thể số lượng đàn bò giai đoạn 2010 – 2014 trên địa bàn huyện được
thể hiện ở biểu đồ 4.1 dưới đây:
0
100
200
300
400
500
600
700
800
2010 2011 2012 2013 2014
Năm
Số
lư
ợn
g
bò
sữ
a
(co
n
) Xuân Canh
Tàm Xá
Mai Lâm
Hải Bối
Võng La
(Nguồn: Báo cáo tổng kết huyện Đông Anh, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014)
Biểu đồ 4.1. Số lượng bò sữa giai đoạn 2010 - 2014
Qua biểu đồ 4.1 về tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa, ta thấy số lượng bò sữa
Đông Anh tương đối ổn định qua các năm. Năm 2010 là 1032 con thì năm 2014
Đông Anh có 1277 con bò sữa. Như vậy trong vòng 5 năm số bò sữa Đông Anh
tăng 245 con.
Chúng ta nhận thấy số lượng bò sữa trong giai đoạn 2010-2014 có tăng
nhưng số lượng không lớn mức độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 tới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
2014 chỉ là 105,52 %. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chủ trương của
Đông Anh phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và không mở
rộng quy mô chăn nuôi do điều kiện của vùng trong điều kiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, diện tích trồng cỏ ngày một bị thu hẹp lại.
Số lượng bò sữa ở Đông Anh chủ yếu tập trung ở 3 xã là Xuân Canh, Tàm Xá,
Mai Lâm còn hai xã Hải Bối và Võng La chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số bò huyện
Đông Anh. Đây là 03 xã hiện nay được đầu tư trọng điểm của các chương trình
phát triển chăn nuôi bò sữa của huyện, với các đặc điểm thuận lợi về tự nhiên
cũng như về chính sách ... đã thúc đẩy phát tiển chăn nuôi của địa bàn.
* Tình hình về quy mô bò sữa ở các hộ điều tra
Bảng 4.1. Quy mô chăn nuôi ở nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
SL
(hộ)
CC
(%)
SL
(hộ)
CC
(%)
SL
(hộ)
CC
(%)
Tổng số hộ 90 100 90 100 90 100
Quy mô I 34 37,78 31 34,44 30 33,33
Quy mô II 29 32,22 31 34,44 30 33,33
Quy mô III 27 30 28 31,11 30 33,33
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2015)
Chúng tôi tiến hành khảo sát điều tra ở 90 hộ của 3 xã. Tại thời điểm điều
tra với 30 hộ quy mô I, 30 hộ quy mô II, và 30 hộ quy mô III. Lật lại quá trình
phát triển về quy mô chăn nuôi của 90 hộ được điều tra này thì được thể hiện cụ
thể trong bảng 4.2. Qua đây ta nhận thấy năm 2012 số hộ chăn nuôi ở quy mô I là
34 hộ tức chiếm 37,78% và quy mô này giảm dần đến năm 2014 quy mô I còn
30. Trong khi đó quy mô II và quy mô III tăng dần, đối với quy mô II năm 2012
có 29 hộ, quy mô III có 27 hộ và các con số này tăng dần qua các năm. Năm
2013 quy mô II là 31 hộ và quy mô III là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_chan_nuoi_bo_sua_cua_nong_ho_tai_huyen_d.pdf