Luận văn Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các thuật ngữ viết tắt. iv

Danh mục các bảng .v

Danh mục các sơ đồ, hình vẽ .vii

Mục lục. viii

PHẦN I. MỞ ĐẦU .1

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.6

1.1. Lý luận cơ bản về chăn nuôi lợn thịt .6

1.1.1. Vai trò của chăn nuôi lợn.6

1.1.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn thịt .8

1.1.3. Các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn thịt.10

1.2. Lý luận về phát triển chăn nuôi lợn thịt .12

1.2.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế.12

1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững .16

1.2.3. Phát triển chăn nuôi lợn thịt.17

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt.21

1.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn thịt .23

1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.28

1.3.1. Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA .28

1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu liên quan ở Việt Nam .32

1.4. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở trên thế giới và Việt Nam .34

1.4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở trên thế giới.34

1.4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam.37

1.4.3. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.41

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở THỊ XÃ

HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.47

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.47

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.47

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .49

2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy.56

2.2.1. Khái quát về ngành chăn nuôi ở thị xã Hương Thủy.56

2.2.2. Phân tích tăng trưởng và cơ cấu đàn lợn thịt .59

2.2.3. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn thịt.64

2.2.4. Tình hình phát triển nguồn cung thức ăn.65

2.2.5. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y.68

2.2.6. Tình hình phát triển các cơ sở dịch vụ đầu ra.70

2.2.7. Tình hình phát triển công nghệ khí sinh học Biogas .72

2.3. Kết quả nghiên cứu, khảo sát các hộ chăn nuôi lợn thịt.74

2.3.1. Thông tin chung về nguồn lực của các hộ điều tra.74

2.3.2. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra.80

2.3.3. Tình hình tiêu thụ lợn thịt của các hộ điều tra.93

2.3.4. Công tác xử lý và sử dụng chất thải trong chăn nuôi lợn thịt.98

2.4. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi

lợn thịt ở thị xã Hương Thủy.104

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN

NUÔI LỢN THỊT Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY .108

3.1. Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã

Hương Thủy.108

3.1.1. Quan điểm.108

3.1.2. Định hướng .108

3.1.3. Mục tiêu .109

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt ở

thị xã Hương Thủy .110

3.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch.110

3.3.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật.112

3.3.3. Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ .117

3.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách.118

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.121

1. Kết luận .121

2. Kiến nghị .123

TÀI LIỆU THAM KHẢO.125

PHỤ LỤC

pdf154 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tinh lợn đực giống chất lượng cao còn thiếu nên một số hộ chăn nuôi phải nhập từ ngoại tỉnh. Năm 2006, UBND thị xã Hương Thủy đã triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015. Theo đó, nhiều chương trình hỗ trợ phát triển đã được lòng ghép để hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra theo quy hoạch. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện quy hoạch, hầu hết các chỉ tiêu đạt được ở thực tế so với quy hoạch là rất thấp, đặc biệt là đàn lợn nái ngoại. Bảng 2.6. Quy hoạch phát triển đàn lợn thị xã Hương Thủy năm 2010 ĐVT: Con Chỉ tiêu Quy hoạch 2010 Thực hiện 2010 TH/QH (%) Tổng đàn lợn 48.000 31.128 64,85 1. Lợn thịt 42.504 27.596 64,93 - Lợn ngoại 8.000 627 7,84 2. Lợn nái 5.400 3.517 65,13 - Nái Móng Cái 3.300 3.092 93,70 - Nái F1 600 327 54,50 - Nái Ngoại 1.500 98 6,53 (Nguồn: Đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015) Theo bảng số liệu 2.6, tổng đàn lợn nái trên địa bàn thị xã Hương Thủy năm 2010 là 3,52 nghìn con (đạt được 64,93% so với quy hoạch), trong đó tỷ lệ đàn lợn nái ngoại đạt được so với quy hoạch là 6,53%. Định hướng trong những năm tiếp theo, ngành chăn nuôi thị xã Hương Thủy sẽ tập trung phát triển giống lợn nái lai F1, đồng thời khuyến khích các gia trại và trang trại gia tăng số lượng lợn nái ngoại nhằm chủ động được nguồn giống tại chỗ, góp phần giảm thiểu sự phụ thuộc về nguồn giống bên ngoài và kiểm soát được dịch bệnh. 2.2.2. Phân tích tăng trưởng và cơ cấu đàn lợn thịt Trong những năm qua, bằng việc triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển, ngành chăn nuôi lợn thịt của thị xã Hương Thủy đã đạt được những kết quả đáng kể. Nếu như năm 2000, tổng đàn lợn thịt của thị xã là 19,4 nghìn con, đứng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 thứ 5 trong tỉnh Thừa Thiên Huế thì đến năm 2011, đàn lợn thịt của thị xã đạt 30,41 nghìn con, đứng thứ 2 trong tỉnh, sau huyện Phú Vang (44.292 con). Hình 2.2. Số lượng đàn lợn thịt và sản lượng thịt lợn hơi của thị xã Hương Thủy (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế) 21 .4 18 20 .1 78 12 .1 48 19 .4 00 28 .1 39 27 .4 59 28 .6 03 28 .3 42 27 .9 98 28 .0 68 27 .9 60 28 .0 84 28 .5 73 27 .5 96 30 .4 14 1.776 1.785 1.772 1.821 2.560 2.457 2.561 2.580 2.964 2.987 2.975 2.781 2.836 2.732 3.095 - 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 Tổ ng đ àn lợ n th ịt (c on ) - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 Sả n lư ợn g th ịt lợ n hơ i ( tấ n) Tổng đàn lợn thịt Sản lượng thịt lợn hơi Trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây (2001 – 2010) thì đàn lợn thịt của thị xã Hương Thuỷ phát triển rất chậm. Số liệu ở hình 2.2 cho thấy, trong giai đoạn 2001 – 2010 đàn lợn thịt hoàn toàn không có dấu hiện tăng trưởng về số lượng, tốc độ giảm bình quân về số lượng đàn lợn thịt của thị xã là 0,34%/năm. Sự biến động về tổng đàn lợn thịt đã làm cho sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của thị xã Hương Thuỷ cũng tăng trưởng chậm và không ổn định. Sản lượng thịt lợn hơi biến động liên tục qua các năm và không thể hiện rõ nét về xu thế phát triển. Bình quân trong giai đoạn 2007 - 2011 sản lượng thịt hơi xuất chuồng chỉ tăng 0,89%/năm, thấp hơn giai đoạn 2002 – 2006 là 3,04% và so với giai đoạn 1997 – 2001 thấp hơn 8,68%. Hình 2.3. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số lượng đàn lợn thịt và sản lượng thịt lợn hơi của TX. Hương Thủy (Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả) -60 -40 -20 0 20 40 60 80 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011T ốc đ ộ tă ng (% ) Đàn lợn thịt Thịt lợn hơi ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ 61 Số liệu ở hình 2.3 thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng (giảm) liên hoàn của đàn lợn thịt và sản lượng thịt lợn hơi ở thị xã Hương Thủy thời kỳ 1997 - 2011. Trong giai đoạn 2002 - 2006, tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt lợn hơi hàng năm luôn cao hơn so với đàn lợn thịt, điều này chứng tỏ năng suất chăn nuôi đã được nâng cao. Đến giai đoạn 2007 - 2010, sản lượng thịt lợn hơi đã giảm xuống cùng chiều với đàn lợn thịt. Nếu so sánh với các địa phương khác thì năng lực sản xuất lợn thịt của thị xã Hương Thủy vẫn còn thấp. Theo số liệu ở hình 2.4, năm 2011 sản lượng thịt lợn hơi bình quân đầu người của thị xã Hương Thủy chỉ đạt ở mức 32,02kg/người, thấp hơn so với mức bình quân chung của các tỉnh Bắc Trung Bộ là 2,45kg và thấp hơn 4,46kg so với mức bình quân chung của cả nước. Hiện nay, sản lượng thịt lợn hơi bình quân đầu người của thị xã Hương Thủy chỉ đứng ở vị trí thứ 4 trong tỉnh, sau huyện Quảng Điền, Phong Điền và Nam Đông. (Nguồn: Tổng hợp số liệu Tổng Cục Thống kê, Cục Thống kê TT. Huế, Phòng Kinh tế TX. HT) Hình 2.4. Sản lượng thịt lợn hơi bình quân đầu người 18,77 22,74 26,20 28,07 36,48 35,29 34,93 32,69 30,07 22,31 27,77 24,71 20,7919,27 18,2717,2115,53 16,27 34,46 34,0532,9231,36 20,74 17,0016,0515,2314,7814,68 19,01 19,7719,3118,0019,89 20,0419,4918,8718,1717,9617,80 13,7613,4412,1512,23 32,02 28,3729,5429,11 31,6231,47 27,58 20,09 20,05 19,81 20,29 28,26 26,94 27,56 - 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 35,00 40,00 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 K g/ ng ườ i Cả nước Bắc Trung Bộ Thừa Thiên Huế Hương Thủy Về cơ cấu đàn lợn thịt, các giống lợn lai đã dần thay thế giống lợn nội, do đó năng suất và phẩm chất thịt đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, kể từ khi UBND thị xã Hương Thủy triển khai thực hiện Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao giai đoạn 2009 - 2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế thì các giống lợn ngoại đã được đưa vào nuôi ngày càng tăng ở các trang trại, người chăn nuôi đã tiếp cận và làm quen kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại, bước đầu khẳng định được những ưu thế vượt trội so ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 với các giống lợn địa phương như tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng cao (từ 100 kg trở lên). Bảng 2.7. Cơ cấu đàn lợn thịt của thị xã Hương Thủy phân theo giống ĐVT: Con Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011 SL % SL % SL % SL % SL % 1. Lợn ngoại 432 1,55 479 1,71 521 1,82 627 2,27 698 2,29 2. Lợn lai 24.328 87,01 24.462 87,10 24.601 86,10 23.816 86,30 26.281 86,41 - F2 2.519 9,01 2.865 10,20 3.114 10,90 3.091 11,20 3.470 11,41 - F1 21.809 78,00 21.597 76,90 21.487 75,20 20.725 75,10 22.811 75,00 3. Lợn nội 3.200 11,44 3.144 11,19 3.451 12,08 3.154 11,43 3.435 11,30 Tổng cộng 27.960 100,00 28.084 100,00 28.573 100,00 27.596 100,00 30.414 100,00 (Nguồn: Phòng Kinh tế - thị xã Hương Thủy) Theo bảng số liệu 2.7, hầu hết người chăn nuôi lợn thịt đang sử dụng giống lợn F1 (nái Móng Cái x đực ngoại) là chủ yếu, chiếm 75%. Trong khi đó các giống lợn hướng ngoại (bao gồm giống F2 và giống ngoại thuần túy) vẫn còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Năm 2011, tổng số lợn hướng ngoại được người dân đưa vào nuôi với số lượng là 4.168 con tăng 41,24% so với năm 2007 và chiếm 13,70% tổng đàn lợn thịt. Các địa phương có tỷ lệ đàn lợn hướng ngoại phát triển tương đối tốt là Thủy Phù (1.247 con), Thủy Phương (900 con) và Thủy Vân (527 con). Sự khắc nghiệt về điều kiện thời tiết cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng chưa được đảm bảo nên các giống lợn ngoại không đạt được năng suất tối đa và khả năng nhân rộng mô hình còn hạn chế. Chính vì thế, các giống lợn nội và lợn lai vẫn còn được người dân đưa vào nuôi phổ biến. Tính đến cuối năm 2011, giống lợn nội (Móng Cái) chiếm 11,3% trong tổng đàn lợn thịt, chủ yếu được nuôi ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 10 con lợn thịt). Nhìn vào hình 2.5 ta thấy, chăn nuôi theo hướng nạc - mỡ vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu đàn lợn thịt của thị xã Hương Thủy. Theo số liệu tổng hợp từ Phòng Kinh tế thị xã Hương Thủy, năm 2011 đàn lợn thịt được nuôi theo hướng nạc - mỡ chiếm đến 72,37% tổng đàn lợn thịt và sau 10 năm (so với năm 2001) tăng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 4,16%. Chăn nuôi theo hướng nạc - mỡ chiếm tỷ lệ cao là một điều tất yếu, bởi lẽ quy mô chăn nuôi nhỏ còn phổ biến, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của các nông hộ. Hơn thế nữa, thị hiếu của người tiêu dùng ở nội tỉnh rất ưa chuộng về sản phẩm thịt lợn vừa có nạc và mỡ. Ngoài ra, chăn nuôi theo hướng nạc cũng đang được các cơ sở chăn nuôi áp dụng, chủ yếu là các gia trại và trang trại. Giống lợn được đưa vào nuôi theo hướng này là các giống lợn hướng ngoại (75% máu ngoại trở lên). Đây là hướng chăn nuôi phù hợp với quy mô đầu tư ở mức trung bình, đặc biệt người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng sản phẩm thịt lợn có hàm lượng nạc cao ngày càng nhiều. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng đàn lợn thịt của thị xã Hương Thủy trong thời gian vừa qua đạt được rất thấp. Kết quả này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm ưu thế trong ngành chăn nuôi lợn thịt là nguyên nhân chủ yếu. Hơn thế nữa, giá cả thị trường trong những năm gần đây không ổn định, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên người chăn nuôi đã thu hẹp quy mô sản xuất. Đặc biệt, một bộ phận lớn người lao động ở trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ đã chuyển đổi sang một số ngành nghề khác có thu nhập tương đối ổn định hơn, trong đó chủ yếu vào làm việc tại các nhà máy và xí nghiệp của khu công nghiệp Phú Bài. Đây chính là bản chất của sự sụt giảm về số lượng và sản lượng thịt lợn của thị xã Hương Thủy trong thời gian vừa qua. Hình 2.5. Cơ cấu đàn lợn thịt của thị xã Hương Thủy phân theo hướng chăn nuôi (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng Kinh tế - thị xã Hương Thủy) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 2.2.3. Tình hình phát triển các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn thịt Theo báo cáo tổng kết tình hình chăn nuôi của thị xã năm 2011, số hộ tham gia chăn nuôi lợn thịt là 3.959 hộ, chiếm 92% tổng số hộ chăn nuôi lợn ở trên địa bàn thị xã Hương Thủy, trong đó có 2.065 hộ chăn nuôi lợn thịt kết hợp nuôi lợn nái nhằm tự túc con giống. Trong những hộ chăn nuôi lợn thịt thì có 2.840 hộ chăn nuôi với quy mô dưới 10 con, 953 hộ chăn nuôi từ 10 đến dưới 15 con, 127 hộ chăn nuôi từ 15 đến dưới 25 con, 39 hộ chăn nuôi với quy mô từ 25 con trở lên [30]. Điều này chứng tỏ chăn nuôi lợn thịt theo hình thức nhỏ lẻ, phân tán ở cấp nông hộ rất phổ biến ở thị xã Hương Thủy. Hình 2.6 cho thấy, các nông hộ chăn nuôi lợn thịt với quy mô khoảng 7 đến 8 con/hộ là khá phổ biến, chiếm 42,93%. Trong khi đó, số hộ chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 25 con trở lên chỉ chiếm gần 1% trong tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt. Sau 10 năm (2001 – 2011), các nông hộ đã có xu hướng mở rộng quy mô chăn nuôi, thay thế dần phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ, trong đó quy mô từ 10 đến dưới 15 con lợn thịt đã được nâng cao rõ rệt. Nếu như năm 2001, số hộ chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 10 đến dưới 15 con chỉ chiếm 11,37% thì đến năm 2011 đạt đến 24,07%. Hình 2.6. Phân phối tần suất các hộ chăn nuôi lợn thịt phân theo quy mô ở thị xã Hương Thủy (Nguồn: Phòng Kinh tế - thị xã Hương Thủy) - 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 <5 5 - 9 10 - 14 15 - 25 25 - 50 50 - 99 ≥100 Q uy mô (con) H ộ ch ăn n uô i l ợn th ịt (% ) Năm 2011 Năm 2001 Trong những năm gần đây, các nông hộ ở trên địa bàn thị xã Hương Thủy đã chuyển dần sang hướng chăn nuôi gia trại và trang trại, trong đó gia trại là loại hình tổ chức chăn nuôi đang được đẩy mạnh phát triển, phù hợp với năng lực sản xuất và quy mô vốn đầu tư của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt trong bối cảnh hiện nay. Qua bảng số liệu 2.8 ta thấy, số lượng gia trại chăn nuôi lợn thịt có tốc độ phát triển ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 tương đối nhanh. Nếu như năm 2007 trên địa bàn thị xã Hương Thủy chỉ có 16 gia trại chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 25 đến dưới 100 con thì đến năm 2011 số lượng lên tới 37 gia trại, tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Đối với loại hình trang trại có quy mô từ 100 con lợn thịt trở lên thì phát triển rất chậm và số lượng còn rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn sản xuất của người chăn nuôi còn thấp, cộng với tâm lý sợ rủi ro (risk-averse) nên các chủ cơ sở không mạnh dạn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Nếu so sánh với các địa phương trong tỉnh Thừa Thiên Huế thì số lượng gia trại và trang trại chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy vẫn còn thấp. Báo cáo của Chi cục thú y tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 cho biết, chăn nuôi lợn thịt theo hướng gia trại phát triển chủ yếu ở các địa phương như: thị xã Hương Trà (50 gia trại), Phong Điền (120 gia trại), Phú Vang (60 gia trại), Quảng Điền (47 gia trại) và đứng thứ 5 là thị xã Hương Thủy (37 gia trại). Bảng 2.8. Số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi lợn ở thị xã Hương Thủy giai đoạn 2007 - 2011 Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011 1. Gia trại chăn nuôi lợn thịt (từ 25 đến dưới 100) 16 27 30 35 37 2. Trang trại chăn nuôi lợn thịt (≥ 100 con) 2 2 2 3 3 3. Trang trại chăn nuôi lợn nái (≥ 20 con) 0 2 3 3 3 (Nguồn: Phòng Kinh tế - thị xã Hương Thủy) Mặc dù số lượng gia trại và trang trại ở trên địa bàn thị xã Hương Thủy phát triển chưa nhiều, nhưng thực tế cho thấy hai loại hình tổ chức chăn nuôi này đã khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như đất đai, vốn và lao động, đồng thời khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi lợn gây ra và mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi. 2.2.4. Tình hình phát triển nguồn cung thức ăn Nguồn thức ăn chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy chủ yếu là do các hộ chăn nuôi tự chế biến, tận dụng các phụ phẩm trong lĩnh vực trồng trọt và một số ngành nghề chế biến thực phẩm, đồ uống như làm bánh mì, nấu rượu, bia và thức ăn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 dư thừa. Theo kết quả điều tra 93 cơ sở chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy, các nông hộ chăn nuôi lợn thịt có quy mô từ 2 – 5 con hoàn toàn tận dụng các nguồn thức ăn này. Ở các gia trại chăn nuôi lợn thịt thì thức ăn công nghiệp chiếm khoảng 80% trong khẩu phần ăn của lợn. Trong khi đó, tỷ lệ thức ăn công nghiệp ở các trang trại nuôi lợn thịt chiếm đến 97%. Khó khăn nhất hiện nay của ngành chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thị xã Hương Thủy nói riêng là nguồn thức ăn công nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung ngoại tỉnh, chủ yếu là các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ở khu vực phía Bắc và phía Nam. Dựa vào kết quả khảo sát 3 đại lý cấp 1 và điều tra các cơ sở chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy, chúng ta có thể nhận thấy cấu trúc kênh phân phối thức ăn chăn nuôi lợn ở trên địa bàn thị xã Hương Thủy được thể hiện ở sơ đồ 2.1. (Nguồn: Điều tra năm 2011) Sơ đồ 2.1. Kênh phân phối thức ăn chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy Các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ở ngoài tỉnh Chợ Công ty bia Huế Khách sạn, Nhà hàng, Quán ăn Đại lý cấp 1 ngoài thị xã Hương Thủy Đại lý cấp 1 ở thị xã Hương Thủy Đại lý bán lẻ ở TX. Hương Thủy Hộ bán buôn ở thị xã Hương Thủy Hộ bán lẻ ở thị xã Hương Thủy Trang trại Gia trại Hộ chăn nuôi nhỏ 50% 10% 40% 30% 40% 30% 20% 80% 15% 35% 100% 100% 3% 97% 100% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 Nhìn vào sơ đồ 2.1 ta thấy, nguồn thức ăn công nghiệp hoàn toàn được cung cấp bởi các nhà máy sản xuất ở ngoại tỉnh. Nguồn thức ăn này được phân phối chủ yếu thông qua các đại lý cấp 1 (bán buôn) và cấp 2 (bán lẻ) ở thị xã Hương Thủy. Tính đến cuối năm 2011, ở thị xã Hương Thủy có 5 đại lý cấp 1 và hơn 40 đại lý bán lẻ chuyên thực hiện dịch vụ cung cấp thức ăn công nghiệp cho các cơ sở chăn nuôi. Bên cạnh đó, các đại lý cấp 1 ở các địa phương như Hương Trà, Phú Vang, thành phố Huế cung cấp khoảng 10% khối lượng thức ăn công nghiệp cho các đại lý cấp 1 ở thị xã Hương Thủy. Các đại lý bán lẻ chủ yếu nhận sản phẩm từ các đại lý cấp 1 ở trong thị xã khoảng 80% khối lượng sản phẩm, phần còn lại khoảng 20% được các đại lý cấp 1 ở ngoài thị xã cung ứng. Điều này cho thấy, các đại lý cấp 1 ở các địa phương khác trong tỉnh có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự độc quyền của các đại lý cấp 1 ở trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tạo nên sự đa dạng về chủng loại sản phẩm thức ăn công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các cơ sở chăn nuôi. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, phân tích và đánh giá chất lượng nguồn thức ăn ở các đại lý phân phối chưa được coi trọng. Đây chính là lổ hỏng để các hãng thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tự do lưu thông trên thị trường, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lợn thịt của người chăn nuôi. Một trong những nguồn cung thức ăn chăn nuôi lợn được sử dụng phổ biến ở thị xã Hương Thủy đó là hèm bia. Đây là nguồn thức ăn được các gia trại và nông hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ sử dụng để làm thức ăn bổ sung. Sau khi được nhà máy bia Huế loại thải, phụ phẩm hèm bia được các chủ bán buôn ở phường Phú Bài mua lại và sau đó cung ứng cho người bán lẻ khoảng 97% khối lượng hèm bia và 3% còn lại được bán cho trang trại của ông Trần Tiến Cường ở phường Phú Bài. Ngoài ra, thực phẩm dư thừa (hay còn còn gọi là “nước mã” – tên gọi của người chăn nuôi ở xã Thủy Vân) ở các khách sạn, nhà hàng và quán ăn ở thành phố Huế được các nông hộ chăn nuôi lợn ở xã Thủy Vân mua lại để làm thức ăn cho lợn. Nguồn thức ăn này luôn sẵn có, giá thành rất thấp, bình quân hàng tháng người chăn nuôi chi phí hết 150 nghìn đồng để nhận “nước mã” hàng ngày từ các quán ăn, đặc biệt một số nhà hàng và khách sạn cung cấp miễn phí cho người chăn nuôi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 Theo ý kiến của các cán bộ HTX Thủy Vân, việc sử dụng loại thức ăn này một mặt làm giảm chi phí chăn nuôi, mặt khác do chất lượng không được kiểm soát nên tạo ra nguy cơ mắc bệnh ở lợn là rất cao. 2.2.5. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y Đặc trưng cơ bản của hoạt động chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Hương Thủy là chăn nuôi nhỏ lẻ, người chăn nuôi chưa thực sự chú trọng đến công tác vệ sinh thú y, do đó dịch bệnh ở lợn thường xuyên xảy ra hàng năm, gây thiệt hại đáng kể đến người chăn nuôi. Trong vòng 5 năm trở lại đây (2007 – 2011), tình hình dịch bệnh ở lợn trên địa bàn thị xã Hương Thủy diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt trong hai năm 2007 – 2008 dịch tai xanh đã xảy ra ở 6 xã, phường của thị xã, làm chết 1.935 con. Đây là loại dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh, khó kiểm soát, tỷ lệ lợn bị chết thường rất cao và làm giảm khả năng tái tạo đàn sau các đợt dịch. Ngoài ra, còn có các loại bệnh thường xuyên xảy ra hàng năm như tụ huyết trùng, phó thương hàn, tiêu chảy, đóng dấu, viêm phổiTuy nhiên, tỷ lệ chết do các loại bệnh này gây ra là khá thấp, dễ khống chế và kiểm soát được bệnh. Nhằm khảo sát ý kiến đánh giá của người chăn nuôi về mức độ xuất hiện của các loại dịch bệnh ở lợn và thiệt hại mà chúng gây ra, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến từ 93 chủ cơ sở chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu. Việc đánh giá mức độ xuất hiện các loại dịch bệnh được thực hiện bằng cách cho điểm dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn với thang đo Li-kert 4 điểm, cụ thể là: 1=Không xuất hiện; 2=Ít khi xuất hiện; 3=Xuất hiện nhiều; 4=Thường xuyên xuất hiện. Đối với việc đánh giá mức độ thiệt hại do các loại dịch bệnh gây ra, nghiên cứu sử dụng thang đo Li-kert 5 điểm, cụ thể là: 1=Không có thiệt hại; 2= Thiệt hại rất nhỏ; 3=Thiệt hại nhỏ; 4=Thiệt hại lớn; 5=Thiệt hại rất lớn. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người chăn nuôi được thể hiện qua màn hình ra- đa (rada screen). Nhìn vào màn hình ta thấy, phần lớn người chăn nuôi đều cho rằng bệnh tiêu chảy, phó thương hàn và tụ huyết trùng là 3 loại bệnh có tần suất xuất hiện rất lớn ở lợn, nhưng mức độ thiệt hại đối với 3 loại bệnh này thì không đáng kể. Trong khi đó, mặc dù mức độ xuất hiện dịch tai xanh là tương đối thấp nhưng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 thiệt hại mà nó gây ra là rất lớn, với mức điểm được đánh giá là 4,91 điểm. Theo nhận định của các chủ cơ sở sở chăn nuôi, dịch tai xanh là loại dịch bệnh rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động chăn nuôi lợn thịt. Để giảm thiểu các rủi ro do dịch bệnh ở lợn gây ra, hàng năm ngành thú y thị xã Hương Thủy triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rất tích cực. Công tác tiêm phòng được tổ chức thường xuyên và được người chăn nuôi hưởng ứng thực hiện, đáp ứng gần 75% tổng đàn lợn đối với các bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, tam liên lợn (tụ huyết trùng + dịch tả + phó thương hàn), góp phần hạn chế sự bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm; công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng được thực hiện tại các hộ chăn nuôi tập trung định kỳ 1 tháng 1 lần, đối với các lò mổ thì được khử trùng hàng ngày. Hoạt động vận chuyển, mua bán và giết mổ gia súc được Trạm thú y kiểm tra khá chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời các trường vi phạm nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh ở trên địa bàn thị xã. Công tác quản lý, thanh-kiểm tra các cơ sở dịch vụ thuốc thú y luôn được coi trọng, hầu hết các chủ đại lý được tham gia các lớp tập huấn quản lý thuốc do trạm Thú y thị xã phối hợp tổ chức, có 7/7 đại lý được cấp phép đăng ký kinh doanh, chủng loại thuốc phong phú, đáp ứng nhu cầu của các cơ sở chăn nuôi lợn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 3 6 58 3 11 54 4 14 52 0 10 20 30 40 50 60 Số lư ợn g (n gư ời ) 2009 2010 2011 Hình 2.9. Đội ngũ cán bộ thú y của thị xã Hương Thủy (Nguồn: Trạm Thú y thị xã Hương Thủy) Đại học, Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Về đội ngũ cán bộ thú y, tính đến cuối năm 2011 trên địa bàn thị xã Hương Thủy có 70 thú y viên được cấp thẻ hành nghề. Nhìn chung, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thú y viên còn rất thấp, số lượng thú y viên chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn (74,29%), trong khi đó, chỉ có 3 thú y viên có trình độ đại học, 1 thú y viên có trình độ cao đẳng, số lượng thú y viên còn lại là trung cấp (chiếm 20%). Với chất lượng đội ngũ làm công tác thú y như hiện nay thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở thị xã Hương Thủy. Năm 2010, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 05 năm 2010. Nội dung của Đề án tập trung giải quyết các nhiệm vụ như: ổn định hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ; tăng cường năng lực quản lý nhà nước; tăng cường cơ sở vật chất. Như vậy, việc ban hành Đề án này sẽ có tác dụng xây dựng hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y thông suốt, hoạt động có hiệu quả từ tỉnh đến thôn, góp phần khắc phục được những hạn chế còn tồn tại của ngành thú y thị xã Hương Thủy trong thời gian vừa qua. 2.2.6. Tình hình phát triển các cơ sở dịch vụ đầu ra Theo báo cáo của Trạm Thú y thị xã Hương Thủy, hiện nay các cơ sở giết mổ thủ công, nhỏ lẻ ở các hộ gia đình đã được giải thể hoàn toàn và thay vào đó là ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 71 khuyến khích phát triển các cơ sở giết mổ gia súc tập trung. Tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn thị xã Hương Thủy có 3 cơ sở giết mổ tập trung đang hoạt động khá tốt, trong đó có 1 cơ sở ở xã Thủy Tân với quy mô giết mổ dưới 20 con/ngày và hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân; 2 cơ sở có quy mô giết mổ từ 21 đến 50 con/ngày bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Búp Vân ở Phường Thủy Châu và Lò mổ tập trung Phường Thủy Dương thuộc HTX Thủy Dương. Đặc điểm nổi bật của các cơ sở giết mổ tập trung ở trên địa bàn thị xã Hương Thủy là không tham gia trực tiếp vào chuỗi cung lợn thịt mà chỉ thực hiện các chức năng như cung cấp dịch vụ cho thuê địa điểm giết mổ và kiểm dịch động vật. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình tổ chức hoạt động do Trạm thú y thị xã Hương Thủy quy định, giám sát và quản lý. Qua điều tra khảo sát, hiện trạng cơ sở vật chất của 3 cơ sở giết mổ này tương đối lạc hậu, không được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, đồng thời việc tu sửa và nâng cấp không được coi trọng nên vấn đề vệ sinh thú y và chất lượng môi trường chưa được đảm bảo. Bảng 2.9. Cơ sở dịch vụ đầu ra của hoạt động chăn nuôi lợn thịt Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011 1. Cơ sở giết mổ lợn 4 4 3 3 3 - Cơ sở giết mổ lợn (≤20 con/ngày) 2 2 1 1 1 - Cơ sở giết mổ lợn (21 - 50 con/ngày) 2 1 2 2 2 - Cơ sở giết mổ lợn (>50 con/ngày) 0 1 0 0 0 2. Chợ tiêu thụ thịt lợn 8 12 12 12 12 (Nguồn: Phòng Kinh tế - thị xã Hương Thủy) Bên cạnh các cơ sở giết mổ, hệ thống chợ tiêu thụ đã phát triển nhanh về số lượng, được bố trí ở 10/12 xã, phường của thị xã Hương Thủy (ngoại trừ 2 xã miền núi Dương Hòa và Phú Sơn). Hiện nay, cơ sở hạ tầng của một số chợ vẫn còn lạc hậu và quy mô còn nhỏ, số chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới chỉ chiếm 33,33%, vấn đề quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm tại các chợ chưa được thực hiện tốt. Theo định hướng phát triển thời kỳ 2010 – 2020 của thị xã Hương Thủy, số lượng các cơ sở giết mổ gia súc và chợ tiêu thụ sẽ được giữ nguyên, và tiến tới hiện đại hóa cơ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 sở hạ tầng cũng như m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_chan_nuoi_lon_thit_o_thi_xa_huong_thuy_tinh_thua_thien_hue_2941_1912293.pdf
Tài liệu liên quan