DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .
DANH MỤC BẢNG.
DANH MỤC HÌNH .
LỜI NÓI ĐẦU . 1
CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
THỰC TIỄN VỀ CHẤT LưỢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP . 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cƣ́ u . 4
1.2. Xếp hạng tín dụng . 6
1.2.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp . 6
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và vai trò của xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp. . 8
1.2.3. Nội dung xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. . 12
1.3. Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
1.3.1. Khái niệm chất lượng .
1.3.2. Khái niệm về chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
1.4.1. Nhân tố khách quan.
1.4.2. Nhân tố chủ quan. .
1.5. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và bài học
kinh nghiệm cho Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia-Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam. .
1.5.1. Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp trên thế giới .
1.5.2. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
23 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
efined.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia -Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nghiệm vụ của các phòng của Trung thông Thông tin
Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Sản phẩm và dịch vụ của Trung thông Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt
Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. ............... Error! Bookmark not defined.
3.2. Đặc điểm hoạt động giữa CIC và các cơ quan xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
khác. ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Giống nhau ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Khác nhau ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Thực trạng chất lƣợng xếp hạng tín dụng tại Trung tâm Thông tin Tín dụng
Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Hệ thống văn bản pháp lý về nghiệp vụ thông tin tín dụng đã ban hànhError! Bookmark not defined.
3.3.2. Thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm
Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín
dụng Quốc gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Error! Bookmark not defined.
3.4. Đánh giá chất lƣợng xếp hạng tín dụng tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc
gia Việt Nam –Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. ...... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Kết quả đạt được ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................ Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt chương 3 ...................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ CHẤT LƢỢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG – NGÂN HÀNG
NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ......................................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Định hƣớng hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Định hướng phát triển của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia-Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Định hướng hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong thời gian
tới .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm
Thông tin Tín dụng Quốc gia – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp liên quan tới nội dung, phương pháp xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp .......................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ ......................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Một số kiến nghị, đề xuất ................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ...................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..... Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại . Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 13
PHỤ LỤC .................................................................. Error! Bookmark not defined.
1
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo Perter s. Rose (2004, trang 609, 610) tác giả của cuốn sách Ngân hàng
thƣơng mại viết: “ Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá
nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng”. “Rõ ràng,
cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng”.
Đối tƣợng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là các khách hàng cá nhân, hộ kinh
doanh và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 3
năm qua, nƣớc ta có khoảng hơn 200 nghìn Doanh nghiệp phá sản, giải thể (hơn
60,7 nghìn doanh nghiệp năm 2013, năm 2014 có 67,8 nghìn Doanh nghiệp và
71,391 doanh nghiệp trong năm 2015). Với số lƣợng các doanh nghiệp giải thể ngày
càng tăng, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay và thu hồi
nợ. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là hoạt động tín dụng nói chung và hoạt
động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng phải đƣợc quản lý và kiểm soát
chặt chẽ để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu các thiệt hại
phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng lợi nhuận của ngân hàng. Góp phần nâng cao uy
tín và tạo ra lợi thế của ngân hàng trong cạnh tranh.
Việc loại trừ hoàn toàn rủi ro này là không thể, mà chỉ có thể hạn chế, đề
phòng. Có rất nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng, trong đó xếp hạng tín
dụng là một trong những biện pháp phổ biến. Kết quả xếp hạng tín dụng không chỉ
có ý nghĩa đối với tổ chức đƣợc xếp hạng mà còn có ý nghĩa đối với toàn bộ nền
kinh tế nói chung và đối với hệ thống tài chính, đối với các cơ quan quản lý, đối với
từng ngành, lĩnh vực, đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thị trƣờng vốn nói riêng,
đặc biệt trong giai đoạn cổ phần hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nƣớc. Do đó,
thông tin về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cần phải có chất lƣợng tốt - phản ánh
chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2
Trung tâm Thông tin tín dụng nay là Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia
(CIC) là đơn vị sự nghiệp đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và thực hiện và cung
cấp thông tin về xếp hạng tín dụng (XHTD) các doanh nghiệp đƣợc thành lập và
hoạt động tại Việt Nam.Với sứ mệnh là đơn vị cung cấp thông tin xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp khách quan, đầy đủ, chính xác giúp Ngân hàng Nhà nƣớc và các cơ
quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện tốt vai trò quản lý, đồng thời, kết quả xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp của CIC là tài liệu tham khảo nhanh chóng, kịp thời cho yêu cầu
cấp tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.
Xuất phát từ thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Phát triển chất lượng
xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc Gia Việt
Nam- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cƣ́u.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm
Thông tin tín dụng Quốc Gia Việt Nam – Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, nghiên
cứu chỉ ra nhƣ̃ng điểm còn hạn chế trong hoạt động xếp hạng tín dụng tại đơn vị. Từ
đó, nghiên cƣ́u tìm ki ếm các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và chất lƣợng xếp
hạng tín dụng;
- Nghiên cứu tình hình thực tiễn chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc Gia Việt Nam – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam;
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam- Ngân hàng Nhà nƣớc
Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
3
- Khái niệm về chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhƣ thế nào? Các
chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp?
- Chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm thông tin tín dụng
Quốc Gia Việt Nam ra sao? Kết quả đạt đƣợc và hạn chế còn tồn tại?
- Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Trung
tâm thông tin tín dụng Quốc Gia Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá về chất lƣợng xếp hạng tín
dụng năm 2012-2015.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ,
danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận thực tiễn về chất
lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn.
Chƣơng 3: Thực trạng chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung
tâm thông tin tín dụng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.
Chƣơng 4: Môṭ số gi ải pháp nâng cao chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng nhà nƣớc
Việt Nam.
4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG
DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tiǹh hình nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của ngành Tài chính Ngân hàng, các đề tài về ngành
ngân hàng nói chung và từng mảng hoạt động cụ thể của ngành ngân hàng nói riêng
nhƣ tín dụng, huy động vốn, xếp hạng tín dụng đã trở thành chủ đề của nhiều bài
viết, đề tài nghiên cứu, nhiều luận văn, khóa luận ở các cấp khác nhau. Có thể nói
đây là chủ đề vô cùng đa dạng, rộng lớn để các tổ chức, cá nhân tìm hiểu nghiên
cứu. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, học viên đã tham khảo một số tài
liệu tƣơng tự nhƣ:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện “Giải pháp hoàn thiện một bƣớc việc
phân tích, xếp loại doanh nghiệp đối với hoạt động thông tin tín dụng”, Nguyễn
Hữu Đƣơng (2002). Trong nghiên cứu này, tác giả đã đƣa ra một phƣơng pháp
đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp tƣơng đối chi tiết; đánh giá; xếp loại
doanh nghiệp tƣơng đối kỹ về mặt tài chính doanh nghiệp, đồng thời đƣa ra một
thang tính điểm hợp lý và xếp doanh nghiệp thành 9 loại. Đây là lần đầu tiên trong
hệ thống ngân hàng Việt Nam đƣa ra việc cho điểm và xếp loại doanh nghiệp, thực
sự là một thành công đáng kể của các nhà chính sách NHTW.
Luận văn “Phát triển các sản phẩm thông tin tín dụng tại Trung tâm Thông tin
tín dụng – NHNN Việt Nam”, Đàm Ngọc Tuấn (2012), đƣa ra cơ sở pháp lý về sản
phẩm TTTD, đánh giá các sản phẩm TTTD hiện tại của CIC, chỉ ra những ƣu điểm
và hạn chế từ đó đóng góp những ý kiến để sản phẩm TTTD của CIC ngày càng
phát triển, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của các Tổ chức tín dụng trong
điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và phát triển không ngừng của hệ thống ngân
hàng Việt Nam. Luận văn đã nêu ra đƣợc những đóng góp to lớn và hiệu quả mà
sản phẩm TTTD của CIC mang lại cho các TCTD nói riêng cũng nhƣ hệ thống ngân
5
hàng Việt Nam nói chung.
Luận văn “Nghiên cứu về xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam”, Nguyễn Thanh
Thủy (2012), đƣa ra cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các tổ
chức xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong nƣớc và trên thế giới. Nêu ra các giải
pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế của phƣơng pháp xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại CIC. Từ đó, tác giả đƣa ra những phƣơng án nâng cao chất
lƣợng các bản xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CIC nhằm đáp ứng
tốt nhất nhu cầu tìm hiểu thông tin của các cá nhân, tổ chức.
Luận văn “Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng
công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)” của Thạc sỹ Nguyễn Thị
Ngọc Anh (2011) đã nêu khá chi tiết về lĩnh vực xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại
PVFC. Trên cơ sở lý thuyết, cũng nhƣ tình hình thực tại, tác giả đề ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Công ty tài chính cổ
phẩn Dầu khí Việt Nam.
Luận văn “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng đối với tập đoàn Tổng công
ty tại Trung tâm Thông tin Tín dụng - Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam” của Thạc sỹ
Thái Thành Trung (2015). Trƣờng Học viện Ngân hàng.Luận văn đã chỉ ra lý luận
chung về xếp hạng tín dụng tổng công ty, chất lƣợng xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp. Qua đó, tác giả đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp tại CIC.
Nguyễn Hữu Đƣơng (2004), “Lịch sử hoạt động thông tin tín dụng và xếp loại
tín dụng trên thế giới”, Tạp chí Ngân hàng, số 4, trang 64-67. Trong bài viết này, tác
giả liệt kê, tóm tắt, chỉ ra các mô hình hoạt động thông tin tín dụng trên thế giới với
các hình mẫu là Mỹ, Singapore, Pháp,
Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm đƣợc những tài liệu thông tin quý báu từ các tạp
chí, báo mạng ngành tài chính ngân hàng hiện nay nhƣ “Thời báo ngân hàng”
(www.thoibaonganhang.vn), “Tạp chí tài chính”( www.tapchitaichinh.vn), website
6
của ngân hàng nhà nƣớc (www.sbv.gov.vn),....
Đối với Việt Nam nói chung và Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt
Nam – Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam nói riêng, nghiên cứu về chất lƣợng xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp là vấn đề còn khá mới mẻ. Trƣớc đây cũng đã có một
số công trình nghiên cứu liên quan đến một số khía cạnh của XHTD. Tuy nhiên,
qua nghiên cứu, rà soát các tài liệu có liên quan, có thể nhận thấy rằng hiện nay hầu
nhƣ chƣa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về chất lƣợng hoạt xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam – Ngân hàng
Nhà nƣớc Việt Nam. Chính bởi vậy, đề tài “Phát triển chất lượng xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam” đƣợc
lựa chọn.
1.2. Xếp hạng tín dụng
1.2.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
“Credit Rating” là một thuật ngữ bằng tiếng Anh, đƣợc dịch sang tiếng Việt
bằng nhiều nghĩa khác nhau nhƣ: xếp hạng doanh nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, xếp
hạng tín dụng, định hạng tín dụng, xếp loại tín dụng, xếp hạng rủi ro tín dụng, chấm
điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng... thực ra bản chất thì đều giống nhau, là một
quá trình gồm 2 công đoạn: phân tích và xếp hạng. Để tiện trong việc nghiên cứu,
sau đây Luận văn thống nhất tên gọi chung quá trình này là xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp.
Có nhiều khái niệm khác nhau về xếp hạng tín dụng:
Theo công ty xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp Standard & Poor’s (S&P):
“xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là việc đánh giá uy tín tín dụng tổng quát của
doanh nghiệp dựa trên các yếu tố rủi ro chủ yếu và phù hợp” [5].
Theo công ty Moody’s: “xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là ý kiến về khả
năng và sự sẵn sàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một
khoản nợ nhất định trong suốt thời hạn tồn tại của khoản nợ đó” [8].
Theo các nhà nghiên cứu về tài chính: “Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là
7
đánh giá hiện thời về khả năng, tính sẵn sàng của doanh nghiệp về việc hoàn trả tiền
gốc và lãi của một khoản nợ nhất định, là kết quả tổng hợp các đánh giá rủi ro về
kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời hạn thanh toán món nợ” [5].
Theo định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với
chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán
đó.[24].
Theo định nghĩa của công ty chứng khoán Merrill Lynch, XHTD là đánh giá
hiện thời của công ty XHTD về chất lƣợng tín dụng của một nhà phát hành chứng
khoán nợ, về một khoản nợ nhất định. Nói khác đi, đó là cách đánh giá hiện thời về
chất lƣợng tín dụng đƣợc xem xét trong hoàn cảnh hƣớng về tƣơng lai, phản ánh sự
sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn. Trong
kết quả XHTD chứa đựng ý kiến chủ quan của chuyên gia XHTD” [7].
Theo Hiệp hội các nhà đầu tƣ tài chính Việt Nam (VAFI): “ xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp là đánh giá khả năng của doanh nghiệp thực hiện thanh toán đúng hạn
một nghĩa vụ tài chính” [5].
Tại nhiều nƣớc trên thế giới, hầu hết các công ty lớn và các tổ chức cho vay
đều thiết lập bảng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đối với các khách hàng hiện tại
cũng nhƣ tƣơng lai của họ.
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu: “Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh
giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong
tƣơng lai của doanh nghiệp đƣợc xếp hạng, từ đó xác định đƣợc mức độ rủi ro
không trả đƣợc nợ và khả năng trả nợ trong tƣơng lai”.
Bản chất của việc XHTD doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngân hàng là
việc áp dụng các phƣơng pháp, công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các
thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp,
đánh giá rủi ro, mức độ và chất lƣợng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó cũng
nhƣ đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với
8
khoản vay nhất định nhƣ trả lãi và gốc nợ vay khi đến hạn, nhằm xác định rủi ro
trong hoạt động cấp tín dụng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng doanh
nghiệp và đƣợc xác định thông qua quy trình xếp hạng bằng thang điểm, tuân thủ
theo các nguyên tắc nhất định và phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở dựa vào
các thông tin tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp đó tại thời điểm xếp hạng.
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và vai trò của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
1.2.2.1. Mục đích của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Thứ nhất, là đánh giá khả năng tin cậy về tài chính của doanh nghiệp khi đứng
trên giác độ ngân hàng, dựa trên cơ sở số liệu, các báo cáo tài chính và báo cáo khác
của doanh nghiệp để nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả
năng thanh toán trong hiện tại và tƣơng lai của doanh nghiệp nhằm xác định khả
năng thu hồi vốn và lãi vay. Nói cách khác, mục đích của việc XHTD doanh nghiệp
là lƣờng trƣớc các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng để đƣa ra các quyết
định hợp lý về lãi suất, hạn mức tín dụng, các quyết định cho vay, không cho vay,
hay thu hồi nợ...
Thứ hai, là phục vụ công tác điều hành quản lý của NHNN, giúp NHNN có
thêm thông tin hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách tiền tệ tín dụng hợp lý và phù
hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, việc XHTD doanh nghiệp còn giúp cho bản thân doanh nghiệp biết
đƣợc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và của bạn hàng.
Thứ tư, trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng các tổ chức tín dụng sẽ phân loại khách
hàng và áp dụng chính sách khách hàng về lãi suất cho vay, hạn mức, thời hạn tín
dụng phù hợp. Đồng thời cũng xây dựng chính sách tín dụng, quy định kỹ thuật cho
vay tƣơng ứng với mỗi khách hàng
1.2.2.2. Ý nghĩa của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Đối với tổ chức tín dụng: Chấm điểm, xếp hạng tín dụng giúp các tổ chức
tín dụng lƣợng hóa tƣơng đối chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp
trƣớc khi cung cấp các dịch vụ nhƣ: thẻ tín dụng, các khách hàng vay, Lợi ích
9
của chấm điểm, xếp hạng tín dụng đem lại rất lớn, trong đó có những ƣu điểm
nổi bật nhƣ giảm thiểu chi phí phân tích thông tin, giúp tổ chức tín dụng đƣa ra
các quyết định cho vay nhanh và chính xác, đảm bảo việc thu hồi nợ, qua đó,
giảm thiểu rủi ro Chấm điểm, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp giúp cho các tổ
chức tín dụng, với tƣ cách là nhà đầu tƣ vốn đƣa ra các quyết định thích hợp
nhằm bảo vệ quyền lợi của mình nhƣ có cho vay hay không, tiếp tục gia hạn với
khách hàng hay tập trung thu hồi nợ.
Đối với doanh nghiệp: Việc chấm điểm doanh nghiệp giúp các khách hàng xác
định mức độ tín nhiệm mà các tổ chức tín dụng có thể đánh giá về mình, nâng cao ý thức
trong việc quản lý và sử dụng vốn vay ngân hàng, có kế hoạch điều chỉnh các hoạt động
nhằm tăng độ tín nhiệm cảu mình đối với các tổ chức tín dụng.
Đối với xã hội: Nâng cao nhận thức của xã hội về thông tin tín dụng, góp phần
nâng cao văn hóa tín dụng của xã hội, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận tín
dụng của doanh nghiệp vay.
1.2.2.3. Yêu cầu của việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Việc XHTD doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Tính đầy đủ:Thông tin đầu vào phải đảm bảo kịp thời, trung thực, tin cậy, đây
là yêu cầu hàng đầu đối với mọi nguồn thông tin nói chung. Tính đầy đủ của thông
tin đƣợc hiểu theo nghĩa là thông tin đó phải xác thực, có nguồn cung cấp rõ ràng,
đáng tin cậy và phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật. Tính đầy đủ còn thể hiện qua việc
tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá đúng đối tƣợng cần nghiên cứu.
Tính chính xác: XHTD doanh nghiệp và các chỉ tiêu phân tích phải khoa học,
đƣợc áp dụng rộng rãi, đƣợc thừa nhận trong khu vực, quốc tế và phù hợp với hoàn
cảnh thực tiễn của Việt Nam, phù hợp với khả năng trình độ và có tính khả thi cao.
Tính khách quan: Kết quả XHTD doanh nghiệp đƣợc công bố rộng rãi và phải
do các tổ chức xếp hạng trung gian đứng ra thực hiện để đảm bảo tính khách quan
trong việc đƣa ra kết quả xếp hạng.
Tính trung thực: Trong quá trình phân tích và xếp hạng, các thông tin, dữ liệu
10
sử dụng để phân tích, cũng nhƣ kết quả xếp hạng đối doanh nghiệp phải đƣợc đảm
bảo trung thực, giữ nguyên bản chất, không đƣợc làm sai lệch thông tin theo ý
muốn chủ quan của bất kỳ đối tƣợng nào.
1.2.2.4. Vai trò của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Thứ nhất, đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc:
Thông tin XHTD doanh nghiệp giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đánh
giá đƣợc đối tƣợng quản lý của mình, có cơ sở thông tin để so sánh theo ngành kinh
tế, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, đƣa ra những giải pháp thích hợp nhất
để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế nói riêng
và toàn bộ nền kinh tế nói chung, nhằm bảo đảm một môi trƣờng kinh tế hoạt động
lành mạnh. Ngoài ra, Thông tin về XHTD doanh nghiệp còn giúp cho việc định giá
doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá.
Đối với NHNN, việc XHTD doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý rủi ro
tín dụng, từ đó có chính sách tiền tệ, tín dụng thích hợp lý. Giúp thị trƣờng tài chính
minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cƣờng khả năng thanh tra,
giám sátcác TCTDcủa NHNN.
Thứ hai, đối với Tổ chức tín dụng:
Hoạt động của TCTD trong nền kinh tế thị trƣờng là một trong những hoạt
động kinh tế có nhiều rủi ro. Việc XHTD doanh nghiệp giúp TCTD trong việc ra
quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện
pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.
Giám sát và đánh giá doanh nghiệp hiện đang còn dƣ nợ, từ đó lƣờng trƣớc
những dấu hiệu bất thƣờng trong hoạt động của doanh nghiệp và có những biện
pháp khắc phục kịp thời. Giảm chi phí và tiết kiệm thời gian quyết định một món
vay.
XHTD doanh nghiệp còn giúp các TCTD phát triển chiến lƣợc marketing
nhằm hƣớng tới các doanh nghiệp có ít rủi ro hơn. Ƣớc lƣợng mức vốn đã cho vay
sẽ không thu hồi đƣợc để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Các ngân hàng và các
11
tổ chức tài chính trung gian khác với tƣ cách là một nhà đầu tƣ sử dụng XHTD
doanh nghiệp làm một tiêu chuẩn quan trọng khi quyết định cho vay, tài trợ dự án,
thoả thuận swap
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp:
Giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và độ tín nhiệm của mình trong quá
trình hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp sẽ có đƣợc những thông tin đánh giá hết sức
độc lập, khách quan về tình hình sản xuất kinh doanh, về năng lực tài chính, khả
năng thanh toán, công nợ của chính doanh nghiệp mình. Mặt khác, doanh nghiệp
còn nhận đƣợc những dịch vụ về tƣ vấn tài chính, quản lý, thị trƣờng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, bên cạnh tín dụng ngân hàng (tín dụng giữa các
ngân hàng với doanh nghiệp), còn xuất hiện và phát triển hình thức tín dụng thƣơng
mại. Đây chính là quan hệ mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau trong quá
trình mua bán hàng hóa. Chính vì thế, thông tin về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
sẽ giúp các doanh nghiệp tìm hiểu rõ hơn đối tác của mình, từ đó quyết định các
giao dịch mua bán chịu hàng hoá (tín dụng thƣơng mại), hợp tác liên doanh. Ngoài
ra, XHTD doanh nghiệp còn góp phần rất lớn trong việc quảng bá và phát triển
thƣơng hiệu của doanh nghiệp trên thị trƣờng trong nƣớc và Quốc tế.
Thứ tư, đối với các nhà đầu tƣ và thị trƣờng chứng khoán
XHTD doanh nghiệp cung cấp cho thị trƣờng chứng khoán một hệ thống xếp
hạng các công cụ tài chính, đặc biệt là các chứng khoán nợ, từ đó giúp cho các nhà
đầu tƣ có cơ sở để tham khảo, so sánh đối chiếu kỹ càng trƣớc khi ra quyết định đầu
tƣ cuối cùng, đầu tƣ vào những công cụ nào? Vì thế, XHTD doanh nghiệp đóng vai
trò bảo vệ các nhà đầu tƣ, giảm bớt rủi ro khi đầu tƣ vào chứng khoán. Mặc dù thị
trƣờng chứng khoán ở Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển,
nhƣng tƣơng lai đó là một thị trƣờng tài chính cao cấp trong nền kinh tế thị trƣờng,
nó cũng là công cụ cao cấp nhất của thị trƣờng tài chính.
XHTD doanh nghiệp không chỉ có lợi cho các các nhà đầu tƣ mà còn mang lại
lợi ích cho các công ty chứng khoán. XHTD doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc
12
huy động vốn trên thị trƣờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007848_3863_2003173.pdf