MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần thứ 1 Những vấn đề marketing cạnh tranh 3
I- Những khái niệm cơ bản về chiến lược marketing cạnh tranh 3
1- Những khái niệm chiến lược 3
2- Những khái niệm marketing 3
3- Những khái niệm về cạnh tranh 10
4- Quan điểm về chiến lược marketing cạnh tranh và sự cần thiết phải phát triển chiến lược 11
II- Một số kiểu chiến lược marketing áp dụng trong kinh doanh 13
1- Chiến lược có liên quan đến sản phẩm 13
2- Các chiến lược liên quan đến vị thế của Công ty trên thị trường 22
3- Chiến lược thị trường mục tiêu 28
III- Các cách tiếp cận khác nhau về quá trình hoạch định chiến lược marketing cạnh tranh 29
1- Cách tiếp cận thứ nhất 29
2- Cách tiếp cận thứ hai 30
3- Cách tiếp cận thứ ba 31
4- Cách tiếp cận thứ tư 31
IV- Nguyên tắc 3Ckhi xây dựng một chiến lược marketing cạnh tranh 32
1- Công ty 32
2- Khách hàng 32
3- Đối thủ cạnh tranh 33
Phần thứ II Thực trạng hoạt động marketing cạnh tranh tại Công ty Dệt 8-3 34
I- Đặc điểm của Công ty Dệt 8-3 34
1- Sự hình thành và phát triển của Công ty 34
2- Cơ cấu tổ chức lao động 37
3- Vốn và công nghệ 41
4- Đặc điểm thị trường 44
5- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 50
6- Các đối thủ cạnh tranh của Công ty 53
II- Các hoạt động marketing cạnh tranh trong Công ty 54
Phần thứ 3- Phát triển chiến lược marketing cạnh tranh tại Công ty 58
I- Phân tích và dự đoán môi trường marketing cạnh tranh tại Công ty 58
1.1- Những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty 58
1.2- Thị trường của Công ty 60
1.3- Sự cạnh tranh của Công ty 63
1.4- Những cơ hội và thách thức 66
II- Xây dựng chiến lược marketing cạnh tranh tại Công ty 74
1- Lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh cho Công ty 74
2- Mục tiêu của chiến lược 74
3- Chiến lược sản phẩm của Công ty 75
4- Chiến lược marketing cạnh tranh với tư cách là người theo sau thị trường 79
5- Các biện pháp marketing hỗ trợ 82
III- Các điều kiện hỗ trợ thực hiện chiến lược marketing cạnh tranh tại Công ty 84
1- Các điều kiện về vốn 84
2- Tổ chức quy luật 84
Phần thứ 4 Kết luận 86
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển chiến lược marketing cạnh tranh tại Công ty Dệt 8-3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xuất các cấu kiện phụ tùng phục vụ sửa chữa thay thế đáp ứng nhu cầu của các xí nghiệp, sản xuất thoi gỗ, ống gỗ, ống giấy cho nhu cầu dệt vải kéo sợi. Ngoài ra còn sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Có nhiệm vụ cấp hơi cho hồ sợi in nhuộm, cấp nước lạnh cho điều hòa nhiệt độ ở 2 xí nghiệp sợi và dệt, cấp điện, cấp nước máy phục vụ cho quá trình sản xuất toàn công ty.
-Nhìn vào sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức của công ty thuộc loại cơ cấu trực tuyến - chức năng với những đặc điểm cơ bản sau:
- Mỗi người, mỗi bộ phận trong cơ cấu trực tuyến chỉ chịu sự lãnh đạo trực tuyến của thủ trưởng cấp trên.
- Các chức năng được chuyên môn hóa do một số bộ phận chuyên thực hiện gọi là các phòng ban chức năng.
Loại này có ưu điểm sau:
- Thứ nhất đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng và chế độ trách nhiệm.
- Thứ hai do chuyên môn hoá được chức năng, tận dụng được các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý, giảm bớt được công việc của người lãnh đạo để người lãnh đạo tập trung vào công việc chính.
Nhưng cơ cấu này lại có nhược điểm:
- Nhược điểm lớn nhất là bộ máy làm việc cồng kềnh, kém linh hoạt.
Hơn nữa các bộ phận chức năng không có quyền quyết định hành chính đối với các bộ phận trực tuyến mà chỉ là những bộ phận giúp việc cho người lãnh đạo trong phạm vi chức năng của mình. Những quyết định của các bộ phận chức năng chỉ có ý nghĩa mặt hành chính khi đã được người lãnh đạo thông qua ( được người lãnh đạo ủy quyền ).
Việc phân cấp quản lý, quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng xí nghiệp nhằm mở rộng quyền chủ động cho các xí nghiệp thành viên trong việc phân phối lao động, phân phối tiền lương, tiền thưởng cho phù hợp từng bộ phận, sao cho tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế, để mỗi công nhân viên chức phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công tác hạch toán cũng được coi trọng, duy trì hạch toán nội bộ đối với các xí nghiệp thành viên tạo điều kiện cho một số xí nghiệp hạch toán độc lập như: Xí nghiệp may, xí nghiệp phụ tùng, xí nghiệp phụ tùng, xí nghiệp động lực..
Bảng 1 : Bảng Thống Kê Lao Động Của Công Ty Dệt 8-3
ĐVT : Người
Nội dung
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng số lao động toàn công ty
3806
3600
3784
3800
3742
Lao động là nữ
2854
2297
2649
2790
2505
Tuổi bình quân
34,3
33,43
32,02
31,4
30,6
Bậc thợ bình quân
2,7
2,5
2,25
2,6
2,26
Số lượng lao động gián tiếp
418
364
328
182
173
Số lượng lao động trực tiếp
3.388
3.296
3.456
3.615
3.569
Lao động của công ty là con số khá đông, lao động đa số là nữ chiếm 70% trên tổng số. Đây là một trong những khó khăn của công ty trong việc thực hiện các chính sách xã hội cho đội ngũ công nhân nữ. đây là một vấn đề phức tạp và rất tế nhị, nhưng đây là do yêu cầu đặc thù của nghành công ty cần phải khắc phục cho tốt để thực hiện tốt yêu cầu của sản xuất. Trong mấy năm 92-93, công ty sắp xếp lại lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Số công nhân có tuổi đời cao, giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc. Đội ngũ công nhân của công đang từng bước được trẻ hoá, công ty tiếp tục tuyển dụng thêm những công nhân trẻ tay nghề còn yếu kém hoặc chưa có kinh nghiệm, trình độ tay nghề nói chung là không cao và không đồng đều từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Thực tế cấp bậc trung bình của công nhân là 2,6 nhưng yêu cầu trung là 3,5.
Một thuận lợi cho công ty đó là tuy lực lượng lao động còn trẻ, bậc thợ tay nghề còn thấp song họ có điều kiện về sức khỏe, có khả năng tiếp thu nhanh về kỹ thuật do vậy với sự cố gắng của người lao động chắc chắn họ sẽ vươn tới thành tích cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng. Hàng năm công ty tổ chức mở lớp đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời thường xuyên mở các cuộc thi tay nghề giỏi và có phần thưởng khuyến khích cho người lao động nâng cao tay nghề của mình.
Yếu tố lao động có vai trò quyết định đối với sản xuất kinh doanh tay nghề. Bậc thợ càng cao thì sản xuất càng đem lại hiệu quả.
3- Vốn và công nghệ.
Vốn là một vấn đề đang được quan tâm của nhiều doanh nghiệp Quốc doanh, vừa chuyển sang cơ chế mới các doanh nghiệp Quốc doanh với quy mô lớn bước đầu còn bỡ ngỡ nguồn vốn bị cắt giảm mạnh việc sử dụng vốn lại không có hiệu quả dẫn đến nhiêu kết cục không theo mong đợi đó là một vấn đề phải quan tâm. Đối với Công ty dệt 8-3.Với quy mô kinh doanh như hiện nay vốn và nguồn vốn để kinh doanh là điều trăn trở không những riêng đối với công ty mà là tình trạng chung của các doanh nghiệp. Mặc dù có những khó khăn như vậy nhưng công ty đã mạnh dạn xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.
Nguồn vốn sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty trên 30 tỷ, vốn cố định chiếm 23,8 tỷ ( 80% ) trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp 13,5 tỷ, vốn tự bổ xung là 10,3 tỷ vốn lưu động chiếm 7,8 tỷ ( 20% ) trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp 7,2 tỷ, vốn tự bổ xung là 0,6 tỷ.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp quy mô lớn như vậy thì vốn kinh doanh như thế không phải là lớn. Do nhu cầu mở rộng sản xuất ngày càng cao nên trong quá trình sản xuất, công ty có biện pháp sử dụng vốn hợp lý và luôn luôn bổ xung vốn để sản xuất kinh doanh.
Ngoài vốn do ngân sách nhà nước cấp, vốn tự bổ xung, công ty đã huy động vốn từ các nguồn khác như: Tín dụng ngân hàng Việt Nam, vốn vay trực tiếp nước ngoài, vốn tín dụng nước ngoài ưu đãi. Với số vốn tự có rất ít và phải đi vay vốn nhiều như vậy cho nên vấn đề tạo vốn và sử dụng vốn là điều cần quan tâm để đảm bảo quá trình sản xuất và tạo việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên. Việc vay vốn cho sản xuất là một quá trình gian nan. Doanh nghiệp làm ăn không có lãi nguồn vốn huy động rất khó nếu là huy động ở trong nước là rất khó khăn và lượng vốn vay được cũng quá ít so với lượng vốn cần thiết để thay đổi trang thiết bị để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Nếu như muốn vay hay tranh thủ được sợ viện trợ của nước ngoài điều này là rất khó khăn vì người đầu tư nước ngoại họ có sự lựa chọn một cách cẩn thận. Việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả công ty cần phải tăng cường việc nâng cao năng suất lao động...
Bảng 2. Bảng thống kê máy móc thiết bị hiện có của công ty dệt 8-3
Stt
Thiết Bị
Số Lượng
Năm đưa vào sử dụng
1
Máy Cung Bông
6
63-86
2
Máy chải
54
63-86
3
Máy Ghép
56
63-86
4
Máy Thô
50
63-86
5
Máy Con
154
60-86
6
Máy Dệt
907
86
7
Máy Hồ
2
86
8
Máy Mắc
2
60
9
Máy Nối
5
60
10
Máy Kiểm Gấp
12
60
11
Máy Đốt Lông
2
60-86
12
Máy Nấu Tẩy
2
60-86
13
Máy Nhuộm
5
86-90
14
Máy In Hoa
2
89-90
15
Máy Văng
2
89-90
16
Máy Làm Bóng
2
60-89
Hiện nay, thiết bị máy móc của công ty tạo nên dây chuyền khép kín. Máy móc đa phần do Trung Quốc sản xuất từ trước năm 1960, được đưa vào sản xuất chính thức năm 1965. Nhìn chung máy móc thiết bị đã cũ nát, lạc hậu, thiết vật tư phụ tùng thay thế nên năng suất rất thấp. Có 2/3 số máy sợi không có bộ phận tự ngắt khi sợi không đạt các chỉ số thiết kế. Thiết bị dệt năng suất thấp, tỷ lệ máy dệt thoi chiếm 70% trong tổng số máy dệt hiện có của công ty. Chủ yếu là dệt vải khổ hẹp nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Từ năm 1994 khi công ty hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. công ty đã có nhiều biện pháp đổi mới máy thiết bị. Nhưng do chưa nắm được đầy đủ thông tin về trình độ công nghệ được chuyển giao nên máy móc nhập về không phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty. Lãng phí vồn và gây trở ngại lớn cho khâu cải tiến sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, ro dây chuyền sản xuất không đồng bộ cho nên chưa khai thác được hết công suất của thiết bị hiện có, năng lực sản xuất kiểu cầm chừng làm lãng phí rất nhiều trong việc khấu hao và tiền vốn đầu tư cho thiết bị.
Công nghệ của ngành dệt rất phức tạp từ khi nguyên liệu đưa vào ( bông hay sơn nhân tạo ) phải trải qua nhiều công đoạn mới trở thành vải thành phẩm.
Công ty dệt 8-3 ngay từ khi bắt tay vào xây dựng để sản xuất được số sản phẩm dự kiến 30 đến 35 triệu mét vải hàng năm, công ty đã lắp đặt hàng nghìn tấn thiết bị sợi, dệt, nhuộm, động lực 100% là Trung Quốc cho đến năm 1988 được sự giúp đỡ của chính phủ ấn Độ cho vay vốn bằng thiết bị nên đã thay thế một phần ở dây chuyền nhuộm hoàn tất.
Tính chất sản xuất của công ty dệt là sản xuất theo dây chuyền nước chảy, liên tục từ đầu vào là bông và cuối cùng là sản phẩm may mặc. Vì vậy một bộ phận ở đó bị trục trặc sẽ gây ách tắc chậm trễ cho cả dây chuyền sản xuất. Trong năm 2002-2003 công ty đã có kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Bảng 3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của công ty
STT
Hạng mục công trình đầu tư
Đơn vị
Số lượng
Tổng mức
1
Trang bị mới 1 giây nhuộm 15 triệu m2/năm
Cọc
22.000
93.372,923
2
Nâng Cấp Cải Tạo Sợi B
5.505,500
Nguồn : Kế hoạch chiến lược năm 2003
Việc sản xuất của công ty dệt 8-3 trước đây chủ yếu là theo chỉ tiêu của nhà nước. Nhưng hiện nay sản xuất theo đơn đặt hàng của khách, vì vậy cần đảm bảo dây chuyền sản xuất được liên tục hoàn chỉnh. Hơn nữa để theo kịp sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới máy móc thiết bị một cách đồng bộ để nâng cao chât lượng sản phẩm, tiết kiệm được nhân công, hạ gia thành sản phẩm.
4- Đặc điểm thị trường:
4.1- Thị trường đầu vào:
Đối với doanh nghiệp sản xuất như công ty dệt 8-3 thị trường đầu vào chính là nguyên vật liệu cung cấp trong quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hoá, chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất, kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển hết vào một lần chi phí kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất dưới tác động của lao động vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể sản phẩm.
Nguyên liệu cho nghành dệt may nước ta nói chung và công ty dệt 8-3 nói riêng gồm các loại bông sơ thiên nhiên, sơ visco, sơ FE, các loại hoa chất cơ bản và thuốc nhuộm. Hiện nay hầu hết các nguyên vật liệu này đều phải nhập khẩu kể cả vải cho may xuất khẩu. Mấy năm gần đây, thị trường bông thế giới có nhiều biến động mà thị trường trong nước không đáp ứng nổi nhu cầu. Vì vậy không chỉ riêng công ty mà các công ty khác trong nghành dệt cũng không chủ động được trong tình hình biến động này. Hơn nữa tình hình tài chính của công ty còn bị giới hạn nhiều,nên phải mua theo kiểu ăn đong do tình hình thời tiết và do chính sách thuế nhập khẩu ở một số nước có thay đổi thất thường trên thị trường trong và ngoài nước. Tình hình biến động giá cả thị trường hàng hóa thế giới thể hiên qua biểu đồ sau
Bảng 4. Số liệu về giá bông trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây.
Nguồn: Thời Báo Kinh Tế
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Giá(USD)
1280
1760
2130
1770
1774
Cụ thể tại Việt Nam ĐV USD/tấn
Năm
1998
1999
2000
2001
Giá (USD)
1800
2500
1810
1850
Qua hai biểu đồ trên ta thấy giá bông biến động rất lớn khi về đến Việt Nam thì giá tăng lên rất nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách về xuất nhập khẩu của nhà nước. Đây cũng là một điểm khó khăn cho toàn nghành và riêng đối với công ty. Công ty bông Việt Nam thuộc bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn vào làm thành viên của tổng công ty Dệt May Việt Nam. Tổng Công ty Dệt May đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 đạt diện tích trồng bông 37000 Ha với 18000 tấn bông sơ và đến năm 2010 đạt diện tích 100000 Ha với 60000 tấn bông sơ. Năm 2001 ngành bông sơ đã đạt diện tích trồng bông 20000 Ha ước khoảng 6500 tấn bông sơ. Đây là một sự trợ giúp tốt nhất của nhà nước cho nghành dệt nước nhà nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất.
Do nguyên vật liệu sử dụng trong công ty có nhiều loại, nhiều thứ khác nhau nên để thuận tiện cho việc quản lý hạch toán, cần thiết phải phân loại vật liệu. Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia làm các loại sau:
- Nguyên liệu chính là những nguyên vật liệu sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Với công ty 8-3 nguyên vật liệu chính là bông xơ, mặc dù nước ta đã khẳng định là đủ điều kiện hơn một số nước Đông Nam á về trồng bông. Nhưng do kỹ thuật cũng như về máy móc thiết bị trong khâu thu hoạch bảo quản còn lạc hậu dẫn đến tình trạng chất lượng thấp lại chịu bao nhiêu thứ thuế cho nên giá thành có khi lại cao hơn giá nhập khẩu. Nguồn nhập khẩu chủ yếu của công ty là Liên Xô, Mỹ, ấn Độ... và cũng có một phần bông của Việt Nam mà công ty ký hợp đồng qua tổng công ty dệt may Việt Nam.
- Vật liệu phụ là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dạng... Sản phẩm của công ty dệt 8-3 cần những phụ liệu kèm theo rất nhiều như: Cúc, chỉ, khoá, dây kéo, các loại đựng ( giấy, dính vải ). Theo đánh giá chung thì phụ liệu sản xuất trong nước rất kém: Chỉ không dai, mếch không ăn. Chính vì thế công ty phải dùng nguyên liệu phụ nhập ngoại như khoá YYK của Nhật, cúc Thái... Hiện nay chúng ta chỉ có một số ít cơ sở như công ty hóa Nha Trang, nhà máy chỉ khâu Hà Nội đầu tư cho các cơ sở này theo hướng sản xuất các phụ liệu về bao tiêu sản phẩm trong nước.
- Nhiên liệu là những thứ để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Than đốt, hơi đốt, khí độc... nguồn cung cấp chủ yếu là trong nước.
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu của công ty do nhập khẩu là chính ( xơ PE nhập từ Hàn Quốc, Nhật... ). Nhưng tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu không ổn định, chắp vá, điều đó sẽ tác động trở lại làm cho công ty bị động hơn. Ví dụ năm 1999 giá cả tăng và giảm nhanh đặc biệt là bông và xơ tăng từ 1,6 đến2,6 USD/kg 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm lại giảm từ 2,6 xuống 2,2. Vì vậy tác động rất lớn đến giá thành sản phẩm, sản phẩm đã khó lại càng khó tiêu thụ hơn vì giá thành của công ty cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các công ty trong và ngoài nước.
Đối với xí nghiệp nhuộm 80% hoá chất nhập ngoại, giá cao mà phải nhập ngoại nhưng chất lượng chưa cao mặc dù công ty có lực lượng lao động tay nghề và trình độ cao.
Do giá cả không ổn định, lên xuống thất thường nên công ty không giám cả dự trữ. Vì vậy tạo ra tình trạng thiếu bông, khi cần sản xuất không có điều kiện chọn bông theo tiêu chuẩn kỹ thuật được mà có loại nào thì mua loại ấy nên đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản xuất, làm giảm hiệu quả.
4.2-Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
a- Thị trường nội địa:
Thực tại thị trường của công ty luôn bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng nhập khẩu ( điển hình là hàng Trung Quốc ) và hàng của các doanh nghiệp trong nước. Do sản xuất không gắn với nhu cầu thị trường nên công ty đã tồn đọng hàng tới hàng tỷ đồng. Trăn trở với những khó khăn đó công ty đã tìm hiểu và bám sát thị trường để phát hiện ra những nhu cầu mới và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cả về số lượng, chất lượng và thời gian.
Trước đây sản phẩm của công ty sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước và có trách nhiệm giao cho thương nghiệp còn sản phẩm được phân bố đi đâu công ty không cần biết. Hiện nay trong cơ chế thị trường công ty rất chú trọng và xác định chiến lược tiêu thụ sản phẩm của mình. Đó là lấy thị trường nội địa là chính để công ty duy trì và phát triển cho phù hợp với khả năng và trình độ công nghệ của mình. Từng năm thị trường này tiêu thụ khoảng 70-80% tổng sản lượng của công ty sản phẩm vải tiêu thụ trên thị trường này chủ yếu là những loại vải thông thường, bình dân phù hợp với nhu cầu của người dân có thu nhập thấp và trung bình. Ngoài việc cung cấp các loại vải cho nhu cầu may mặc của nhân dân, công ty còn sản xuất cho ra sản phẩm phục vụ các nghành công nghiệp khác như các loại vải mành làm cốt lốp xe đạp, xe máy, ô tô, vải lọc bụi cho các nhà máy luyện kim, vải sợi làm lõi cho các đai truyền và băng tải, vải bạt công nghiệp, vải chịu nhiệt các loại đặc biệt dùng làm dây dệt lưới đánh cá... Nói chung sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú có thể phục vụ nhiều dối tượng khác nhau. Xong công ty đã xác định thị trường tiêu thụ chính của mình là cung cấp vải cho người tiêu dùng trong nước. Trong thực tế thì nghành dệt may Việt Nam nói chung đã không đáp ứng được nhu cầu ở trong nước tức là bỏ 1 khoảng lớn thị trường phía sau lưng. “Theo thống kê của cơ quan nhà nước, năm 1998 cả nước đã nhập tổng cộng khoảng 56.5 triệu mét vải các loại và 8 triệu sản phẩm quần áo may sẳn chưa tính đến khoảng 200 triệu mét vải cho may hàng xuất khẩu bằng cả đường mậu dịch và phi mậu dịch.” Tạp chí công nghiệp
Trong cá năm gần đây xu hướng này tiếp tục tăng, trong khi đó sản phẩm dệt-may cuả ta sản xuất tiêu thụ vẫn chậm. Theo số liệu báo cáo của Tổng công ty dệt may Việt Nam, năm 2000 doanh số của các sản phẩmmay được tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ đạt gần 53 tỷ, bằng khoảng 8,2% tổng doanh số của toàn nghành may.
Còn ở nghành Dệt, trong tổng doanh thu (3.334 tỷ) nếu trừ phần doanh thu từ sản xuất sợi (57000 tấn =1700 tỷ), còn tính tất cả từ vải sản phẩm dệt kim, sản phẩm may, coi như được tiêu thụ hoàn toàn trong thị trường nội địa thì doanh số đạt xấp xỉ 1640 tỷ.(Trong thực tế là một phần khá lớn sản phẩm dệt kim và các sản phẩm may được xuất khẩu). Như vậy tổng doanh số phục vụ thị trường nội địa chỉ đạt khoảng 1700 tỷ.
Thử phép tính ước lượng, với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam là 200USD/Người/năm, chi tiêu trung bình cho may mặc là3%/ năm chi tiêu trung bình cho may mặc là 60000 đồng thì tổng chi tiêu may mặc cho cả nước là 60000 VND/năm x70 triệu dân = 4200 tỷ VND. Nếu so sánh với con số trên là 1700 tỷ thì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu trong nước. Rõ ràng phần thiếu hụt này phải được bù đắp bằng các sản phẩm nhập khẩu. Trong tương lai khi CEPT của APTA có hiệu lực hoàn toàn vào năm 2006, thì khả năng thâm nhập hàng ngoại vào thị trường Việt Nam sẽ càng dễ dàng hơn và khi đó khả năng chống trả sự cạnh tranh của hành hoá nước ngoài nói chung và hàng dệt may nói riêng sẽ càng khó khăn, phức tạp hơn nhiều
Thu nhập bình quân đầu người của nước ta chỉ mới đạt 200USD/năm, nhưng mức chênh lệch lại rất lớn. Do vậy một bộ phận chiếm khoảng 10% dân số có nhu cầu làm đẹp cao gấp 10 lần đến 100 lần so với người có thu nhập thấp. Nghĩa là họ có thể mua sắm quần áo từ 80 đến 800 ngàn đồng hàng tháng. Thực tế một số công ty may của ta rất thành công trong thị trường này như: May Chiến Thắng, may 10... Với công ty dệt 8-3 chưa đủ sức để dành lợi thế trong thị trường này. Ngược lại người nghèo cũng thích xài hàng dệt may hợp với túi tiền của họ, điều này cắt nghĩa tại sao hàng may mặc của Trung Quốc cần rất ít nguyên liệu, mẫu mã đẹp, giá rẻ... Lại tràn sang nước ta nhiều đến thế. Hàng rởm, hàng thùng mỗi khi mùa đông về vẫn bán chạy. Về vấn đề này một mặt nhà nước nên có chính sách thích hợp, mặt khác tạo cho công ty năng động hơn, không ỷ lại mà phải tự cân đối đầu vào, đầu ra.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là miền Bắc ( cả thành thị và nông thôn ) bên cạnh đó có một phần tương đối lớn số sản phẩm được sản xuất và cung cấp theo đơn đặt hàng của quân đội ( đây là khách hàng truyền thống của công ty ). Sản phẩm vải may mặc là một loại sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng của nó chịu ảnh hưởng rất lớn của thói quen, thị hiếu tiêu dùng, mức thu nhập và đời sống dân cư. Với từng loại sản phẩm nó được tiêu thụ một cách phân biệt theo khu vực địa lý và thời vụ tiêu dùng ( vùng thành thị, vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bằng, vùng biển... ) người dân có nhu cầu thị hiếu khác nhau. Mặt khác do điều kiện sống của người dân ngày càng cao nên nhu cầu may mặc theo mốt không ngừng tăng lên. Vì vậy muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công ty phải luôn luôn tìm hiểu thị trường, nghiên cứu cải tiến tạo ra nhiều mặt hàng mới có chất lượng phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Thị trường là khâu quyết định cùng cầu và giá cả cho nên đòi hỏi công ty phải có chiến lược thị trường hợp lý để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. Trước hết phải nói đến vai trò của nhà nước, của tổng công ty đã tạo ra điều kiện cho công ty như: Xuất khẩu trực tiếp không phải qua khâu trung gian.
b - Thị trường nước ngoài:
Trước đây sản phẩm của công ty sản xuất chu yếu cho các nước XHCN, sản phẩm là một lô hàng lớn làm ổn định từ đầu năm đến cuối năm theo kế hoạch của Bộ công nghiệp nhẹ. Từ năm 90 nhà nước chuyển đổi cơ chế kinh doanh tự hạch toán, tự lo đầu vào và đầu ra đồng thời do sự biến động chính trị của các nước Đông Âu, do vậy thị trường truyền thống ở các nước Liên Xô cũ hạn chế. Thay vào đó công ty đã phải chủ động để tìm khách hàng đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Hiện nay công ty thực hiện sản xuất nhỏ, chất lượng cao, mẫu mã đa dạng để phục vụ cho xuất khẩu. Thị trường này khá quan trọng. Là nơi tiêu thụ khoảng 30% tổng sản lượng và là nguồn thu ngoại tệ để công ty sửa sang máy móc, thiết bị.
Bảng 5. Số sản phẩm xuất khẩu năm 1999
Danh Mục
Tổng Số
Bằng Hiện Vật
Bằng Tiền(USD)
Số Sản Phẩm Xuất Khẩu
550000 (Sản Phẩm)
867862
Vải Xuất
36000 (mét)
215905
Nguồn: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của công ty gây khó khăn cả về xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa, công ty đã chỉ đạo tốt và theo các mục tiêu đề ra là bất kỳ điều kiện nào phải tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước để đảm xuất khẩu, công ty liên tục ổn định, mọi người đều có việc làm, khai thác tốt các thiết bị hiện có từng bước tăng trưởng tỷ trọng sản phẩm. Xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp qua các xí nghiệp may sản xuất bù đắp được chi phí hợp lý, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.
Xu hướng xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam ngày càng tăng. Tại công ty dệt 8-3 xí nghiệp may liên tục có việc làm và còn phải gia công thêm bên ngoài để hoàn thành hợp đồng xuất khẩu khá lớn mà đầu năm 2001 công ty đã ký với một số nước như Lào, Thái Lan, Triều Tiên, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Phần Lan...
Qua đó ta thấy tình hình xuất khẩu có xu hướng tăng thể hiện bước đi đúng đắn trong tìm kiếm thị trường của công ty, nhưng còn tình trạng rất chung của một số ngành trong nền kinh tế nước ta là nhập siêu, với công ty dệt 8-3 cũng vậy, sản xuất nguyên vật liệu trong nước không đủ để cung cấp, chất lượng thấp, giá lại cao hơn cả nhập khẩu. Mấy năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, sản phẩm của công ty đã hòa nhập được một số thị trường khó tính như EC, Canada, Mỹ, HôngKông, Thụy Sỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Đức... Tuy đã đạt được một số thành tựu trong việc có cota xuất nhập khẩu sang thị trường mới, nhưng đó mới chỉ là việc sản xuất một cách thụ đông theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài chứ không phải do bản thân bán sản phẩm của mình theo kiêu thiết kế sản phẩm từ việc điều tra thị trường, tìm hiểu nhu cầu cho mặt hàng của mình để sản xuất đưa ra thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường,..
5-Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ và đạt được một số tiến bộ.
Bảng 6. Sản lượng kế hoạch và thực tế
Nguồn : Tình hình tiêu thị sản phẩm qua các năm
Số sản phẩm sản xuất
1999
2000
2001
Kế hoạch
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
Kế hoạch
Thực tế
1. Sợi toàn bộ(tấn)
3900
3895
4000
4243
4400
4622
2.Sợi bán(tấn)
1950
2036
2100
2252
2400
2947
3.Vải mộc(1000m2)
10000
10875
11000
11531
12000
11085
4.Vải thàn phẩm(1000m2)
11000
11180
11500
11854
12000
11068
5.Vải xuất khẩu(1000m2)
800
822
1000
2028
2200
2536
6.Vải may sản phẩm(Sản phẩm)
532000
539494
500000
253901
300000
312498
Kế hoạch sản lượng đặt ra của công ty là năm sau cao hơn năm trước 10 %. Nhưng xét trên thực tế qua bảng sản lượng kế hoạch và thực tế ta thấy có loại sản phẩm thì đạt nhưng có loại sản phẩm thì không đạt kế hoạch đề ra. Từ bảng trên thì ta có thể tính tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của đơn vị như sau.
Nhìn vào thực tế, ta thấy nói chung công ty đề hoàn thành kế hoạch sản lượng nhưng ở mức thấp( dưới 10%), vẫn còn một số sản phẩm chưa hoàn thành kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do không tìm được đầu ra cho tiêu thụ cho nên sản xuất phải giảm mạnh. Sản phẩm may năm 2000 mới hoàn thành 50.8% do nhiêu nguyên nhân. Trước hết sản phẩm may là sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng của nó phụ thuộc vào thói quen, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, phụ thuộc vào mức thu nhập và đời sống nhân dân. Và mỗi sản phẩm chỉ phù hợp cho mỗi vùng địa lý khác nhau và còn ảnh hưởng bởi thời vụ tiêu dùng. Hơn nữa nó còn bị sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm khác trên thị trường của cả các đối thủ bên trong như Công ty may Thăng Long, May 10, Dệt Kim Đông Xuân... Và đặc biệt là sản phẩm hàng may sẳn được nhập từ nước ngoài đặc biệt là hàng Trung Quốc. Các mặt hàng trọng yếu của công ty như sợi vải mộc vải thô, vải thành phẩm không hoàn thành kế hoạch do thiếu nguyên liệu và giá tăng cao làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. Điều đó còn Biểu hiện rõ hơn trong việc hoàn thành kế hoạch. Thông qua bảng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu hàng năm.
Bảng 7. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15018.DOC