Luận văn Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÓI CHUNG 4

1.1. Công nghiệp chế biến và vai trò của công nghiệp chế biến đối với sự phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung 4

1.2. Phát triển công nghiệp chế biến ở một số nước và bài học kinh nghiệm 12

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 20

2.1. Đặc điểm thành phố Hồ Chí Minh với khả năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản 20

2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh 24

2.3. Đánh giá chung và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết 43

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 50

3.1. Những quan điểm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh 50

3.2. Phương hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản thuộc loại quan trọng 51

3.3. Một số giải pháp cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh 58

3.4. Một số kiến nghị 66

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,8 109,2 127,0 - Công nghiệp chế biến khác 132,2 90,3 86,2 112,2 104,3 [17, 202-203]. Nhìn vào biểu 5, ta thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố còn lớn, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhiều nhóm sản phẩm của công nghiệp chế biến tăng có chỉ số phát triển cao, tạo điều kiện tăng doanh thu, thu hút lao động ngày một nhiều. Tính đến năm 1990, nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến tăng nhiều lần so với 10 năm về trước (1980) như lương thực xay xát tăng 290%, thuốc lá tăng 307%, vải tăng 233% [4, 70-72]. Một số ngành khác cũng tăng nhanh cả về nguyên liệu và sản phẩm. Số lượng đàn gia súc cũng rất lớn, theo báo cáo thống kê năm 1999, đàn gia súc trên địa bàn thành phố là: trâu 10.794 con, bò 39.864 con, heo 190.880 con, gà 2.100.618 con v.v... Công nghiệp sữa thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50% năng lực sản xuất và cung ứng sữa cho nhu cầu toàn quốc. Trong thời gian qua, công nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố đã có bước đầu tư khá lớn, đưa ra được nhiều sản phẩm có chất lượng đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn của người tiêu dùng như các loại sữa đặc có đường đóng hộp do nhà máy sữa Trường Thọ, sữa Thống Nhất sản xuất, sữa bột Dielac, Ridielac ngọt nhãn xanh v.v... Sản xuất thuốc lá, dự báo đến năm 2010 thuốc lá mỗi năm tăng 3.500 triệu bao và sản xuất thuốc lá của thành phố năm 1999 đạt 1.218 triệu bao, chiếm 2/3 sản lượng của toàn quốc. Công nghiệp giấy công nghệ cũ kỹ lạc hậu, sản lượng năm 1999 đạt 32.600 tấn, nhu cầu của ngành này đòi hỏi phải đối mới nhiều để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao. Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic, ngành này bao gồm công nghiệp cao su, công nghiệp nhựa (plastic). Hiện tại, trên địa bàn thành phố, tính đến cuối năm 1999, số cơ sở sản xuất là 2.266 cơ sở, nhìn chung công nghệ lạc hậu, sản xuất chất lượng sản phẩm thấp. Ngoại trừ nhà máy nhựa Bình Minh và nhà máy cao su Hóc Môn đầu tư đổi mới công nghệ, do vậy sản phẩm đã có chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường thành phố và các tỉnh. Trong thời điểm 1990, cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bao gồm trên 600 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, gần 400 hợp tác xã, hơn 150 xí nghiệp tư doanh và 20.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể. Vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của toàn ngành công nghiệp trong thời gian này khoảng 3.300 tỷ đồng chiếm 51% tổng số vốn trên địa bàn thành phố [4, 70-72]. Thời kỳ này, một số xí nghiệp đã cải tiến thiết bị, đổi mới từng phần công nghệ như may Việt Tiến, may Nhà Bè, dệt Đông á, cao su Phú Lâm, Xí nghiệp chế biến xuất khẩu Cầu Tre... Công nghiệp ngoài quốc doanh ở các quận, huyện cũng mở rộng đầu tư, đổi mới và áp dụng dây chuyền công nghệ mới, tăng thêm năng lực sản xuất của một số ngành công nghiệp, tạo thêm nhiều sản phẩm mới có uy tín trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 tăng gấp 4,3 lần so với 1985: tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1986 - 1990 là 34% (thời kỳ 1980 - 1985 là 29%). Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của thành phố là gạo, ván sàn, gỗ, các loại đậu, hàng may mặc sẵn... Biểu 6: Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố thời kỳ 1986 - 1990 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Trong đó: Trong đó: - Hàng nông sản 51,6 - Thiết bị phụ tùng 19,2 - Hải sản 21,0 - Nguyên vật liệu 46,2 - Lâm sản 10,4 - Hàng tiêu dùng 34,6 - Hàng công nghiệp chế biến 17,0 [17, 70-72]. Sự phát triển của công nghiệp chế biến khiến giá trị sản lượng (GDP) công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng lên: năm 1990 thực hiện gần 45 tỷ đồng (theo giá thời điểm 1982), tăng 182% so với 1980 và gấp 3 lần so với 1976. Sự phát triển của công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nói riêng đã giải quyết thêm nhiều việc làm. Tính đến 1990, số lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp có khoảng gần 600.000 người chiếm gần 40% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Thời kỳ này, công nghiệp đóng góp một nửa trong tổng thu nhập quốc dân năm 1990 và chiếm một phần ba tổng giá trị sản lượng công nghiệp trong cả nước. Trong giai đoạn này, bên cạnh kết quả đạt được còn có những hạn chế. Đó là: - Còn chưa khai thác được tiềm năng và thế mạnh của công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố. Việc đổi mới thiết bị máy móc công nghệ được tiến hành ở một số cơ sở nhưng với nhịp độ chậm và chưa nhiều. chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế. - Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến là một vấn đề bức xúc do ngân sách hạn hẹp. Vì vậy năng suất và hoạt động sản xuất chưa cao. Nằm ở vị trí thuận lợi, nhưng ngành công nghiệp chế biến nói chung và ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng chưa khai thác và tận dụng tốt, có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, nên có lúc không chủ động được nguồn nguyên liệu. Thêm vào đó là những khó khăn về cơ chế, chính sách và pháp luật thuộc tầm quản lý của Nhà nước chậm được tháo gỡ. 2.2.2.2. Giai đoạn từ 1991 - nay Về năng lực sản xuất Nếu như trong giai đoạn 1986 - 1990 là giai đoạn mới ở trạng thái khởi động bước đầu, thì giai đoạn này, sự phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản đều có những bước phát triển đáng kể trên các mặt sau đây: Một là, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của giá trị sản lượng công nghiệp và công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản tăng qua các năm. Điều đó được thể hiện ở biểu 7. Biểu 7: Động thái tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp và cơ cấu của nó (1990 - 1994) Đơn vị: % 1990 1991 1992 1993 1994 Tăng bình quân thời kỳ Tổng số 100 100 100 100 100 13,9 A. Doanh nghiệp công nghiệp nhà nước 72,3 69,9 70 68,6 97,6 12,0 Trong đó: - Trung ương 48,0 48,5 49,5 49,5 49,5 14,8 - Thành phố 7,0 16,0 15,0 14,0 14,3 9,1 - Quận, huyện 7,3 5,4 5,5 5,1 3,8 0,2 B. Doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước 27,7 30,1 30,0 31,4 32,4 18,5 C. Phân theo cơ cấu ngành công nghiệp - Công nghiệp chế biến 96,4 96,7 96,9 97,5 97,6 14,3 - Sản xuất thực phẩm, đồ uống 28,7 26,6 27,6 27,5 25,9 11,0 - Sản xuất các sản phẩm thuốc lá 12,2 11,3 10,3 10,3 10,7 10,2 - Dệt 11,7 13,4 13,6 11,7 11,1 12,3 - Chế biến gỗ 2,4 2,2 2,2 0,9 0,8 —13,0 - Sản phẩm cao su 4,1 4,0 4,0 6,0 6,3 26,9 - Tái chê 1,7 1,8 1,6 1,4 1,3 8,1 - Sản xuất gường, tủ, bàn ghế 1,1 1,2 1,2 1,2 1,2 18,0 [11, 75]. Từ số liệu ở biểu 7 ta thấy nhịp độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 1990 - 1994 của ngành công nghiệp là 13,9%. Nếu tính cả năm 1995, một năm công nghiệp có nhịp độ tăng trưởng nhanh thì bình quân hàng năm trong 5 năm 1991 - 1995 tốc độ tăng trưởng là 16,8% [21, 16]. Trong đó, xét về cơ cấu thành phần kinh tế thì công nghiệp quốc doanh có tốc độ tăng trưởng bình quân là 12%, công nghiệp ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng là 18,5%. Về tỷ trọng, công nghiệp quốc doanh dao động trong khoảng trên dưới 70% (nếu năm 1990 chiếm tỷ trọng 72,3% thì đến năm 1994 còn 67,6%). Trong khi đó công nghiệp ngoài quốc doanh có chiều hướng tăng lên qua các năm (nếu năm 1990 là 27,7% thì đến 1994 tỷ trọng chiếm là 32,4%). Theo báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 1995 và 1996 của Sở Công nghiệp thành phố thì cơ câú giá trị sản lượng xét về tỷ trọng giữa công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh thuộc khu vực quận huyện quản lý là: Năm 1995: Công nghiệp quốc doanh 71,977 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,66% (chưa kể công nghiệp quốc doanh trung ương và thành phố). Công nghiệp ngoài quốc doanh 7.521.363 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,33%. Năm 1996: Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng là 7,14%, công nghiệp ngoài quốc doanh do quận huyện quản lý là 92,86%. Có tình hình trên là do công nghiệp ngoài quốc doanh sau thời kỳ khủng hoảng, đang trong quá trình tổ chức sắp xếp lại, còn công nghiệp ngoài quốc doanh được nhà nước tạo nhiều cơ hội để thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Mặc dù vậy, nếu xét cả công nghiệp quốc doanh trung ương và thành phố, thì tỷ trọng công nghiệp nhà nước nắm giữ khoảng hai phần ba tổng số giá trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn. Theo tư duy mới về cơ cấu thành phần và vai trò chủ đạo, thì tỷ trọng chỉ là một thông số, điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định là tỷ trọng công nghiệp nhà nước nắm giữ có thuộc ngành, khâu và mặt hàng then chốt, trọng yếu và mũi nhọn hay không. Qua nghiên cứu biểu 7 ta thấy, trong cơ cấu ngành công nghiệp, thì nhóm công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố ngày càng có vai trò quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngành công nghiệp. Nếu nhịp độ tăng trưởng trung bình công nghiệp là 13,9% 5 năm 1991 - 1994; thì nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản các năm đều tăng lên, năm 1990: 96,4%; năm 1991: 96,7%; năm 1992: 96,9%; năm 1993: 97,5%; năm 1994: 97,6%. Đặc biệt, trong thời kỳ 1996 - 1999, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, tốc độ tăng trưởng bình quân nền kinh tế của đất nước có xu hướng chững lại và đi xuống, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn tăng, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản (xem biểu 8). Biểu 8: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản trên địa bàn thành phố 1996 - 1999 (theo giá cố định 1994) Đơn vị: Triệu đồng 1996 1997 1998 1999 - Thuốc lá 2.195.320 2.281.568 2.624.524 2.628.030 - Thuộc da, sản xuất va-ly, túi xách 1.460.583 2.471.166 2.737.789 3.272.347 - Chế biến gỗ và sản phẩm tủ gỗ, tre, nứa 628.348 633.167 588.234 641.419 - Giấy, sản phẩm từ giấy 762.672 832.900 929.546 1.050.696 [12, 59]. Hai là: Năng lực sản xuất thể hiện ở số lượng các doanh nghiệp tuy có sự biến động nhưng vẫn có xu hướng tăng. Năm 1994, trên địa bàn thành phố có 23.481 cơ sở sản xuất công nghiệp thì đến năm 1996 có 31.243 cơ sở công nghiệp, nhưng đến năm 1999 số cơ sở còn 26.576 cơ sở. So với năm 1996, số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh giảm đáng kể từ 30.741 cơ sở năm 1996 còn 25.978 cơ sở năm 1999, trong khi đó, cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư nước ngoài lại tăng từ 199 cơ sở năm 1996 lên 313 cơ sở năm 1999. Như vậy nếu như thời kỳ 1991 - 1995 các cơ sở công nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm xuống do sắp xếp lại bộ máy, đầu tư mới thiết bị công nghiệp, các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh dăng ký hoạt động tăng lên thì ngược lại thời kỳ 1994 - 1999 cơ sở công nghiệp quốc doanh tương đối ổn định, các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh giảm xuống (do trong môi trường cạnh tranh mới, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ thiết bị, nhưng các cơ sở ngoài quốc doanh không đáp ứng được yêu cầu đó). Bên cạnh đó xuất hiện các cơ sở sản xuất nhỏ cá thể theo từng hộ gia đình phát triển khá mạnh. Các cơ sở này mặc dù góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, song cũng nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, như làm ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè, chất lượng hàng hóa chưa đảm bảo, trốn thuế, lậu thuế... Ba là: Vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp trong đó có công nghiệp chế biến tăng lên. Theo số liệu Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh thì giá trị tài sản cố định và vốn sản xuất công nghiệp kể cả công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đều tăng qua các năm. Trang bị tài sản cố định cho một lao động và trang bị vốn cho một lao động qua các năm đều tăng lên. Theo báo cáo quy hoạch phát triển thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2000 của Sở Công nghiệp, trên địa bàn thành phố thì vốn sản xuất công nghiệp tăng lên khá nhanh. Bình quân vốn sản xuất công nghiệp quốc doanh tăng 8%, riêng công nghiệp chế biến tăng 9,6%, công nghiệp khai thác mỏ tăng 57%, sản xuất điện nước tăng 5,9%. Công nghiệp quốc doanh, giá trị tài sản cố định tăng khoảng 7,9% năm. Vốn khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, tăng bình quân 59,1%/năm, trong đó riêng tài sản cố định tăng bình quân hàng năm 52,2%. Chính vì vậy mà tốc độ tăng giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn (13,5% năm) so với tốc độ tăng trưởng công nghiệp cùng thời kỳ kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 nên tỷ trọng của nó trong cơ cấu thành phần kinh tế của ngành công nghiệp lại tăng nhanh từ 27,7% năm 1990 lên 32,4% năm 1994. Biểu 9: Tình hình vốn và trang bị vốn cho lao động công nghiệp trên địa bàn thành phố 1991 - 1994 Năm Giá trị tài sản cố định (triệu đồng) Trang bị TSCĐ cho 1 LĐ (triệu đồng/người) Vốn sản xuất công nghiệp (triệu đồng) Trang bị vốn SXcho 1 LĐ (triệu đồng/người) Quốc doanh Ngoài quốc doanh Quốc doanh Ngoài quốc doanh Quốc doanh Ngoài quốc doanh Quốc doanh Ngoài quốc doanh 1991 10.589.380 1.563.776 74,247 11,360 10.709.280 2.085.554 75,088 15,151 1992 11.540.845 1.953.594 79,524 14,732 12.489.136 3.016.372 86,059 22,747 1993 11.976.947 2.776.845 79,862 18,253 12.918.876 5.591.117 85,951 23,606 1994 13.312.305 5.555.046 87,510 23,011 13.598.395 5.336.522 89,409 34,543 [10]. Từ biểu 9, ta thấy tình hình vốn sản xuất và giá trị tài sản cố định giữa công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh trong đó công nghiệp chế biến nông, lâm sản từ 1991 đến 1994 đều tăng lên. Vốn công nghiệp quốc doanh quy mô thường lớn gấp 3 - 4 lần vốn công nghiệp ngoài quốc doanh. Quy mô trang bị tài sản cố định cho một lao động của công nghiệp quốc doanh thường cao hơn từ 4 đến 6 lần so với công nghiệp ngoài nhà nước. Điều đó chứng tỏ trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ và năng suất của công nghiệp quốc doanh cao hơn nhiều so với trình độ của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Chính vì vậy, sản lượng công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản của công nghiệp quốc doanh thường chiếm khoảng 70%, còn công nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 30%. Bốn là: Nguồn lao động công nghiệp, thể hiện năng lực sản xuất của công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng cũng tăng lên. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố, số lao động trong các ngành công nghiệp chế biến ngày một tăng. Tính đến cuối năm 1999, số lao động trong nhóm công nghiệp chế biến là 450.827 ngàn lao động, so với năm 1996 tăng 67.912 lao động. Nhìn chung hầu như số lao động làm việc trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến đều tăng. Nhưng điều đáng nói ở đây là chất lượng lao động ngày một tăng lên theo tỷ lệ thuận với sự đổi mới từng bước trang thiết bị hiện đại, và đổi mới quản lý kinh doanh theo hướng cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Biểu 10 và biểu 11 phản ánh tình hình lao động và cơ cấu vốn của nó trong nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố. Biểu 10: Cơ cấu lao động ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố (1996 - 1999) Đơn vị: Người 1996 1997 1998 1999 A. Tổng số 404.252 430.698 460.090 467.143 - Quốc doanh 152.232 154.297 166.827 162.326 - Ngoài quốc doanh 206.463 193.767 192.964 212.664 - Đầu tư nước ngoài 45.557 82.634 100.299 92.153 B. Chia theo ngành - Công nghiệp khai thác 1.249 1.406 3.013 2.923 - Công nghiệp chế biến 393.915 420.595 441.311 450.827 [12, 106-107]. Biểu 11: Cơ cấu lao động ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố (1996 - 1999) Đơn vị: Người Nhóm ngành Tỷ trọng % cán bộ, công nhân được đào tạo Đại học, trên đại học Trung cấp Công nhân lành nghề - Chế biến thực phẩm 11,60 3,40 30,00 - Chế biến lương thực 3,40 3,50 28,60 - Dệt 3,60 4,60 18,80 - May mặc 2,10 2,60 22,90 - Thuốc lá + Sài Gòn 4,96 1,74 — + Vĩnh Hội 6,64 1,87 — [14], [15]. Số liệu biểu 11 cho thấy thực trạng cơ cấu lao động qua đào tạo của nhóm ngành công nghiệp chế biến thuộc khu vực quốc doanh. Nhưng nếu khảo sát công nghiệp chế biến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì số lao động chưa được đào tạo chiếm 58,9%, số cùng nhóm có trình độ kỹ thuật chiếm 27,0%, trình độ đại học 6,5%. Một vấn đề đặt ra là thực trạng lao động có trình độ, tay nghề qua đào tạo còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đây là vấn đề chung của cả nước chứ không phải chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh. Năm là, Số lượng các mặt hàng chủ yếu của công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố đều tăng qua các năm. Là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước và khu vực, công nghiệp chế biến của thành phố có nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa của cả nước. Vì vậy, sự biến động trong sản xuất công nghiệp chế biến của thành phố sẽ tác động đến tình hình cả nước, sự phát triển công nghiệp chế biến của thành phố ổn định và tăng trưởng cao sẽ góp phần tạo sự tăng trưởng và phát triển cao và ổn định của cả nước và khu vực. 44.164 tỷ VNĐ 55.971 tỷ VNĐ 68.040 tỷ VNĐ 77.432 tỷ VNĐ 0.000 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 1996 1997 1998 1999 Hình 1: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố (1996 - 1999) (tính theo giá thực tế) [12, 29] Qua hình 1, ta thấy khả năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của thành phố. Một số mặt hàng tăng nhanh qua các năm như sữa hộp, xay xát lương thực, đường các loại, thuốc lá, giấy, vỏ xe đạp. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hàng biến động không đều lúc tăng lúc giảm như gỗ xẻ, mây tre. Thành phố đã cố gắng nhưng cung ứng nguyên liệu chưa chủ động, chưa có dự trữ vững chắc về nguyên liệu. Qua số liệu 1999 cho thấy nhiều mặt hàng tiếp tục tăng như: thuốc lá, cao su, mây tre, gỗ xẻ. Thực trạng công nghệ và thiết bị của công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản trên địa bàn thành phố Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê thành phố (1999), hiện trạng máy móc, thiết bị ở các cơ sở công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố nói chung vẫn còn lạc hậu, chắp vá, công nghệ đa số cách đây 15 - 18 năm, thậm chí có công nghệ lạc hậu cách đây 30 năm, việc đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất còn ít và chậm chạp. Cũng theo báo cáo của Ban Kinh tế thành phố từ 1990 đến nay mặc dù phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có quan tâm đổi mới thiết bị. Khu vực công nghiệp quốc doanh do Sở Công nghiệp quản lý "đã đầu tư đổi mới từ 50 - 55% trang thiết bị" [1, 2-3]. Nhưng, theo nhận định của Cục Thống kê về thực trạng công nghệ và trang thiết bị máy móc cho đến nay thay đổi chưa đáng kể. Dưới đây là thực trạng công nghệ của một số nhóm ngành sản xuất chủ yếu thuộc công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố: - Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: máy móc còn rất cũ, đã thay thế nhiều lần nên chắp vá đan xen nhiều thế hệ, tuổi thọ trung bình là 12 năm, tỷ lệ khấu hao tài sản trung bình từ 8-10%/năm trong khi tuổi thọ trung bình của thế giới là 5 năm. - Công nghiệp sữa - bánh kẹo, tuổi thọ trung bình của thiết bị trên 20 năm, thường thuộc thế hệ I và II, mặc dù gần đây có một số cơ sở đã có sự đầu tư đổi mới nhưng chưa nhiều và không đồng bộ. chất lượng sản phẩm đạt 70 - 80% so với trong nước và khu vực. - Công nghiệp da giày: đối với ngành này, thiết bị chủ yếu được trang bị của Đài Loan, Hàn Quốc, ấn Độ, nhưng chỉ đạt trình độ trung bình của thế giới (khoảng 50%). Trong những năm vừa qua, ngành này có hệ số thiết bị đổi mới khá cao (khoảng 70%), vì các cơ sở muốn rút ngắn tuổi thọ của thế hệ thiết bị nên tăng tỷ suất khấu hao. Nói cách khác, thực hiện khấu hao nhanh, thu hồi vốn cố định nhanh để đuổi kịp trình độ của thế giới, một hướng phát triển hợp quy luật, phù hợp với xu thế của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. - Công nghiệp dệt sợi: ngành công nghiệp này được trang bị công nghệ trung bình khá của thế giới (khoảng 70 - 75%), sản phẩm có thể cạnh tranh trên các thị trường loại vừa của thế giới. Riêng công nghệ dệt len, dệt chăn, dệt vải màn còn ở mức thấp của thế giới (khoảng 50 - 55%), về thiết bị, đa phần được sử dụng thiết bị cũ đã lạc hậu. - Công nghiệp giấy: trình độ công nghệ của ngành này chỉ đạt trình độ trung bình của thế giới (khoảng 60 - 65%). Riêng công nghệ sản xuất giấy bì, giấy tráng phấn đấu đạt trình độ rất thấp so với thế giới (50%), điều này cần được lưu ý vì nó liên quan đến trình độ văn minh của sản xuất và của sản phẩm hàng hóa trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại. - Công nghiệp thuốc lá: trình độ công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh còn ở mức thấp so với thế giới, thiết bị chưa đồng bộ, tiêu hao nguyên liệu lớn, hệ thống xử lý tự động và kiểm tra trọng lượng, độ ẩm, chất lượng ổn định và hiệu quả còn thiếu và hạn chế. Tóm lại, công nghiệp chế biến nông, lâm sản có tiềm năng to lớn cần được khơi dậy. Lực cản có nhiều, trong đó có sự yếu kém về trình độ thiết bị công nghệ. Để đuổi kịp tốc độ công nghệ của thế giới và các nước trong khu vực, để hội nhập và tăng khả năng cạnh tranh không thể không nhanh chóng đổi mới công nghệ hiện nay ở trên địa bàn thành phố. Thực trạng phân bố công nghiệp chế biến Nhằm khắc phục tình trạng phân bố bất hợp lý các xí nghiệp, các khu công nghiệp trước đây để lại, từ 1990 đến nay, việc tổ chức và phân bố lại công nghiệp theo nguyên tắc phân bố lại lực lượng sản xuất công nghiệp theo tinh thần Nghị định 338/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) tháng 11/1991, được đẩy mạnh nên có sự thay đổi đáng kể. Biểu hiện: - Hầu hết các xí nghiệp, công ty mới thành lập, đặc biệt những cơ sở có khả năng gây ô nhiễm môi trường đều được bố trí ở ngoại thành, tức là ở các quận huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi. - Đầu tư xây dựng một số khu công nghiệp tập trung ở ngoại thành và tạo điều kiện để chuyển dần các xí nghiệp ở nội thành ra ngoại thành. Tính đến 31/12/1999, thành phố hình thành 9 khu công nghiệp ở ngoại thành, đã có 159 giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký 277,84 triệu USD và 1.394,2 tỷ VNĐ [2, 6]. Trong những năm qua cơ cấu công nghiệp có sự thay đổi, đáng chú ý là: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, nước có sự dịch chuyển theo hướng: công nghiệp khai thác mỏ và sản xuất phân phối điện, nước giảm, còn công nghiệp chế biến có xu hướng ngày càng tăng. Riêng trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thì nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản chiếm tỷ trọng cao cho thấy nhóm ngành này đã và đang là ngành mũi nhọn hiện nay trên địa bàn thành phố. Biểu hiện qua số liệu dưới đây: Sản xuất thực phẩm đồ uống: 29,2%. Thuốc lá: 5,3%. Thuộc da, sản xuất va-ly, túi xách: 6,4%. Cao su, chất dẻo: 5,4%. Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ: 2,0%. Tre, nứa: 12,7%. Thực trạng về tổ chức quản lý Công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản nói riêng trên địa bàn thành phố chịu sự tác động của nhiều ngành, nhiều cấp ở trung ương và địa phương. Cấp trung ương đều có các bộ các ngành, đặt cơ quan quản lý văn phòng hai trên địa bàn thành phố, chưa kể các cơ sở sản xuất kinh doanh do trung ương quản lý đóng trên địa bàn thành phố. Thành phố cũng có các sở, ngành tương tự. Từ thực trạng về tổ chức quản lý như vậy, nổi lên mấy vấn đề chưa thật hợp lý, đó là: ã Nhiều ngành sản xuất tồn tại ở nhiều bộ, sở khác nhau dẫn đến không tận dụng hết năng lực máy móc của nhau. ã Nhiều mặt hàng trùng lặp, cạnh tranh giành giật thị trường, nâng giá, ép giá, che dấu thông tin, làm thiệt hại lợi ích chung của quốc gia. ã Do tồn tại nhiều bộ, nhiều sở dẫn đến nhiều đầu mối, nhiều cửa, gây khó khăn cho hoạt động của các đơn vị công nghiệp cơ sở, mặc dù gần đây thông qua cải cách hành chính, nhà nước đã sáp nhập một số bộ, sở, song vẫn còn phải tiếp tục đổi mới. ã Đối với khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh, việc quản lý vĩ mô của nhà nước vừa buông lỏng, vừa không kịp thời tháo gỡ khó khăn để đưa hoạt động của khu vực này theo đúng pháp luật và đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. 2.3. Đánh giá chung và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết 2.3.1. Thành tựu và vai trò của công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VI đã nhận định trong 5 năm (1991 - 1995), khu vực công nghiệp "bình quân hàng năm tăng 16,8%, có tiến bộ đáng kể". Đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường, tự tích lũy và huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhiều sản phẩm thay dần hàng ngoại nhập, được thị trường tín nhiệm. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến được nâng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Nhờ vậy đã tăng thu ngân sách trên địa bàn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách quốc gia, bước đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế [20, 16-17]. Nhận định trên bắt nguồn từ thành tựu sau: Thứ nhất, Có động thái tăng trưởng cao và liên tục qua nhiều năm về giá trị sản lượng công nghiệp chế biến trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Qua 15 năm đổi mới kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, nhất là từ năm 1990 trở lại đây, bình quân hàng năm tăng là 13,9%. riêng công nghiệp chế biến tăng 14,7%, bình quân hàng năm công nghiệp tăng trong thời kỳ 1991 - 1995 là 16,8%. Năm 1996, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng 17,1% so cùng thời kỳ 1995. Tuy nhiên thời kỳ 1996 - 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố liên tiếp giảm sút. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) 1999 tăng 6,2%, công nghiệp duy trì ở mức tăng trưởng 10,2%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA-THS.DOC
  • docMULUC.DOC
Tài liệu liên quan