Hệ thống trường lớp để đào tạo đội ngũ nghệ sỹ nghệ thuật biểu diễn của chúng ta đã có bước phát triển đáng kể. Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ đội ngũ giảng viên còn hạn chế (chỉ có hơn 6% giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên). Trong chương trình đào tạo hiện nay còn thiếu một số ngành như: đạo diễn chương trình ca nhạc, tác giả kịch hát dân tộc, quản lý nghệ thuật, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng cho biểu diễn, marketing nghệ thuật. nên phần nào đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Mô hình đào tạo theo hướng xã hội hóa xuất hiện tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với hình thức câu lạc bộ các Nhà văn hoá, nhóm nghệ thuật gia đình, đào tạo ở nước ngoài.nhưng chưa đủ quy mô và hệ thống, vì vậy chất lượng đào tạo chưa cao.
153 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5122 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ biểu diễn…Điều đó ảnh ảnh hưởng lớn biểu diễn nghệ thuật.
2. Thực trạng công nghiệp nghệ thuật biểu diễn
Công nghiệp nghệ thuật biểu diễn được thể hiện ở rất nhiều khâu: đội ngũ diễn viên, cơ sở vật chất, công nghệ sáng tác, dàn dựng, tổ chức biểu diễn, biểu diễn…
2.1. Về cơ sở vật chất
Cả nước hiện có gần 130 điểm biểu diễn nghệ thuật có mái che, có một số rạp hát, nhà văn hoá thường xuyên tổ chức biểu diễn nghệ thuật nhưng đa số là hội trường họp, sân khấu không phù hợp cho biểu diễn. Ngoài ra còn trên 200 điểm biểu diễn ngoài trời (Phụ lục 3). Gần đây, một số điểm biểu diễn có quy mô lớn đã được xây dựng như: Sân khấu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội, Vinperland Nha Trang, Tuần Châu - Quảng Ninh, Nhà biểu diễn đa năng - Đà Nẵng…những điểm này hiệu suất sử dụng chưa cao.
Hiện tại, trừ một số đơn vị nghệ thuật trung ương, mặc dù Nhà nước có chính sách đầu tư, nhưng các đơn vị nghệ thuật công lập vẫn thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiết bị âm thanh, ánh sáng thiếu thốn và lạc hậu. Trong khi đó, các thiết bị máy móc không đồng bộ, kỹ thuật viên sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, lại phải đi biểu diễn lưu động nhiều nên trang thiết bị ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập phải tự đầu tư trang thiết bị, nhưng chính vì vậy, họ đầu tư và sử dụng các thiết bị kỹ thuật cho biểu diễn nghệ thuật tương đối hiện đại, khai thác thiết bị có hiệu quả hơn các đơn vị nghệ thuật công lập.
2.2. Về sáng tác và dàn dựng
Sáng tác: Đối với lĩnh vực ca múa nhạc có thể nói, đã xuất hiện một thế hệ kế thừa tiếp bước các thầy, đàn anh, trừ sáng tác nhạc giao hưởng. Nhưng, sáng tác tác phẩm trong lĩnh vực sân khấu đang là vấn đề đáng lo nhất trong thời gian hiện nay của các nhà quản lý nghệ thuật biểu diễn. Thế hệ các nhà sáng tác bậc thầy Việt Nam như: Hà Văn Cầu, Trần Bảng, Nguyễn Khắc Phục, Trần Đình Ngôn, Hoài Giao, Lưu Quang Vũ, Lê Duy Hạnh… đều đã mất hoặc tuổi cao, nhưng thế hệ tác giả sân khấu trẻ chưa có được tác phẩm ghi được dấu ấn quan trọng trong nghề và trong đời sống xã hội.
Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam đã nhiều năm tổ chức các Hội thảo, trại sáng tác, nhưng kết quả chưa thu hoạch được tương xứng với đầu tư và mong đợi. Trong năm 2008-2009, Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng mở mở lớp đào tạo bồi dưỡng tác giả, lý luận phê bình sân khấu, tuyển sinh hơn 60 học viên, nhưng chỉ có 34 học viên hoàn thành khóa học và số kịch bản đạt yêu cầu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sự thiếu hụt một mảng lớn các kịch bản sân khấu thể hiện phần nào, tại sao sân khấu Việt Nam ngày càng vắng khán giả.
Dàn dựng: Để dàn dựng một vở diễn một cách cẩn thận, khoa học, sẽ đòi hỏi người đạo diễn nhiều có đủ thời gian, tài chính và ê kíp sáng tạo ăn ý. Tính chất công nghiệp thể hiện ở trình độ chuyên nghiệp. Tiến hành dàn dựng theo từng bước:
- Chuẩn bị: Đây là bước chọn lựa kịch bản phù hợp sao cho có “đất” sáng tạo của đạo diễn, diễn viên, chọn lựa dàn cộng tác như biên đạo, nhạc sỹ, họa sỹ…, chọn vai chính, phân vai…
- Dàn dựng phần diễn viên và âm nhạc: Khi có đủ ê kíp, đạo diễn triển khai tập từng phân đoạn, phân cảnh phần lời. Trong khi đó nhạc sỹ sáng tác trên tổng phổ theo ý đồ đạo diễn, chuyển cho chỉ huy dàn nhạc tập với dàn nhạc. Sau khi diễn viên và dàn nhạc tập xong cả vở, tiếp đến là việc ghép nhạc và diễn, đạo diễn tiếp tục chỉnh sửa để định hình cơ bản vở diễn.
- Triển khai kỹ thuật: Sau khi vở diễn định hình, họa sỹ bắt tay vào việc thiết kế phục trang, đạo cụ, cảnh trí sân khấu, đồng thời, đạo diễn ánh sáng, kỹ thuật viên âm thanh thiết kế các kỹ thuật ánh sáng, âm thanh sao cho phù hợp với vở diễn. Trường hợp đặt biệt do đạo diễn yêu cầu, bộ phận kỹ thuật phải triển khai thiết kế và lắp đặt các thiết bị chuyên dùng, ví dụ, thiết bị nâng hạ sân khấu, pháo, đèn laze, phun nước v.v…
- Ghép tổng thể và duyệt vở diễn: Khi này, toàn bộ yếu tố con người và kỹ thuật gắn kết với nhau, hỗ trợ nhau để vở diễn được thể hiện từ đầu đến kết thúc. Các nhà sáng tạo một lần nữa xem xét, chau chuốt chỉnh sửa lại các vai, thay đổi lại đạo cụ, cảnh trí, âm nhạc, điều chỉnh âm thanh, ánh sáng... cố sao cho vở diễn hoàn thiện nhất. Dàn dựng một chương trình ca múa nhạc đơn giản hơn. Sau khi chọn được chủ đề. Ví dụ, nếu là chương trình ca múa nhạc tổng hợp để phục vụ nhân dân, đạo diễn cần tìm một vài ca sỹ có tên tuổi, chọn bài sao cho phù hợp thị hiếu của thanh niên vùng biểu diễn, ghép thêm một số tiết mục ca, múa, nhạc… cho phù hợp chương trình và khả năng hiện có của đơn vị. Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng thường tận dụng tối đa những cái đang có, hạn chế việc thuê thêm. Tập luyện trong thời gian ngắn, nhiều thì một tháng, nhanh thì vài tuần là đi biểu diễn.
Trừ một số ít chương trình có tài trợ lớn để dạo diễn cùng ê kíp thảo sức sáng tạo, cũng như điện ảnh, sức ép của kinh tế thị trường đòi hỏi chi phí thấp nhất. ở nhiều đơn vị biểu diễn nghệ thuật, khâu dàn dựng không có điều kiện làm một các bài bản và chu đáo. Các diễn viên chính thường là diễn viên hợp đồng, nếu là biên chế trong đơn vị thì họ cũng có nhiều kế hoạch trong cùng thời gian, do đó đơn vị không chủ động hoàn toàn về quản lý các diễn viên này, dẫn đến kế hoạch tập luyện bị động. Trang thiết bị kỹ thuật thường không đủ, không đồng bộ cộng thêm kinh phí có hạn, đạo diễn khó chủ động trong việc sáng tạo nghệ thuật. Tính chất “công nghiệp” trong công nghiệp nghệ thuật biểu diễn bị hạn chế rất nhiều.
2.3. Tổ chức biểu diễn và biểu diễn
Tổ chức biểu diễn
Sau khi được cấp phép công diễn, chương trình hoặc vở diễn cần được đưa ra phục vụ công chúng. Không tính các chương trình, vở diễn đặt hàng, các chương trình vở diễn doanh thu luôn cần tới khâu tổ chức biểu diễn. Một đội ngũ tiếp thị, quảng cáo, sao cho bán được nhiều vé nhất. Đồng thời, họ phải liên hệ địa điểm, xin phép địa phương để biểu diễn, phối hợp an ninh, trật tự, lắp đặt sân khấu, âm thanh, ánh sáng, lo chỗ ăn, nghỉ, phương tiện đi lại cho đoàn diễn. Rất nhiều công việc hậu cần phải triển khai đồng bộ.
Thực tế hiện nay, các đơn vị ngoài công lập có bộ phận tổ chức biểu diễn tốt hơn các đơn vị công lập. Đơn vị công lập vẫn còn nặng tư duy bao cấp, thiếu tính chủ động, lại bị vướng nhiều cơ chế về tài chính không cho phép chi tiêu vượt định mức hiện hành, mà những định mức này luôn lạc hậu so với mặt bằng giá thị trường. Trong kinh tế thị trường, đơn vị ngoài công lập được chủ động hơn về chi tiêu tài chính, về tuyển dụng và sa thải nhân viên, về tạo quan hệ với các đối tác… Thậm chí, họ chủ động đưa nhân viên đi đào tạo nước ngoài về marketing. Tất cả nước điều đó tạo cho họ ưu thế hơn hẳn so với các đơn vị công lập. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế thuận lợi, vẫn còn hiện tượng quảng cáo không đúng thực tế, thậm chí lừa đảo bán vé…mà đa phần do các “bầu sô” tư nhân thực hiện, làm mất lòng tin của khán giả.
Hạn chế chung hiện nay là tổ chức biểu diễn chưa chuyên nghiệp. Chưa có quy trình quản lý khán giả sao cho nắm bắt và liên hệ thường xuyên với những khán gải trung thành, vẫn theo cách làm đến đâu hay đến đó, làm từng vụ việc…, chưa có sự phối hợp bài bản các khâu. Đặc biệt, địa bàn biểu diễn nước ngoài đang hầu như bỏ ngỏ. Các đơn vị biểu diễn nghệ thuật chưa có khả năng tổ chức biểu diễn ở nước ngoài, một thị trường vừa có ý nghĩa chính trị, văn hóa, vừa có tiềm năng kinh tế lớn. Thành công của chương trình “Duyên dáng Việt Nam” ở Austraylia, Anh…là một ví dụ, điều đáng nói là do Báo chí tổ chức (Báo Tiền Phong).
Biểu diễn
Chương trình, vở diễn từ lúc mở màn cho đến kết thúc là thành quả tổng hợp của quá trình sáng tạo, tập luyện, chuẩn bị, phối hợp với hệ thống trang thiết bị hiện đại. Khi này, sự hòa quyện con người và công nghệ khoa học hiện đại đã đưa khán giả tới cảm xúc thăng hoa, khán giả chỉ còn lại cảm xúc theo từng bài hát, từng nhân vật đang diễn trên sân khấu… mà không thấy công sức của tập thể sáng tạo, không cần biết việc làm thế nào để ánh sáng rực rỡ, âm thanh sống động, trang phục lộng lẫy…
Ngay cả trong chương trình giao hưởng, có thể buổi biểu diễn hoàn toàn không dùng kỹ thuật âm thanh để khán giả được nghe những âm thanh tinh tế và trung thực nhất. Nhưng khán giả không chỉ đi nghe giao hưởng mà còn xem dàn nhạc giao hưởng trình diễn. Ngày nay, kỹ thuật ánh sáng khi biểu diễn giao hưởng đã nâng lên mức độ rất cao. Ví dụ khi xem DVD chương trình biểu diễn của Richard Clayderman biểu diễn, ta thấy có cả một màn hình khổng lồ làm phông hậu, ánh sáng lúc thì sáng rực toàn bộ dàn nhạc, lúc thì chỉ đặc tả một nhạc công đang solo, màu sắc biến đổi rất phong phú…làm nâng sự cảm thụ về âm nhạc cho người xem. Một vài chương trình ca nhạc do tư nhân tổ chức hoặc có tài trợ tại một só sân khấu đã gây được tiếng vang cho giới khán giả trẻ. Đối với khán giả nói chung và khán giả trẻ nói riêng, họ đi “xem” biểu diễn chứ không chỉ đi “nghe” biểu diễn. Vì vậy, yếu tố công nghệ trong biểu diễn nghệ thuật rất cần sự đầu tư lớn, thậm chí, lớn hơn nhiều lần khoản đầu tư cho phần nghệ thuật, vì sử dụng những thiết bị chuyên dùng, công suất lớn, hiện đại nhất.
Thực tế, đầu tư cho biểu diễn ở nước ta còn rất hạn chế, đặc biệt về công nghệ, khi so với chương trình biểu diễn ở nước ngoài. Nhưng không nên chỉ đổ lỗi do kinh phí, yếu tố trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn cũng góp phần không nhỏ trong việc vận dụng công nghệ cho biểu diễn nghệ thuật.
Nhìn chung, nghệ thuật biểu diễn ở nước ta chưa phát triển đầy đủ với tư cách của một ngành công nghiệp. Việt Nam chưa có “nhà sản xuất” chương trình biểu diễn nghệ thuật theo đúng nghĩa chuyên nghiệp. Đơn giản, bởi chúng ta chưa có trường lớp nào đào tạo về vấn đề này. Đâu đó, có một vài người bằng các con đường khác nhau được đào tạo ở nước ngoài về chuyên môn này, nhưng chưa có nhiều điều kiện vận dụng tại nước ta. Đa phần, công việc này do nhà quản lý của các đơn vị, hay đạo diễn do đơn vị thuê đảm nhiệm. Đội ngũ này có chuyên môn nghệ thuật như chọn kịch bản, dàn dựng, tập luyện, biểu diễn, nhưng lại không nắm được những nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý, quản lý tài chính, kỹ thuật phục vụ biểu diễn, nghệ thuật marketing… Những khiếm khuyết nói trên thường được bù đắp bằng kinh nghiệm thực tế.Chỉ khi có một thế hệ những nhà sản xuất chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, khi đó mới có được một ngành công nghiệp biểu diễn thật sự chuyên nghiệp.
3. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển công nghiệp nghệ thuật biểu diễn ở nước ta
Để có một ngành công nghiệp nghệ thuật biểu diễn hoàn chỉnh, chúng tôi đề xuất và kiến nghị tập trung vào một số giải pháp cấp thiết như sau:
3.1. Đào tạo nguồn nhân lực
Gốc rễ của hạn chế, yếu kém bắt đầu từ yếu tố con người. Trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực phản ánh trình độ phát triển của công nghiệp, ngoài tài năng, diễn viên phải được đào tạo cơ bản. Điều đó trước hết phụ thuộc vào hệ thống trường lớp và đội ngũ giáo viên.
Đội ngũ giảng dạy: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường văn hoá nghệ thuật. Bồi dưỡng nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức: đầu tư cho đào tạo chính quy, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ trong nước và nước ngoài, mời chuyên gia...Tập trung đào tạo nâng cao trình độ cho giảng viên, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Đào tạo tài năng trẻ: Phát hiện tài năng trẻ thông qua các cuộc thi, hội diễn, liên hoan... Đào tạo trong nước: đặc cách cho các thí sinh đoạt giải cấp quốc gia được tuyển thẳng vào các trường văn hoá nghệ thuật phù hợp trình độ văn hoá phổ thông. Đào tạo ở nước ngoài: đặc cách cho các thí sinh đoạt giải nhất cấp quốc gia, giải quốc tế được ưu tiên xét tuyển cử đi học nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.
Mở rộng hình thức đào tạo: Nhà nước nên khuyến khích các hội chính trị – xã hội nghề nghiệp, hội xã hội nghề nghiệp, hội nghề nghiệp ở trung ương và địa phương đứng ra thành lập hoặc liên kết thành lập các trường đào tạo nghệ thuật biểu diễn ngoài công lập. Khuyến khích phát triển và tạo điều kiện thành lập mới các trường, lớp đào tạo nghệ thuật biểu diễn dân lập, tư thục hoặc trường, lớp đào tạo nghệ thuật biểu diễn tại Việt Nam được hình thành trên cơ sở hợp tác các cơ sở đào tạo có chất lượng cao của nước ngoài, của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; khuyến khích mở các cơ sở đào tạo nghệ thuật biểu diễn có chất lượng cao, có uy tín bằng 100% vốn đầu tư nước ngoài; khuyến khích các nhà khoa học, giáo dục, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có trình độ cao về nghệ thuật biểu diễn tham gia giảng dạy ở các trường công lập và ngoài công lập ở Việt Nam, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế về đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Ngoài ra, cũng nên khuyến khích các trường văn hoá - nghệ thuật công lập tách một số khoa (hoặc ngành) không phải đào tạo cán bộ nghệ thuật đỉnh cao, chuyên sâu để thành lập các trường dân lập văn hoá - nghệ thuật theo lĩnh vực được tách ra có tính phổ thông, quần chúng; khuyến khích hình thức đào tạo do người học đóng góp kinh phí; khuyến khích, mở rộng các hình thức đào tạo cán bộ nghệ thuật biểu diễn theo hướng xã hội hoá nhằm tạo ra đối trọng trong đào tạo với các trường công lập và cung cấp thêm đội ngũ cán bộ làm công tác nghệ thuật biểu diễn ở địa phương, nhưng phải đảm bảo cân đối vùng miền, khu vực (thành lập mới các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật ngoài công lập); khuyến khích các nghệ sỹ, nghệ nhân có uy tín tổ chức kèm cặp, truyền nghề, dạy nghề hoặc mở lớp đào tạo nghệ thuật, nhất là đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân gian, văn hoá dân tộc thiểu số. Cử học viên có khả năng đi đào tạo tại các trường nghệ thuật chuyên ngành về công nghiệp nghệ thuật biểu diễn quốc tế.
3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp
Như đã trình bày trong phần thực trạng, cơ cấu tổ chức các đơn vị nghệ thuật còn nhiều bất cập, nếu không có biện pháp tháo gỡ thì xã hội không thể mãi gánh vác một đội ngũ các đơn vị nghệ thuật công lập hoạt động không hiệu quả, không thể nói đến ngành công nghiệp nghệ thuật biểu diễn hiện đại.
Thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển xã hội hoá hoạt động văn hoá đến năm 2010- Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2005/QĐ-BVHTT ngày 04/11/2005 của Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), cần tiến hành xã hội hoá tổ chức mạng lưới các đơn vị nghệ thuật trên cơ sở sắp xếp các đơn vị nghệ thuật theo hướng như sau:
Đơn vị nghệ thuật công lập
- ở Trung ương, vẫn tiếp tục duy trì các hình thức công lập các đoàn nghệ thuật truyền thống và tiêu biểu như: Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc, Ca Múa Nhạc dân tộc, Giao hưởng, múa cổ điển châu Âu (ballet), Múa rối, Nhạc vũ kịch. ở mỗi tỉnh chỉ nên duy trì một đoàn nghệ thuật truyền thống tiêu biểu. Hiện một số tỉnh, thành phố đang có nhiều đoàn nghệ thuật công lập, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét giảm bớt số đoàn (chuyển đổi thoặc sáp nhập).
- Nhanh chóng chuyển đổi toàn bộ các đoàn nghệ thuật công lập sang cơ chế cung ứng dịch vụ biểu diễn nghệ thuật khi cơ chế mới có hiệu lực thi hành. Tuỳ theo đặc điểm từng vùng miền, thực tế hoạt động, để từng bước chuyển đổi các đơn vị nghệ thuật còn lại ở trung ương, địa phương thành các đơn vị ngoài công lập, do tập thể hoặc cá nhân quản lý trên cơ sở hoàn trả vốn nhà nước.
Trong quá trình thực hiện những biện pháp nêu trên cần phải kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xã hội hoá để đề xuất những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp với điều kiện cụ thể nhằm phát huy hiệu quả công tác xã hội hoá trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Đơn vị nghệ thuật ngoài công lập
- Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài công lập tham gia dưới mọi hình thức để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân gian, dân tộc. Khuyến khích tập thể, tư nhân liên doanh, liên kết xây dựng các rạp hát, trung tâm nghệ thuật, tổ chức hoạt động sân khấu nhỏ, kinh doanh trang thiết bị biểu diễn, âm thanh, ánh sáng…, thành lập các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống, bác học, cổ điển, xây dựng cơ sở văn hoá-nghệ thuật chất lượng cao.
- Phát triển các đoàn nghệ thuật ngoài công lập do tập thể, tư nhân, gia đình thành lập với các thể loại: sân khấu, ca múa nhạc, xiếc, tạp kỹ, biểu diễn thời trang; các đơn vị tổ chức biểu diễn; sản xuất và phát hành băng đĩa ca nhạc, sân khấu; sản xuất và cung cấp dụng cụ biểu diễn sân khấu (đạo cụ), phục trang…
3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
Hoàn thiện cơ chế chính sách về huy động nguồn lực: Huy động và đa dạng hoá các hình thức đóng góp trong và ngoài nước. Các đối tượng chế độ chính sách, khó khăn được miễn trừ hoặc giảm đóng góp. Tài trợ chi phí cho các tổ chức, cá nhân và miễn trừ công lao động nghĩa vụ cho những người đi phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng sâu, vùng xa.
Chính sách tài chính (ưu đãi về thuế): Các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật được vay vốn dài hạn, trung hạn ưu đãi thấp hơn các ngành kinh tế khác, được trực tiếp nhận kinh phí hỗ trợ trong nước và quốc tế đóng góp. Có sự ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cho các sản phẩm văn hoá truyền thống; được bổ sung vốn lưu động từ thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số loại hình. Nghiên cứu đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ở các địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các vùng còn lại cho phù hợp với đặc thù ngành.
Về chính sách sử dụng đất đai: Mở rộng đối tượng ưu đãi được miễn thuế đất và tiền sử dụng đất, mở rộng thêm đối tượng sử dụng đất cho mục đích hoạt động biểu diễn nghệ thuật không phải trả tiền sử dụng đất và được miễn thuế đất. Các nhà hát, trung tâm biểu diễn nghệ thuật được Nhà nước ưu tiên bố trí xây dựng ở những vị trí thuận lợi, ở khu dân cư đông người.
Chính sách quảng bá quốc tế nghệ thuật biểu diễn: Một ngành công nghiệp không thể thiếu khâu truyền bá và tiếp thị sản phẩm. Từ trước đến nay, việc biểu diễn nghệ thuật ở nước ngoài của chúng ta vẫn theo hai phương thức chính: Phục vụ chính trị-đi biểu diễn theo hiệp định ký kết giữa hai nước, đi theo phái đoàn chính phủ, ngoại giao, triển lãm…; Tự khai thác-đi biểu diễn thông qua các mối quan hệ, đa phần đối tác phi chính phủ ở nước ngoài ký kết hợp đồng biểu diễn nghệ thuật. Chúng ta cần vượt qua khái niệm marketing của mỗi đơn vị nghệ thuật, mà tiến tới marketing cho cả ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam. Điều này, không thể mội vài đơn vị có thể làm được, mà phải là chính sách của Nhà nước cùng công sức của cả xã hội chung sức mới có thể thực hiện được. Vì vậy, cần một số giải pháp sau:
- Đẩy mạnh việc triển khai cụng tỏc xõy dựng và quảng bỏ hỡnh ảnh quốc gia, xỏc định rừ thụng điệp mang tớnh định vị, nờu bật bản sắc và tớnh độc đỏo của Việt Nam và truyền tải thụng điệp đú qua nghệ thuật biểu diễn với sự tham gia của cỏc bộ, ngành, địa phương trong cả nước; khuyến khớch sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong quảng bỏ, xỳc tiến hỡnh ảnh đất nước ra bờn ngoài.
- Đẩy mạnh cỏc hoạt động giao lưu văn húa song phương, tăng cường giao lưu văn húa với cỏc nước trờn thế giới; tổ chức cỏc Tuần Văn húa, Năm Văn húa với cỏc nước trờn cơ sở cú đi cú lại và theo thụng lệ quốc tế.
- Ban hành cỏc quy định, chớnh sỏch về nguồn tài chớnh cụ thể cho cụng tỏc quảng bỏ nghệ thuật biểu diễn trong và ngoài nước, khuyến khớch cỏc nguồn tài chớnh ngoài cụng lập trong cụng tỏc quản bỏ nghệ thuật biểu diễn trong và ngoài nước.
- Xõy dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhõn lực về văn húa đối ngoại, quảng bỏ văn học, nghệ thuật, hỡnh ảnh đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài. Kết hợp chặt chẽ đào tạo chuyờn mụn nghiệp vụ với đào tạo về cụng nghệ thụng tin để cú thể ứng dụng tối đa những thành tựu của cụng nghệ, khoa học tiờn tiến phục vụ văn húa đối ngoại.
- Xây dựng quy hoạch tổng thể về thời gian, địa bàn, loại hình nghệ thuật Việt Nam đi biểu diễn nước ngoài.
3.4. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động nghệ thuật biểu diễn
Một trong những động lực lớn thúc đẩy ngành công nghiệp nghệ thuật biểu diễn là huy động được sức mạnh của hoạt động xã hội hóa, thu hút mọi nguồn lực, thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia sáng tạo, cung cấp, phổ biến và tạo ra nhiều tác phẩm, chương trình nghệ thuật có chất lượng, phong phú, đa dạng, dân tộc và hiện đại. Muốn vậy, cần triển khai một số biện pháp như sau:
- Phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập dưới hai hình thức dân lập và tư nhân: Cá nhân, gia đình, các tổ chức kinh tế – xã hội, đoàn thể được đầu tư, tham gia vào hầu hết các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
- Đến năm 2010, các cơ sở ngoài công lập và các lực lượng tham gia xã hội hoá các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đảm bảo từ 40% đến 60% nhu cầu dịch vụ biểu diễn nghệ thuật tuỳ theo từng loại hình, lĩnh vực và huy động vốn từ xã hội chiếm khoảng 49%.
- Thực hiện việc chuyển đổi toàn bộ các đơn vị sự nghiệp (đơn vị công lập) thuộc ngành biểu diễn nghệ thuật đang thực hiện chế độ tự chủ tài chính áp dụng cho đơn vị có thu theo Nghị định 10 của Chính phủ sang cơ chế cung ứng dịch vụ công ích (đơn vị cung ứng dịch vụ văn hoá) khi có các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế được ban hành.
- Phát triển xã hội hoá các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải đi đôi với việc tăng cường quản lý nhà nước, đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật để đảm bảo cho nghệ thuật biểu diễn phát triển đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
- Xây dựng và ban hànhh hệ thống các cơ chế, chính sách phù hợp với tiến trình và thúc đẩy xã hội hoá các hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
3.5. Xây dựng cơ sở vật chất
Nhìn chung, các trung tâm biểu diễn nghệ thuật trên cả nước ta do nhà nước xây dựng và quản lý còn hạn chế về nhiều mặt. Hạn chế cả về số lượng, về quy mô, về trang thiết bị, về đội ngũ cán bộ quản lý và vận hành. Trong khi đó, một số tổ chức kinh tế ngoài công lập hoàn toàn có đủ khả năng đầu tư xây dựng những công trình văn hóa biểu diễn nghệ thuật theo hướng công nghiệp, như: Tuần Châu, Vinpearl Land Nha Trang…
Nhà nước vẫn cần có vai trò chủ đạo trong việc xây dựng cơ sở vật chất chính cho biểu diễn nghệ thuật. Cụ thể, cần xây dựng mới một số Nhà hát, Trung tâm văn hoá tại những thành phố lớn và những khu đô thị mới tập trung đông dân cư. Việc xây dựng các nhà hát cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật cần căn cứ vào các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quá trình đô thị hoá, phù hợp với tình hình kinh tế và văn hoá của địa phương.
- Phù hợp quy mô dân số và mật độ dân số.
- Công trình phải được xây dựng tại những địa điểm thuộc trung tâm của đô thị có diện tích đủ để thực hiện các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phù hợp với từng loại hình nghệ thuật. Đối với các dự án xây dựng trung tâm biểu diễn nghệ thuật do các tập đoàn kinh tế ngoài công lập đầu tư, nhà nước cần tạo điều kiện khuyến khích và ưu đãi để từng bước nâng cao điều kiện phát triển nghệ thuật biểu diễn theo kịp khu vực và quốc tế.
Ngành công nghiệp nghệ thuật biểu diễn nước ta đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, tuy non trẻ, nhưng đã bước đầu khẳng định được vị trí, phục vụ mục đích chính trị và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa. Để công nghiệp nghệ thuật biểu diễn phát triển đúng hướng và thật sự chuyên nghiệp, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp, trong đó: Nhà nước cần đề ra những chính sách hợp lý để tạo điều kiện cho công nghiệp nghệ thuật biểu diễn phát triển theo hướng tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới. Nhà nước tạo điều kiện tốt cho các tổ chức, cá nhân ngoài công lập tham gia và hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, vì đây là lực lượng rất quan trọng trong sự phát triển công nghiệp nghệ thuật biểu diễn nước ta.
IV. ngành công nghiệp băng, đĩa
Từ khi sản phẩm đĩa hát đầu tiên xuất hiện trên thế giới (1887), cho đến nay, công nghệ sản xuất băng đĩa đã có sự phát triển vượt bậc. Sự xuất hiện của nhiều loại băng đĩa mới như băng đĩa nghe nhìn gồm băng tiếng (cassette); đĩa tiếng (đĩa CD); băng hình (băng video); đĩa hình, đĩa phim(đĩa VCD và DVD) và băng đĩa hành động (băng đĩa trò chơi). Những sản phẩm của công nghệ mới này lần lượt xuất hiện ở Việt Nam.
Sự phát triển của công nghệ đã làm cho sản xuất băng đĩa trở thành một trong những ngành công nghiệp văn hóa hoạt động sôi động.
1. Khái quát chung về công nghiệp băng đĩa
1.1. Quan niệm băng đĩa và công nghiệp băng đĩa
Quan niệm băng đĩa
Băng đĩa là vật lưu giữ, phổ biến các sản phẩm văn hoá. Đặc điểm nổi bật của băng đĩa là sự phong phú và đa dạng về chủng loại cũng như nội dung. Khác với nhiều sản phẩm văn hoá khác, băng đĩa có khả năng lưu trữ và phổ biến những hình ảnh trực quan sinh động kết hợp âm thanh màu sắc, ánh sáng…nên có sức truyền cảm cao, tác động đến người sử dụng một cách mạnh mẽ, giúp họ dễ dàng tiếp thu và nắm bát thông tin. Nội dung băng đĩa rất đa dạng, từ các thể loại băng đĩa phim truyện, ca nhạc, đến các băng đĩa trò chơi, từ âm thanh đến hình ảnh và kết hợp cả hai.
Hàng hoá băng đĩa là sản phẩm của công nghiệp văn hóa đang có mặt trên thị trường của chúng ta hiện nay có thể chia làm nhiều loại khác nha